Trong Chỉ thị 42-CT/TW ngày 25/8/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản đã khẳng định: Sự nghiệp xuất bản là một lĩnh vực hoạt động t
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH
TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC BÁO CHÍ - TRUYỀN THÔNG
Đề bài: Phân tích nội dung quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản Thực tế hiện nay quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản đang tồn tại những vấn đề gì ?
Nhóm sinh viên : Nguyễn Hòa Bình 2056050008
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Đối tượng nghiên cứu 4
3 Mục đích và phương pháp nghiên cứu 4
3.1 Mục đích nghiên cứu 4
3.2 Phương pháp nghiên cứu 4
4 Phạm vi nghiên cứu 5
5 Kết cấu bài tiểu luận 5
NỘI DUNG 6
Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN 6
1.1 Khái niệm quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản 6
1.2 Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản 7
1.3 Đặc điểm của quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản 14
1.4 Vai trò của quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản 16
TIỂU KẾT CHƯƠNG I 18
Chương II: NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN HIỆN NAY 19
2.1 Thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản hiện nay ở Việt Nam 19
2.2 Những thành công đã đạt được trong quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản23 2.3 Một số hạn chế cần khắc phục trong quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản27 TIỂU KẾT CHƯƠNG II 29
Trang 3Chương III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN, TẠO ĐIỀU KIỆN CHO HOẠT ĐỘNG
XUẤT BẢN PHÁT TRIỂN HƠN TẠI VIỆT NAM 30
TIỂU KẾT CHƯƠNG III 33
KẾT LUẬN 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Xuất bản đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xãhội Hoạt động xuất bản thuộc lĩnh vực văn hóa, tư tưởng nhằm phổ biến, giớithiệu tri thức thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội, giá trị văn hóa dân tộc và tinhhoa văn hóa nhân loại, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân, nâng caodân trí, xây dựng đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam, mở rộng giaolưu văn hóa với các nước, phát triển kinh tế - xã hội, đấu tranh chống mọi tư tưởng
và hành vi làm tổn hại lợi ích quốc gia, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Trong Chỉ thị 42-CT/TW ngày 25/8/2004của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt độngxuất bản đã khẳng định: Sự nghiệp xuất bản là một lĩnh vực hoạt động tư tưởng sắcbén của Đảng, Nhà nước và nhân dân, là bộ phận quan trọng của nền văn hóa ViệtNam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, có nhiệm vụ tích lũy và truyền bá các giá trịtinh thần, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa, xây dựng nền tảng tưtưởng, thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng và khoa học của xã hội
Quản lý hoạt động xuất bản đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và
có nhiều sự tiến bộ, chuyển biến tích cực, đặc biệt là từ khi Luật Xuất bản 2004được ban hành và hiện nay là Luật Xuất bản năm 2012 được thực thi Tuy nhiên,hoạt động xuất bản và công tác quản lý hoạt động xuất bản vẫn còn rất nhiều bấtcập, chưa xứng tầm với yêu cầu, chức năng và xu thế phát triển của xã hội, đặc biệt
là trong bối cảnh bùng nổ thông tin, khoa học - công nghệ và hội nhập kinh tế quốc
tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng, xuất bản có thể đem lại những tácđộng tích cực, nhưng cũng có thể gây ra những vấn đề tiêu cực trong đời sống củakinh tế - xã hội, tiềm ẩn những nguy cơ hiểm họa trong đời sống của con người
Trang 6Để giải quyết vấn đề này, vai trò giữ vững và mở rộng trận địa tư tưởng của Đảng,
sự kết hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể và sự nỗ lực của ngànhxuất bản trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Bởi lẽ đó, hoàn thiện quản lý đối vớihoạt động xuất bản trong điều kiện hội nhập quốc tế có ý nghĩa rất quan trọng chocác cơ quan quản lý nhà nước Từ những lý do trên, nhóm chúng em chọn đề tài:
“Phân tích nội dung quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản Thực tế hiện nayquản lý nhà nước về hoạt động xuất bản đang tồn tại những vấn đề gì?”
2 Đối tượng nghiên cứu
Việc quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản tại Việt Nam Và hoạt độngquản lý nhà nước được tiếp cận theo quy trình quản lý, bao gồm: kế hoạch tổ chức,lãnh đạo và kiểm tra hoạt động xuất bản ở Việt Nam
3 Mục đích và phương pháp nghiên cứu
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học như kết hợp phân tích và tổnghợp, lịch sử và logic,so sánh, hệ thống hóa, kết hợp giữa lí luận và thực tiễn
Trang 74 Phạm vi nghiên cứu
Vấn đề quản lý được nghiên cứu giải quyết trong tiểu luận là hoạt động quản lý
vĩ mô của Nhà nước đối với hoạt động xuất bản, không đi vào quản lý vi mô củacác đơn vị xuất bản, in phát hành Tuy nhiên, các dẫn chứng minh họa trong tiểuluận, ngoài việc sử dụng số liệu của ngành, còn sử dụng các số liệu của các cơ sởxuất bản, in phát hành để việc luận giải có tính thuyết phục hơn
Xuất bản phẩm bao gồm: Sách in, chữ nổi, tranh, ảnh, bản đồ, áp phích, tờ rơi,bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách
5 Kết cấu bài tiểu luận
Ngoài phần danh mục viết tắt, mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, bài tiểu luận
có nội dung chính gồm 3 chương
Chương I: Những vấn đề lý luận chung của quản lý nhà nước về hoạt động xuấtbản
Chương II: Nghiên cứu những vấn đề tồn tại trong quản lý nhà nước về hoạt độngxuất bản hiện nay ở Việt Nam
Chương III: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt độngxuất bản từ thực tiễn, tạo điều kiện cho hoạt động xuất bản phát triển hơn tại ViệtNam
Trang 8NỘI DUNG Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN
1.1 Khái niệm quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản
Thuật ngữ “quản lý” dưới mỗi góc độ khoa học cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và khoa học tự nhiên Mỗi lĩnh vực khoa học có khái niệm về quản lý dưới góc
độ riêng và nó phát triển ngày càng sâu rộng trong mọi hoạt động của đời sống xã hội
Theo quan niệm của các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý hiện nay:
“Quản lý” là một hoạt động xã hội bắt nguồn từ tính chất cộng đồng dựa trên sự phân công và hợp tác để làm một công việc nhằm đạt được mục tiêu chung đề ra Theo cách hiểu này thì quản lý là việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của xã hội nhằm đạt được một mục đích của người quản lý Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa tái bản năm 2010: Quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định
Như vậy, theo cách hiểu chung nhất thì quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý Việc tác động theo cách nào còn tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động, góc độ khoa học cũng như cách tiếp cận của người quản lý Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Xã hội Chủ nghĩa
Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước,được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội Quản lý nhà
Trang 9nước được xem là một hoạt động chức năng của Nhà nước trong quản lý xã hội và
có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt
1.2 Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật xuất bản 2012 thì nội dung quản lý nhànước về hoạt động xuất bản bao gồm:
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sáchphát triển hoạt động xuất bản; ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạmpháp luật về hoạt động xuất bản và bản quyền tác giả trong hoạt động xuất bản;
Về xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chínhsách phát triển hoạt động xuất bản, bao gồm có các nội dung sau:
Thứ nhất, xây dựng chiến lược phát triển hoạt động xuất bản đối với nhà xuất:
Đây là nội dung quan trọng hàng đầu của quản lý nhà nước vì Nhà nước là ngườiđại diện cho lợi ích công cộng của xã hội, của toàn thể nhân dân và dân tộc Tácđộng của quản lý Nhà nước là tác động ở tầm vĩ mô, trên phạm vi toàn xã hội Chỉ
có Nhà nước mới nắm được tình hình chung về kinh tế, chính trị, văn hóa của đấtnước, nắm được nhu cầu và tiềm năng phát triển của các lĩnh vực Do vậy, xâydựng phát triển chiến lược toàn bộ sự nghiệp hoạt động xuất bản để đảm bảo sựphát triển cân đối, nhịp nhàng của nó với kinh tế, chính trị và các lĩnh vực văn hóakhác là trách nhiệm và nội dung của quản lý nhà nước
Chiến lược phát triển hoạt động xuất bản được xác định thông qua việc xây dựngcác dự án quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành Tổ chức mạng lưới xuất bảnphải đảm bảo sự phát triển cân đối giữa xuất bản, in, phát hành, giữa hoạt độngxuất bản với trình độ phát triển kinh tế và văn hóa, giữa các vùng miền của đấtnước, giữa phục vụ nhiệm vụ chính trị với việc xây dựng phát triển nền văn hóadân tộc Dự án phát triển các cơ cấu loại sách phải xây dựng trên cơ sở chiến lược
Trang 10phát triển văn hóa tinh thần của Đảng, đảm bảo cho hoạt động xuất bản phát triểnđúng định hướng trên cơ sở tuân thủ các quy luật kinh tế - văn hóa Đồng thời,thực hiện tổ chức, lập nội dung phương án phát triển cơ sở xuất bản trong quyhoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử
và cơ sở xuất bản, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh theo quy định của pháp luật
về quy hoạch
Thứ hai, mục tiêu của hoạt động xuất bản gồm:
Trên cơ sở quan điểm lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động xuất bản, cần xácđịnh mục tiêu chiến lược của hoạt động xuất bản là gì? Xác định mục tiêu chính là
để trả lời câu hỏi “hoạt động xuất bản sẽ phát triển như thế nào?", đây là việc xácđịnh cụ thể điểm mốc cần đạt tới trong từng khoảng thời gian nhất định Mục tiêuchiến lược của hoạt động xuất bản phải phản ánh được các bước phát triển của hoạtđộng xuất bản Mục đích của việc xác định mục tiêu là chuyển hóa các kế hoạchchiến lược phát triển hoạt động xuất bản thành các kết quả mong muốn của hoạtđộng xuất bản có thể định lượng, đo lường được
Thứ ba, các giải pháp để thực hiện mục tiêu gồm:
Chiến lược, quy hoạch phát triển hoạt động xuất bản phải đề ra các giải pháp dàihạn để thực hiện mục tiêu đã xác định Giải pháp phải nêu rõ các nhiệm vụ cụ thể
và hành động thiết thực để thực hiện chiến lược, khi nào và ai là người chịu tráchnhiệm thực hiện Kế hoạch hành động nhằm tổ chức thực thi chiến lược cần có tínhkhả thi trong điều kiện giới hạn về thời gian và nguồn lực
Về ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về hoạt độngxuất bản và bản quyền tác giả trong hoạt động xuất bản, bao gồm có các nội dungsau:
Xuất bản phẩm là sản phẩm của hoạt động xuất bản, có thuộc tính riêng và có vaitrò đặc biệt trong đời sống xã hội Vì vậy, pháp luật về xuất bản phải có quy phạm
Trang 11phù hợp để điều chỉnh, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt trái, cũng như ngănngừa sự độc hại từ nội dung của xuất bản phẩm.
Về việc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về hoạt độngxuất bản và bản quyền tác giả trong hoạt động xuất bản, gồm có các nội dung:
Thứ nhất, các quy định chung về xuất bản gồm:
Khái niệm về xuất bản phẩm cần được định nghĩa rõ ràng Trong đó phải chứađựng các đặc trưng cơ bản, là thuộc tính của xuất bản phẩm Việc làm này có ýnghĩa đặc biệt, nhằm phân biệt xuất bản phẩm với một số loại hình gần gũi vớixuất bản như báo chí, điện ảnh, video, truyền hình Mặt khác, sự chuẩn xác trong
kỹ thuật lập pháp, đảm bảo cho quá trình hoạt động hành chính và tư pháp đạt hiệuquả cao trong việc thi hành pháp luật
Các chính sách của Nhà nước đối với hoạt động xuất bản gồm các quy định vềchính sách bảo đảm quyền phổ biến tác phẩm và bảo hộ quyền tác giả, chính sáchphát triển sự nghiệp xuất bản Các quy định này được ghi nhận trong Luật Xuấtbản 2012 và một số văn bản hướng dẫn chi tiết và thi hành Luật Xuất bản
Thứ hai, các quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân, tổ chức đối với hoạt động xuất bản, gồm:
Quyền phổ biến tác phẩm và quyền tác giả bao gồm các quyền của chủ thể thamgia quan hệ quyền tác giả với hai nhóm quyền cơ bản là quyền nhân thân và quyềntài sản
Quyền phê bình xuất bản phẩm, quyền khiếu nại, tố cáo của công dân và tổ chứcxuất bản phẩm có nội dung sai sự thật, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm
và làm thiệt hại lợi ích của mình Các hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản
Đi cùng với các nhóm quyền trên là các nghĩa vụ Các quy định về quyền vànghĩa vụ này chủ yếu được ghi nhận trong Hiến pháp, Luật Xuất bản, Bộ luật dân
Trang 12sự, Bộ luật hình sự, Luật sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thực hiện cácluật này.
Thứ ba, các quy định về tổ chức và hoạt động xuất bản:
Thông tin được ghi trên xuất bản phẩm, hình thức xuất bản trên mạng thông tinmáy tính
Các quy định này được ghi nhận trong Luật Xuất bản, Luật Tổ chức Chính phủ,Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Luật doanh nghiệp, Luậtthương mại, Luật đầu tư và một số văn bản dưới luật liên quan
Thứ tư, các quy định về sở hữu, mô hình tổ chức hoạt động và loại hình sản xuất kinh doanh của xuất bản, gồm:
Là một ngành sản xuất - kinh doanh hoạt động trong nền kinh tế thị trưởng, đểkhai thác các nguồn lực xã hội, giải phóng sức sản xuất, việc xác định rõ các hìnhthức sở hữu, mô hình tổ chức, quản lý, loại hình sản xuất - kinh doanh thích hợp làcần thiết để vừa giữ gìn ổn định chính trị vừa bảo đảm sự phát triển của xuất bản.Song bởi mỗi lĩnh vực trong hoạt động xuất bản có đặc thù riêng, có tính chất vàvai trò khác nhau nên pháp luật xuất bản cần xác định rõ trách nhiệm pháp lý củachủ sở hữu, cơ chế đảm bảo quyền sở hữu và hạn chế quyền sở hữu, mô hình tổchức, quản lý và loại hình sản xuất, kinh doanh cần thiết trong mỗi lĩnh vực vớinhững sự khác biệt
b) Tổ chức đọc, kiểm tra, thẩm định xuất bản phẩm lưu chiểu của nhà xuất bản
Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thôngqua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản bằng cácngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh và được thể hiện dưới các hình thức:sách in; sách chữ nổi; tranh, ảnh, bản đồ, áp – phích, tờ rơi, tờ gấp; các loại lịch;
Trang 13bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách Lưu chiểu làviệc nộp xuất bản phẩm để lưu giữ, đối chiếu, kiểm tra, thẩm định.
Việc này nhằm kịp thời phát hiện, sàng lọc và xử lý những xuất bản phẩm chưađạt yêu cầu, vi phạm Luật Xuất bản để kiểm soát chất lượng sách đến với ngườiđọc
Việc đọc, kiểm tra xuất bản phẩm lưu chiểu và xử lý xuất bản phẩm vi phạm sẽthuộc vào thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông; Ủy ban nhân dân cấptỉnh Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đọc,kiểm tra xuất bản phẩm lưu chiểu và xử lý xuất bản phẩm vi phạm theo phạm vi,thẩm quyền của mình theo quy định của pháp luật
c) Tiến hành cấp phép hoặc thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xuất bản
Đây là bước quan trọng trong quá trình sản xuất xuất bản phẩm đạt chất lượng tốtđến bạn đọc Theo đó, việc quy định rõ ràng, chi tiết, đầy đủ thông tin, điều kiện,thành phần hồ sơ, thời gian xử lý hồ sơ, thẩm quyền cấp phép…để cấp, cấp đổi,cấp lại, thu hồi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm đã góp phần giúp cho ngườidân, tổ chức tiếp cận và xin cấp phép hoạt động in xuất bản phẩm dễ dàng, thuậntiện hơn, tránh phiền hà, xách nhiễu và tiêu cực
d) Nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong hoạt động xuất bản; đàotạo và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về hoạt động xuất bản
Cách mạng công nghiệp 4.0 đưa đến những thay đổi ngày càng nhanh trong cáclĩnh vực công nghệ, truyền thông, khách hàng và mô hình kinh doanh Trong hoạtđộng xuất bản, sự thay đổi đó đồng thời cũng làm thay đổi mô hình Đối với cơquan xuất bản, cần xây dựng kế hoạch, đề tài trung và dài hạn, ứng dụng côngnghệ, trí tuệ nhân tạo (AI), tận dụng số hóa, chuyển đổi số kịp thời để tạo ra cácsản phẩm xuất bản điện tử chất lượng, hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu đa dạng của độc
Trang 14giả, tạo những tiện ích tốt nhất trong tiếp cận, và quá trình xuất bản, từ sáng tạođến tiêu dùng, từ tác giả đến bạn đọc.
Xuất bản điện tử dần trở thành xu hướng nhưng vì có xuất phát điểm muộn hơnnên còn non trẻ Vì vậy, nguồn nhân lực cho nhà xuất bản, đặc biệt là nhân sự lãnhđạo cần được một số sơ quan chủ quản chú trọng, tránh việc nhà xuất bản trựcthuộc thiếu hụt nguồn nhân lực để đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch cho vị trí lãnhđạo
đ) Nâng cao hợp tác quốc tế trong hoạt động xuất bản.
Hợp tác quốc tế trong xuất bản nhằm tuyên truyền, giới thiệu đường lối,chính sách của Đảng ta, tuyên truyền về đất nước, con người, văn hóa của ViệtNam qua các ấn phẩm đến với bạn bè và các nước trên thế giới Cần chọn lọcnhững tác phẩm hay, có giá trị nhân văn, có giá trị về tư tưởng, văn học, nghệthuật, khoa học và kỹ thuật của thế giới để giới thiệu với bạn đọc trong nước Thực hiện nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến của thế giới vào hoạtđộng ngành in, đặc biệt, hợp tác quốc tế trong hoạt động xuất bản làm tăng cườngtính chủ động hội nhập của các doanh nghiệp xuất bản, in, phát hành sách.e)Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luậttrong hoạt động xuất bản
Xác định công tác thanh tra, kiểm tra là một trong những nhiệm vụ trọngtâm để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của việc QLNN và giám sát việc thực thi cácquy định của pháp luật, các chủ thể tham gia hoạt động này, góp phần làm hạn chếhành vi vi phạm pháp luật về xuất bản, tiến tới xây dựng một thị trường xuất bảnlành mạnh, tiến bộ
Củng cố, tăng cường các lực lượng thanh tra chuyên ngành (văn hóa, thôngtin, truyền thông ) về biên chế, chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị và điềukiện làm việc Đẩy mạnh công tác phối hợp đồng bộ các lực lượng này trong công
Trang 15tác thanh tra, kiểm tra Tiếp tục kiện toàn, bổ sung cán bộ đọc và kiểm tra lưuchiểu.
Ngăn chặn, tiến đến đẩy lùi sai phạm về Luật Xuất bản, tạo môi trường trongsạch cho hoạt động xuất bản phát triển hơn nữa, phục vụ cho công cuộc quản lýNhà nước
g) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê và công tác thi đua, khenthưởng trong hoạt động xuất bản; tuyển chọn và trao giải thưởng đối với xuấtbản phẩm có giá trị cao
Nhà nước đóng vai trò chủ chốt trong việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo,
thống kê và công tác thi đua, khen thưởng, cung cấp ngân sách hằng năm trongcông tác tuyển chọn và trao giải thưởng đối với xuất bản phẩm có giá trị cao Songsong với nguồn ngân sách từ trung ương, các bộ, ngành và địa phương tùy theo yêucầu từng thời điểm, khả năng tài chính, cũng đầu tư cho hoạt động xuất bản nóichung, đặt hàng xuất bản phẩm nói riêng Từ nguồn kinh phí đã được bố trí, đã gópphần thuận lợi tạo nên những tủ sách, bộ sách có giá trị, tổng kết những bài học vàthành tựu nổi bật trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc để lưu truyền chonhiều thế hệ
1.3 Đặc điểm của quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản
Thứ nhất, hoạt động xuất bản là kinh doanh loại hàng hóa đặc thù, xuất bản
phẩm là một loại hàng hóa nhưng là hàng hóa đặc biệt có những đặc điểm riêng màhãng hóa thông thường không có
Xuất bản phẩm là hàng hóa bởi nó có đầy đủ hai thuộc tính giá trị và giá trị sửdụng Để có một xuất bản phẩm phải trải qua một quá trình lao động với nhiềucông đoạn sản xuất khác nhau: chi phi sáng tác, chi phí in ấn xuất bản và chi phílưu thông Tất cả những chi phí đó đã hình thành nên giá trị của xuất bản phẩmtrên thị trường Giá trị này được thể hiện thông qua giá cả Ở Việt Nam giả cả xuất
Trang 16bản phẩm cao hay thấp phụ thuộc không chỉ bởi giá trị của chúng hay quy luật củathị trưởng mà còn phụ thuộc chủ yếu vào định hướng của Đảng và chính sách củaNhà nước trong mỗi giai đoạn nhất định Mỗi một loại xuất bản phẩm cụ thể chứađựng một nội dung tri thức nhất định nhấn đáp ứng nhu cầu của một hoặc nhiềuđối tượng khách hàng nhất định Đó là giá trị sử dụng của xuất bản phẩm
Thứ hai, hoạt động xuất bản là thực hiện chức năng chính trị văn hóa tinh
thần của nhân dân tư tưởng, mục tiêu lâu dài của hoạt động xuất bản hướng tới lànhằm đạt tới hiệu quả xã hội
Bên cạnh ấn phẩm thuần túy kinh doanh đáp ứng nhu cầu của khách hàng, củathị trường theo định hướng của nhà nước, hoạt động này còn phải hoàn thành trọngtrách lớn trong việc sản xuất và phổ biến một khối lượng lớn xuất bản phẩm theochương trình xuất bản phẩm tài trợ của Chính phủ đến mọi miền của đất nước.Trên thực tế, nhà nước đã quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực này và có sự đầu tư tàitrợ thích đáng Những chương trình sách tài trợ trị giá hàng tỷ đồng cho các đốitượng chính sách, vùng sâu, vùng xa, miền núi hải đảo hàng năm vẫn thườngxuyên được tổ chức Trong đó có sự đóng góp công sức và tiền của rất lớn củađộng đảo các thành phần, lực lượng nhà xuất bản và đơn vị phát hành sách thamgia Hàng triệu bản sách các loại thuộc nhiều lĩnh vực tri thức khác nhau của đờisống xã hội đã nhanh chóng được phổ biến sâu rộng trong xã hội Bằng nhiều hìnhthức, kênh chuyển tại khác nhau, các xuất bản phẩm được đưa đến khách hàng, cácthư viện, trưởng lược, các điểm văn hóa cơ sở (thông qua câu lạc bộ, nhà văn hóacủa khu phố, thôn xóm ) đáp ứng nhu cầu đọc cho công chúng, nâng cao dân trí
và đời sống
Thứ ba, hoạt động xuất bản là thực hiện chức năng kinh doanh, xuất bản đồng
thời cũng là một hoạt động kinh tế Hoạt động đó gồm ba khâu xuất bản - in - pháthành (sản xuất - lưu thông)
Trang 17Mục tiêu của hoạt động xuất bản nhằm hướng tới đáp ứng nhu cầu của người sửdụng xuất bản phẩm trong xã hội Quá trình vận động liên tục và xuyên suốt giữacác khâu sáng tác - biên tập - in - phát hành đến khách hàng đã tạo nền một chutrình kinh tế khép kín sản xuất - lưu thông - tiêu dùng Đó là một quá trình kinh tế
mà các nhà sản xuất kinh doanh đầu tư các nguồn lực sẵn có để thực hiện việc sảnxuất ra các xuất bản phẩm và sử dụng các hình thức, biện pháp nhằm đẩy mạnhviệc tiêu thụ hàng hóa xuất bản phẩm trên thị trưởng Quá trình chuyển giao giá trịxuất bản phẩm trên thị trưởng diễn ra khi nhà sản xuất kinh doanh và người mua cóthể chấp nhận các thương lượng của nhau về giá cả,sản phẩm và dịch vụ mua bánhàng hóa Trong đó nhà sản xuất kinh doanh thu được một khoản tiền không những
bù đắp được tất cả những chi phí đã bỏ ra mà còn có thêm lợi nhuận để tiếp tục táiđầu tư tiếp theo Khách hàng mua được hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu đọc của bảnthân và khai thác tối đa giá trị sử dụng của xuất bản phẩm
1.4 Vai trò của quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản
Thứ nhất, QLNN về HĐXB là triển khai thực hiện chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về HĐXB, Tương ứng với từng thời
kỳ phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước, Đảng ta có những chủtrương, đường lối trong QLNN về HĐXB Sau khiluật lần lượt ra đời, thể chế hóaNghị quyết Đại hội VI, sau đó, Luật xuất bản đầu tiên đã được Quốc hội khóa IX
kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 07 tháng 7 năm 1993
Triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng trong QLNN về HĐXB cóvai trò rất quan trọng Để quản lý HĐXB có hiệu quả, trước hết, các chủ trương,chính sách phải phản ánh được những đòi hỏi của thực tiễn khách quan, của xu thếphát triển
Thứ hai, QLNN về HĐXB là phương tiện tạo lập môi trường tự do sáng tạo,
bình đẳng cho các chủ thể trong HĐXB Với đặc trưng của lao động sáng tạo nóichung, đặc biệt là lao động sáng tạo ra tác phẩm văn học, nghệ thuật vả khoa học
Trang 18nói riêng, thì nhu cầu về tự do sáng tạo, bình đẳng trong việc công bố và phổ biếntác phẩm là một đòi hỏi khách quan Tuy nhiên, tự do và bình đẳng trong sáng tạophải vì lợi ích xã hội, vì lợi ích cộng đồng không thể có tự do vượt quá giới hạncho phép Vì vậy, tự do và bình đẳng trong hoạt động sáng tạo, công bố và phổbiến tác phẩm là tự do trong khuôn khổ pháp luật Ở đó, các chủ thể tham giaHĐXB sẽ được làm tất cả những gì pháp luật cho phép.
Thứ ba, QLNN về HĐXB là bảo vệ lợi ích hợp pháp của những người sáng
tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học Ở Việt Nam, pháp luật làphương tiện bảo vệ lợi ích hợp pháp của những người, bằng lao động của mình, đãsáng tạo ra tác phẩm Các quy định về quyển của người sáng tạo, người quản lý vàcác nghĩa vụ tương ứng phát sinh từ các quyển đó, cùng với các quy định về cơ chếđảm bảo thực hiện, là cơ sở pháp lý cho việc bảo hộ quyền sở hữu tác phẩm Cáctác giả được Nhà nước tạo phương tiện để đấu tranh bảo vệ lợi ích chính đáng củamình Các tranh chấp về quyền tác giả, các hành vi xâm hại lợi ích vật chất và tinhthần của tác giả được xét xử tại Tòa án dân sự
Thứ tư, QLNN về HĐXB là góp phần giữ vững ổn định chính trị và trật tự
xã hội trong quá trình phát triển đất nước HĐXB là lĩnh vực rất nhạy cảm về mặtchính trị, xã hội, đồng thời là phương tiện lợi hại trong cuộc đấu tranh giai cấp.Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc đảm bảo nội dung sách lành mạnh, phùhợp với pháp luật, phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam là rất cần thiết Cácsản phẩm văn hóa nói chung, sách nói riêng thuộc hàng hóa công cộng được mọitầng lớp nhân dân tiêu dùng, tác động trực tiếp đến tình cảm, ý thức, suy nghĩ củatừng người dân Vì vậy, bằng những sản phẩm của mình, HĐXB chuyển tải tớicông chúng các ý tưởng cao đẹp của giai cấp, về việc xây dựng một xã hội tươnglai với một bộ máy chính quyền vững mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
và thịnh vượng, thông tin và giải đáp kịp thời các vấn đề trong nước và quốc tế