Điểm kết luận cuối cùng:……… Trang 4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NCTN Người chưa thành niên LHQ Liên Hợp Quốc BLHS Bộ luật Hình sự TNHS Trách nhiệm hình sự VPPL Vi phạm pháp luật UNCRC/CRC Côn
lOMoARcPSD|38542684 BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÀI TẬP NHÓM MÔN: TƯ PHÁP Đ퐃ĀI VỚI NGƯỜI CHƯA TH䄃NH NI䔃ȀN Đề bài: Hãy trình bày và phân tích các nguyên tắc xử lý đối với NCTN phạm tội? Theo em các nguyên tắc xử lý đối với NCTN phạm tội ở Việt Nam đã phù hợp với chuẩn mực quốc tế chưa? Tại sao? NHÓM : 06 LỚP : NO1.TL1 Hà Nội, 2023 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 1 I - LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT NGƯỜI CHƯA TH䄃NH NIÊN 1 1 Khái niệm người chưa thành niên, người chưa thành niên phạm tội 1 2 Xử lý NCTN phạm tội 1 II - THỰC TRẠNG VỀ NCTN PHẠM TỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 2 III - PHÂN TÍCH CÁC NGUY䔃ȀN TẮC XỬ LÝ Đ퐃ĀI VỚI NCTN 3 1 Nguyên tắc thứ nhất ( khoản 1 Điều 91 BLHS năm 2015) 3 2 Nguyên tắc thứ hai (khoản 2 Điều 91 BLHS năm 2015) 3 3 Nguyên tắc thứ ba (khoản 3 Điều 91 BLHS năm 2015) 4 4 Nguyên tắc thứ tư (khoản 4 Điều 91 BLHS năm 2015) 4 5 Nguyên tắc thứ năm (các khoản 5, 6 Điều 91 BLHS năm 2015) 5 6 Nguyên tắc thứ sáu (khoản 7 Điều 91 BLHS năm 2015) 6 IV - ĐÁNH GIÁ TÍNH PHÙ HỢP CỦA CÁC NGUY䔃ȀN TẮC XỬ LÝ NCTN PHẠM TỘI Ở VIỆT NAM VỚI CÁC CHUẨN MỰC QU퐃ĀC TẾ V䄃 GIẢI THÍCH 6 1 Chuẩn mực quốc tế về xử lý NCTN phạm tội 6 2 Tính phù hợp của các nguyên tắc xử lý NCTN phạm tội ở Việt Nam so với các chuẩn mực quốc tế và giải thích 8 KẾT LUẬN 11 DANH MỤC T䄃I LIỆU THAM KHẢO 12 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM Ngày: Địa điểm: Nhóm số: Lớp: Khóa: Tổng số thành viên của nhóm: Có mặt: Vắng mặt: Có lý do: ………………… Không lý do: Nội dung: Tên bài tập: Môn học: Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm số: Kết quả như sau: …………………………… STT Mã SV Họ và tên Nhiệm Đánh giá Đánh giá vụ của SV SV của GV ký GV A B C tên Điểm Điểm ký (số) (chữ) tên 1 452253 Trần Thị Huyền Nội dung 2 4537107 Nguyễn Thục Linh Nội dung 3 4537118 Tạ Như Thảo Nội dung 4 470569 Đào Trà My Nội dung 5 470646 Vũ Ngọc Mai Nội dung 6 470650 Lưu Thị Vân Anh Nội dung 7 470928 Nguyễn Thị Ngọc Trâm Nội dung 8 470917 Trương Ngọc Tuyết Anh Tổng hợp thuyết trình 9 452248 Nguyễn Cẩm Tú Tổng hợp thuyết trình 10 470915 Đỗ Nguyễn Hoàng Duy Làm PPT 11 470904 Nguyễn Thị Thanh Huyền Làm PPT Kết quả điểm bài viết: Hà Nội, ngày tháng năm 2023 - Giáo viên chấm thứ nhất:.…………… NHÓM TRƯỞNG - Giáo viên chấm thứ hai:.……………… Kết quả điểm thuyết trình:…………… - Giáo viên cho thuyết trình:…………… Điểm kết luận cuối cùng:……………… - Giáo viên đánh giá cuối cùng:………… Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NCTN Người chưa thành niên LHQ Liên Hợp Quốc BLHS Bộ luật Hình sự TNHS VPPL Trách nhiệm hình sự UNCRC/CRC Vi phạm pháp luật Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em UNICEF (The United Nations Convention on the rights of the child) Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (United Nations International Children's Emergency Fund) Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 MỞ ĐẦU Tình trạng NCTN phạm tội đang là một trong những vấn đề được xã hội quan tâm Do chưa phát triển hoàn thiện về mặt thể chất và nhân cách nên việc bảo vệ, chăm sóc NCTN; việc phòng ngừa và điều tra tội phạm, xử lý NCTN phạm tội vừa mang tính pháp lý vừa mang tính nhân văn Hơn nữa, việc xử lý NCTN phạm tội nhằm giáo dục, giúp đỡ họ nhận ra sai lầm và sửa chữa để phát triển thành công dân tốt, bên cạnh đó do đặc điểm của NCTN mà pháp luật nước ta cũng đã quy định nguyên tắc khi xử lý NCTN phạm tội nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhóm đối tượng này Để tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này, nhóm chúng em xin chọn đề bài tập nhóm số 09 để nghiên cứu: “Hãy phân tích các nguyên tắc xử lý đối với NCTN phạm tội? Theo em các nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam đã phù hợp với chuẩn mực quốc tế hay chưa? Tại sao?” NỘI DUNG I - LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT NGƯỜI CHƯA TH䄃NH NI䔃ȀN 1 Khái niệm người chưa thành niên, người chưa thành niên phạm tội Người chưa thành niên (NCTN) được coi là người chưa trưởng thành đầy đủ cả về thể chất lẫn tinh thần Vì tình trạng chưa trưởng thành đó, họ không thể tự quyết định hoặc tự mình tham gia vào những quan hệ pháp luật nhất định Tiếp cận từ góc độ chuẩn mực pháp lý quốc tế được hiểu là người dưới độ tuổi trưởng thành Theo các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của LHQ về hoạt động tư pháp đối với NCTN 1985 (Các quy tắc Bắc Kinh) quy định “NCTN là một trẻ em hoặc một thanh thiếu niên, theo những hệ thống pháp luật tương ứng sẽ được xử lý về một hành vi VPPL theo cách khác với người trưởng thành” (Quy tắc 2.2(a)) Dưới góc độ pháp luật quốc gia, trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay cũng chưa có một khái niệm rõ ràng về NCTN, nhưng có thể định nghĩa NCTN là những người chưa đủ 18 tuổi Vì trong khoa học NCTN ở độ tuổi này chưa phát triển hoàn toàn về nhận thức hoặc nhân cách nên chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của một công dân theo quy định Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, người chưa đủ 18 tuổi được giải thích rất cụ thể trong Điều 21 là NCTN Người chưa thành niên phạm tội (NCTN phạm tội) là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là phạm tội Đây là chủ thể của tội phạm nhưng cũng là đối tượng được bảo vệ đặc biệt 2 Xử lý NCTN phạm tội BLHS quy định rõ mục đích của việc xử lý NCTN phạm tội là nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội BLHS yêu cầu bảo đảm lợi ích tốt nhất của NCTN phạm tội trong quá trình xử lý cùng với những 1 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 chính sách hình sự đặc thù như sau: - Việc xử lý NCTN phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm; - Việc truy cứu TNHS NCTN phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào nhiều yếu tố; BLHS quy định việc miễn TNHS và áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục đối với NCTN phạm tội Đây chính là một cơ chế xử lý chuyển hướng để cho phép chuyển NCTN phạm tội ra khỏi hệ thống tư pháp hình sự để giám sát, giáo dục tại cộng đồng Đặc biệt, BLHS 2015 đã có nhiều quy định về xử lý NCTN phạm tội phù hợp với thực tiễn: i) mở rộng phạm vi áp dụng biện pháp miễn TNHS đối với cả người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội; ii) quy định rõ hơn các điều kiện miễn TNHS; iii) quy định biện pháp giám sát, giáo dục bao gồm: khiển trách, hòa giải tại cộng đồng và biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người được miễn TNHS II - THỰC TRẠNG VỀ NCTN PHẠM TỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành đã có quy định rất cụ thể về việc người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; còn người từ đủ 16 tuổi trở lên thì phải chịu TNHS đối với mọi loại tội phạm Tuy nhiên trên thực tế, rất nhiều thanh, thiếu niên không biết được việc làm sai trái của mình có thể bị pháp luật xử lý hoặc nhiều trường hợp bị dụ dỗ phạm tội hay gián tiếp phạm tội mà không biết mình đã VPPL Thống kê của Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an cho biết từ năm 2018 đến quý I/2021, cả nước ghi nhận hơn 10.000 vụ NCTN VPPL, với 16.000 đối tượng có liên quan Trong đó, nữ giới chiếm 5%, nam giới chiếm đến 95% Theo thống kê mới nhất của Bộ Công an, tỷ lệ gây án ở tuổi vị thành niên trên địa bàn cả nước là 5,2% đối với người dưới 14 tuổi, 24,5% đối với người từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và 70,3% đối với người từ 16 đến dưới 18 tuổi Loại hành vi mà NCTN thực hiện, chiếm tỉ lệ lớn là xâm phạm sở hữu (khoảng 46%), trong đó hành vi trộm cắp tài sản chiếm gần 38% Các hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm người khác chiếm hơn 18% trên tổng số vi phạm Về giới tính, độ tuổi, 96% NCTN VPPL là nam giới, chủ yếu từ 16 đến dưới 18 tuổi Trong tổng số NCTN VPPL thì đa số là vi phạm lần đầu, có gần 24% không biết chữ hoặc chỉ học tiểu học; gần 48% đã thôi học; gần 21% NCTN bị khởi tố có hoàn cảnh gia đình không thuận lợi như bố hoặc mẹ bị phạt tù, ly dị hoặc đi lang thang 2 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 Tình hình người dưới 18 tuổi phạm tội có sự khác nhau giữa mỗi vùng miền, khu vực Đặc biệt các khu vực thành phố lớn, các khu đô thị đông dân, các khu công nghiệp phát triển thì tỷ lệ người dưới 18 tuổi phạm tội lớn hơn rất nhiều so với các tỉnh, thành phố ở địa phương, các khu vực thuần nông Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung có đông NCTN VPPL nhất Tuy nhiên, Tây nguyên lại là vùng có tỷ lệ NCTN VPPL cao nhất, khoảng 45 em trên 100.000 dân số chưa thành niên.1 Các số liệu được thống kê nêu trên và thực tế trong thời gian qua cho thấy số vụ án, số lượng NCTN VPPL dưới 18 tuổi phạm tội khá lớn với tính chất ngày càng nghiêm trọng Sở dĩ điều này, một phần là do nhận thức còn hạn chế của thanh thiếu niên về các quy định pháp luật, một phần do định hướng của gia đình, nhà trường, xã hội đối với lứa tuổi này chưa đạt được hiệu quả Số trẻ em VPPL thường sống trong môi trường thiếu lành mạnh, bố mẹ không quan tâm, có những trẻ có hoàn cảnh đáng thương, từ đó nhiều thanh thiếu niên phát triển theo chiều hướng lệch lạc và tạo nên hành vi nổi loạn, hay bị lôi kéo bởi các đối tượng xấu III - PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN TẮC XỬ LÝ Đ퐃ĀI VỚI NCTN 1 Nguyên tắc thứ nhất ( khoản 1 Điều 91 BLHS năm 2015) “ Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội” Việc xử lý NCTN phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.” Nhóm NCTN là những nhóm đối tượng vẫn cần sự quan tâm, che chở nhiều từ xã hội để họ có thể trưởng thành về mặt thể chất và nhận thức về xã hội Xét dưới độ sinh học, tâm lý học đây là nhóm đối tượng đang trong giai đoạn có những bước thay đổi đáng kể về thể chất, tâm lý muốn được làm người lớn, muốn được mọi người công nhận, vậy nên nhóm đối tượng này rất dễ phạm vào các tội phạm có liên quan đến sử dụng bạo lực thậm chí là giết người Xuất phát từ những yếu tố trên, bắt buộc việc xử lý trách nhiệm đối với người phạm tội chưa thành niên không phải là nhằm mục đích trừng phạt, răn đe mà chính yếu là nhằm mục đích giáo dục, giúp họ nhận thức được sai lầm và sửa sai 2 Nguyên tắc thứ hai (khoản 2 Điều 91 BLHS năm 2015) “Người dưới 18 tuổi c漃Ā nhiều t椃nh tiết giảm nh攃⌀, tự nguyện khắc phực phần lớn hậu quả (nếu không thuộc trường hợp mìn TNHS theo quy đ椃⌀nh của Điều 29 BLHS năm 2015) 1 Nông Đức Tài, “Pháp luật đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật”, Xây dựng Đảng (2021) 3 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 th椃 c漃Ā thể được mìn TNHS và b椃⌀ áp dụng một trong các biện pháp giám sát, giáo dục nếu th漃ऀa mãn điều kiện nhất đ椃⌀nh theo quy đ椃⌀nh của BLHS năm 2015.” Nguyên tắc này dựa trên cơ sở chính sách nhân đạo, tinh thần chung của chuẩn mực quốc tế ghi nhận tại UNCRC Có thể quyết định miễn TNHS đối với NCTN phạm tội, đồng thời áp dụng các biện pháp thay thế Đảm bảo sự “phù hợp với điều kiện tâm, sinh lý và yêu cầu giáo dục” tạo cơ hội cho NCTN phạm tội tiếp tục sống, học tập, lao động tại cộng đồng, nhận thức được sai lầm và tự cải tạo mình thành người có ích thông qua sự giám sát, giáo dục của gia đình, cộng đồng, từ đó hạn chế hoặc loại trừ các nguy cơ có thể tác động dẫn đến NCTN phạm tội Có thể thấy khả năng được miễn TNHS của nhóm tội phạm là NCTN rộng hơn nhiều so với nhóm tội phạm thông thường Điều kiện để được miễn TNHS và bị áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục gồm: Điều kiện thứ nhất: Người chưa thành niên phạn tội thuộc một trong các trường hợp sau đây (điểm a, b, c khoản 2 Điều 91 BLHS năm 2015) Điều kiện thứ hai: Có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả Điều kiện thứ ba: Không thuộc các trường hợp miễn TNHS quy định tại Điều 29 BLHS 3 Nguyên tắc thứ ba (khoản 3 Điều 91 BLHS năm 2015) “Việc truy cứu TNHS người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào những đặc điểm về nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.” Theo nguyên tắc này không phải mọi trường hợp NCTN phạm tội đều xử lý hình sự Xuất phát từ mục đích giáo dục, hướng thiện, giúp đỡ NCTN phạm tội sửa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội là mục đích quan trọng hàng đầu2 Khi xem xét thụ lý vụ án, các cơ quan tiến hành tố tụng phải đánh giá, xem xét đưa ra truy cứu TNHS đối với NCTN phạm tội, không phải mọi trường hợp NCTN phạm tội đều bị truy cứu TNHS Mà chỉ trong trường hợp cần thiết thì mới truy cứu TNHS và áp dụng hình phạt đối với họ Ngay cả khi cần thiết phải truy cứu TNHS đối với NCTN phạm tội thì cũng phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm Như vậy, NCTN phạm tội là một chủ thể đặc biệt vì vậy việc căn cứ truy cứu TNHS và áp dụng hình phạt đối với NCTN cần phải tập trung vào yếu tố “phòng ngừa” chứ không phải là “phòng chống” tội phạm 4 Nguyên tắc thứ tư (khoản 4 Điều 91 BLHS năm 2015) 2 Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tư pháp đối với NCTN, Nxb Tư pháp, Hà Nội 2020 4 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 “Khi xét xử, Tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc mìn TNHS và áp dụng một trong các biện pháp quy đ椃⌀nh tại Mục 2 hoặc việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng quy đ椃⌀nh tại Mục 3 Chương này không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa.” Nguyên tắc này cụ thể hóa thêm một bước nguyên tắc thứ ba, theo đó ngay cả khi đã xác định là cần thiết phải truy cứu TNHS đối với NCTN phạm tội, việc áp dụng hình phạt với họ phải thật sự cân nhắc, thận trọng và chỉ nên coi là biện pháp cuối cùng được áp dụng Nội dung nguyên tắc này đòi hỏi các Tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc miễn TNHS hoặc áp dụng một trong các biện pháp giáo dục không có hiệu quả Ưu điểm của biện pháp này đó là tính nhân đạo của pháp luật, áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi thì phải áp dụng các biện pháp không phải là hình phạt trước tùy từng trường hợp và mức độ khác nhau Cùng với những ưu điểm thì cũng tồn tại một số nhược điểm của biện pháp này đó là dễ để NCTN sa ngã vào con đường cũ và làm cho họ chưa thấy được sự răn đe nghiêm khắc của hình phạt khi vi phạm và dễ để lọt các đối tượng gây nguy hiểm cho xã hội sau này 5 Nguyên tắc thứ năm (các khoản 5, 6 Điều 91 BLHS năm 2015) Khoản 5 Điều 91 BLHS năm 2015 quy đ椃⌀nh: “Không xử phạt tù chung thân hoặc tử h椃nh đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.” Điều luật này khẳng định rõ nguyên tắc không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội Quy định này phù hợp với nguyên tắc việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội Theo khoản 6 Điều 91 BLHS 2015: “Tòa án áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nh攃⌀ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.” Trong số các biện pháp chế tài có thể được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, hình phạt tù có thời hạn là biện pháp chế tài nghiêm khắc nhất Loại hình phạt này được quy định áp dụng với tính cách là lựa chọn cuối cùng của Tòa án khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa đối với người dưới 18 tuổi phạm tội Đây cũng là nguyên tắc xử lý, đồng thời cũng là căn cứ quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội 5 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 Trong trường hợp cần áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thì mức án tù được Tòa án áp dụng không chỉ thấp hơn so với mức án tù áp dụng đối với người đủ 18 tuổi phạm tội tương ứng mà còn phải là mức ngắn nhất thích hợp đối với trường hợp phạm tội đó 6 Nguyên tắc thứ sáu (khoản 7 Điều 91 BLHS năm 2015) “Án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội, th椃 không tính để xác đ椃⌀nh tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.” Tái phạm và tái phạm nguy hiểm là một trong những tình tiết tăng nặng được quy định tại điểm h Điều 52 BLHS 2015 Tuy nhiên theo quy định của BLHS 2015 thì nguyên tắc này không được áp dụng với NCTN phạm tội, theo đó chỉ những trường hợp án đã tuyên đối với NCTN phạm tội từ đủ 16 tuổi trở lên thì mới được tính là tái phạm, tái phạm nguy hiểm Điều này xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của NCTN khi chưa đủ 16 tuổi ý thức phạm tội chưa sâu sắc nên hiện thực hiện tội phạm không phản ánh bản chất nguy hiểm trong nhân thân của họ Do đó, không xem xét án đã tuyên họ khi chưa đủ 16 tuổi để xác định tái phạm hay tái phạm nguy hiểm Như vậy, có thể thấy rằng nguyên tắc này trú trọng đến lợi ích của NCTN, tạo cơ hội cho họ hướng thiện nhiều hơn để họ cảm nhận được sự quan tâm từ xã hội là bước đệm dể họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội Từ những vụ án chấn động dư luận với tội phạm là trẻ chưa thành niên, chúng ta thấy rằng họ phạm tội một cách non nớt, hành vi phạm tội diễn ra bồng bột do ảnh hưởng từ những cái xấu ngoài xã hội bên cạnh đó lại không được ba mẹ, nhà trường quan tâm sát sao Từ nguyên tắc này ta thấy Đảng và Nhà nước đang cho họ một cơ hội để quay trở lại làm lại cuộc đời, hơn thế nữa quy định như vậy là phù hợp với tinh thần của chuẩn mực quốc tế (khoản 1 Điều 3 UNCRC) IV - ĐÁNH GIÁ TÍNH PHÙ HỢP CỦA CÁC NGUYÊN TẮC XỬ LÝ NCTN PHẠM TỘI Ở VIỆT NAM VỚI CÁC CHUẨN MỰC QU퐃ĀC TẾ VÀ GIẢI THÍCH 1 Chuẩn mực quốc tế về xử lý NCTN phạm tội 1.1 Tình hình NCTN phạm tội ở một số quốc gia trên thế giới Dưới góc độ pháp luật tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội phạm của NCTN nói riêng là một trong những vấn đề đáng quan tâm bởi hiện tượng này tác động đến tính ổn định về chính trị, văn hóa, xã hội của quốc gia Trong những năm gần đây, NCTN phạm tội ở một số quốc gia trên thế giới có sự thay đổi đáng kể Ví dụ, tại Trung Quốc, trong thời gian từ năm 2018 – 2022, các cơ quan kiểm sát trên toàn Trung Quốc đã thụ lý, xét xử 327.000 vụ án trẻ vị thành niên phạm tội, trung bình mỗi năm tăng 7,7% Trong đó, số trẻ vị thành niên chưa tròn 16 tuổi là 4.600 người vào năm 6 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 2018, tăng lên 8700 người vào năm 2022, trung bình tăng 16,7% mỗi năm Đã có tổng cộng 179.000 trẻ vị thành niên liên quan đến tội phạm hình sự nghiêm trọng bị truy tố trong 5 năm qua Vào năm 2018 có 16% NCTN phạm tội bị bắt vì tội hiếp dâm NCTN ở Trung Quốc có sự phân chia rõ ràng khi một bộ phận nhỏ ở thành thị, một bộ phận nhỏ ở nông thôn.3 Số liệu mới từ Cơ quan Thống kê Tội phạm cho thấy ở tiểu bang Victoria (Úc) 2022, các vụ liên quan đến trẻ em từ 10 đến 17 tuổi đã tăng hơn 18% Tội phạm trong độ tuổi từ 10 đến 14 tăng 37,3% so với năm trước Điều này đã làm dấy lên sự kêu gọi một cách tiếp cận mới để giải quyết tội phạm thanh thiếu niên Có thể thấy, ở một vài quốc gia đông dân nhất thế giới tình hình tội phạm chưa thành niên có sự chênh lệch đáng kể Chính những điều này khiến các nhà chức trách có thẩm quyền quan ngại về vấn đề xử lý đối với NCTN phạm tội 1.2 Chuẩn mực quốc tế đối với NCTN phạm tội Hiện nay, hệ thống tư pháp đối với NCTN trong các văn bản pháp luật quốc tế ngày một hoàn thiện, cũng là tiền đề cơ bản các quốc gia thúc đẩy hoạt động đảm bảo quyền của NCTN trong phạm vi quốc gia phù hợp với trật tự pháp luật quốc tế Qua quá trình nghiên cứu thì NCTN có quyền được xét xử công bằng, công khai bởi một Tòa án khách quan, độc lập để xác định quyền và nghĩa vụ của họ Từ nội dung cơ bản của một số văn bản pháp lý quốc tế về xử lý NCTN thì không xem xét và quy trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể đặc biệt này giống như người đã thành niên Việc xử lý NCTN phạm tội cũng có nhũng nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo quyền và lợi ích cho chủ thể đặc biệt này Dưới đây là một số quy định chuẩn mực về các nguyên tắc xử lý NCTN phạm tội: a) UNCRC1989 NCTN phạm tội trong các văn bản pháp luật quốc tế cũng có những nguyên tắc nhất định: CRC đề cao biện pháp thay thế thủ tục ngoài tư pháp mang tính giáo dục, uốn nắn để NCTN phạm tội có thể nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng.4 Bởi lẽ, trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương bởi các yếu tố khách quan và chủ quan trong cuộc sống, có quyền được hưởng sự chăm sóc đặc biệt và bảo vệ đặc biệt Chính vì vậy, khi trẻ em phạm tội, phải được đối xử nhằm nâng cao ý thức về nhân phẩm giá trị cá nhân Việc xử lý theo cách tố tụng là biện pháp cuối cùng Đồng thời, mỗi quốc gia phải thực hiện các hoạt động áp dụng các tiêu chuẩn xét xử công bằng đối với trẻ em phạm tội Các quốc gia phải đảm bảo trẻ 3 Tuấn Đạt, “Xu hướng trẻ hóa gia tăng trong tội phạm trẻ vị thành niên tại Trung Quốc”, VOV Bắc Kinh (2023) 4 Điều 37, 40 Công ước uốc tế về quyền trẻ em của Liên hợp quốc 1989 7 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 em không bị tra tấn, đối xử tàn bạo,….; trẻ em bị tước quyền tự do phải được cách ly với người lớn, có quyền được duy trì sự tiếp xúc của gia đình và các hoạt động thăm hỏi,…5 b) Các quy tắc của LHQ về bảo vệ NCTN b椃⌀ tước tự do năm 1990 Quy tắc của LHQ thể hiện rõ mục đích đề cao các quuyền và nâng cao giá trị về thể chất, tinh thần của NCTN Cụ thể: Các quy tắc của LHQ về bảo vệ NCTN bị tước tự do năm 1990 nhấn mạnh việc phạt tù NCTN phải được coi là biện pháp cuối cùng, chỉ được sử dụng trong một thời gian cần thiết tối thiểu.6 LHQ cũng khuyến nghị cơ quan có thẩm quyền phải thường xuyên nâng cao nhận thức của tất cả mọi người trong xã hội trong việc chăm sóc NCTN nếu họ bị giam giữ và phải chuẩn bị tốt công tác giúp họ hòa nhập cộng đồng Vì vậy, cần phải đảm bảo cho NCTN được hưởng tối đa quyền và lợi ích của các hoạt động, được công nhận các quyền về kinh tế, xã hội, văn hóa của bản thân họ c) Các quy tắc tiêu chuẩn của LHQ về hoạt động tư pháp đối với NCTN 1985 (các quy tắc Bắc Kinh) Việc quy định trong quy tắc xử lý NCTN phạm tội phải được thực hiện có hiệu quả, công bằng, nhân đạo Việc áp dụng tư pháp đối với NCTN phạm tội là sự chú trọng đến phúc lợi của họ và phải bảo đảm rằng bất cứ việc xét xử nào đối với họ phải được xem xét trên nhiều bình diện khác nhau trong mọi hoạt động liên quan đến tố tụng, NCTN phải được bảo đảm bằng các biện pháp bảo vệ cơ bản Quy tắc nhấn mạnh đến những biện pháp thay thế chế tài hình sự đối với NCTN phạm tội Đặc biệt, quy tắc đưa ra khuyến nghị đối với các quốc gia thành viên không được kết án tử hình đối với NCTN vì bất cứ tội phạm nào gây ravà không được áp dụng nhục hình 2 Tính phù hợp của các nguyên tắc xử lý NCTN phạm tội ở Việt Nam so với các chuẩn mực quốc tế và giải thích 2.1 Sự phù hợp Thứ nhất, sự phù hợp đối với UNCRC năm 1989: Nguyên tắc của ta đã thừa nhận và kế thừa chính thống quyền trẻ em trong công ước quốc tế Đặc biệt là trong việc xử lý NCTN phạm tội Điển hình ở nguyên tắc 1 phù hợp với Khoản 1 Điều 3 của UNCRC có quy định: “trong mọi hoạt động liên quan đến trẻ em, dù được thực hiện bởi các cơ quan phúc lợi xã hội của nhà nước hay tư nhân, bởi Tòa án, các nhà chức trách hành chính hay cơ quan pháp luật, thì lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là mối ưuan tâm hàng đầu” Đòi hỏi mọi cơ quan tổ chức, cá nhân khi tiến hành hoạt động xử lý NCTN phạm tội cần đảm bảo lợi ích 5 Điều 37 công ước quốc tế về quyền trẻ em 6 Quy tắc 1, 2, 3 8 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 tốt nhất cho họ, hài hòa với các lợi ích khác cũng như đảm bảo được tính nghiêm minh Mọi hành động đối với trẻ em dù là ở bất kỳ cơ quan nào thì lợi ích của trẻ em được coi là mối quan tâm hàng đầu Nguyên tắc thứ 2 được thể hiện trong Khoản 1 Điều 40 UNCRC: “Các quốc gia thành viên công nhận quyền của mọi trẻ em b椃⌀ tình nghi, b椃⌀ cáo buộc hay b椃⌀ xác đ椃⌀nh là đã vi phạm luật hình sự, được đối xử theo cách phù hợp với sự khích lệ ý thức của trẻ về nhận cách và phẩm giá nhằm tăng cường sự tôn trọng của trẻ em đối với những quyền con người và tự do cơ bản của người khác và cũng phải tính đến lứa tuổi của trẻ em và hướng tới thúc đẩy sự tái hòa nhập và việc đảm đương một vai trò xây dựng của trẻ em…” Phát huy tinh thần của công ước, Nguyên tắc thứ 2 đã đặt ra các trường hợp giảm nhẹ, miễn truy cứu TNHS có thể áp dụng với trẻ em dưới 18 tuổi Thứ hai, sự phù hợp đối với các quy tắc của LHQ về bảo vệ NCTN bị tước tự do năm 1990: Kế thừa từ công ước về quyền trẻ em năm 1989 thì đến các quy tắc Havana ta cũng vận dụng khá tốt Việc tước tự do của NCTN được sử dụng là biện pháp cuối cùng và sử dụng biện pháp này trong thời gian cần thiết tối thiểu Nguyên tắc thể hiện rõ rệt nhất đặc điểm này là nguyên tắc thứ 6 phù hợp với Điều 37 của UNCRC: “1 Những người dưới 18 tuổi nếu gây ra những hành động phạm pháp sẽ không b椃⌀ áp dụng hình phạt tử hình hoặc tù chung thân mà không có khả năng được phóng thích; 2 Không trẻ em nào b椃⌀ tước quyền tự do một cách bất hợp pháp hoặc tùy tiện Việc bắt, giam giữ hoặc b漃ऀ tù trẻ em phải được tiến hành phù hợp với pháp luật và chủ được coi là biện pháp cuối cùng và áp dụng trong thời hạn thích hợp ngắn nhất.” Bởi việc tước quyền tự do của NCTN dẫn đến rất nhiều hệ lụy, nguy cơ bất lợi cho quá tái hòa nhập cộng đồng và ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ em Để bảo vệ NCTN bị tước quyền tự do thì hạn chế thấp nhất việc áp dụng biện pháp này Chúng ta cũng đã học hỏi và đặt ra hạn chế tương tự như trong quy tắc Havana Thứ ba, sự phù hợp các quy tắc tiêu chuẩn của LHQ về hoạt động tư pháp đối với NCTN: Trong hoạt động tố tụng của ta, đặc biệt là khi truy cứu TNHS nguyên tắc xử lý của ta cũng thể hiện được phần nào quy tắc tiêu chuẩn của các hoạt động tư pháp của quy tắc Bắc Kinh Nguyên tắc 3 tương ứng với Quy tắc 5 Các quy tắc Bắc Kinh : “Áp dụng tư pháp với NCTN cần chú trọng đến lợi ích của NCTN, và phải bảo đảm rằng bất cứ việc xét xử nào đối với NCTN phạm tội phải luôn xem xét hoàn cảnh của người phạm tội cũng như hoàn cảnh dẫn đến hành vi phạm tội.” Nguyên tắc này sắp xếp đặc điểm nhân thân lên trước rồi mới căn cứ vào tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và cuối cùng đưa ra các 9 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 biện pháp phòng ngừa Đây là đặc điểm mà nguyên tắc của chúng ta tuân thủ trọn vẹn tiêu chuẩn của quy tắc Bắc Kinh Hay nguyên tắc 4 tương ứng với Quy tắc 14 Các quy tắc Bắc Kinh: “Trong trường hợp vụ án liên quan đến NCTN phạm tội nếu không được xử lý bằng các biện pháp thay thế TNHS (theo quy tắc 11) thì sẽ được cơ quan c漃Ā thẩm quyền xử lý theo nguyên tắc xét xử công bằng chính đáng.” Theo đó, nguyên tắc của ta và nguyên tắc Bắc Kinh đều thống nhất để đảm bảo các quyền của trẻ, ưu tiên áp dụng các biện pháp giáo dục, thuyết phục và chỉ khi không cách nào khác mới sử dụng đến các biện pháp mạnh, nhưng không được phép áp dụng hình phạt chung thân hoặc tử hình Ở phương diện này, ta tiếp cận khá là sâu sắc từ công ước 2.2 Giải thích sự phù hợp với các chuẩn mực quốc tế Đất nước ta đang trên đà phát trển, kéo theo là sự gia tăng tội phạm, đặc biệt là tội phạm do NCTN thực hiện Cùng với sự hội nhập quốc tế, pháp luật hình sự nước ta đăt ra 7 nguyên tắc xử lý NCTN phạm tội tương ứng với 7 điều khoản ghi nhận trong Điều 91 BLHS 2015 Nhìn chung, những nguyên tắc này tương đối phù hợp với những nguyên tắc quốc tế về quyền trẻ em qua các mặt: Về mặt khách quan, sở dĩ có sự phù hợp giữa pháp luật Việt Nam với các chuẩn mực quốc tế là bởi vì ta đã có những điều kiện tiền đề nhất định cho sự hội nhập Đó là một nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa đang trên đà phát triển, ưu tiên giáo dục để phát triển đất nước Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em luôn được Đảng, Nhà nước Việt Nam quan tâm Trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ em được chú trọng hàng đầu Hội nhập các tiêu chuẩn quốc tế là sự cần thiết Về mặt chủ quan, bản chất sơ khai chúng ta trải qua các triều đại, qua các thế hệ, tính nhân đạo vô cùng được đề cao nên việc đặt ra những nguyên tắc để bảo vệ quyền trẻ em, đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ chưa thành niên là việc làm hết sức nhân đạo, phát huy được truyền thống dân tộc Việt Nam Khi dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế dẫn đến hệ quả nâng cao ý chí, tinh thần dân tộc bảo vệ lợi ích tốt nhất cho trẻ Vì vậy, những nguyên tắc này vừa mang bản chất của dân tộc vừa có thể hòa nhập với các chuẩn mực quốc tế Về mặt lập pháp, việc đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ em là nguyên tắc xuyên suốt trong chính sách, pháp luật của Việt Nam đối với trẻ em qua các triều đại, thời kỳ khác nhau Soi chiếu vào những chuẩn mực quốc tế, ta biết được những ưu nhược điểm trong hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật hình sự bảo vệ quyền trẻ em nói riêng Từ đó hoàn thiện sao cho phù hợp nhất với bối cảnh đất nước cũng như phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế Chúng ta tuân thủ các công ước dựa trên những vốn có của mình 10 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 KẾT LUẬN Như vậy qua thực tiễn quá trình lập pháp và xét xử cho thấy việc nhà nước xây dựng các quy phạm pháp luật quy định riêng về nguyên tắc xử lý NCTN phạm tội là vô cùng cần thiết, đúng đắn Nhìn chung, các nguyên tắc xử lý đối NCTN phạm tội ở Việt Nam tương đối phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về Quyền trẻ em Pháp luật hình sự Việt Nam dành một chương riêng để quy định về xử lý NCTN phạm tội, các cơ quan tiến hành tố tụng về cơ bản đã áp dụng đúng các quy định của Bộ luật này để xử lý NCTN phạm tội, bảo đảm lợi ích tốt nhất của NCTN và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, ưu tiên cải tạo tại cộng đồng, trở thành công dân có ích cho xã hội Những quy định này sẽ là căn cứ để các phán quyết đưa ra đối với NCTN phạm tội được công minh và phù hợp với nhân thân từng người phạm tội 11 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I Văn bản quy phạm pháp luật: 1 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 II Sách, giáo trình, tài liệu tham khảo khác: 1 Trường Đại học Luật Hà Nội, “Giáo trình Tư pháp đối với người chưa thành niên”, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2020 2 Đại Hội đồng Liên hiệp quốc (1989), Công ước quốc tế của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em, theo Nghị quyết 44-25 ngày 20/11/1989 của Đại Hội đồng Liên hiệp quốc, Việt Nam phê chuẩn ngày 20/2/1990 3 Nguyễn Thị Tố Nga, “Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo quy định của pháp luật hình sự” https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5413/1/00050001039.pdf 4 ThS Vi Thị Thu Quyên, “Quyền của NCTN phạm tội trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam” https://hcma.vn/Uploads/2015/4/4/vu_thi_thu_quyen_vi.pdf 5 NCS Huỳnh Thị Kim Ánh “Bàn về nội dung và phương hướng hoàn thiện chính sách pháp luật tố tụng hình sự việt nam đối với người dưới 18 tuổi phạm tội” http://dhannd.edu.vn/ban-ve-noi-dung-va-phuong-huong-hoan-thien-chinh- sach-phap-luat-to-tung-hinh-su-viet-nam-doi-voi-nguoi-duoi-18-tuoi-pham-toi-a- 508 6 Tuấn Đạt, “Xu hướng trẻ hóa gia tăng trong tội phạm trẻ vị thành niên tại Trung Quốc”, VOV Bắc Kinh (2023) 7 Ninh Thơ, “Hàn Quốc: Lo ngại tội phạm vị thành niên”, Giáo dục và Thời đại (2022) 8 Nông Đức Tài, “Pháp luật đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật”, Xây dựng Đảng (2021) 12 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com)