đề bài phân tích các nguyên tắc xử lý các hành vi vi phạm hành chính về luật an toàn giao thông đường bộ thực trạng và giải pháp

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
đề bài phân tích các nguyên tắc xử lý các hành vi vi phạm hành chính về luật an toàn giao thông đường bộ thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 1: CÁC NGUYÊN TẮC XỬ LÝ CÁC HÀNH VI VI PHẠMHÀNH CHÍNH VỀ LUẬT AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ1.1Các khái niệm:- Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là hành vi trái p

Trang 1

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

KHOA KINH TẾ

MÔN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Đề bài: PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN TẮC XỬ LÝ CÁC HÀNH VI VIPHẠM HÀNH CHÍNH VỀ LUẬT AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

NHÓM 10

1 Trần Thị Thu Hường2 Nguyễn Thị Trà My3 Trần Phương Anh4 Nguyễn Thị Hồng Hạnh5 Hoàng Thị Minh Thư6 Nguyễn Phương Thảo7 Trần Yến Nhi

Hà Nội, ngày 2, tháng 12, năm 2023

Trang 2

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

KHOA KINH TẾ

MÔN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Đề bài: PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN TẮC XỬ LÝ CÁC HÀNH VIVI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ LUẬT AN TOÀN GIAO THÔNG

ĐƯỜNG BỘ - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPNHÓM 10

1 Trần Thị Thu Hường2 Nguyễn Thị Trà My3 Trần Phương Anh4 Nguyễn Thị Hồng Hạnh5 Hoàng Thị Minh Thư6 Nguyễn Phương Thảo7 Trần Yến Nhi

Hà Nội, ngày 2, tháng 12, năm 2023

Trang 3

BIÊN BẢN HỌP NHÓMNhóm 10 – lớp KTNL14

Môn: Pháp luật đại cương1 Địa điểm

Cuộc họp online trên Google Meet

2 Thành phần tham dự

Trần Thị Thu HườngNguyễn Thị Trà MyTrần Phương AnhNguyễn Thị Hồng HạnhHoàng Thị Minh ThưNguyễn Phương ThảoTrần Yến Nhi

3 Thời gian và nội dung họp

- Lần 1 :5h30-6h ngày 22/11/2023: Nhóm và trưởng nhóm phân chia công việc, chia nội dụng cho các thành viên trong nhóm tìm tài liệu Hướng dẫn tìm tài liệu tham khảo

- Lần 2: 20h-21h ngày 26/11/2023: Nhóm họp và các thành viên đề ra dàn bài sơ lược với những nội dung chính cần có, các thành viên đóng góp ý kiến bổ sung cho nhau, tổng hợp tài liệu

- Lần 3: 20h ngày 2/12/2023: tổng hết hoàn thành bản mềm4 Phân công công việc và đánh giá

Họ và tênLớpThành viênPhụ tráchĐánhgiáTrần Thị Thu HườngKTNL14A Nhóm trưởng Nội dungANguyễn Thị Trà MyKTNL14A Thành viênPowerPointATrần Phương AnhKTNL14A Thành viênWordANguyễn Thị Hồng Hạnh KTNL14B Thành viênNội dungAHoàng Thị Minh ThưKTNL14A Thành viênNội dungA Trần Yến NhiKTNL14B Thành viênPowerPointA Nguyễn Phương ThảoKTNL14B Thành viênWordA

Trang 4

MỤC LỤC:

Trang 5

CHƯƠNG 1: CÁC NGUYÊN TẮC XỬ LÝ CÁC HÀNH VI VI PHẠMHÀNH CHÍNH VỀ LUẬT AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

1.1Các khái niệm:

- Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là hành vi trái pháp luật, có lỗi do cá nhân có năng lực trách nhiệm hành chính hoặc tổ chức thực hiện, xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ mà theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm hành chính.

- Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là hoạt độngcủa các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả, các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và đảm bảo việc xử lý vi phạm hành chính đối với những cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ.

- Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ là những tư tưởng chủ đạo, định hướng cho hoạt động xử lý vi phạm hành chính tronglĩnh vực giao thông đường bộ.

1.2Các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính:

khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật:

- Thứ nhất, việc xử phạt VPHC được tiến hành nhanh chóng VPHC thường được coi là hành vi có tính nguy hiểm thấp hơn tội phạm nên thông thường việc xử phạt VPHC không phải mất quá nhiều thời gian mà vẫn có thể đảm bảo chính xác, đúng pháp luật Hơn nữa, khi xử phạt VPHC, bằng việc áp dụng một số biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật có thể ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hay hoạt động bình thường của người bị xử phạt Hơn nữa, như trên đã nêu, việc xử phạt nhanh chóng sẽ có khả năng ngăn ngừa kịp thời các tác động tiêu cực do vi phạm hành chính gây ra Nguyên tắc này được thể hiện ở cả hai thủ tục xử phạt VPHC Trong thủ tục xử phạt không lập biên bản, quyết định hành chính được ban hành ngay khi người cóthẩm quyền phát hiện hành vi vi phạm Trong thủ tục xử phạt có lập biên

Trang 6

bản, thời hạn ban hành quyết định xử phạt VPHC nói chung là 7 ngày; trong trường hợp pháp luật quy định có giải trình hoặc trường hợp không có giải trình nhưng phức tạp thì thời hạn là 30 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạmhành chính Với thời hạn như vậy, việc xử phạt VPHC cần được thực hiện nhanh chóng vì nếu hết thời hạn thì người có thẩm quyền không được ban hành quyết định để xử phạt về hành vi vi phạm đó nữa.

- Thứ hai, việc xử phạt VPHC phải được tiến hành công khai, khách quan Hiện nay, công khai đã trở thành nguyên tắc chung trong hoạt động của Nhà nước, trừ trường hợp liên quan đến bí mật nhà nước Nhiều quy định về xử phạt VPHC đã thể hiện nguyên tắc này, như: biên bản vi phạm hành chính phải có chữ ký của người vi phạm hoặc đại diện của người vi phạm, nếu người vi phạm không có mặt thì phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm; công bố công khai việc xử phạt VPHC trong trường hợp vi phạm gây hậu quả lớn hoặc gây ảnh hưởng xấu về xã hội; các quy định về khám người, khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, khám phương tiện vận tải cũng chú ý đến việc công bố quyết định khám, có người chứng kiến, lập biên bản về việc khám… Công khai giúp cho việc kiểm soát dễ dàng nên sẽ hạn chế sai phạm trong xử phạt vi phạm hành chính, còn khách quan thì bảo đảm xử phạt chính xác, đúng người, đúng vi phạm.

- Thứ ba, việc xử phạt VPHC phải đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật Xử phạt VPHC là hoạt động sử dụng quyền lựcnhà nước để áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với người vi phạm nên chỉngười có thẩm quyền mới có quyền xử phạt VPHC và chỉ được xử phạt trong giới hạn thẩm quyền pháp luật quy định Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được thể hiện cụ thể là ai được quyền xử phạt, được xử phạt đối với những hành vi vi phạm trong lĩnh vực nào, được áp dụng các biện pháp cưỡng chế nào, đến mức độ nào Việc xử phạt đúng thẩm quyền sẽ tạo nên sự hài hòa, không chồng chéo, không bỏ sót vi phạm và xử phạt được thuận tiện, chính xác Việc xử phạt cũng phải bảo đảm công bằng để ai vi phạm cũng đều bị xử phạt, vi phạm giống nhau thì bị xử phạt giống nhau, đồng thời có tính đến các yếu tố đặc thù về người vi phạm, điều kiện, hoàn cảnh viphạm nhưng trong giới hạn pháp luật quy định Chẳng hạn, sau khi ban hànhquyết định xử phạt VPHC, nếu cá nhân bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng trở lên đang gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế do thiên tại, thảm họa,

Trang 7

hỏa hoạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo, tai nạn thì người có thẩm quyền có thể xem xét miễn, giảm tiền phạt.

hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng:

- Bất cứ hành vi VPHC nào cũng có tính nguy hiểm cho xã hội và tùy theo mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà pháp luật quy định hình thức, mức phạt phù hợp Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi VPHC tùy thuộc vào nhiều yếu tố như bản thân hành vi đó là hành vi gì, mức độ nghiêm trọng của hậu quả gây ra, người vi phạm là ai, thực hiện hành vi vi phạm trong điều kiện hoàn cảnh nào… Vì vậy, để xử phạt VPHC nghiêm minh, công bằng, có giá trị răn đe, phòng ngừa cao thì khi xử phạt phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đồi tượng vi phạm, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để quyết định hình thức, mức xử phạt.

quy định,một hành vi VPHC chỉ bị xử phạt một lần;nhiều người cùng thực hiện một hành vi VPHC thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi VPHC đó;một người thực hiện nhiều hành vi VPHC hoặc VPHC nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm:

- Một hành vi vi phạm pháp luật nói chung đều có 2 dấu hiệu: dấu hiệu nội dung là hành vi đó có tính nguy hiểm cho xã hội; dấu hiệu hình thức là hành vi đó phải được pháp luật quy định đó là hành vi vi phạm pháp luật Ví dụ, pháp luật quy định người khiếu nại có nghĩa vụ chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật nhưng pháp luật không có quy định hành vi không thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật là hành vi VPHC nên không thể xử phạt cá nhân, tổ chức khiếu nại nếu họ không thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại Nguyên tắc này thể hiệnquan điểm là chỉ có cơ quan có thẩm quyền mới có quyền xác định một hànhvi trái pháp luật nào đó có phải là VPHC không và trong trường hợp có hànhvi thực sự có tính nguy hiểm cho xã hội mà vì lý do nào đó pháp luật chưa quy định đó là hành vi VPHC thì không ai có thể bắt cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm hành chính về hành vi đó Trong trường hợp pháp luật quy định

Trang 8

một hành vi là VPHC thì mỗi lần cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi đó sẽ chỉ bị xử phạt một lần về hành vi VPHC đã thực hiện được Nếu người có thẩm quyền phát hiện cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều VPHC hay nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một vi phạm thì việc xử phạt mỗi cá nhân, tổ chức về từng hành vi họ vi phạm trong một lần xử phạt cũng vẫn là một VPHC chỉ bị xử phạt một lần.

minh VPHC;cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính:

- Để xử phạt VPHC đối với cá nhân, tổ chức thì người có thẩm quyền xử phạt phải chứng minh được cá nhân, tổ chức đó đã thực hiện hành vi vi phạm trên thực tế Nếu không chứng minh được có VPHC trên thực tế thì không thể xử phạt và muốn xử phạt về hành vi vi phạm nào thì phải chứng minh có hành vi đó Có như vậy, người có thẩm quyền mới có thể biết được cần xử phạt ai và xử phạt như thế nào để tránh sai sót Mặc dù vậy, người có thẩm quyền đôi khi vẫn không có đủ thông tin cần thiết hoặc thông tin họ có không rõ ràng, chính xác nên có thể dẫn đến kết luận sai và ra quyết định xử phạt sai Để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị xử phạt, Luật năm 2012 đưa ra nguyên tắc cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không VPHC Nguyêntắc này được thể hiện rất rõ trong quy định về quyền giải trình của người bị xử phạt VPHC.

với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân:

- Đây cũng là nguyên tắc mới được đưa vào trong Luật năm 2012 Theo đó, khi thực hiện hành vi vi phạm có tất cả mọi tình tiết giống nhau thì tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền với mức tiền phạt cao gấp đôi so với mức tiền phạt đối với cá nhân đã thành niên Nguyên tắc này đã được cụ thể hóa trong tất cả các nghị định quy định về VPHC và xử phạt VPHC trong các lĩnh vực cụ thể.

Trang 9

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XỬ LÝ CÁC HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

2.1 Thực trạng vi phạm không đội mũ bảo hiểm:

- Tại khoản 2, Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: “Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máyphải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.” Nhưng hiện nay tình trạng người điều khiển phương tiện giao thông vẫn còn mắc lỗi không đội mũ bảo hiểm Tình trạng này xảy ra phổ biến ở giới trẻ đặc biệt là học sinh sinh viên vì giữ hình tượng, sợ hỏng tóc, sợ xấu… mà không đội mũ bảo hiểm Theo thống kê của Cổng thông tin Điện tử Bộ công an trong 10 tháng đầu năm 2023, lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc đã phát hiện, xử lý 64.446 trường hợp học sinh vi phạm trật tự, an toàn giao thông trong đó không đội mũ bảo hiểm chiếm 42,9%

- Để ngăn chặn tình trạng những người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm, chính phủ đã có những quy định về xử phạt:

+ Theo Điểm b, khoản 4, Điều 2 và khoản 6, Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP nêu rõ người điều khiển xe mô tô, xe máy, xe đạp máy (bao gồm xe đạp điện), xe máy điện sẽ bị phạt tiền 400.000 - 600.000 đồng đối với các hành vi sau:

Không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông;

Chở người ngồi trên xe không đội hoặc đội mũ bảo hiểm nhưng khôngcài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻem dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; + Ngoài ra, điểm b, khoản 7, Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng nếu người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện).

2.2 Thực trạng sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông:

Trang 10

- Đã uống rượu bia thì không lái xe vừa là quy định trong luật giao thông đường bộ và cũng đã trở thành một câu khẩu hiệu quen thuộc trong đời sống.Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) đã quy định mức xử phạt nghiêm khắc đối với hành vi điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn quá mức cho phép: có thể bị phạt tiền từ 2 triệu đến 18 triêu và có thể bị tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 24 tháng.

- Tuy nhiên nhiều người vẫn coi thường phát luật mà hơn hết là coi thường tính mạng Ước tính có khoảng 40% số vụ TNGT và 11% số người chết do TNGT có liên quan đến rượu, bia và có xu hướng ngày càng tăng Trung bình mỗi ngày, cả nước có khoảng 700 người vi phạm nồng độ cồn khi lái xe Mỗi năm nước ta có khoảng 18.000 nạn nhân nhập viện do tai nạn giao thông trong đó có 36,9% ca tai nạn giao thông liên quan đến bia rượu, 36% số người lái xe máy có nồng độ cồn trong máu vượt ngưỡng cho phép, 66,8% số lái ô tô vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện và 11% số người tử vong do tai nạn giao thông có liên quan đến rượu, bia…

- Ví dụ thực tế: Vụ tai nạn giao thông liên hoàn xảy ra tại Bình Xuyên, Vĩnh Phúc xảy ra vào chiều 5/11/2023 tài xế Trần Duy Hanh đã sử dụng rượu bia với mức vi phạm là 0,051 miligam/1 lít khí thở và gây tai nạn khiến 1 người tử vong tại chỗ, nhiều người bị thương trong đó có 2 người bị thương nặng phải đưa đi cấp cứu Hiện tại Công an huyện Bình Xuyên đã tiến hành tạm giữ hình sự.

2.3 Thực trạng không có giấy phép lái xe:

- Theo đánh giá của cơ quan chức năng, giấy phép lái xe là loại giấy tờ do cơquan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân, cho phép họ vận hành, điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ tham gia giao thông Tuy nhiên từ đầu năm đến nay CSGT đã tổ chức tuần tra, phát hiện, xử lý có gần 3.500 trườnghợp không có giấy phép lái xe hoặc giấy phép lái xe không hợp lệ Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý như sau:

Lỗi không mang bằng lái xe:

- Theo điểm c khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP người điều khiển xe mô tô (xe máy) và các

Trang 11

loại xe tương tự xe mô tô không mang theo bằng lái xe thì bị phạt phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

- Theo điểm a khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe thì bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.

Lỗi không có bằng lái xe: Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửađổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP

+ Người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô mà không có bằng lái xe thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

+ Người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh mà không có bằng lái xe thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

+ Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô mà không có bằng lái xe thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.

2.4 Thực trạng chạy quá tốc độ:

- Hiện nay, vượt quá tốc độ là thực trạng diễn ra hết sức phổ biến ở nước ta Mỗi ngày, số lượng người vi phạm lỗi vượt quá tốc độ khi điều khiển phương tiện giao thông ngày một tăng cao Hành vi xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

+ Về phía chủ quan cá nhân thực hiện hành vi: nhằm phục vụ cho nhu cầu di chuyển không ai muốn tốn nhiều thời gian cho việc đi lại ngoài đường, nên khi có cơ hội, họ luôn thực hiện việc vượt quá tốc độ Họ quan niệm rằng, việc phóng nhanh giúp họ tiết kiệm được thời gian Đồng thời, khi không có cán bộ chức năng giám sát, họ có thêm điều kiện để thực hiện hànhvi.

- Hành vi gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản; gây rối trật tự an ninh giao thông, làm mất đi giá trị văn hóa giao thông mà Nhà nước quy định xây dựng.

- Vậy nên để giảm thiểu hành vi theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửađổi tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP) thì mức phạt đối với hành vi điều khiển xe cơ giới giao thông chạy quá tốc độ được quy định như sau:

Ngày đăng: 22/05/2024, 19:01

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan