Trong đó, các phương thức thanh toán điện tử phổ biến nhất là thẻ ngân hàng, ví điện tử, thanh toán qua QR code.Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển mạnh mẽ của TTĐT, đã xuất hiện thêm nh
Trang 1Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
-BÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM 5 – K66 TMĐTA
MỘT SỐ TÌNH HUỐNG VI PHẠM TRONG THANH
Trang 31 Hoạt động thanh toán điện tử trên mạng thông tin di động 2
2 Các hành vi vi phạm trong thanh toán điện tử 3
2.1.Vi phạm trong hoạt động cung cấp dịch vụ nội dung số 4
2.2 Sử dụng các hình thức thanh toán điện tử để lừa đảo 5
2.3 Sử dụng thanh toán điện tử để thanh toán cho các dịch vụ bất hợp pháp 7
2.4 Vi phạm về an toàn thông tin 10
3 Một số giải pháp nhằm hạn chế vi phạm trong thanh toán điện tử 10
III – KẾT LUẬN 14
Trang 4I – MỞ ĐẦU 1 Giới thiệu chủ đề
Thanh toán điện tử (TTĐT) là một phương thức thanh toán sử dụng các phương tiện điện tử để thực hiện các giao dịch mua bán, chuyển tiền, thanh toán dịch vụ, TTĐT mang lại nhiều lợi ích cho cả người dùng và doanh nghiệp, như: tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, bảo mật, chi phí thấp TTĐT đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ trên thế giới và Việt Nam.
Trên thế giới, TTĐT đang phát triển mạnh mẽ Theo thống kê của World Bank, năm 2022, giá trị giao dịch TTĐT toàn cầu đạt 828,5 tỷ USD, tăng 25,7% so với năm 2021 Trong đó, các nước phát triển có tỷ lệ TTĐT cao hơn nhiều so với các nước đang phát triển.
Tại Việt Nam, TTĐT cũng đang có sự phát triển nhanh chóng Từ năm 2008, một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cổng thanh toán ra đời như Vietpay, PayNet, MoMo, Ngân lượng… liên kết với các trang thông tin điện tử bán hàng trên mạng, với doanh nghiệp thông tin di động để thanh toán trực tuyến, mở rộng các tiện ích thanh toán với những nhu cầu thiết yếu như thanh toán tiền điện nước, điện thoại, truyền hình trả tiền, internet, dịch vụ nội dung trên di đông,… Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, năm 2022, giá trị giao dịch TTĐT tại Việt Nam ước tính đạt 15 tỷ USD, tăng 168,5% so với năm 2020 Trong đó, các phương thức thanh toán điện tử phổ biến nhất là thẻ ngân hàng, ví điện tử, thanh toán qua QR code.
Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển mạnh mẽ của TTĐT, đã xuất hiện thêm nhiều hình thức lợi dụng TTĐT để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dùng Hệ quả của vấn nạn này gây ra nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp và người sử dụng, nghiêm trọng hơn là làm mất niềm tin của người tiêu dùng, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Theo thống kê của Bộ Công an, năm 2022, số vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng internet và TTĐT đã tăng 20% so với năm 2021.
Vì thế chúng tôi sẽ nghiên cứu và thảo luận về một số tình huống vi phạm phổ biến liên quan đến thanh toán điện tử Chúng tôi sẽ bàn về những hình thức lợi dụng thanh toán điện tử để lừa đảo, gian lận và vi phạm pháp luật Điều này giúp người sử dụng và cơ quan quản lý hiểu rõ hơn về các rủi ro có thể xảy ra khi sử dụng thanh toán điện tử và cách phòng tránh chúng.
Trang 52 Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định và mô tả các hình thức vi phạm phổ biến liên quan đến thanh toán
điện tử Điều này bao gồm việc phân tích các phương thức mà những người lừa đảo thường sử dụng để chiếm đoạt tiền từ người dùng thanh toán điện tử.
- Hiểu rõ hậu quả của những tình huống vi phạm này đối với người sử dụng
thanh toán điện tử và cả hệ thống thanh toán tổng thể.
- Đề xuất các biện pháp phòng tránh và bảo vệ người dùng khỏi những tình
huống vi phạm này.
- Nâng cao nhận thức của người dùng và cơ quan quản lý về những nguy cơ
liên quan đến thanh toán điện tử và cách giải quyết chúng
II – NỘI DUNG
1 Hoạt động thanh toán điện tử trên mạng thông tin di động
- Theo wordpay 2017, thanh toán không dùng tiền mặt đã trở thành phương thức thanh toán phổ biến tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới với khối lượng giao dịch tăng trưởng cao nhất trong thập kỉ qua, với khối lượng tăng 11,2% trong suốt thời gian 2014-2015 đạt 433,1 tỷ USD Thị trường Châu Á với tốc độ tăng trưởng 43,4% Hầu hết các nước đã và đang triển khai công cuộc cải cách hệ thống thanh toán hiện đại, đáp ứng nhu cầu thanh toán ngày cành cao của người dân.
- Thanh toán không dùng tiền mặt là xu hướng trên toàn thế giới và đang được đông đảo người dân Việt Nam lựa chọn thay cho hình thức chi trả tiền mặt thông thường Phương tiện thanh toán điện tử giúp người dân linh hoạt hơn trong giao dịch, an toàn trong chi trả.
- Theo thống kê năm 2022, 85% người tiêu dùng Việt Nam sở hữu ít nhất một ví điện tử hoặc ứng dụng thanh toán, trong đó hơn 42% người tiêu dùng sử dụng thanh toán thông qua thiết bị di động.
Các hình thức thanh toán trực tuyến qua mạng thông tin di động:
- Thanh toán trực tiếp qua cổng ngân hàng: Là dịch vụ số ngân hàng mở ra để thuận tiện cho việc thanh toán, cho phép chủ thẻ mua hàng tại các website đã liên kết với ngân hàng thực hiện thanh toán trực tuyến qua kênh Internet Banking/ SMS Banking, Mobile Banking.
- Thanh toán trực tuyến qua các đơn vị trung gian (Ví điện tử Ngân lượng, Bảo Kim, VTV Pay, Momo,…)
Trang 6- Thanh toán bằng thẻ cào điện thoại di động: là hình thức thông dụng của rất nhiểu website cung cấp dịch vụ trực tuyến.
- Thanh toán qua tài khoản điên thoại di động (thanh toán qua nhà mạng di động) là một trong các hình thức thanh toán thay thế cho phép khách hàng chi trả mua sắm trực tiếp bằng cước điện thoại thay vì phương thức truyền thống hơn nư thẻ ghi nợ tín dụng, chuyển khoản ngân hàng hay tiền mặt.
2 Các hành vi vi phạm trong thanh toán điện tử
Nguyên nhân liên quan đến các vi phạm trong thanh toán điện tử: - Xuất phát từ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử: Một số vi phạm có thể xuất phát từ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử Điều này có thể bao gồm việc thiếu tính minh bạch trong quy trình thanh toán, vi phạm quyền riêng tư của người dùng, hoặc việc sử dụng sai mục đích thông tin cá nhân của khách hàng Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cần tuân thủ quy định về bảo vệ thông tin cá nhân và xây dựng các biện pháp an ninh phù hợp để đảm bảo tính bảo mật và an toàn cho người dùng.
- Do yếu tố công nghệ: Các vi phạm trong thanh toán điện tử có thể xảy ra do những lỗ hổng bảo mật trong hệ thống công nghệ Điều này có thể bao gồm việc xâm nhập hệ thống, tấn công từ chối dịch vụ (DDoS), mã độc đánh cắp thông tin, hoặc việc sử dụng các phương thức gian lận công nghệ cao
- Do người sử dụng: Một số vi phạm trong thanh toán điện tử có thể do lỗi của người sử dụng Ví dụ, việc sử dụng mật khẩu yếu, chia sẻ thông tin người dùng với người khác, hoặc rơi vào các chiêu trò lừa đảo trực tuyến có thể dẫn đến vi phạm trong quá trình thanh toán điện tử Để giảm thiểu rủi ro này, người dùng cần được giáo dục về an toàn thông tin và tuân thủ các biện pháp bảo mật cơ bản như sử dụng mật khẩu mạnh, không chia sẻ thông tin cá nhân và kiểm tra kỹ trước khi thực hiện thanh toán.
- Do yếu tố pháp lý: Các vi phạm trong thanh toán điện tử cũng có thể liên quan đến yếu tố pháp lý Việc thiếu rõ ràng các quy định và quy tắc về thanh toán điện tử hoặc việc không tuân thủ các quy định pháp lý có thể dẫn đến các vi phạm Điều này bao gồm việc không tuân thủ luật bảo vệ quyền riêng tư, không cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác cho người dùng, hoặc vi phạm quy định về bảo mật dữ liệu.
Trang 7Thống kê vi phạm thanh toán điện tử của ngân hàng Agribank năm 2020
2.1.Vi phạm trong hoạt động cung cấp dịch vụ nội dung số* Không cung cấp dịch vụ nhưng thu tiền người dùng
Hiện nay khi thực hiện mua bán sản phẩm hay dịch vụ khách hàng thường thanh toán trước do nhà bán có các chính sách ưu đãi, giảm giá cho sản phẩm, dịch vụ Lợi dụng lòng tin của khách hàng mà nhiều người bán đã “treo đầu dê, bán thịt chó”, đến khi khách hàng nhận được sản phẩm, dịch vụ không giống như trên hình ảnh hay mô tả được biết.
Ví dụ: Vụ khởi tố giám đốc công ty du lịch gần đây
* Lừa đảo khách hàng sử dụng dịch vụ
Trang 8Gần đây, các đối tượng lừa đảo, tội phạm công nghệ cao sử dụng thủ đoạn giả danh nhân viên chăm sóc khách hàng của các nhà mạng, ngân hàng, ví điện tử vờ thông báo có sự cố đối với khách hàng rồi hỗ trợ khắc phục Sau đó, kẻ xấu yêu cầu khách hàng nhắn tin theo cú pháp "**21*#" Cú pháp "**21*#" thực chất là cú pháp chuyển hướng cuộc gọi (call forward) - dịch vụ của các nhà mạng như Mobifone, Vinaphone, Vietnamobile cho phép thuê bao di động chuyển hướng cuộc gọi đến một số điện thoại nội mạng hoặc ngoại mạng Sau đó, các đối tượng sẽ thao tác đăng nhập ứng dụng ví Momo của nạn nhân từ xa Tổng đài Momo sẽ gọi để cung cấp mã OTP cho chủ ví, nhưng cuộc gọi được chuyển hướng đến số điện thoại của kẻ gian Qua đó, chúng chiếm đoạt tiền trong ví hoặc tài khoản ngân hàng liên kết với ví của nạn nhân Vì thế, người dân cần hết sức cảnh giác trước những tin nhắn hoặc cuộc gọi yêu cầu bấm số theo cú pháp"**21*#".
Mặt khác, kẻ xấu có thể yêu cầu khách hàng nhắn tin theo cú pháp "DS" gửi đến số "901" Đây là cú pháp đổi sim điện thoại qua phôi sim trắng theo phương thức nhắn tin (SMS) Sau đó, kẻ xấu nhắn tin lừa đảo, vờ bảo sẽ giúp người dùng nâng cấp sim điện thoại thành sim 4G, 5G Các đối tượng yêu cầu người dùng nhắn tin theo cú pháp trên Khi thao tác thành công, người dùng sẽ mất quyền kiểm soát sim, vì lúc này sim của đối tượng lừa đảo trở thành sim "chính chủ”, có thể truy cập vào ứng dụng ví điện tử, ứng dụng thanh toán online của nạn nhân để chiếm đoạt tiền.
2.2 Sử dụng các hình thức thanh toán điện tử để lừa đảo* Lừa đảo người dùng nạp thẻ điện thoại di động
Bên cạnh các hình thức lừa đảo trên, từ đầu năm đến nay, nhiều hình thức lừa đảo nạp tiền qua điện thoại cũng đang nở rộ Cụ thể, như chiêu lừa đảo nạp tiền qua web, người dùng nạp 200 ngàn tài khoản 2 triệu hay lừa đảo theo kiểu ăn cắp tài khoản yahoo của người dùng sau đó nhờ bạn bè trong list mua hộ card điện thoại Ngoài ra, còn có hình thức kẻ lừa đảo giả đầu số tổng đài nạp tiền, sau đó thông báo cho nạn nhân là mình nạp nhầm, xin lại Hay lập ra các fanpage trên mạng xã hội Facebook kêu mọi người đăng ký, xong nạp tiền điện thoại sẽ được hưởng khuyến mãi lớn…
Trang 9* Lừa đảo khách hàng chuyển tiền
Một số kẻ gian lận sử dụng các chiêu trò tinh vi nhằm lừa đảo người dùng Thông qua các tin nhắn, email hoặc trang web giả mạo, họ tạo ra những cuộc thi trúng thưởng không có thật với mục đích chiếm đoạt thông tin cá nhân hay lừa đảo tiền bạc Những thông điệp gian lận thường nhấn mạnh về việc trúng thưởng lớn, yêu cầu thanh toán trước để nhận giải thưởng, hoặc yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân nhạy cảm Điều này dẫn đến việc người dùng trở thành nạn nhân của lừa đảo trúng thưởng.
Đối tượng lừa đảo sẽ đưa ra yêu cầu nạn nhân thực hiện chuyển khoản tiền để hoàn tất quy trình nhận thưởng Đáng tiếc, sau khi nạn nhân đã chuyển tiền theo yêu cầu, mọi liên lạc giữa nạn nhân và bên công ty phát thưởng, tổ chức chương trình trúng thưởng hoàn toàn bị mất tích Đối tượng lừa đảo biến mất, và không còn dấu vết để nạn nhân có thể tìm ra và đòi lại số tiền đã chuyển đi.
Trang 102.3 Sử dụng thanh toán điện tử để thanh toán cho các dịch vụ bất hợp pháp* Sử dụng thẻ cáo điện thoại di dộng để thanh toán cho dịch vụ, trò chơikhông được cấp phép
Sử dụng thẻ cào điện thoại di động để thanh toán cho dịch vụ trò chơi không được phép có thể xảy ra trong trường hợp vi phạm các quy định hoặc chính sách của nhà cung cấp dịch vụ trò chơi hoặc các quy tắc của cửa hàng ứng dụng hoặc trang web nơi bạn đang thực hiện thanh toán
Ví dụ: Bạn muốn nạp tiền vào tài khoản của mình trên một trang web tròchơi trực tuyến sử dụng thẻ cào điện thoại di động Hành vi vi phạm:
Trang 11- Sử dụng thẻ cào giả mạo: Bạn sử dụng một thẻ cào điện thoại di động giả mạo hoặc đã hết hạn để nạp tiền vào tài khoản trò chơi của bạn Điều này vi phạm các quy định của trang web trò chơi và là hành vi gian lận.
- Nạp tiền không được phép: Trang web trò chơi có các quy tắc cụ thể về việc nạp tiền bằng thẻ cào điện thoại di động Ví dụ chỉ cho phép người dùng sử,
dụng thẻ cào từ các nhà cung cấp cụ thể hoặc loại thẻ cụ thể Nếu bạn sử dụng thẻ cào từ một nhà cung cấp không được phép, bạn đã vi phạm chính sách thanh toán của trang web.
- Nạp tiền cho người khác mà không có sự đồng ý: Nếu bạn sử dụng thẻ cào điện thoại di động của người khác mà không có sự đồng ý của họ để thanh toán cho dịch vụ trò chơi của bạn, điều này cũng có thể vi phạm các quy định bảo vệ thông tin cá nhân và chính sách thanh toán của trang web.
=> Những vi phạm như trên có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như khoá tài khoản trò chơi của bạn hoặc việc bạn bị đưa ra tòa án nếu hành vi vi phạm nghiêm trọng hơn Việc sử dụng thẻ cào điện thoại di động để thanh toán phải tuân
Trang 12theo các quy tắc và chính sách được đề ra bởi nhà cung cấp dịch vụ và trang web hoặc ứng dụng cụ thể.
* Sử dụng internet banking, ví điện tử để rửa tiền:
Rửa tiền là hành vi phạm pháp nhằm làm sạch tiền bất hợp pháp bằng cách đưa nó vào hệ thống tài chính hợp pháp để che giấu nguồn gốc của tiền đó Sử dụng Internet Banking và ví điện tử cũng có thể được sử dụng để thực hiện hành vi rửa tiền Một số cách mà người ta có thể lợi dụng các công cụ này để rửa tiền:
- Chuyển tiền qua nhiều tài khoản: Kẻ lừa đảo có thể sử dụng nhiều tài khoản ngân hàng khác nhau và thực hiện nhiều giao dịch chuyển tiền giữa các tài khoản này, tạo sự phức tạp cho việc theo dõi tiền lậu.
- Giao dịch giả mạo: Họ có thể sử dụng tài khoản ngân hàng và ví điện tử để tạo các giao dịch giả mạo với mục tiêu che giấu nguồn gốc tiền.
- Sử dụng dịch vụ nền tảng kỹ thuật số ẩn danh: Nhiều ví điện tử và dịch vụ Internet Banking cho phép người dùng duyệt và thực hiện giao dịch mà không cần xác minh danh tính Điều này có thể được lợi dụng để che giấu thông tin cá nhân.
- Chuyển tiền quốc tế: Sử dụng Internet Banking, người ta có thể chuyển tiền qua nhiều quốc gia và chuyển đổi nhiều loại tiền tệ khác nhau, làm cho việc theo dõi tiền lậu trở nên khó khăn hơn.
- Sử dụng mã hóa và công nghệ bảo mật: Kẻ lừa đảo có thể sử dụng công nghệ bảo mật và mã hóa để che giấu giao dịch và thông tin cá nhân.
=> Để ngăn chặn hành vi rửa tiền thông qua Internet Banking và ví điện tử, các ngân hàng và cơ quan quản lý tài chính thường có các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt Các biện pháp này bao gồm xác minh danh tính của khách hàng, theo dõi các giao dịch lớn, báo cáo giao dịch đáng ngờ cho cơ quan phù hợp và duyệt kỹ thuật số để phát hiện các hoạt động không bình thường.
Ví dụ: Một cá nhân định lập một tài khoản internet banking và một ví điện tử bằng cách sử dụng thông tin cá nhân giả mạo hoặc đánh cắp thông tin cá nhân của người khác Sau đó, họ thực hiện các bước sau để rửa tiền:
- Gửi Tiền: Người này gửi một số tiền lớn từ nguồn tiền không rõ nguồn gốc vào tài khoản internet banking của họ thông qua các giao dịch trực tuyến.
- Chuyển Tiền: Sau khi tiền đã nằm trong tài khoản, họ thực hiện nhiều giao dịch chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác thông qua internet banking hoặc ví điện tử Điều này tạo ra sự phức tạp và khó xác định nguồn gốc của tiền.
Trang 13- Giao dịch ẩn danh: Người này sử dụng ví điện tử để thực hiện các giao dịch mua sắm hoặc chuyển tiền cho các tài khoản khác mà không cung cấp thông tin cá nhân hoặc chuyển tiền qua các tài khoản ngân hàng ẩn danh.
- Chuyển Tiền Quốc tế: Họ có thể thực hiện các giao dịch chuyển tiền quốc tế thông qua ví điện tử, làm cho việc theo dõi và kiểm soát trở nên khó khăn hơn.
- Rút Tiền Mặt: Cuối cùng, người này có thể rút tiền mặt từ tài khoản ví điện tử thông qua một mạng lưới ATM hoặc dịch vụ rút tiền khác để sử dụng tiền mặt mà không để lại dấu vết.
2.4 Vi phạm về an toàn thông tin
Thời gian qua xuất hiện nhiều thủ đoạn đối tượng giả danh là cơ quan Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án không làm việc trực tiếp mà điện thoại hoặc thông qua mạng xã hội Zalo, Viber liên lạc, hù dọa, yêu cầu người dân cung cấp thông tin cá nhân, mở tài khoản ngân hàng, cung cấp mã OTP hoặc yêu cầu người dân nộp tiền, chuyển tiền để xác minh, giải quyết các vụ án nhằm lừa đảo chiếm đoạt tiền Việc lợi dụng uy tín của cơ quan chức năng để lừa đảo, thu thập thông tin người dùng gây ra cho người dùng những lo ngại khi sử dụng các dịch vụ
3 Một số giải pháp nhằm hạn chế vi phạm trong thanh toán điện tử
Thực tế cho thấy, cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 đã thay đổi thói quen kinh doanh và thanh toán tiêu dùng của người Việt Nam Tuy nhiên, với tâm lý người