Phân tích lý thuyết Bàn tay vô hình của Adam Smith. Ý nghĩa của lý thuyết này đối với Việt Nam

18 293 1
Phân tích lý thuyết Bàn tay vô hình của Adam Smith. Ý nghĩa của lý thuyết này đối với Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vào thế kỷ XVII, Châu Âu bước vào cuộc cách mạng công nghiệp tích lũy tư bản, sự chuyển biến phương thức sản xuất đã làm cho học thuyết kinh tế chủ nghĩa trọng thương không còn thích hợp và thay vào đó là kinh tế chính trị học tư sản ra đời. Nó là nền tảng khoa học của kinh tế thị trường ngày nay, một trong những đại biểu tiên phong cho xây dựng hệ thống ấy là Adam Smith. Adam Smith là người mở ra giai đoạn mới trong sự phát triển của kinh tế chính trị tư sản, ông là bậc tiền bối lớn nhất của Marx. Ông nổi tiếng với tác phẩm vĩ đại “ Sự giàu có của các quốc gia” – một tác phẩm đã dẫn đường cho nền kinh tế ngày nay. Trong tác phẩm ông đã chỉ ra có một bàn tay vô hình chi phối tài sản và cách thức của nền kinh tế. Lý thuyết này của ông có ảnh hưởng rất lớn đối với chủ nghĩa tư bản, nó đã chết ngự trong suốt thế kỉ XVII Nền kinh tế thế giới đang biến động không ngừng, luôn trong tình trạng bất ổn và nguy cơ có khủng hoảng cao, trong khi đó nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế nhỏ nên chỉ những biến động nhỏ của nền kinh tế thế giới cũng ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong thời kì nền kinh tế thị trường của chúng ta hiện nay Xuất phát từ nhận thức trên, em xin chọn nghiên cứu đề tài “ Phân tích lý thuyết Bàn tay vô hình của Adam Smith. Ý nghĩa của lý thuyết này đối với Việt Nam” Quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về chủ đề còn nhiều thiếu sót và hạn chế về mặt kiến thức, em rất mong nhận được sự góp ý và đánh giá của thầy cô để em có thể rút kinh nghiệm và hoàn thiện tốt bài tiểu luận. Em xin chân thành cảm ơn CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT LÝ LUẬN 1.1. Sơ lược về Adam Smith và phương pháp lý luận của Adam Smith 1.1.1: Tiểu sử của Adam Smith Adam Smith (17231790) là một nhân vật trầm lặng sống cuộc đời ẩn dật, một con người ít viết thư từ và đã ra lệnh đốt bỏ một số bản thảo khi gần qua đời. Vì vậy người đời sau hiểu rõ các tư tưởng của Adam Smith hơn là cuộc đời của nhà kinh tế học này. Từ đó không có tài liệu nào ghi rõ ngày sinh của ông mà chỉ biết rằng ông được rửa tội vào ngày 561723 tại Kirkcaldy, một ngồi làng đánh cá nhỏ gần thành phố Edinbug, Scotland. Năm 1737, ở tuổi 14 Adam Smith theo học Đại học Glasgow, một trung tâm danh tiếng của thời kỳ Khai sáng. Giảng dạy tại đại học này có giáo sư Francis Hutcheson nổi danh về ngành triết học luân lý, và các quan điểm về triết học của ông đã ảnh hưởng rất mạnh tới Adam Smith sau này. Tại Paris Adam Smith gặp gỡ và làm quen với nhóm các nhà lý thuyết cải cách xã hội, đứng đầu nhóm là Francois Quesnay. A.Smith là nhà tư tưởng tiên tiến của giai cấp tư sản, ông muốn thủ tiêu tàn tích phong kiến, mở đường cho TBCN phát triển, kêu gọi tích lũy và phát triển lực lượng sản xuất theo ý nghĩa tư bản, xem chế độ TBCN là hợp lý duy nhất. K.Marx coi A.Smith là nhà kinh tế học tổng hợp của công trường thủ công 1.1.2: Phương pháp luận của Adam Smith Thế giới quan của A.Smith về cơ bản là duy vật. Ông tiến xa hơn những người trước là tìm hiểu các quy luật kinh tế nhưng chủ nghĩa duy vật ở ông còn tự phát, máy móc, ông còn xa lạ với phép biện chứng. K.Mars đã phân tích một cách sâu sắc phương pháp luận của A.Smith – một phương pháp hai mặt mâu thuẫn, trộn lẫn các phần tử khoa học và tầm thường. Một mặt, đi sâu vào mối liên hệ bên trong của chế độ tư bản và có thể nói là đi vào cơ cấu sinh lý của nó; mặt khác, chỉ là mô tả, liệt kê, thuật lại bằng khái niệm có tính chất công thức những cái biểu hiện bề ngoài đời sống kinh tế. Hai mặt đó không những chúng sống yên ổn bên nhau mà còn xoắn xuýt lấy nhau và thường xuyên mâu thuẫn với nhau. Phương pháp luận mâu thuẫn, vừa khoa học vừa tầm thường của A.Smith có ảnh hưởng đến kinh tế tư sản sau này. 1.2. Lý thuyết “Bàn tay vô hình” 1.2.1: Khái niệm “Bàn tay vô hình” Lý thuyết “ Bàn tay vô hình ” được đề cập trong tác phẩm: “Sự giàu có của các quốc gia” hay còn có tên gọi là “ Của cải của các dân tộc” sáng tác năm 1776, cuốn sách được Adam Smith viết để lật lại quan điểm của những người ủng hộ chủ nghĩa trọng thương. Theo Adam Smith: Bàn tay vô hình đó vốn không nằm trong ý muốn ban đầu của con người. Chính bàn tay vô hình là cơ chế cân bằng của thị trường cạnh tranh sẽ làm cho phúc lợi cá nhân và hiệu quả kinh tế đạt tối đa. Bàn tay vô hình đó chính là các quy luật kinh tế khách quan chi phối hành động của con người. Adam Smith gọi hệ thống các quy luật khách quan đó là một trật tự thiên định. Ông chỉ ra các điều kiện cần thiết để cho các quy luật hoạt động là: Phải có sự tồn tại và phát triển sản xuất trao đổi hàng hóa, nền kinh tế phải phát triển trên cơ sở tự do kinh tế, tự do mậu dịch. Quá trình ấy được thực hiện bởi chính quá trình cạnh tranh giữa các lợi ích cá nhân . Không ai cần kế hoạch, không ai cần mệnh lênh, thì trường sẽ giải quyết tất cả. VD: Đâu đó người ta đang sản xuất quá nhiều giấy, bàn tay vô hình sẽ giải quyết vấn đề này qua cơ chế giá cả. Khi có quá ít giấy người ta sẽ tranh nhau mua để giá cao hơn khiến nhà sản xuất muốn làm thêm giấy để tăng lợi nhuận cho mình. Tuy nhiên khi giấy được sản xuất ra quá nhiều trở nên ế ẩm, nhà sản xuất phải hạ giá thành để có người mua giấy. Khi đó giá giảm và số lượng sản xuất cũng giảm. Sau nhiều lần cân chỉnh như nền kinh tế đã xác định được chính xác cần bao nhiêu tài nguyên để sản xuất giấy. Như vậy khiến nhà sản xuất muốn tăng tối đa lợi nhuận cho mình và người muốn mua giấy nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân đã giúp xã hội sử dụng tài nguyên 1 cách hiệu quả nhất. Nói rộng ra trên lí thuyết “Bàn tay vô hình” giúp con người xác định được số lượng cần sản xuất và giá cả của tất cả mặt hàng trên thị trường 1 cách vừa đủ thỏa mãn nhu cầu của xã hội, không thiếu không thừa. Nhờ Bàn tay vô hình nền kinh tế biết phải sản xuất gì với số lượng bao nhiêu mà không cần ai chỉ dẫn. 1.2.2: Quan điểm của Adam Smith về cơ chế thị trường Điểm xuất phát trong nghiên cứu lý luận kinh tế của Adam Smith là nhân tố “Con người kinh tế” • Con người kinh tế là một giả định trong lý thuyết kinh tế cho rằng con người hành động hợp lý khi xác định mục tiêu của mình và sau đó đưa ra quyết định phù hợp để thực hiện mục tiêu đó • Theo A.Smith, xã hội là sự liên minh những quan hệ trao đổi là đặc tính vốn có của con người. Chỉ có trao đổi và thông qua việc thực hiện những quan hệ trao đổi thì nhu cầu của người ta mới đc thỏa mãn Ông đã nêu ra những luận điểm quan trọng về cơ chế vận động của nền kinh tế thi trường, mà không cần có sự can thiệp của con người. Ông viết: Bạn nghĩ rằng bạn đang giúp cho hệ thống kinh tế bằng những quy định, ý định tốt đẹp và bằng những hành động can thiệp của mình? Không phải vậy hãy để mặc mọi sự việc xảy ra, đừng nhúng tay vào. Dầu nhờn của lợi ích cá nhân sẽ làm cho các bánh xe kinh tế hoạt động một cách gần như kì diệu, không cần kế hoạch, không cần quy tắc, thị trường sẽ giải quyết tất cả Adam Smith đã đề cao hiệu quả của lợi ích cá nhân, theo ông: Con người bao giờ cũng cần đến đồng loại của mình và thật vô ích khi chờ đợi sự tử tế duy nhất của họ. Sẽ thành công chắc chắn hơn, nếu nó hướng tới lợi ích cá nhân của họ… Anh hãy đưa cho tôi cần và anh sẽ có được ở tôi cái mà chính anh cần. Thị trường sẽ tạo ra sự hài hòa giữa các lợi ích bằng phương cách của nó A.Smith quan niệm hệ thống các quy luật kinh tế khách quan là một “Trật tự tự nhiên”. Để có sự hoạt động của trật tự tự nhiên này thì cần phải có những điều kiện nhất định. Đó là sự tồn tại và phát triển của sản xuất hàng hóa và trao đổi hàng hóa. Nền kinh tế phải được phát triển trên cơ sở tự do kinh tế. Cần thiết phải có tự do sản xuất, tự do liên doanh, liên kết, tự do mậu dịch. Trên cơ sở đó hình thành mối quan hệ giữa người với người là phụ thuộc vào nhau. Trong xã hội, với sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế hàng hóa, người ta luôn luôn có quan hệ kinh tế với nhau. Đó là sự hoạt động của các quy luật kinh tế khách quan hay còn gọi là “Bàn tay vô hình” Adam Smith cho rằng trong những điều kiện nhất định, nền kinh tế thị trường sẽ tự điều tiết một cách tự nhiên. Và sẽ sản xuất ra nhiều của cải vật chất hơn một nền kinh tế với thị trường bị kiểm soát mà thời đó gọi là chuẩn mực. Theo Adam Smith, cạnh tranh sẽ đem đến một nền kinh tế thịnh vượng, có khả năng tự điều chỉnh, loại bỏ những rào cản trong xuất khẩu, lao động và giá cả đồng nghĩa rằng tối đa hóa mọi thức thông qua giá cả rẻ hơn, đồng lương cao hơn và sản phẩm tốt hơn. Điều này sẽ mang đến tăng trưởng và sự ổn định Ông nhất mạnh ba đặc chưng của hệ thống tự điều chỉnh: Thứ nhất, tự do về các cá nhân có quyền sản xuất và trao đổi hàng hóa, lao động và vốn nếu họ thấy thích hợp Thứ hai là cạnh tranh về các cá nhân với nhau trong sản xuất và trao đổi hàng hóa, dịch vụ Thứ ba là hoạt động của cá nhân phải công bằng và trung thực dựa trên các nguyên tắc của xã hội. Adam Smith đã kết hợp ba nguyên tắc này trong phát biểu sau đây: “Mọi người khi không vi phạm pháp luận được phép hoàn toàn tự do mưu cầu lợi ích của bản thân theo cách riêng của mình và đc phép đem sự siêng năng và đồng vốn của mình cạnh tranh vs bất kì người hoặc nhóm người nào khác.” A.Smith biện luận rằng 3 thành tố này sẽ đem đến sự hài hòa, tự nhiên về lợi ích giữa công nhân, chủ đất và nhà tư bản. Với ví dụ về nhà máy sản xuất kim: Nhà quản lý và lao động phải cùng nhau làm việc để đạt kết quả và chiếc áo len làm ra chính là sự kết nối lao động cần thiết của công nhân, thương lái và người vận chuyển trên toàn thế giới. Ở tầm phổ quát những lợi ích của hàng triệu các nhân sẽ tạo một xã hội ổn định và thịnh vượng mà không cần sự điều hành trung tâm của nhà nước. 1.2.3: Quan điểm của Adam Smith về vai trò của nhà nước Theo Adam Smith, Nhà nước có các chức năng bảo vệ quyền sở hữu của các nhà tư bản, đấu tranh chống thù trong giặc ngoài và trừng phạt những kẻ phạm pháp. Vai trò kinh tế của Nhà nước được thể hiện khi những nhiệm vụ kinh tế vượt quá sức các doanh nghiệp như nhiệm vụ xác định đường sá, đào sông, đắp đê hay nhiệm vụ xác định những công trình kinh tế lớn… A.Smith cho rằng quy luật kinh tế là vô định, mặc dù chính sách kinh tế của Nhà nước có thể kìm hãm hoặc thúc đẩy sự hoạt động của các quy luật kinh tế Ông cũng cho rằng cần phải tôn trọng trật tự tự nhiên, tôn trọng “Bàn tay vô hình”. Hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa được phát triển theo sự điều tiết của bàn tay vô hình. Nhà nước không nên can thiệp vào kinh tế, hoạt động kinh tế vốn có cuộc sống riêng của nó Khi được hỏi: “Chính sách kinh tế nào phù hợp với trật tự tự nhiên?” A.Smith đã trả lời: Tự do cạnh tranh. Xã hội muốn giàu có phải phát triển kinh tế theo tinh thần tự do CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA CỦA LÝ THUYẾT ĐỐI VỚI VIỆT NAM 2.1 Ý nghĩa lý luận Lý thuyết “Bàn tay vô hình” của A.Smith chống lại tư tưởng của chủ nghĩa trọng thương, đặt tiền đề đòi hỏi được tự do kinh doanh, thích hợp với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong một thời kỳ dài. Tuy nhiên sau này, thực tế đã cho thấy những điểm chưa hoàn toàn hợp lý của lý thuyết này, và người ta vẫn phải dùng đến nhà nước là “bàn tay hữu hình” thông qua luật pháp, thuế và các chính sách kinh tế để điều chỉnh nền kinh tế xã hội kết hợp với cơ chế tự điều chỉnh theo thuyết “bàn tay vô hình” để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước Cũng giống như các nhà lý luận cổ điển khác, A.Smith ủng hộ mạnh mẽ tư tưởng tự do kinh tế, đề cao tự do cạnh tranh. Điều đó là hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh kinh tế xã hội của thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh. Trong tác phẩm “ Sự giàu có của các quốc gia” ông khẳng định rằng chế độ xã hội bình thường hợp với “trật tự tự nhiên” là xã hội tư bản, nền kinh tế bình thường là nền kinh tế phát triển trên cơ sở tự do cạnh tranh, xã hội bình thường là xã hội xây dựng trên cơ sở quy luật tự nhiên, còn xã hội không bình thường là sản phẩm của độc đoán, ngẫu nhiên và dốt nát của con người. Dựa vào lý thuyết “Bàn tay vô hình”, với sự thúc đẩy lợi ích cá nhân và sự điều tiết của thị trường cạnh tranh, A.Smith đã giải thích việc giá cả thị trường được cân bằng, không xa rời chi phí sản xuất thực tế hàng hóa. Ông đã giải thích việc xã hội làm như thế nào để hướng những người sản xuất hàng hóa phải cung cấp những hàng hóa mà xã hội cần, sự tương đồng cơ bản trong thu nhập của dân chúng ở mỗi trình độ sản xuất của một quốc gia. Nghĩa là ông đã tìm ra trong cơ chế thị trường một hệ thống tự điều tiết việc cung ứng cho xã hội một cách có trật tự. 2.2 Ý nghĩa thực tiễn 2.2.1: Về mặt xã hội Cuộc sống con người tùy mức sống văn minh sẽ có nhưng nhu cầu vật chất khác nhau. Mức sống càng cao, yêu cầu vật chất từ ăn no mặc ấm đã nâng lên ăn ngon mặc đẹp. Nhu cầu về cuộc sống tinh thần, tâm lý, được tôn trọng, được phục vụ cũng đòi hỏi những sản phẩm tinh thần mới, do đó mà sản phẩm hàng hỏa và dịch vụ phát triển không ngừng. Khi số lượng yêu cầu của một loại sản phẩm (vật chất hay tinh thần) lớn đến một mức độ nào đó thì sẽ tạo ra thị trường của sản phẩm ấy, nghĩa là có người mua, người bán, và bàn tay vô hình của nền kinh tế thị trường sẽ làm nhiệm vụ điều hòa. Số lượng, chất lượng, giá cả sản phẩm sẽ được đưa từ chỗ thừa đến chỗ thiếu, thúc đẩy một sản phẩm mới có ưu thế, có ích lợi hơn ra đời và loại bỏ sản phẩm lạc hậu, kém giá trị ra khỏi thương trường. Hoạt động của bàn tay vô hình thật là vô tư. Tuy nhiên, vì vô tư nên bàn tay vô hình cũng dễ bị lợi dụng. Người ta đã tạo ra những trạng thái giả tạo, bằng nhưng hiện tượng thiếu hụt hàng hóa tại một thời điểm, một địa phương nào đó, làm cho giá cả gia tăng đề trục lợi hoặc dùng những biện pháp hành chính ngăn cản những dòng hàng hóa vận hành theo quy luật cung cầu, làm cho giá cả biến động, thị trường bị méo dạng, hay đặt ra chính sách đối xử bất bình đẳng đối với mặt hàng, nguồn gốc xuất xử, đối tượng tham gia… Như vậy bàn tay vô hình sẽ bị lừa, sẽ vận hành một cách khập khễnh, từ đó một yêu cầu vô cùng chính đáng đặt ra là Nhà nước phải tham gia vào thị trường với mục tiêu là: gỡ bỏ rào cản, loại bỏ những yếu tố làm biến dạng thị trường, hướng dẫn sản xuất. Từ khi thực hiện đường lối đổi mới, chúng ta đã từng bước phục hồi nền kinh tề thị trường. Nhà nước đã từ đổi mới về mục đích cơ cấu và phương pháp vận hành dễ phù hợp với nền kinh tế thị trường ấy. Do đó mà đời sống xã hội đã có một bước tiến khá dài, đại bộ phận nhân dân từ chỗ thiếu ăn, thiếu mặc đang bước vào ngưỡng cửa ăn ngon mặc đẹp. Tuy nhiên, nếu so sánh với các nước chung quanh, thì khoảng cách tụt hậu chưa thể rút ngắn, điều này khiến chúng ta phải có những bước cải cách mới để tạo động lực mới, gia tăng tốc độ tăng trưởng cho nền kinh tế của chúng ta. 2.2.2: Về mặt Kinh tế Từ năm 1990 đến nay: • Giai đoạn 1991 1995: GDP bình quân tăng 8,2%năm Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,3%năm Nông nghiệp tăng 4,5%năm Lĩnh vực dịch vụ tăng 12%năm Tổng sản lượng lương thực 5 năm (1991 1995) đạt 125,4 triệu tấn, tăng 27% so với giai đoạn 1986 1990. • Giai đoạn 1996 2000: Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá. GDP bình quân của cả giai đoạn 1996 2000 đạt 7%; trong đó, nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,1%; công nghiệp và xây dựng tăng 10,5%; các ngành dịch vụ tăng 5,2%. “Nếu tính cả giai đoạn 1991 2000 thì nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân là 7,5%. So với năm 1990, GDP năm 2000 tăng hơn hai lần”. • Giai đoạn 2001 2005: Sự nghiệp đổi mới ở giai đoạn này đi vào chiều sâu (việc triển khai Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 2010 và Kế hoạch 5 năm 2001 2005 mà Đại hội IX của Đảng thông qua đã đạt được những kết quả nhất định). Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, theo hướng tích cực, năm sau cao hơn năm trước. Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm sự ổn định chính trị, xã hội, quốc phòng và an ninh. • Giai đoạn 2006 2010: Nền kinh tế vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá. GDP bình quân 5 năm đạt 7% Tổng vốn FDI thực hiện đạt gần 45 tỷ USD, vượt 77% so với kế hoạch đề ra. Tổng số vốn đăng ký mới và tăng thêm ước đạt 150 tỷ USD, gấp hơn 2,7 lần kế hoạch đề ra và gấp hơn 7 lần so với giai đoạn 2001 2005. Tổng vốn ODA cam kết đạt trên 31 tỷ USD, gấp hơn 1,5 lần so với mục tiêu đề ra; giải ngân ước đạt khoảng 13,8 tỷ USD, vượt 16%. GDP năm 2010 tính theo giá thực tế đạt 101,6 tỷ USD, gấp 3,26 lần so với năm 2000. • Giai đoạn 20112019: Nhìn chung, các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều có bước phát triển khá, trong đó sự phát triển ổn định trong ngành nông nghiệp, nhất là sản xuất lương thực đã bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; sản phẩm công nghiệp phát triển ngày càng đa dạng và phong phú về chủng loại, chất lượng được cải thiện, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, bảo đảm cung cầu của nền kinh tế, giữ vững thị trường trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu; chú trọng đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp mới, công nghệ cao; khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng ổn định. Sự phục hồi và đạt mức tăng trưởng khá này đã tạo cơ sở vững chắc để quá trình thực hiện kế hoạch 5 năm (2011 2015) trong những năm sau đạt kết quả vững chắc hơn. Về mặt lam phát ở Việt Nam thời kì này: Bảng 2.1: CPI của Việt Nam từ 20162019 Nguồn:Cổng thông tin điện tử ngân hàng nhà nước Việt Nam Năm 2016 được coi là thành công trong việc kiểm soát lạm phát trong điều kiện giá một số mặt hàng thiết yếu tăng trở lại nhưng vẫn tạo điều kiện để điều chỉnh giá một số mặt hàng do nhà nước quản lý tiệm cận dần theo giá thị trường Năm 2017: CPI bình quân tăng 3,53% so với năm 2016 và tăng 2,6% so với tháng 12 năm 2016. Bình quân năm 2017 lạm phát cơ bản là 1,41% thấp hơn mức kế hoạch từ 1,6 1,8%, cho thấy chính sách tiền tệ vẫn đang được điều hành ổn định Năm 2018: Năm 2018 được coi là thành công trong việc kiểm soát lạm phát. Theo đó, CPI bình quân năm 2018 tăng 3,54% so với năm 2017 và tăng 29,8% so với tháng 12 năm 2017. Năm 2019: Theo tính toán của Bộ Tài chính, chỉ số lạm phát (CPI) của năm 2019 ước tính tăng 2,73%. Như vậy lạm phát năm 2019 thấp nhất trong 3 năm gần đây khi năm 2018 là 3,54% và năm 2017 là 3,53% Thành quả Quy mô nền kinh tế GDP Bảng 2.2: Sự gia tăng GDP bình quân đầu người ( theo PPP) trong giai đoạn 19802018 của Việt Nam và ba quốc gia được chọn để so sánh. Nguồn:Tổng cục thống kê (2019) Trong lĩnh vực hội nhập kinh tế Quốc tế 35 năm đổi mới cũng là một chặng đường hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức. Việt Nam đã thiết lập được nhiều quan hệ đối tác chiến lược về kinh tế; tích cực xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015 và hoàn thiện thị trường trong nước đầy đủ hơn theo cam kết WTO. Đến nay, đã có 71 quốc gia công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường, trong đó có các đối tác thương mại lớn của Việt Nam CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC 3.1 Giải pháp Lý thuyết “Bàn tay vô hình” của Adam Smith mới chỉ quan tâm đến mặt tích cực của thị trường, mà không thấy tác động tiêu cực hay thất bại mà tự nó không thể khắc phục được: như độc quyền, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng kinh tếm thất nghiệp, sự phân phối bất bình đẳng, vì thế ông đã tuyệt đối hóa vai trò của thị trường, phủ nhận vai trò của kinh tế nhà nước. Việc nghiên cứu lý thuyết này có ý nghĩa cần có cái nhìn khách quan, khoa học về cơ chế thị trường, không nên coi thị trường là sự hoàn hảo trong điều tiết nền kinh tế. Sự điều tiết của nhà nước đối với nền kinh tế thị trường là cần thiết để ngăn ngừa, khắc phục những thất bại của thị trường để thị trường hoạt động có hiệu quả. Nhà nước có thể làm tăng hiệu quả của thị trường , khắc phục những khuyết tật của cơ chế “Bàn tay vô hình” , nền kinh tế hiện địa cần được điều hành bởi sự kết hợp giữa “bàn tay vô hình” của thị trường với “bàn tay hữu hình” của nhà nước thông qua luật pháp, thuế và nhiều biện pháp kinh tế, tài chính khác, vai trò vĩ mô cũng như vi mô của nhà nước ngày cảng trở nên quan trọng trong nền kinh tế thị trường Trong công cuộc đổi mới, nhà nước cần đầu tư xây dựng, quản lý các doanh nghiệp kinh tế nhà nước một cách thỏa đáng với vị trí của nó, nhưng không được bù lỗ dưới bất cứ dạng thức nào, doanh nghiệp kinh tế nhà nước chịu sự chỉ đạo định hướng sản xuất của nhà nước và được ưu tiên đầu tư, song nó phải năng động đua tranh về mọi mặt để cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Ngoài ra, cần chống độc quyền trong kinh tế, độc quyền đem lại những đặc quyền, đặc lợi mới cho một ít người, trong khi toàn thể xã hội phải trả giá, cạnh tranh mới là nguyên tắc có tính nền tảng của kinh tế thị trường. Những doanh nghiệp nào yếu kém, thua lỗ sẽ bị phá sản, các nguồn lực của doanh nghiệp đó sẽ được chuyển sang các doanh nghiệp khác, hoạt động có hiệu quả hơn chứ không bị mất đi 3.2 Liên hệ bản thân Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu về lý thuyết về “bàn tay vô hình”, bản thân em – là một người trẻ đã ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình để góp phần xây dựng và phát triển nền kinh tế của đất nước. Đó là am hiểu một kĩ càng các học thuyết kinh tế, các quan điểm, lý luận của các nhà kinh tế, chính trị học, đó là nền móng, là tiền đề của sự phát triển nền kinh tế hiện đại. Từ các học thuyết đó, chúng ta phải biết cách vận dụng, phát huy, không ngừng sáng tạo, đổi mới kết hợp với sự quản lý, điều tiết của nhà nước để đưa ra các chính sách, phương án phù hợp giúp thúc đẩy, phát triển nền kinh tế. KẾT LUẬN Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu về đề tài, ta có thể thấy được những ưu, nhược điểm của “ bàn tay vô hình”. Tuy có nhiều nhược điểm nhưng chúng ta không thể phủ nhận giá trị của lí thuyết này. Nó đã ủng hộ tư tưởng tự do kinh doanh trong thời kì những luật lệ hà khắc là chướng ngại lớn cản trở sự phát triển kinh tế. Bản chất và giá trị của khái niệm bàn tay vô hình không thay đổi, nó vẫn là cơ chế ưu việt. Điều chúng ta cần lưu ý đến là những khiếm khuyết của cơ chế này do các vấn đề ngoại ứng, chi phí dao dịch và thông tin không cân xứng. Vậy câu hỏi đặt ra là: “làm sao để phát huy được tác dụng của bàn tay vô hình trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay ?”. Đấy là sự phối hợp giữa bàn tay vô hình – như lý thuyết của A. Smith và bàn tay hữu hình của Chính phủ. Chính phủ có vai trò quan trọng trong điều tiết nền kinh tế khi mà bàn tay vô hình không thể phát huy được tác dụng. Tuy nhiên, sự tham gia của Chính phủ chỉ nên hướng đến giải quyết những vấn đề khiếm khuyết của cơ chế, không nên can thiệp quá sâu vì nó có thể sẽ dẫn đến những hậu quả tồi tệ hơn. Bởi vậy, Chính phủ nên kết hợp “bàn tay vô hình” và “bàn tay hữu hình” một cách có hiệu quả để đưa nền kinh tế ngày càng phát triển hơn nữa.

... hợp với trật tự tự nhiên?” A.Smith trả lời: Tự cạnh tranh Xã hội muốn giàu có phải phát triển kinh tế theo tinh thần tự CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA CỦA LÝ THUYẾT ĐỐI VỚI VIỆT NAM 2.1 Ý nghĩa lý luận Lý thuyết. .. kinh tế tư sản sau 1.2 Lý thuyết ? ?Bàn tay vô hình? ?? 1.2.1: Khái niệm ? ?Bàn tay vơ hình? ?? Lý thuyết “ Bàn tay vơ hình ” đề cập tác phẩm: “Sự giàu có quốc gia” hay cịn có tên gọi “ Của cải dân tộc” sáng... dụng bàn tay vô hình kinh tế Việt Nam ?” Đấy phối hợp bàn tay vơ hình – lý thuyết A Smith bàn tay hữu hình Chính phủ Chính phủ có vai trị quan trọng điều tiết kinh tế mà bàn tay vơ hình khơng thể

Ngày đăng: 27/11/2021, 23:40

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Sinh viên thực hiện : Nguyễn Ngọc Hà

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan