CHƯƠNG V: PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI I, Khái quát về tranh chấp trong kinh doanh thương mại 1, Khái niệm, đặc điểm (GT) 2, Phân loại (Điều 30 - bộ luật Tố tụng dân sự 2015) Nhóm 1: Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh giữa các tổ chức cá nhân có đăng ký kinh doanh với nhau và đều nhằm mục đích lợi nhuận (Khoản 1 - Điều 30) + Xuất phát từ việc vi phạm hợp đồng Nhóm 2: Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa các tổ chức, cá nhân với nhau và đều nhằm mục đích lợi nhuận (kiểu dáng, tên gọi, nguồn gốc) (Khoản 2 - Điều 30) Nhóm 3: Tranh chấp phát sinh giữa người chưa phải là thành viên công ty liên quan đến chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty + Chủ thể: Người chưa phải là thành viên công ty - Thành viên công ty/ Công ty (Công ty TNHH và Công ty hợp danh) + Nội dung: Tranh chấp về chuyển nhượng vốn góp VD: Ông Bình là thành viên của công ty TNHH 2 thành viên trở lên Hoà Bình Sau khi đã chào bán phần vốn góp của mình cho các thành viên còn lại trong công ty nhưng không ai mua nên ông Bình bán cho ông Dũng Ông Dũng là người ngoài công ty Tuy nhiên trong quá trình chuyển nhượng thì 2 bên xảy ra bất đồng về thời điểm chuyển giao phần vốn góp mặc dù trước đó 2 bên đã thoả thuận rằng ông Bình phải làm thủ tục chuyển giao phần vốn góp ngay lập tức cho ông Dũng sau khi ông Dũng thanh toán đầy đủ cho ông Bình Bất đồng giữa ông Bình và ông Dũng là tranh chấp trong kinh doanh, thương mại (là tranh chấp phát sinh giữa người chưa phải là thành viên công ty với thành viên công ty liên quan đến chuyển nhượng phần vốn góp) Nhóm 4: Tranh chấp giữa công ty với các thành viên công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty TNHH hoặc thành viên HĐQT, GĐ/TGĐ trong CTCP; tranh chấp giữa các thành viên công ty với nhau (chủ thể) liên quan đến việc (nội dung): + Thành lập + Hoạt động + Tổ chức lại: sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức công ty + Giải thể + Bàn giao tài sản VD: TC giữa công ty với các thành viên công ty liên quan đến hoạt động công ty - Hội đồng thành viên CTHD Hoàng Hà tổ chức họp để biểu quyết về việc thay đổi cách chia lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty Với cách chia mới, ông Hải là 1 trong các thành viên góp vốn của công ty thấy rằng chỉ có lợi cho thành viên hợp danh mà bất lợi cho thành viên góp vốn nên ông phản đối cách chia lợi nhuận này Vì vậy phát sinh sự bất đồng quan điểm giữa ông Hải và công ty Sự bất đồng này là tranh chấp trong kinh doanh thương mại VD2: TC giữa công ty với người quản lý trong công ty TNHH hoặc thành viên HĐQT, GĐ/TGĐ trong CTCP liên quan đến hoạt động của công ty - CTTNHH 2 thành viên trở lên Hoà Bình ký hợp đồng với DN tư nhân Sao Mai để mua 5 tấn dược liệu phục vụ cho HĐSXKD của công ty Thấy rằng hợp đồng này có những điểm bất lợi cho công ty nên ông Bình với tư cách là chủ tịch HĐTV của CTTNHH 2 thành viên trở lên Hoà Bình ngăn cản công ty ký hợp đồng này nhưng công ty không tán thành quan điểm của ông Bình Do đó giữa ông Bình và công ty xảy ra sự bất đồng về quan điểm, về chính kiến Bất đồng này chính là tranh chấp trong kinh doanh thương mại VD3: TC giữa công ty với thành viên HĐQT, GĐ/TGĐ trong CTCP liên quan đến chuyển đổi hình thức tổ chức công ty - CTCP Hoàng Hà có 5 cổ đông Tháng 5/2022 do hệ quả của việc chuyển nhượng cổ phần mà công ty chỉ còn 2 cổ đông Vì vậy công ty quyết định tiến hành thủ tục chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức CTTNHH 2 thành viên trở lên Tuy nhiên ông Hải là Giám đốc công ty không tán thành việc chuyển đổi này Ông Hải muốn có thêm 1 cổ đông là ông Sơn bằng cách bán cho ông Sơn 1 tỷ lệ cổ phần nhất định nhằm mục đích giữ nguyên mô hình CTCP Sự khác biệt, bất đồng quan điểm về việc chuyển đổi hình thức CTCP Hoàng Hà giữa ông Hải và công ty là tranh chấp trong KDTM II, Khái quát về giải quyết tranh chấp trong KDTM 1, Khái niệm, yêu cầu của việc giải quyết tranh chấp trong KDTM a, Khái niệm (Giáo trình) b, Yêu cầu của việc giải quyết (GT trang 279 - Học thuộc) - Trình bày các yêu cầu của việc giải quyết… - Trình bày ưu điểm và nhược điểm của mỗi phương thức giải quyết 2, Các phương thức giải quyết tranh chấp trong KDTM 4 phương thức - Thương lượng - Hoà giải - Trọng tài thương mại - Toà án Lưu ý: các bên có thể lựa chọn bất kì phương thức nào trong 4 phương thức trên để giải quyết tranh chấp a, Phương thức thương lượng Chính các bên tranh chấp tự giải quyết với nhau mà không có sự tham gia của bên thứ 3 - Ưu điểm + Nhanh chóng, thuận lợi, không cản trở việc kinh doanh của các bên vì các bên tự sắp xếp, tự thoả thuận với nhau về thời gian, địa điểm để thương lượng + Tiết kiệm thời gian và chi phí vì các bên tự thoả thuận về thời gian giải quyết tranh chấp và không có sự tham gia của bên thứ 3 nên không tốn tiền trả phí cho họ + Giữ được bí mật kinh doanh và uy tín cho các bên vì không có sự tham gia của bên thứ 3 + Khôi phục được quan hệ hợp tác giữa các bên sau tranh chấp vì tranh chấp giải quyết bằng thương lượng thường là những tranh chấp nhỏ và các bên có mối quan hệ tốt - Nhược điểm + Kết quả thương lượng và việc thực hiện kết quả thương lượng có thể không đạt được nếu các bên không thiện chí với nhau + Nếu các bên không thiện chí thì việc thương lượng có thể kéo dài gây tốn thời gian và mất cơ hội kinh doanh cho các bên, thậm chí còn làm mất đi cơ hội cho các bên trong việc lựa chọn có phương thức khác b, Phương thức hoà giải (hoà giải thương mại) - Nghị định số 22/2017 về hoà giải thương mại * Khái niệm: Hoà giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hoà giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định pháp luật - Tiêu chuẩn: Điều 7 Nghị định 22/2017 Người có đủ tiêu chuẩn sau đây thì được làm hoà giải viên thương mại: 1, Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín, độc lập, vô tư, khách quan 2, Có trình độ đại học trở lên và đã qua thời gian công tác trong lĩnh vực được đào tạo từ 2 năm trở lên 3, Có kỹ năng hòa giải, hiểu biết pháp luật, tập quán kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực liên quan Lưu ý: Tổ chức hòa giải thương mại có thể quy định tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại của tổ chức mình cao hơn các tiêu chuẩn do pháp luật quy định * Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng hoà giải thương mại: Tranh chấp được giải quyết bằng hoà giải thương mại nếu các bên có thoả thuận hoà giải Các bên có thể thoả thuận giải quyết tranh chấp bằng hoà giải trước, sau khi xảy ra tranh chấp hoặc tại bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp VD: CTCP A và CTCP B xảy ra tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hoá giữa 2 bên Các bên lựa chọn ông Bình - là hoà giải viên thương mại của Trung tâm hoà giải thương mại Hoà Bình giải quyết tranh chấp Biết rằng các bên chưa thống nhất được với nhau về việc lựa chọn phương thức này nhưng CTCP A vẫn yêu cầu ông Bình tiến hành hòa giải giữa 2 bên -> Không hợp pháp vì không đáp ứng điều kiện có thoả thuận hoà giải Lưu ý: Thoả thuận hoà giải phải được lập thành văn bản Có thể là 1 điều khoản trong hợp đồng chính hoặc thiết lập riêng, tách khỏi hợp đồng * Đặc điểm của phương thức hoà giải thương mại (GT) -> TC giải quyết bằng phương thức hoà giải thương mại về cơ bản vẫn chủ yếu dựa trên quyền tự quyết của các bên Hoà giải viên thương mại không có quyền quyết định và áp đặt ý chí của mình đối với các bên tranh chấp -> Ưu điểm và nhược điểm của phương thức hoà giải tương tự phương thức thương lượng -> Hoà giải viên thương mại phải là người độc lập với các bên tranh chấp, không có lợi ích hoặc mối thù hận với các bên tranh chấp để đảm bảo việc giải quyết tranh chấp là khách quan, đúng pháp luật và hiệu quả III, Phương thức trọng tài thương mại 1, Khái niệm, đặc điểm của phương thức trọng tài thương mại a, Chủ thể giải quyết tranh chấp - Tranh chấp được giải quyết bởi trọng tài viên thương mại - Trọng tài viên thương mại là người được các bên lựa chọn hoặc được Trung tâm trọng tài hoặc toà án chỉ định để giải quyết tranh chấp theo quy định pháp luật - Tiêu chuẩn trở thành trọng tài viên thương mại + Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự + Có trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên + Trong trường hợp đặc biệt, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tuy không đáp ứng được yêu cầu nêu tại điểm b khoản này, cũng có thể được chọn làm Trọng tài viên Lưu ý: Những người không được làm trọng tài viên: Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên, công chức thuộc Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án; Người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng được được xoá án tích - Trọng tài viên có thể là một người hành nghề tự do và không thuộc tổ chức trọng tài nào nhưng cũng có thể là một trong các trọng tài viên có tên trong danh sách trọng tài viên của Trung tâm trọng tài thương mại nào đó + Trung tâm TTTM ở Việt Nam là tổ chức quản lý các trọng tài viên + Các Trung tâm TTTM không phải là cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước mà là tổ chức xã hội nghề nghiệp (tổ chức phi chính phủ) nên nó giải quyết TC trong KDTM không nhân danh quyền lực nhà nước mà vì lợi ích của các bên tranh chấp - > Không có tính cưỡng chế -> Hiệu quả chưa được cao + Vì không phải là cơ quan trong bộ máy nhà nước nên các Trung tâm trọng tài thương mại hoàn toàn độc lập với nhau về tổ chức Chúng không phải là cấp trên hay cấp dưới của nhau b, Trọng tài thương mại giải quyết TC trên cơ sở thoả thuận của các bên TC Các bên muốn đưa TC ra giải quyết tại trọng tài thì các bên phải có thoả thuận trọng tài Thoả thuận này có thể lập trước, trong và sau khi TC xảy ra và phải lập thành văn bản c, TTTM thể hiện tối đa quyền tự định đoạt của các bên TC - Các bên có quyền lựa chọn hoặc không lựa chọn phương thức TTTM để giải quyết tranh chấp Điều này thể hiện thông qua thỏa thuận trọng tài - Các bên có quyền lựa chọn Trung tâm TTTM bất kì để giải quyết tranh chấp - Các bên có quyền lựa chọn Trọng tài viên bất kì để giải quyết tranh chấp - Các bên có quyền lựa chọn nội dung tranh chấp để yêu cầu TTTM giải quyết, có thể yêu cầu TTTM giải quyết 1 phần hoặc toàn bộ nội dung TC - Các bên có quyền lựa chọn thời gian, địa điểm giải quyết TC d, Giải quyết tranh chấp trong KDTM bằng phương thức trọng tài thể hiện sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố tài phán và yếu tố thoả thuận (GT) e, Phán quyết của TTTM có giá trị chung thẩm Chung = cuối cùng => CHUNG THẨM = Phán quyết của TTTM là phán quyết cuối cùng, có hiệu lực thi hành ngay - Vì các Trung tâm TTTM là độc lập với nhau về tổ chức, không phải là cấp trên hay cấp dưới của nhau Do đó các Trung tâm TTTM không được xem xét, đánh giá lại phán quyết của nhau - Bản chất của phương thức TTTM là giải quyết trên cơ sở ý chí của các bên TC, các bên TC có quyền tự định đoạt Do đó, phán quyết của TTTM thể hiện sự thống nhất về ý chí của các bên TC Khi các bên đã thống nhất được ý chí với nhau thì không có quyền kháng cáo chính ý chí của mình -> Phán quyết của TTTM có giá trị chung thẩm 2, Thẩm quyền của trọng tài thương mại VD: TTTM có thẩm quyền giải quyết hay không ? Nêu tình huống giải quyết nằm trong thẩm quyền của TTTM 3, Nguyên tắc giải quyết tranh chấp (GT) 4, Điều kiện giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng TTTM (GT - tr292, 293) Tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài thương mại nếu các bên có thoả thuận trọng tài (hợp pháp), thuộc thẩm quyền, còn thời hiệu khởi kiện không (2 năm kể từ ngày xảy ra tranh chấp) Các bên có thể thoả thuận giải quyết tranh chấp bằng hoà giải trước, sau khi xảy ra tranh chấp hoặc tại bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp 5, Thủ tục tố tụng trọng tài (ít thi) Bước 1: Thoả thuận trọng tài hợp pháp (khác toà là nộp đơn khởi kiện) Bước 2: Khởi kiện tại Trọng tài (thời hiệu khởi kiện - 2 năm kể từ khi xảy ra tranh chấp) Bước 3: Phiên họp giải quyết tranh chấp (hoà giải được tiến hành trong thủ tục tố tụng trọng tài) Tòa án – nghĩa vụ hòa giải dù các bên không yêu cầu Trọng tài – Có yêu cầu mới hòa giải Hòa giải ngoài tố tụng là một phương thức giải quyết tranh chấp ngoài trọng tài và tòa án Hòa giải trong tố tụng là một bước, một công việc trong quá trình giải quyết tranh chấp Hòa giải ngoài tố tụng: thủ tục Dân sự Hòa giải trong tố tụng: thủ tục Tố tụng Bước 4: Quyết định trọng tài và thi hành quyết định trọng tài => Kết quả giải quyết tranh chấp không đạt hiệu quả Khi không thi hành phán quyết của trọng tài or không đồng ý với TTTM - Toà án - Cưỡng chế thi hành IV, Phương thức toà án 1, Khái niệm, đặc điểm của phương thức trọng tài thương mại a, Toà án giải quyết TC trong kinh doanh khi có yêu cầu và vụ tranh chấp thuộc thẩm quyền của toà án - Toà án không tự ý giải quyết TC trong KDTM mà chỉ giải quyết khi có đơn khởi kiện của 1 trong các bên tranh chấp b, Chủ thể giải quyết tranh chấp - Chủ thể giải quyết tranh chấp: TAND - cơ quan nhà nước: sử dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước yêu cầu các bên thi hành phán quyết => Có tính hiệu quả và việc thực hiện quyết định được hiệu quả hơn bởi được bảo đảm bởi cưỡng chế nhà nước - Ưu điểm + Trình tự giải quyết thủ tục chặt chẽ + Việc giải quyết, thi hành tranh chấp có hiệu quả tốt hơn các phương thức giải quyết khác - Nhược điểm + Tốn kém + Thời gian dài + Không bảo đảm được uy tín và bí mật cho các bên + Cản trở công việc kinh doanh c, Toà án giải quyết tranh chấp trong kinh doanh theo 1 trình tự thủ tục tố tụng chặt chẽ theo quy định của pháp luật 2, Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng toà án (tham khảo) - Hoà giải là bắt buộc trong giải quyết TC - Nguyên tắc xét xử công khai 3, Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của toà án a, Thẩm quyền theo vụ việc - Toà án có thẩm quyền giải quyết tất cả các tranh chấp trong thương mại b, Thẩm quyền theo cấp - TAND cấp huyện giải quyết sơ thẩm các tranh chấp nhóm 1 - TAND cấp tính giải quyết sơ thẩm các tranh chấp nhóm 1, 2 ,3 c, Thẩm quyền theo lãnh thổ - TAND nơi bị đơn có trụ sở (nếu bị đơn là tổ chức), nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc (nếu bị đơn là cá nhân) có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh doanh trong thương mại thuộc quyền VD: Ông Bình là thành viên của công ty TNHH 2 thành viên trở lên Hoà Bình Hiện tại ông Bình đang làm việc và sinh sống tại Hà Nội Sau khi đã chào bán phần vốn góp của mình cho các thành viên còn lại trong công ty nhưng không ai mua nên ông Bình bán cho ông Dũng Ông Dũng là người ngoài công ty đang sinh sống và làm việc tại Hải Dương 2 bên đã thoả thuận rằng ông Bình phải làm thủ tục chuyển giao phần vốn góp ngay lập tức cho ông Dũng sau khi ông Dũng thanh toán đầy đủ cho ông Bình, tuy nhiên trong quá trình chuyển nhượng thì 2 bên xảy ra bất đồng về thời điểm chuyển giao phần vốn góp mặc dù trước đó Bị đơn là ông Bình - đang cư trú tại HN nên TAND thành phố HN có quyền giải quyết tranh chấp - TAND nơi nguyên đơn có trụ sở (nếu nguyên đơn là tổ chức), nơi nguyên đơn cư trú hoặc làm việc (nếu nguyên đơn là cá nhân) có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh doanh trong thương mại thuộc quyền nếu các bên tranh chấp có sự thoả thuận bằng văn bản về việc lựa chọn toà án nơi nguyên đơn giải quyết tranh chấp (bằng văn bản) - Các tranh chấp liên quan đến BĐS do TAND nơi có bất động sản giải quyết d, Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn (không thi) 4, Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp trong KDTM của toà án a, Khởi kiện và thụ lý tranh chấp - Thời hiệu khởi kiện (2 năm kể từ khi xảy ra TC) - Nộp đơn đúng toà b, Chuẩn bị xét xử - Thu thập chứng cứ -> Quyết định đưa tranh chấp ra xét xử c, Phiên toà sơ thẩm (sơ lược - giải quyết lần đầu) - Bản án quyết định của phiên toà sơ thẩm không có hiệu lực thi hành ngay (15 ngày từ khi ra quyết định để các bên đương sự đưa ra kháng cáo -> sau đó mới có hiệu lực) - Trong phiên toà sơ thẩm, toà án phải hoà giải các bên trước khi xét - Khi có đơn kháng cáo trong thời hạn khi bản án chưa có hiệu lực d, Phiên toà phúc thẩm - Toà cấp trên toà sơ thẩm trực tiếp phúc thẩm - Bản án quyết định của toà phúc thẩm có hiệu lực thi hành ngay (nếu phát hiện chưa đúng thì VKS ND kháng nghị) e, Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm - Đều là thủ tục xem xét lại bản án toà án quyết định của toà án cấp dưới đã phá sinh hiệu lực nhưng bị kháng nghị Khác nhau: - Lý do kháng nghị + Giám đốc thẩm: phát hiện những sai sót, vi phạm nghiêm trọng trong quá trình thi hành quyết định của toà án nhân dân cấp trước đó + Tái thẩm: Phát hiện những tình tiết, chứng cứ mới mà có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của tranh chấp f, Thi hành bản án của TAND