Đây là văn bản Mỹ đưa ra nhằm chỉ ra những điều mà Mỹ cho là AB đã làm sai trong các vụ kiện liên quan tới nước này.Có thể đưa ra 3 lý do khiến Mỹ không hài lòng về cách hoạt động của AB
Trang 1BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
BÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM 1
ĐỀ BÀI: CƠ CHẾ TRỌNG TÀI PHÚC THẨM TRONG
CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO
Lớp: Cao học Luật quốc tế khóa 10
Giảng viên: PGS TS Nguyễn Ngọc Hà
HÀ NỘI, THÁNG 12 NĂM 2022
Trang 2DANH SÁCH NHÓM 1
1 Nguyễn Việt Long CHLQT10-10
2 Nguyễn Hoài Phương
4 Phạm Thị Hà Anh CHLQT10-02
5 Đỗ Hải Linh
6 Nguyễn Thành Nam
Trang 31 Tình hình hiện tại của cơ quan phúc thẩm (AB) trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO
1.1 Khái quát về cơ quan phúc thẩm trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO
Cơ quan Phúc thẩm là một thiết chế cho phép báo cáo của Ban hội thẩm được xem xét lại (khi có yêu cầu), đảm bảo tính đúng đắn của báo cáo giải quyết tranh chấp
Cơ quan Phúc thẩm gồm 7 thành viên do Cơ quan giải quyết tranh chấp bổ nhiệm với nhiệm kỳ 4 năm (có thể được bầu lại 1 lần) Các thành viên Cơ quan Phúc thẩm được lựa chọn trong số những nhân vật có uy tín và có chuyên môn được công nhận trong lĩnh vực luật pháp, thương mại quốc tế và trong những vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của các hiệp định liên quan Tuy nhiên, việc xét xử phúc thẩm trong từng vụ việc chỉ do 3 thành viên AB thực hiện một cách độc lập
Khi giải quyết vấn đề tranh chấp, AB chỉ xem xét lại các khía cạnh pháp lý
và giải thích pháp luật trong Báo cáo của Ban hội thẩm chứ không điều tra lại các yếu tố thực tiễn của tranh chấp Kết quả làm việc của AB là một báo cáo trong đó Cơ quan này có thể giữ nguyên, sửa đổi hoặc đảo ngược lại các kết luận trong báo cáo của Ban hội thẩm Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm được thông qua tại Cơ quan giải quyết tranh chấp và không thể bị phản đối hay khiếu nại tiếp
1.2 Sự kiện Mỹ không đồng ý bầu lại AB
Từ năm 2017, Mỹ đã kiên trì bác bỏ việc bổ nhiệm, tái bổ nhiệm thành viên của AB Quyết định của Mỹ phản ánh quan điểm của Tổng thống Trump đối với WTO nói chung Hành động của Mỹ khiến cho số lượng thành viên của cơ quan này giảm dần do lần lượt hết nhiệm kỳ Cuối năm 2017, AB còn 4 thành viên, và
từ cuối năm 2018 chỉ còn lại 3 thành viên Đến ngày 11/12/2019, khi hai thẩm phán của Mỹ chính thức hết nhiệm kỳ, AB chỉ còn lại 01 thành viên Theo
Trang 4khoản 1 điều 17 Bản ghi nhớ về các qui tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp của WTO (DSU), AB chỉ xem xét được các vụ việc khi có ít nhất ba thành viên Như vậy, từ ngày 11/12/2019, AB chính thức bị vô hiệu hóa Nguyên nhân sự kiện này xuất phát từ sự bất mãn của Mỹ với Cơ quan phúc thẩm Mỹ cho rằng AB hoạt động không hiệu quả và có hại cho nền kinh tế quốc gia
Quan hệ của chính quyền Trump với lĩnh vực thương mại: cả Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer đều có mối liên hệ chặt chẽ với các ngành công nghiệp thép và nhôm của Mỹ trước khi lên nắm giữ chức vụ
Để hạn chế nhập khẩu thép và nhôm từ châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc, Washington đã áp dụng một điều khoản hiếm khi được sử dụng trong hiệp định WTO nhằm cho phép các nước tăng cường rào cản thương mại với lý do an ninh quốc gia của mình bị đe dọa Mỹ từng đe dọa sẽ làm điều tương tự đối với ô
tô nhập khẩu
Mặc dù trong các vụ kiện tranh chấp, Mỹ đã thắng nhiều hơn là thua, nhưng cơ quan phúc thẩm của WTO đã liên tục bác bỏ phương pháp mà Mỹ áp dụng để tính các mức thuế trừng phạt đối với sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu
Thái độ bất bình của Mỹ đối với AB đã bắt nguồn từ thời tổng thống Barack Obama Năm 2016, chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama đã ngăn cựu thẩm phán Seung Wha Chang (Hàn Quốc) phục vụ nhiệm kỳ thứ hai vì cho rằng ông Chang đã vượt quá phạm vi thẩm quyền trong nhiều phán quyết của mình Vì lo ngại bà Jennifer Hillma - một cựu quan chức thương mại không đủ mạnh mẽ để phản đối các phán quyết gây tổn hại cho luật thương mại Mỹ, Tổng thống Obama cũng ngăn chặn việc tái bổ nhiệm bà vào AB
Tổng thống Donald Trump với chính sách “nước Mỹ trên hết” luôn cho rằng bảo hộ mậu dịch mới là có lợi nhất cho nước Mỹ Rõ ràng, quan điểm này
Trang 5đi ngược hoàn toàn với tôn chỉ và mục đích hoạt động của WTO Trong phát biểu ngày 22/3/2018 khi ký văn kiện nhằm chống lại “sự xâm lược kinh tế của Trung Quốc”, Tổng thống Trump cho rằng: “Chúng ta đã chi rất nhiều tiền kể
từ khi thành lập Tổ chức Thương mại thế giới - thực sự là một thảm họa cho chúng ta Tổ chức này rất không công bằng với chúng ta.” Vào ngày 11/2/2020, Văn phòng đại diện thương mại Mỹ đã công bố Báo cáo về cơ quan phúc thẩm của WTO Đây là văn bản Mỹ đưa ra nhằm chỉ ra những điều mà Mỹ cho là AB
đã làm sai trong các vụ kiện liên quan tới nước này
Có thể đưa ra 3 lý do khiến Mỹ không hài lòng về cách hoạt động của AB
và đi đến quyết định buộc cơ quan này dừng hoạt động
Thứ nhất, chính quyền của tổng thống Trump cho rằng, quy trình giải quyết tranh chấp là quá dài và không cần thiết Theo điều 70 DSU, SAB cần ra Báo cáo trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày kháng cáo, trường hợp có yêu cầu gia hạn thì có thể kéo dài thêm 30 ngày nữa, nhưng phải thông báo lý do cho DSB biết, tức là tối đa 90 ngày Nhưng Mỹ cho rằng, quy trình xem xét của SAB thường xuyên vượt qua giới hạn 90 ngày đó Vụ kiện chưa được giải quyết đồng nghĩa với những thiệt hại thương mại kéo dài, điều này làm cho chính quyền Mỹ không thể hài lòng
Thứ hai, Mỹ là cho rằng, SAB đã đưa ra các phán quyết vượt xa thẩm quyền Điều này được Mỹ minh chứng trong Báo cáo về Cơ quan phúc thẩm WTO do Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ đưa ra Trong báo cáo, một trong những lập luận của Mỹ là về quy định chức năng của Ban hội thẩm Theo điều
11 DSU, “Ban hội thẩm cần phải đánh giá một cách khách quan về các vấn đề đặt ra cho mình, gồm cả việc đánh giá khách quan các tình tiết của vụ việc và khả năng áp dụng cùng sự phù hợp với các hiệp định có liên quan, đồng thời đưa
ra những nhận xét, khuyến nghị hoặc các phán quyết được quy định trong các hiệp định có liên quan” Mỹ cho rằng, SAB đã đi quá thẩm quyền của mình bởi
cơ quan này đã chú trọng nhiều đến việc tìm xem xét lại các tình tiết của việc, bước này đáng lẽ ra thuộc về Ban hội thẩm Vụ kiện giữa Mỹ và Cộng đồng
Trang 6châu Âu về Gluten lúa mì hay về các biện pháp tự vệ với mặt hàng thép cùng hàng loại các vụ kiện khác được đưa ra là minh chứng cho việc SAB liên tục xem xét lại những tình tiết vụ việc của Ban hội thẩm Phía Mỹ khẳng định rằng
họ không hề đàm phán về một cơ sở đánh giá như vậy khi quyết định gia nhập tổ chức
Thứ ba, thái độ bất mãn chính quyền Mỹ với quy trình giải quyết tranh chấp của WTO càng trở nên tồi tệ hơn với sự trỗi dậy của Trung Quốc những năm gần đây Chính quyền Tổng thống Trump, các liên đoàn lao động và nhiều
tổ chức khác xem tư cách thành viên WTO của Trung Quốc là “tiếng chuông báo tử” cho ngành sản xuất Mỹ Đại diện Thương mại Robert Lighthizer, một cựu luật sư đã dành để bảo vệ lợi ích của các công ty thép Mỹ trước vấn nạn định giá sản phẩm không công bằng và các khoản trợ cấp chính phủ Trung Quốc dành cho nền kinh tế nội địa khẳng định vào năm 2017: “Đã có rất nhiều vụ việc liên quan đến vấn đề bán phá giá và thuế đối kháng với sản phẩm thép, mà theo tôi các phán quyết của Cơ quan Phúc thẩm thực sự không thể chấp nhận được” Như vậy, với 3 lý do lớn như trên, Mỹ đã tiến hành không bổ nhiệm thành viên SAB, khiến cho cơ quan này không thể hoạt động Đây có thể coi như là một hành động buộc WTO phải thực sự cải cách và hiện đại hóa để đối mặt với
sự phức tạp trong kinh tế thế giới hiện tại và tương lai
1.3 Hệ quả pháp lý khi SAB không có đủ thành viên
- Hệ quả đối với các vụ kiện trong tương lai và các vụ kiện đang xem xét
Theo khoản 1 điều 17 DSU, mỗi yêu cầu phúc thẩm được thực hiện bởi 3 thành viên trong SAB Như vậy, sau ngày 11/12/2019, SAB không thể tiếp tục xem xét các yêu cầu phúc thẩm mới
Đối với các vụ việc mà SAB đang xem xét, điều 15 của Thủ tục làm việc của Cơ quan Phúc thẩm quy định rằng: “Với sự đồng ý của Cơ quan Phúc thẩm
và sau khi thông báo cho DSB, một thành viên không còn là thành viên của Cơ
Trang 7quan Phúc thẩm có thể hoàn thành nhiệm vụ đối với bất kỳ vụ việc phúc thẩm nào mà thành viên này được giao xem xét khi còn là thành viên và chỉ với mục đích đó, thành viên này sẽ được xem là tiếp tục là thành viên của Cơ quan Phúc thẩm” Như vậy, các vụ việc được SAB tiếp nhận trước ngày 11/12/2019 có thể tiếp tục được xem xét
- Sử dụng trọng tài trong giải quyết tranh chấp
Điều 25 DSU quy định rằng, có thể sử dụng trọng tài như một thủ tục phúc thẩm thay thế cho SAB đối với các vụ việc đã có báo cáo của Ban hội thẩm Điều kiện để sử dụng trọng tài là phải có thỏa thuận của các bên tranh chấp Do đó, biện pháp trọng tài cần phải là sự thiện chí của các bên tranh chấp cùng mong muốn giải quyết tranh chấp thương mại giữa họ
2 Cơ chế trọng tài kháng cáo tạm thời nhiều bên (MPIA)
Ngày 30 tháng 4 năm 2020, EU chính thức gửi thông báo chính thức tới WTO liên quan đến “Thỏa thuận về cơ chế trọng tài phúc thẩm tạm thời nhiều bên” (Multi Party Interim Appeal Arbitration Arrangement - MPIA), đánh dấu việc cơ chế này chính thức được áp dụng tại WTO để giải quyết tranh chấp giữa các thành viên tham gia tại WTO
Việc xây dựng cơ chế trọng tài tạm thời này căn cứ theo Điều 25 DSU:
o DSU cho phép các thành viên lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài bên cạnh cơ chế xử lý của Cơ quan giải quyết tranh chấp WTO (DSB);
o Quy trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cần được thống nhất trong một thỏa thuận chung giữa các thành viên sử dụng cơ chế này;
o Thỏa thuận về trọng tài phải được thông báo tới tất cả các thành viên WTO trước khi được áp dụng trên thực tế;
o Kết luận của trọng tài cũng phải tuân thủ quy định của Điều 21, 22 DSU (liên quan đến việc giám sát thực thi và bồi thường, trả đũa)
Trang 82.1 Quan hệ của MPIA với cơ chế phúc thẩm của SAB
Trước tình hình Cơ quan phúc thẩm của WTO không thể hoạt động vào tháng 12 năm 2019 do thiếu thành viên, MPIA sẽ là phương án đảm bảo cho các thành viên tiếp tục sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp 2 cấp (giai đoạn Ban Hội thẩm và Phúc thẩm)
MPIA không vận hành song song với thủ tục phúc thẩm của WTO mà chỉ được áp dụng tạm thời trong thời gian SAB không thể hoạt động (MPIA sẽ không tồn tại khi SAB hoạt động trở lại)
Các thành viên tham gia MPIA sẽ sử dụng MPIA và không tiến hành thủ tục kháng cáo theo cơ chế SAB khi SAB được hoạt động trở lại (trừ các vụ việc tranh chấp đã lựa chọn áp dụng MPIA trước đó)
2.2 Thành viên trọng tài
Theo Phụ lục 2 MPIA:
o Mỗi thành viên MPIA sẽ đề cử 1 ứng viên để chọn ra nhóm 10 trọng tài (pool of arbitrators)
o Thời hạn các thành viên đề cử ứng viên để từ đó lựa chọn ra nhóm
10 trọng tài phù hợp các tiêu chí; cách thức, thời hạn lựa chọn 10 trọng tài; việc thay đổi, thời hạn thay đổi nhóm 10 trọng tài; việc lựa chọn thành phần trọng tài xử lý vụ việc …
Theo Phụ lục 1 MPIA:
o Một vụ việc kháng cáo sẽ có 3 trọng tài xử lý (được lựa chọn trong
số nhóm 10 trọng tài) 3 trọng tài này sẽ được lựa chọn theo phương thức giống như việc lựa chọn thành viên của AB, bao gồm
cả nguyên tắc luân phiên (rotation)
Trong trường hợp cần 3 trọng tài để xử lý 1 vụ việc trong khi chưa hoàn thành được quy trình chọn nhóm 10 trọng tài, các bên của vụ việc tranh chấp sẽ thống nhất quy trình lựa chọn áp dụng cho vụ việc đó
Trang 92.3 Các vụ việc được áp dụng MPIA
Các vụ việc tranh chấp được áp dụng MPIA là: (1) các vụ việc tranh chấp trong tương lai (bao gồm cả giai đoạn thực thi) giữa các thành viên đồng ý tham gia thỏa thuận MPIA; (2) các vụ việc đang diễn ra vào thời điểm ngày 27 tháng 3 năm 2020, với điều kiện báo cáo sơ bộ cuối kỳ của Ban hội thẩm (interim panel report) chưa được ban hành
Để áp dụng MPIA trong từng vụ việc, các Thành viên có tranh chấp cần: (1) nêu rõ ý định sử dụng cơ chế MPIA và thông báo về việc tham gia này với tất cả thành viên WTO trong vòng 60 ngày kể từ ngày thành lập Ban hội thẩm; (2) với các vụ việc đã thành lập Ban hội thẩm trước ngày 27 tháng 3 năm 2020 nhưng chưa ban hành báo cáo sơ bộ cuối kỳ, các bên tranh chấp cần thông báo
về việc tham gia thoả thuận trọng tài trong vòng 30 ngày kể từ ngày 27 tháng 3 năm 2020
2.4 Thủ tục áp dụng MPIA
Thủ tục áp dụng MPIA dựa trên các nội dung của cơ chế AB quy định tại Điều 17 DSU nhằm duy trì các đặc điểm chính của AB Theo đó, quy định về thủ tục liên quan đến các vấn đề như: để sử dụng cơ chế MPIA, các bên phải yêu cầu tạm dừng quy trình giải quyết theo thủ tục Ban Hội thẩm; thời điểm thông báo kháng cáo; việc lựa chọn các trọng tài xử lý vụ việc; thời hạn trọng tài ra kết luận…
2.5 Thẩm quyền xử lý của MPIA
Quy định về thẩm quyền của trọng tài tương tự với quy định của AB Các trọng tài sẽ xem xét lại các vấn đề về pháp luật và giải thích pháp luật trong báo cáo của Ban hội thẩm; bảo lưu, chỉnh sửa hoặc phản đối các phán quyết, kết luận của Ban hội thẩm
Trong trường hợp cần thiết, kết luận của trọng tài có thể bao gồm cả các khuyến nghị theo Điều 19 DSU (khuyến nghị các bên sửa đổi biện pháp để phù hợp với hiệp định liên quan)
Trang 10Các trọng tài chỉ xem xét các vấn đề mà các bên nêu và thực sự cần thiết để
xử lý vụ việc tranh chấp
Những kết luận của Ban Hội thẩm mà không bị kháng cáo sẽ cấu thành là một bộ phận không tách rời của kết luận của trọng tài
3 Một số điểm mới của MPIA
Có 02 điểm mới nhằm tăng cường sự hiệu quả trong thủ tục kháng cáo bao gồm: việc quy định một nhóm 10 trọng tài và quy định về thời hạn 90 ngày nộp kết luận của trong tài:
Thứ nhất, MPIA quy định về việc thiết lập một nhóm 10 trọng tài, do đó tăng hơn so với số lượng 7 thành viên AB Việc gia tăng này tương ứng với yêu cầu mà EU và các thành viên WTO khác đưa ra về việc hoàn thiện “sự hiệu quả
và tổ chức nội tại của AB trong khi cũng hoàn thiện sự cân đối về mặt địa lý trong AB sau khi có nhiều thành viên gia nhập WTO kể từ 1995” Theo đó, thoả thuận này nêu rằng “việc lựa chọn các thành viên trọng tài sẽ đảm bảo sự cân bằng chung một cách phù hợp” Trong khi các thành viên tham gia MPIA được
tự do lựa chọn ứng cử viên trọng tài không xét đến quốc tịch của ứng cử viên đó, chúng ta có thể đoán được một cách có căn cứ rằng thường họ sẽ đề cử người có quốc tịch của nước mình (ví dụ EU đề cử Giáo sư Joost Pauwelyn) Thời hạn để các thành viên MPIA đề cử là ngày 30/5/2020 Sau đó việc lựa chọn các ứng cử viên sẽ được tiến hành và các thành viên MPIA sẽ quyết định một cách thống nhất về việc lựa chọn 10 trọng tài, muộn nhất là ngày 31/7/2020
Xét về danh sách các thành viên MPIA cho đến nay, nhóm trọng tài có thể bao gồm những ứng cử viên đến từ các châu lục, trừ châu Phi, và cho phép có sự đại diện của cả các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển Trong khi sự cân bằng về mặt giới tính cũng nên được coi là một đặc điểm cơ bản của nhóm
10 trọng tài, điều này không phải là bắt buộc Đáng tiếc là có thể là sẽ có ít các ứng cử viên là nữ Trên cơ sở này, các nước nhỏ hơn nếu muốn ứng cử viên của mình được lựa chọn thì có thể tăng cơ hội của mình bằng cách đưa ra “con bài”
Trang 11là đề cử các ứng cử viên nữ; hoặc thậm chí là ứng cử viên nữ đến từ châu Phi thì
cơ hội sẽ còn cao hơn
Thứ hai, thời hạn 90 ngày để đưa ra kết luận của trọng tài là một điểm mới khác Theo đó, mặc dù Điều 17.5 DSU quy định thời hạn AB ra kết luận là 60 ngày (có thể gia hạn thành 90 ngày) nhưng AB thường vượt quá thời hạn này (mà không có sự đồng ý rõ ràng của các bên) Thời hạn này giúp giải quyết vấn
đề quá hạn nêu trên Cụ thể là, MPIA quy định thời hạn cơ bản là 90 ngày kể từ ngày nộp đơn kháng cáo để trọng tài đưa ra báo cáo Ngoài ra, “trọng tài có thể
áp dụng các biện pháp về mặt tổ chức một cách phù hợp để hoàn thiện thủ tục như các quyết định về giới hạn số trang của kết luận, giới hạn thời gian cũng như số các phiên tranh tụng và khoảng thời gian kéo dài phiên tranh tụng” Bên cạnh đó, trọng tài có thể “đề xuất các biện pháp thực chất cho các bên, ví dụ như việc loại bỏ các khiếu kiện do thiếu sự đánh giá khách quan các dữ kiện thực tế theo Điều 11 DSU.” Do đó, MPIA đã xử lý 1 vấn đề tại Điều 17(12)DSU mà quy định AB phải xem xét tất cả các vấn đề được nêu trong kháng cáo Thực tế
là, quy định này cho phép trọng tài đề nghị các bên giới hạn các kháng cáo liên quan đến cáo buộc về việc Ban Hội thẩm không tiến hành “sự đánh giá khách quan về các dữ kiện thực tế của vụ việc” Quan trọng là, các bên là người ra quyết định cuối cùng về việc có đưa ra các khiếu kiện đó không Thứ 3, MPIA quy định rằng “theo đề xuất từ trọng tài, các bên có thể đồng ý gia hạn thời hạn
90 ngày” Do đó, thoả thuận này đưa ra các cơ chế mới nhằm tôn trọng triệt để thời hạn 90 ngày nêu trên
4 Triển vọng của MPIA
Trước tiên, các thành viên đã tham gia thoả thuận bao gồm một số thành viên WTO sử dụng thường xuyên công cụ cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO như Brazil, Canada, Trung Quốc, EU và Mexico Ngoài ra, sau khi MPIA được nhóm 16 thành viên thông qua, 5 thành viên khác đã tham gia, do đó cho thấy công cụ này có tiềm năng Tuy nhiên, các thành viên khác cũng thường xuyên sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp WTO như Ấn Độ, Indonesia, Nhật