HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀNĐề bài : Phân tích lý luận tiền tệ của Adam Smith và sự vậndụng vào nền kinh tế hàng hóa của Việt Nam Người thực hiện: Mai Thu Huyền... Smith là người mở
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
Đề bài : Phân tích lý luận tiền tệ của Adam Smith và sự vậndụng vào nền kinh tế hàng hóa của Việt Nam Người thực hiện: Mai Thu Huyền
Trang 2MỤC LỤCMỞ ĐẦU
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN ANH
1 Hoàn cảnh ra đời của học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh 2 Đặc điểm của học thuyết
CHƯƠNG II: LÝ LUẬN TIỀN TỆ CỦA ADAM SMITH
1 Thân thế và sự nghiệp của Adam Smith 2 Nội dụng của lý luận tiền tệ
CHƯƠNG III: Ý NGHĨA VÀ LIÊN HỆ
1 Ý nghĩa của lý luận tiền tệ
2 Sự vận dụng vào nền kinh tế hàng hóa của Việt Nam.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài.
Nửa cuối thế kỉ XVII, chủ nghĩa trọng thương dần tàn lụi Ở nước Anh và Pháp, trường phái kinh tế chính trị tư sản cố điển dần xuất hiện để thay thế Họ đã đưa ra những lý thuyết mới làm cơ sở lý luận cho kinh tế của giai cấp tư sản, hướng lợi ích của họ vào lĩnh vực sản xuất Trong 3 nhà kinh tế học quan trọng nhất thế giới là Adam Smith, Karl Marx và John Maynard Keynes, thì A Smith là một trong những học giả đại diện của trường phái chính trị tư sản cổ điển Chính A Smith là người mở ra giai đoạn mới trong sự phát triển của kinh tế chính trị tư sản Lý thuyết này của ông đã có ảnh hưởng rất lớn đối với chủ nghĩa tư bản, nó đã chế ngự trong suốt thế kỉ XIX.
Tiền tệ là tiền khi chỉ xét tới chức năng là phương tiện thanh toán, là đồng tiền được luật pháp quy định để phục vụ trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia hay nền kinh tế Vì định nghĩa như vậy, tiền tệ còn được gọi là "tiền lưu thông" Tiền có tầm ảnh hưởng quan trọng đến từng tình hình của một quốc gia, vì tầm quan trọng như vậy nên đã sớm được Adam Smith đưa vào một lý luận, gọi là “lý luận tiền tệ” Lý luận ấy của Adam tuy chưa đầy đủ, nhiều thiếu sót nhưng đã mở đường cho lý luận tiền tệ sau này của Mác, được các nước xã hội chủ nghĩa áp dụng và thành công Nhận thấy sự quan trọng của vấn đề trên, em đã quyết định chọn đề tài “Phân tích lý luận tiền tệ của Adam Smith và sự vận dụng vào nền kinh tế hàng hóa của Việt Nam”
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
– Mục đích nghiên cứu: tìm hiểu về lý luận tiền tệ của Adam Smith.
Trang 4– Nhiệm vụ nghiên cứu: học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh, lý luận tiền tệ của Adam Smith
3 Đối tượng nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu: Lý luận tiền tệ của Adam Smith và sự vận dụng vào nền kinh tế hàng hóa ở Việt Nam.
4 Phương pháp nghiên cứu
– Tiểu luận sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Ngoài ra một số phương pháp như: phân tích- tổng hợp, diễn dịch- quy nạp, đối chiếu, so sánh… – Tiểu luận cũng dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản
Việt Nam, chính sách pháp luật của Nhà nước 5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
– Hệ thống và làm sáng tỏ các nội dung về học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh và lý luận tiền tệ của Adam Smith Từ đó thấy được sự vận dụng, tầm quan trọng của lý luận với việc xây dựng và phát triển vào nền kinh tế hàng hóa hiện nay ở Việt Nam.
6 Kết cấu tiểu luận
– Có phần bìa, mở đầu, mục lục, nội dung của tiểu luận, liên hệ, và kết luận.
Dù đã rất cố gắng hoàn thành bài tiểu luận nhưng trong quá trình làm không thể tránh khỏi những sai sót nên em kính mong nhận được sự góp ý, chỉnh sửa của cô để bài viết này thêm phần hoàn thiện hơn Em xin trân trọng cảm ơn!
Trang 5NỘI DUNG
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊTƯ SẢN CỔ ĐIỂN ANH
1 Hoàn cảnh ra đời của học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh * Hoàn cảnh ra đời
– Vào thế kỷ thứ XVI - XVII sự thống trị của tư bản thương nghiệp thông qua việc thực hiện chủ nghĩa trọng thương chính là bộ phận của học thuyết tích luỹ nguyên thuỷ, dựa trên cướp bóc và trao đổi không ngang giá ở trong nước và quốc tế, làm thiệt hại lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng, kìm hãm sự phát triển của tư bản công nghiệp Khi nguồn tích luỹ nguyên thuỷ đã cạn thì chủ nghĩa trọng thương trở thành đối tượng phê phán Sự phê phán chủ nghĩa trọng thương đồng thời là sự ra đời một lý thuyết mới làm cơ sở lý luận cho cương lĩnh kinh tế của giai cấp tư sản, hướng lợi ích của họ vào lĩnh vực sản xuất Kinh tế chính trị tư sản cổ điển ra đời từ đó – Ở một số nước, do hậu quả của chủ nghĩa trọng thương, nền nông
nghiệp của bị đình đốn Cho nên việc đấu tranh chống chủ nghĩa trọng thương gắn liền với việc phê phán chế độ phong kiến nhằm giải thoát những ràng buộc phong kiến để phát triển nông nghiệp theo kiểu sản xuất tư bản chủ nghĩa, làm xuất hiện chủ nghĩa trọng nông Những đại biểu của chủ nghĩa trọng nông là những người đặt cơ sở cho việc nghiên cứu, phân tích nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Trang 6– Vào cuối thế VII – đầu thế kỉ XIX ở Anh, từ khi thương nghiệp mất dần đi ý nghĩa lịch sử, giai cấp tư sản Anh đã sớm nhận thấy sự phát triển mạnh mẽ của công trường thủ công, chủ nghĩa tư bản cùng với đó là cách mạng công nghiệp lần thứ nhất tại Anh: động cơ hơi nước Trọng tâm của nền kinh tế chuyển từ công nghiệp sang thương nghiệp Chủ nghĩa trọng thương đã lỗi thời Họ đã sớm nhận thấy lợi ích của họ trong sự phát triển công trường thủ công công nghiệp còn chỉ rõ: muốn làm giàu phải bóc lột lao động, lao động làm thuê của những người nghèo là nguồn gốc làm giàu vô tận cho người giàu Đó là điểm cốt lõi của kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh, là học thuyết kinh tế chủ yếu của giai cấp tư sản ở nhiều nước lúc bấy giờ * So sánh với học thuyết kinh tế chính trị Mác- Lênin:
– Chủ nghĩa Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX Đây là thời kỳ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở các nước Tây Âu đã phát triển mạnh mẽ trên nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp được thực hiện trước tiên ở nước Anh vào cuối thế kỷ XVIII Đặc biệt, sự xuất hiện giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử và cuộc đấu tranh mạnh mẽ của giai cấp này là một trong những điều kiện chính trị - xã hội quan trọng nhất cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác – Trong thời kỳ này, nhiều phát minh khoa học mang tính vạch thời
đại xuất hiện Những phát minh khoa học này không chỉ làm bộc lộ rõ tính hạn chế của phương pháp tư duy siêu hình mà còn tạo ra cơ sở khoa học để khắc phục phương pháp tư duy siêu hình này Đồng thời, chúng cũng cung cấp những cơ sở khoa học cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác Chủ nghĩa Mác ra đời còn là kết quả của sự kế thừa có chọn lọc, tiếp thu có phê phán toàn bộ những tinh hoa trong lịch sử tư tưởng của nhân loại từ cổ đại đến thời đại của C.Mác (1818-1883) và Ph.Ăngghen (1820-1895), nhưng trực tiếp nhất là triết học
Trang 7cổ điển Đức, kinh tế chính trị cổ điển Anh, chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp.
– Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa Mác được V.I.Lênin bổ sung, phát triển trong điều kiện chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, khoa học về thế giới vi mô phát triển và chủ nghĩa xã hội hiện thực được xây dựng ở nước Nga Xô viết, mở ra giai đoạn phát triển mới của chủ nghĩa Mác - Lênin Chủ nghĩa Mác - Lênin là một học thuyết khoa học và cách mạng, bởi nó phản ánh đúng quy luật khách quan vận động của lịch sử và đấu tranh xóa bỏ mọi hình thức nô dịch người, xây dựng một xã hội mà ở đó không còn người bóc lột người, người đàn áp người, người nô dịch người và sự tự do của mỗi người là điều kiện cho sự tự do của tất cả mọi người.
Nhận xét: Tình hình hoàn cảnh lịch sử của Mác đã xuất hiện thêm nhiều giai cấp mới điển hình là giai cấp vô sản cùng với đó có nhiều phát minh khoa học vĩ đại mang tính thời đại xuất hiện khiến cái nhìn của Mác mới mẻ và đầy đủ hơn so với A.Smith Học thuyết Mác có lợi thế hơn trong việc được nhìn tổng quan, tiếp thu tất cả học thuyết đi trước, từ đó đã có cái nhìn chính xác để tổng hợp vào học thuyết.
2 Đặc điểm của học thuyết – Lập trường giai cấp: Tư sản – Lý luận nền tảng: Giá trị lao động.
– Thị trường và nhà nước: đề cao vai trò của thị trường – Phương pháp nghiên cứu:
+ Trừu tượng hóa khoa học để tìm hiểu các mối liên hệ bản chất bên trong các hiện tượng và các quá trình kinh tế, nên đã rút ra những kết luận có giá trị khoa học.
Trang 8+ Do những hạn chế về mặt thế giới quan, phương pháp luận và điều kiện lịch sử cho nên khi gặp phải những vấn đề phức tạp, họ chỉ mô tả một cách hời hợt và rút ra một số kết luận sai lầm
*Các đại biểu: Wiliam Petty: (1623 - 1687) Adam Smith: (1723 - 1790).
David Ricardo: (1772 – 1823).
CHƯƠNG II: LÝ LUẬN TIỀN TỆ CỦA ADAM SMITH
1 Thân thế và sự nghiệp của Adam Smith
– A Smith là nhà kinh tế chính trị cổ điển, là một nhà kinh tế học, cũng như là một nhà triết học đạo đức nổi tiếng ở Anh và trên thế giới, một người mở đường của kinh tế chính trị, là một nhân vật then chốt trong thời kỳ Khai sáng Schottish, cũng được biết như là Cha đẻ của Kinh tế học hoặc Cha đẻ của Chủ nghĩa tư bản Ông xuất thân từ một gia đình viên chức thuế quan ở Kieccandi, một thành phố nhỏ xứ Scotland
– Năm 14 tuổi, Smith đã nhập học Đại học Glasgow khi ông 14 tuổi và đã nghiên cứu triết học đạo đức chịu ảnh hưởng của Francis Hutcheson Tại đây, ông đã phát triển niềm đam mê của ông về tự do, lý trí, và tự do ngôn luận Năm 1740, ông là sinh viên tốt nghiệp được nhận học bổng và giới thiệu để làm các nghiên cứu tại Đại học Balliol, Oxford, với học bổng 2 trường đại học lớn là Glassglow và Oxford Sau khi tốt nghiệp đại học, công nghiên cứu và giảng dạy ở Edinburgh và Glasgow Trong vòng 13 năm ông giảng về thần học, luân lý học, luật học, lôgic và các văn học
– Năm 1759, A Smith xuất bản cuốn "Lý luận về những tình cảm đạo đức " Cuốn sách này làm ông nổi tiếng Được viết ra với thể văn
Trang 9hào nhoáng, chải chuốt, chứa đựng nhiều giai thoại, mang tính chất phân tích và tác phẩm này đã tạo nên thứ ấn tượng sâu xa Adam Smith đã mô tả qua tác phẩm các nguyên tắc về "bản chất con người" và đặt vấn đề về nguồn gốc của khả năng tạo ra các phán xét luân lý, kể cả cách phán xét các hành vi của chính mình trong việc tư lợi và tự bảo tồn Adam Smith đã cho rằng trong mỗi người chúng ta có một "con người bên trong" đóng vai trò một người khách quan không thiên vị, thường chấp nhận hay lên án các hành động của chính ta và của các người khác.
– Trong vòng 12 năm ông chuẩn bị và viết tác phẩm chủ yếu “Nghiên cứu về bản chất và nguồn gốc của cải các nước” Tác phẩm viết vào năm 1776 Nó làm ông thêm nổi tiếng nhưng ông vẫn sống giản dị như trước
– A Smith là nhà tư tưởng tiên tiến của giai cấp tư sản ông môn thủ tiêu tàn tích phong kiến mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, kêu gọi tích lũy và phát triển lực lượng sản xuất theo ý nghĩa tư bản xem chế độ chủ tư bản chủ nghĩa là hợp lý duy nhất
– Thế giới quan của A.D Smith về cơ bản là duy vật tự phát máy móc còn xa lạ với phép biện chứng
– Phương pháp luận mâu thuẫn vừa khoa học vừa tầm thường Phương pháp luận của A.Smith dựa trên trật tự tự do thể hiện trong tư tưởng trật tự tự nhiên cho rằng một xã hội hội hợp với tự nhiên là xã hội tự do cạnh tranh giao lưu trao đổi hàng hoá Bằng phương pháp luận trừu tượng ông cố gắng phân tích bản chất bên trong của xã hội tư sản Nhưng ông lại cho rằng nhiệm vụ quan trọng của nền kinh tế học cùng tiền mô tả bức tranh cụ thể đời sống kinh tế để vạch ra chính sách kinh tế Điều đó dẫn đến tính hai mặt trong phương pháp luận của ông.
– Các tác phẩm của ông:
Trang 10+ "Lectures on Rhetoric and Belles Lettres," (1748) + "The Theory of Moral Sentiments," (1759.)
+ "Lectures on Rhetoric and Belles Lettres" (1762-1763; in 1958) + "Lectures on Jurisprudence," (1766)
+ "Account of the Life and Writings of David Hume", 1777 + “Thoughts on the State of the Contest with America", 1778 + "Essays on Philosophical Subjects", 1795 - gồm
+ "The Principles which Lead and Direct Philosophical Enquiries illustrated by the History of Astronomy"
+ The Principles which Lead and Direct Philosophical Enquiries illustrated by the History of the Ancient Physics"
+ The Principles which Lead and Direct Philosophical Enquiries illustrated by the History of the Ancient Logic and Metaphysics" "Of the External Senses"
+ "Of the Nature of that Imitation which takes place in what are called the Imitative Arts"
+"Of the Affinity between certain English and Italian Verses" + "Review of Johnson's Dictionary", 1755, Edinburgh Review + "Letter to the Authors", 1756, Edinburgh Review
+ "Preface and Dedication to William Hamilton's Poems on Several Occasions", 1748, 1758
+ "Account of the Life and Writings of Adam Smith LL.D." by Dugald Stewart, 1793, Transactions of the Royal Society of Edinburgh
+ " invisible hand, " 1776 2 Nội dung của lý luận tiền tệ Quan niệm về tiền tệ
Trang 11– Quan niệm về tiền trong kinh tế học: Bất cứ một phương tiện nào được thừa nhận chung để thanh toán cho việc giao hàng hoặc để thanh toán nợ nần Nó là phương tiện trao đổi
– Quan niệm về tiền theo Mác: Khái niệm tiền tệ theo Mac, tiền tệ là một đặc biệt hàng hóa, được tách ra từ hàng hóa thế giới, dùng để đo lường và hiện giá trị của tất cả các loại hàng hóa khác Nó trực tiếp có thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hóa.
Nội dung lý luận tiền tệ của Adam Smith
– Bản chất của tiền tệ: Tiền là một thứ hàng hóa tách ra
– Chức năng của tiền tệ: Ông cho rằng tiền chỉ là phương tiện kỹ thuật làm cho trao đổi được thuận tiện ông so sánh tiền với con đường rộng lớn trên đó người ta chở cỏ khô với lúa mì con đường không làm tăng thêm cỏ khô và lúa mì
– Ông cho rằng tiền giấy có nhiều ưu điểm tiền giấy rẻ hơn còn ích lợi cũng thế Ông cũng là người đầu tiên khuyên nên dùng tiền giấy Ông đánh đồng vai trò của tiền vào tiền giấy thậm chí còn coi trọng nên sử dụng tiền giấy vì cho rằng giá trị của tiền giấy rẻ hơn Tiến bộ: + Đã có cái nhìn đầu tiên đúng về chức năng của tiền
+ Chỉ ra được bản chất tiền tệ là hàng hóa
Hạn chế: + Chưa chỉ ra tính chất đặc biệt của thứ hàng hóa đóng vai trò tiền tệ.
+ Chưa phân tích được nguồn gốc ra đời của tiền tệ và sự phát triển hình thái giá trị
Trang 12+ Ông chưa chỉ ra được chức năng thước đo giá trị, chức năng thanh toán, chức năng lưu trữ và chức năng tiền tệ thế giới.
* So sánh với lý luận tiền tệ của C Mác: – C Mác cho rằng tiền tệ có 5 chức năng:
+ Thước đo giá trị: Khi thực hiện chức năng thước đo giá trị, tiền được dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của tất cả các hàng hóa khác nhau Để đo lường giá trị của các hàng hóa, tiền cũng phải có giá trị Vì vậy để thực hiện chức năng thước đo giá trị người ta ngầm hiểu đó là tiền vàng Sở dĩ như vậy là vì giữa giá trị của vàng và giá trị của hàng hóa trong thực tế đã phản ánh lượng lao động xã hội hao phí nhất định.
+ Phương tiện lưu thông: Khi thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, tiên được dùng làm môi giới cho quá trình trao đổi hàng hóa Để phục vụ lưu thông hàng hóa, ban đầu nhà nước đúc vàng thành những đơn vị tiền tệ nhất định, sau đó là đúc tiền bằng kim loại Dần dần, xã hội nhận thây, để thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, không nhất thiết phải dùng tiền vàng, mà chỉ cần tiền ký hiệu giá trị Từ đó tiền giấy ra đời và sau này là các loại tiền ký hiệu giá trị khác như tiền kế toán, tiền séc, tiền điện từ, gần đây với sự phát triển của thương mại điện tử, các loại tiền ảo xuất hiện (bitcoin) và đã có quốc gia chấp nhận bitcoin là phương tiện thanh toán Trong tương lai, có thể nhân loại sẽ phát hiện ra những loại tiền khác nữa để giúp cho việc thanh toán trong lưu thông trở nên thuận lợi.
Tiền giấy ra đời giúp trao đổi hàng hóa được tiến hành dễ dàng, thuận lợi và ít tốn kém hơn tiền vàng, tiền kim loại Tuy nhiên, tiền giấy chỉ là ký hiệu giá trị, bản thân chúng không có giá trị thực nên nhà nước phải in và phát hành số lượng tiền giấy theo yêu cầu của quy luật lưu thông tiền tệ,