1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động xuất bản sách truyện tranh góp phần giáo dục thiếu nhi ở nước ta hiện nay (qua khảo sát nhà xuất bản kim đồng, nhà xuất bản văn hóa thông tin)

127 15 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 13,55 MB

Nội dung

Trang 1

ý vÀ ĐÀO TẠO HỌC VIÊN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIÁ Ÿ HỒ CHÍ MINH HỌC VIÊN BẢO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN a es we bs a BES ĐINH THỊ THỦ NGA

HOAT DONG XUAT co SACH TRUYỆN TRANH gỐP PHẨN Giá0 ĐỤC THIẾU NHÍ Ứ NƯỚC T8 HIỆN NAY

(Qua khảo sát Nhà Xuất bản Kim Đẳng, Nha xudt ban Van hoa - Thong tin)

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRU IVỂN 'PHÔNG Ð, Ai CHUNG

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HO CHi MINH HOC VIEN BAO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN CB HEED

ĐINH THỊ THU NGA

HOAT BONG XUAT BAN SÁCH TRUYỆN TRANH GOP PHAN GIAO DỤC THIẾU NHI Ứ NƯỚC Tñ HIỆN NAY

(Qua khảo sát Nhà xuất bản Kim Đồng,

Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin) _

Trang 3

MỞ ĐẦU 22 2212222101700 1 eeeerreereo 1

CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN SÁCH TRUYỆN TRANH, VAI TRÒ

CỦA NÓ TRONG VIỆC GIÁO DỤC THIẾU NHI 5c sSt+E+EgEzEcErErrxeeceg 8

1.1 Khái niệm, đặc trưng của sách truyện tranh thiếu nhi . -ss5¿ 8

1.2 Đặc trưng của sách truyện tranh ¿- s5 xxx ca 17

1.3 Vai trò của hoạt động xuất bản sách truyện tranh góp phần giáo dục

0Ó 8m .ố -311 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN SÁCH TRUYỆN TRANH CHO THIẾU NHI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (Qua khảo sát ở hai -

Nhà xuất bản Kim Đồng và Văn hố - Thơng tin từ năm 2005 đến nay) 30

2.1 Những yếu tổ tác động đến công tác xuất bản sách truyện tranh cho

00000 TƯ" ẻốằ 30

2.2 Những thành tựu và hạn chế của xuất bản sách truyện tranh cho thiếu nhỉ từ 2005 đến nay (Qua khảo sát ở hai Nhà xuất bản Kim Đồng và Văn hoá - Thông tin)) 1c SG <1 210321 th HT TT T ng ng gu nvrec 44

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP

NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN SÁCH TRUYỆN

TRANH CHO THIẾU NHI Ở NƯỚC TA HIEN 1 77

3.1 Phương hướng, nhiệm vu nâng cao chất lượng xuất bản sách truyện

tranh cho thiếu nhi ở nước ta hiện nay -©-s-©ct 2c tvEEEvEEeErrrerrerrseee 77

3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động xuất bản sách truyện

tranh cho thiếu nhi ở nước ta hiện ¡"L0 84

KẾT LUẬN 2 2E ctEEEEE 1211211021 52711E11112111111EEEEcEEerrreee 99

Trang 4

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời đại ngày nay, nhân tố con người ngày càng có vị trí quan trọng và có tính chất quyết định mọi sự phát triển bền vững Đảo tạo, bôi

dưỡng thế hệ trẻ Việt Nam phát triỂn toàn diện vừa là động lực, vừa là mục

tiêu của sự nghiệp cách mạng do Đảng ta lãnh đạo

Theo số liệu điều tra dân số và nhà ở tính đến ngày 1/4/2009, dân số

của Việt Nam là gần 86 triệu người Trong đó, trẻ em chiếm tới 26% tổng

dân số cả nước và mỗi năm có hơn 1 triệu trẻ em ra đời Từ lâu, công tác giáo dục, chăm sóc về vật chất và tỉnh thần cho những chủ nhân tương lai của đất nước luôn được coi là vấn đề quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển

con người Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm chăm lo tới thế hệ

trẻ, đặc biệt là các cháu thiếu niên nhi đồng Người nói “Trẻ em như búp trên

cành, biết ăn, biết nói, biết học hành là ngoan” Người căn dặn, trẻ em như búp non, vì thế, cần phải được nâng niu, chăm sóc đặc biệt thì những chổi non

ấy mới sinh hoa trái

| Một chủ trương quan trọng của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại

hoá là "Thúc đây phong trào toàn xã hội chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em,

tạo điều kiện cho trẻ em được sống trong mơi trường an tồn, lành mạnh, phát

triển hài hoà về thể chất, trí tuệ và đạo đức” Vì vậy, xây dựng con người phát

triển hài hòa, toàn diện là mục tiêu hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay và lâu dài, trong đó chiến lược phát triển toàn diện cho thế hệ trẻ được xem là nhiệm vụ quan trọng

Trang 5

dục trẻ hiệu quả nhất

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, từ rất sớm, Đảng và Nhà nước ta đã chú

trọng phát triển lĩnh vực xuất bản sách phục vụ thiếu nhi Đảng ta xác định,

thiếu nhỉ là một đối tượng độc giả đặc biệt của ấn phẩm xuất bản và hoạt động

xuất bản Hoạt động xuất bản phải hướng tới quan tâm phục vụ đối tượng

thiếu nhi Truyện tranh là một ấn phẩm xuất bản phục vụ thiếu nhi Chính vì

vậy, ngay trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ cứu nước, Nhà xuất bản Kim Đồng - một nhà xuất bản chuyên phục vụ đối tượng độc giả thiếu nhi đã được - ra đời tại miền Bắc (thành lập ngày 17/6/ 1957) Từ đó cho đến nay, có rất

nhiều nhà xuất bản khác được giao nhiệm vụ xuất bản các ấn phẩm thiếu nhi

Có thể kế ra như Nhà xuất bản Trẻ chuyên xuất bản một mảng sách để phục

vụ thiếu nhi, hay một số các nhà xuất bản không chuyên như NXB Văn hóa — thông tin cũng dành một phần vào việc xuất bản mảng sách phục vụ các em thiếu nhi Với chặng đường xây dựng và phát triển không phải là ngắn, hoạt

động xuất bản sách, đặc biệt là sách truyện tranh cho thiếu nhỉ ở nước ta được

Đảng và Nhà nước đánh giá là đã có những đóng góp không nhỏ, mang lại

những sản phẩm sách hay, bồ ích, góp phan vào việc giáo duc dao đức, thâm

mỹ, hình thành nhân cách cho thiếu nh

Nhìn rộng ra thế giới, sách truyện tranh cũng đã được các quốc gia quan tâm phát triển và gặt hái nhiều thành tựu rực rỡ, trở thành sản phẩm hàng hóa đặc biệt phục vụ sự phát triển của trẻ em Nó cũng đã thu hút sự đầu

tư của nhiều nhà xuất bản nhằm tìm kiếm lợi nhuận Trên thế giới, có rất

nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng nhờ viết truyện cho thiếu nhi, như hai anh em

Jacob va William Grimm cua Duc, hay nha van Hans Christian Andersen của

Trang 6

hoặc đi vào các tác phẩm cụ thể Về mặt lý luận những công trình nghiên cứu

riêng về truyện tranh cho thiếu nhi hiện nay vẫn còn hạn chế

Ở nước ta, lý luận về truyện tranh cũng vậy Hai cái nôi cho hoạt động

đào tạo và nghiên cứu về xuất bản lớn nhất cả nước là Học viện Báo chí và

tuyên truyền, trường Đại học Văn hoá có bề dày hàng chục năm, nhưng cho

đến nay vẫn mới chỉ có các công trình khoa học nghiên cứu chung về xuất bản và hoạt động xuất bản Các công trình đi vào nghiên cứu cụ thể về xuất bản các loại sách chuyên ngành hiện nay mới dừng lại ở các mảng sách lý

luận, sách khoa học, văn học, Hiện, chưa có một công trình khoa học cụ thể

_ nào nghiên cứu về lý luận xuất bản sách truyện tranh giáo dục thiếu nhi Tất

cả các luận văn, khóa luận nếu có mới chỉ là tiếp cận ở các khía cạnh nhỏ lẻ,

bước đầu

Hạn chế về mặt lý luận đã khiến cho hoạt động xuất bản truyện tranh của nước ta, nhất là ở trong giai đoạn toàn cầu hóa về kinh tế hiện nay đứng

trước nhiều vấn đề bất cập đặt ra từ quản lý, định hướng phát triển Cụ thể gần đây, một số nhà xuất bản đã đua nhau cho nhập, mua lại bản quyền sách

truyện tranh nước ngoài để dịch ra tiếng Việt thiếu chọn lọc đã dẫn đến tình

trạng sách 1n ra kém chất lượng về hình thức, nội dung không phù hợp với thị hiểu của bạn đọc nhỏ tuổi, tới thuần phong mỹ tục của người Việt Nam, làm ảnh hưởng tới môi trường giáo dục trẻ em Còn mảng truyện tranh sáng tác trong nước thì èo uột và đơn điệu, không được quan tâm đúng mức Nhận

thức của các nhà lãnh đạo, quản lý, đặc biệt là những nhà lãnh đạo, quản lý

các nhà xuất bản về truyện tranh còn nhiều hạn chế

Trang 7

tranh góp phần giáo dục thiếu nhỉ ở nước ta hiện nay” (Qua khảo sát Nhà xuất bản Kim Đồng và Văn hoá Ti hông tin từ năm 2005 đến nay) làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Các công trình nghiên cứu lịch sử về sách, truyện tranh dành cho trẻ em của các nhà khoa học trên thế giới đã chỉ ra lịch sử truyện tranh đã bắt nguồn từ chính những sáng tác sơ khai của nhân loại - những hình vẽ xâu chuỗi cách đây ít nhất 20 nghìn năm trong động đá, tranh và chữ tượng hình Ai cập cổ

đại trong các lăng mộ và tranh hiện đại Những bức vẽ trong động đá Lascaux

(Pháp) thế kỷ 170 trước công nguyên là những bức tranh đầu tiên, cũng là

truyện ban đầu của loài người thuật lại người tiền sử đã di săn những đàn bò

ngựa lớn dữ tợn như thế nào Đấy là sự ra đời của truyện tranh |

Con truyén tranh danh cho thiéu nhi thi nhiéu công trình nghiên cứu đã khẳng định từ hàng thế ký, trước khi tiếp xúc với văn xuôi, trẻ em đã được

tiếp xúc thơ, vè Ví dụ: “Những bài thơ tuổi hẳn nhiên ” của nhà thơ lãng mạn

- Anh William Blake (1757-1827), “Những kỳ công” của nhà thơ Mỹ Richard

Lewis Các nghiên cứu cũng khẳng định, đến thế kỷ XVI, đã ra đời truyện

tranh cho thiếu nhị, tiêu biểu là “7é giới trong tranh” năm 1658 của nhà giáo dục, lý luận Czech Johann Amos Comenius (1592- 1670) Thế kỷ XVII, XVIIH đã có sự nở rộ truyện tranh ở Châu Âu Các nhà nghiên cứu đưa ra kết

luận: sách thiếu nhỉ có lịch sử ra đời rất sớm

Các công trình nghiên cứu của Đức cho rằng, thế kỷ XIX là thế kỷ ra đời nhiều truyện cổ tích dành cho tuổi thơ Đức và Đan Mạch là hai

nước đứng đầu về truyện cô Phần lớn sách, truyện thiếu nhi ban đầu đều

Trang 8

mục đích để phục vụ công tác giáo dục trẻ em, bao gồm khơi dậy sự sáng tạo, kích thích hoạt động của trí nhớ, tạo tâm hồn trẻ thơ, giúp trẻ yêu thiên

nhiên, cuộc sống gia đình

Ở nước ta, do những tác động của bối cảnh lịch sử, phải đến những

năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, mới có một số công trình khoa học, tác

phẩm, bài viết nghiên cứu độc lập về xuất bản sách thiếu nhỉ nói chung và

truyện tranh nói riêng, được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành và các cuốn sách chuyên khảo, có thể nêu ra day:

| - Biên tập các loại sách chuyên ngành, tập 2 của Khoa Xuất bản, Phân

viện Báo chí và Tuyên truyền, trong đó có một chương giới thiệu về nghiệp vụ

biên tập sách thiếu nhi, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2000

-7 huc trang truyén tranh Viét Nam, bai tham luan vé thuc trang truyén tranh Việt Nam của Họa sĩ Hùng Lân, được trình bày tại cuộc Hội thảo về

truyện tranh do Cục Xuất Bản tổ chức tại Hà Nội ngày 17 tháng 10 năm 2003, - Sách cho Thiếu nhỉ - thiếu hay thừa, Vietnamnet, (25/6/2003)

- Xuất bản sách thiểu nhỉ ở Nhà xuất bản Kim Đồng với việc giáo đục

nhận thúc và đạo đức của thiếu nhỉ ” từ năm 2004 đến năm 2007); công trình

nghiên cứu khoa học của sinh viên Khoa Xuất bản, K24, Học viện Báo chí và

Tuyên truyền

._- Thiếu nhỉ đọc sách - cẩn có sự hướng dẫn khoa học, Tạp chí Khoa

học và đời sống, số 2/2007

— - Cửu nâng cao chất lượng truyện tranh Việt Nam, tác giả Nguyễn

Thanh Thuý, Tạp chẫpuất bản Việt Nam, số 10/2008

- Những cảm nhận về truyện tranh Việt Nam hiện nay, tác giả Thái

Trang 9

Có thể nói, từ những nghiên cứu của thế giới và nước ta chúng ta rút

kết luận: tuy được nghiên cứu rất sớm, nhưng những nghiên cứu của các nhà

khoa học mới chỉ dừng lại ở những kết quả ban đầu Tính chất lý luận trong

những nghiên cứu còn thiếu sự chuyên sâu và tính hệ thống

' Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên đã tạo điều kiện thuận lợi để tác giả luận văn có thể kế thừa về nội dung cũng như phương pháp Mặc đù

vậy, ở góc độ Xuất bản học, chưa có tác giả nào đi vào nghiên cứu về hoạt

động xuất bản sách truyện tranh giáo dục thiếu nhi Đây là thực tế khó khăn

cho tác giả trong việc thực hiện luận văn này

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Từ góc độ của khoa học xuất bản làm rõ những vấn đề lý luận chung

của hoạt động xuất bản sách truyện tranh và thực trạng xuất bản mảng sách này ở nước ta hiện nay, từ đó đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng

cao hơn nữa chất lượng hoạt động xuất bản sách truyện tranh giáo dục thiếu nhi hiện nay

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

_= Làm rõ khái niệm, đặc điểm của sách truyện tranh, vai trò của xuất

bản sách truyện tranh trong việc góp phần giáo dục thiếu nhi

- Những yếu tố tác động đến công tác xuất bản sách truyện tranh nhằm góp phần vào việc giáo dục thiếu nhỉ ở nước ta hiện nay

- Thực trạng hoạt động xuất bản sách truyện tranh từ năm 2005 đến nay

(qua khảo sát ở Nhà xuất bản Kim Đồng và Nhà xuất bản Văn hố Thơng tin)

- Bước đầu nêu lên một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao

chất lượng xuất bản loại sách này phục vụ tốt hơn cho công tác giáo dục thiếu

Trang 10

thiếu nhỉ”, vì thế đối tượng nghiên cứu sẽ là hoạt động xuất bản sách truyện

tranh, các em thiếu nhị, phụ huynh trẻ em, định hướng, kết quả giáo dục thông

qua truyện tranh

4.2 Phạm vi nghiên cứu - Pham vi thời gian

Luan van di vao tap trung nghién ctu hoat động xuất bản sách truyện tranh ở một số nhà xuất bản: Nhà xuất bản Kim Đồng và Nhà xuất bản Văn hố - Thơng tin, và nghiên cứu chủ yếu tập trung từ năm 2005 cho đến nay

_- Pham vi khong gian |

Luận văn nghiên cứu trong phạm vi toàn quốc thông qua khảo sát, báo cáo tổng kết, hoạt động phát hành

5 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy

vật lịch sử, luận văn sử đụng một số phương pháp cụ thể như: phân tích -

tổng hợp, thống kê và khảo sát thực tế

6 Đóng góp mới của đề tài

- Bước đầu tông kết kinh nghiệm thực tiễn, góp phần xây dựng một mảng

lý luận nghiệp vụ cụ thể về xuất bản sách truyện tranh cho thiếu nhi hiện nay - Góp phần vào việc nâng cao chất lượng hoạt động xuất bản sách truyện

tranh và tăng cường quản lý và giáo dục thiếu nhỉ ở các nhà xuất bản nước ta

- Cung cấp thêm một tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập

nghiệp vụ xuất bản

7 Các nội dung nghiên cứu cụ thể

Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của luận văn chia làm 3

Trang 11

VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG VIỆC GIÁO DỤC THIẾU NHI

1.1 Khái niệm, đặc trưng của sách truyện tranh thiếu nhỉ

1.1.1 Khái niệm thiếu nhỉ, đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi thiếu nhỉ

- Khải niệm thiếu nhỉ

| Theo tiếng Việt hiện đại, thuật ngữ thiếu nhỉ là một từ kép dé chi: nhi dong’

- trẻ em thuộc lứa tuổi từ 4 đến 9 tuổi, và thiếu niên - trẻ em lứa tuổi từ 10 đến 15

tuổi Déy là những thực thể đang phát triển Những thực thể này vận động theo

quy luật của bản thân nó và được phân chia theo từng độ tuổi [37, tr.972)

Tại điều 1, Luật chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em (năm 2004) đưa ra

khái niệm: “7zé em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới mười

Sau tudi ” (27, tr.7]

Độ tuổi từ 1 đến 6, được gọi là thời kỳ tiền học đường, tâm lý của trẻ

em tiếp tục phát triển Sự phát triển này do những yêu cầu cao hơn đề ra cho trẻ, do sự liên hệ của trẻ với thực tế xung quanh mở rộng thêm và phức tạp hơn Các quá trình nhận thức như: tri giác, ký ức, tư duy, tưởng tượng sáng

tạo phát triển mạnh mẽ Dần dần trẻ học được cách hành động theo mục đích

mình đặt ra một cách có ý thức Những tình cảm cao cấp khác như: đạo đức,

thẩm mỹ, trí tuệ bắt đầu nảy nở Cá tính bắt đầu hình thành, năng lực bắt đầu

phát triển, những đặc điểm tính cách bắt đầu được tạo nên Hoạt động chủ đạo

của trẻ trong cả thời kỳ trước khi đi học phổ thông chủ yếu là giao tiếp, tiếp

xúc với người, với vật, hoạt động chơi với đồ vật, công cụ, hoạt động trò chơi

có chủ thể Đó là hoạt động vừa chơi, vừa học, hoạt động chơi để khám phá,

Trang 12

phô thông tiểu học và phô thông trung học cơ sở lại được chia ra thành thời kỳ

đầu tuổi đi học (từ 6 đến 12 tuổi) và thời kỳ giữa tuổi học (từ 12 đến 15 tuổi)

Thời kỳ đầu tuổi học, thê chất của trẻ vẫn tiếp tục phát triển mạnh Giai đoạn này trẻ rất thích hoạt động, thích những vận động phải dùng đến sức lực,

khi chúng phải làm những việc tỉ mỉ và chính xác thì thường tỏ ra chóng chán,

mỏi mệt Hệ thần kinh tiếp tục phát triển, hoàn thiện với tính hưng phần rất

lớn và các quá trình ức chế dần được hình thành |

Thời kỳ giữa tuổi học - thời kỳ thiếu niên, đây là thời kỳ phát dục mạnh

mẽ, thời kỳ hình thành nam nữ tính Chính đặc điểm này đã tạo nên những

biến đổi căn bản về phương diện sinh lý và có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát

triển sinh lý |

Cùng với những điều kiện bên trong, những điều kiện bên ngoài cũng

bắt đầu có những tác động mới đến sự phát triển tâm sinh lý thiếu nhỉ, đó là

môi trường mới

Trong thời kỳ tuổi học, ngoài mối quan hệ với thầy cô, một đối tượng

được thiếu nhỉ đặc biệt coi trọng trong giao tiếp là bạn bè Cùng với hoạt động học tập, giao tiếp là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi thiếu nhi Thiếu nhi

vừa có nhu cầu giao tiếp với người lớn như cha mẹ, thầy cô, anh chị và g1ao

tiếp với bạn bè Mối giao tiếp này, đặc biệt tuổi thiếu niên có giá trị lớn đến

mức đôi khi đấy lùi nhiệm vụ học tập và quan hệ gia đình xuống hàng thứ

Trang 13

Một trong những xu hướng nghiên cứu văn hóa học hiện đại thời kỳ này là xu hướng "văn hóa và nhân cách" Tiêu biểu là M.J Herskovits cùng

trường phái nhân học đã đặc biệt quan tâm tới vấn đề "nhập thân văn hóa" của tuổi ấu thơ như một "hiện tượng văn hóa" Khi nói tới tác động của văn hóa,

tức là nói tới tác động của "văn hóa cộng đồng" đối với sự hình thành "nhân cách trẻ em" - tức là nói đến sự hình thành "văn hóa cá nhân" ở mỗi trẻ em,

hay còn gọi là văn hóa tuổi ấu thơ Ở nước ta, thuật ngữ văn hóa tuổi ấu thơ đã được GS.TS Hồ Ngọc Đại sử dụng, hay thuật ngữ "nhập thân văn hóa" được TS Lê Quý Đức sử dụng

Tóm lại, từ khi mới được sinh ra, tính cách và tâm hồn trẻ luôn phát

triển không ngừng Những yếu tố tình cảm, tâm lý mà trẻ có là sự kết tỉnh của

_nhiều yếu tố, từ gia đình và xã hội, từ những gì trẻ chơi và những gì trẻ thấy,

từ không gian trẻ sống đến môi trường rộng lớn bên ngoài mà trẻ đã trải qua

Bằng thời gian, thông qua sự tiếp xúc, sự hoạt động, qua quá trình gia nhập

vào đời sống xã hội, đứa trẻ dần dần chiếm lĩnh được các kinh nghiệm xã hội

Đây được xác định là giai đoạn đầu tiên của cuộc đời mỗi con ngưỜi, giai

đoạn: hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực cần thiết đề tham gia

vào các hoạt động xã hội Về mặt tâm lý, đây là lứa tuổi tò mò, ham hiểu biết và khám phá thế giới xung quanh Đó cũng chính là lý do để các em trở thành

người yêu thích sách báo Đồng thời tuổi trẻ cũng là khoảng thời gian người

ta đọc nhiều và đọc với tốc độ “dữ đội” nhất Chính vì vậy mà bạn đọc thiếu

nhi là đối tượng mà hoạt động xuất bản dành một sự quan tâm đặc biệt

Căn cứ vào độ tuổi khác nhau với những khả năng và điều kiện, nhu cầu, sở thích khác nhau về xuất bản phẩm ta có thể phân chia những độc giả

nhỏ tuổi này làm hai loại đối tượng, một là đối tượng trẻ em chưa biết đọc,

Trang 14

như ông bà, cha me, thầy cô Và hai là đối tượng trực tiếp sử dụng các xuất

bản phẩm phục vụ nhu cầu học tập, giải trí

Si Chính vì vậy, để đảm bảo phục vụ cho nhu câu về sách của thiếu nhỉ

một cách tốt nhất, góp phan nâng cao chất lượng của công tác giáo dục đạo

đức và nhận thức của trẻ bằng các xuất bản phẩm, nhiều nhà xuất bản đã dày

công tìm hiểu tâm lý, tính cách trẻ qua từng lứa tuổi để từ đó cho ra đời những

cuốn sách hay, bổ ích, đáp ứng nhu cầu nâng cao tri thức, đồng thời thoả mãn

nhu học tập, vui chơi giải trí cho các em

1.1.2 Khái niệm sách truyện tranh và phân loại sách truyện tranh

thiếu nhỉ

- Khái niệm sách thiếu nhỉ

Sách thiếu nhỉ cũng như các xuất bản phẩm nói chung, là một loại hình

văn hoá đọc rất cần thiết và phổ biến, là một loại hình văn hố phẩm truyền

thơng đại chúng không định kỳ, được nhân bản chủ yếu bằng ¡n ấn, nhằm - truyền tải tri thức của con người Trong cuốn Biên tập các loại sách chuyên

ngành, sách thiếu nhi được định nghĩa như sau:

Sách thiếu nhỉ là những xuất bản phẩm đặc biệt có nội dung

phản ảnh các lĩnh vực trì thức khoa học tự nhiên, xã hội, nhân văn,

được thể hiện bằng các hình thức phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, với

khả năng, nhu cẩu, thị hiểu của trẻ em thuộc các độ tuổi khác nhau

[21, tr.161- 162]

- Chức năng của sách thiếu nhỉ

Sách thiếu nhi có hai chức năng quan trọng:

Trang 15

rỡ

nhận biết được đâu là điều xấu, điều ác từ đó hình thành những thái độ, hành

động bảo vệ cái đúng, cái thiện, cái đẹp và chống lại điều xấu, điều ác Hơn

nữa qua những cuốn sách các em đọc sẽ giúp các em có được những nhận thức đúng, biết cảm thụ và sáng tạo ra cái đẹp mà trước hết là biết nói những lời hay, đẹp, có cử chỉ, hành vi đẹp, biết ứng xử với mọi người xung quanh có

văn hoá Giáo dục trí tuệ, sách thiếu nhỉ trang bị cho các em kiến thức thuộc

mọi lĩnh vực của cuộc sống, từ đó giúp các em học tập để nâng cao nhận thức,

trí tuệ để sống và làm người

Thứ hai là, chức năng giải trí: Giải trí ở đây được hiểu là việc làm cho

đầu óc được thánh thơi, nghỉ ngơi thư giãn, bớt mệt nhọc, giải toả những băn khoăn lo lắng, phiền muộn ngay sau quá trình học tập Vừa học tập, vừa đọc

sách báo, các em tiếp nhận thông tin, tiếp thu trỉ thức một cách thoải mái, tự

nguyện, hào hứng Mỗi cuén sách, mỗi câu chuyện, mỗi bài thơ, mỗi tri thức

thuộc lĩnh vực tự nhiên hay xã hội vừa giúp các em nâng cao hiểu biết, tích luỹ kinh nghiệm, vừa được các em coi như món đồ chơi, những trò chơi đầy sức hấp dẫn, tạo ra những tiếng cười và phù hợp với lứa tuổi đầy tưởng tượng, thích tưởng tượng và sống với tưởng tượng

Có thể nói, cùng với các loại sách khác, sách thiếu nhi trang bị cho các

em những kiến thức thuộc tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, đồng thời là một phương tiện giải trí giúp cho cuộc sống của các em thêm vui tươi, lành mạnh và đầy ắp những tiếng cười Do vậy mà xuất bản được lựa chọn là phương tiện hữu hiệu trong chiến lược phát triển con người

Thành tựu đạt được của hoạt động xuất bản sách cho thiếu nhi có ý

nghĩa hết sức quan trọng đối với sự nghiệp đổi mới đất nước nói chung và đối với sự nghiệp giáo dục thiếu nhi của Đảng và Nhà nước ta nói riêng Trong cơ

chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi các nhà xuất bản phải luôn

Trang 16

nước để xuất bản sách có nội dung tốt, hình thức hấp dẫn, vừa có hiệu quả chính trị - xã hội, vừa có hiệu quả kinh tế Hiện nay hoạt động xuất bản sách

cho thiếu nhi phát triển mạnh, đã đáp ứng nhu cầu về sách ngày càng cao của mọi lứa tuôi thiếu nhi trong cả nước Sách xuất bản dành cho thiếu nhỉ ngày càng tăng về số lượng, nội dung và hình thức ngày càng phong phú và đa

dạng, phù hợp với mọi lứa tuổi Sách thiếu nhi đề cập tới mọi lĩnh vực của đời

sống xã hội với các hình thức thể hiện khác nhau, nhưng nhìn chung sách thiếu nhi đều hướng tới việc bồi dưỡng, nâng cao tư tưởng và hành động tốt

đẹp, giúp các em mở mang kiến thức, hiểu biết về thế giới tự nhiên và xã hội

Vì vậy chúng ta cần có nhận thức đúng đắn về hoạt động xuất bản sách dành

cho thiếu nhỉ để có những biện pháp đồng bộ, toàn diện, có sự đầu tư thích

đáng về mọi mặt nhằm xuất bản những cuốn sách có nội dung và hình thức ngày một tốt hơn, để đáp ứng nhu cầu đọc sách của các em Đồng thời thực

hiện tốt nhiệm vụ giáo dục các em theo 5 điều Bác Hồ dạy, để các em xứng

đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước

Khai niệm sách truyện tranh thiếu nhỉ

+ Khải niệm sách truyện tranh

Về mặt thực tiễn và lý luận đến nay, tên gọi truyện tranh chưa có sự

thống nhất Có người gọi là truyện tranh, có người cho là tranh truyện |

Chinh vi vậy, để làm rõ tên gọi và khái niệm truyện tranh, theo tác giá

phải bắt đầu đi từ lịch sử ra đời và nghiên cứu loại hình ấn phẩm này

- Dựa trên các căn cứ lịch sử, quan niệm ban đầu về truyện tranh là một thể loại văn học hấp dẫn, là một nghệ thuật đặc sắc, in dấu trong nhiều thế hệ,

thê hiện nét sống văn hóa của một dân tộc |

- Hiểu truyện tranh 1a “nhiing truyén ké bằng hình vẽ thì những hình vẽ

trên các hang động nh Lacaux thuộc loại “truyện tranh” cách đây 35.000

Trang 17

với chữ viết thì những bức bích họa trong lăng mộ Ai Cập cổ đại mới được goi là truyện tranh cổ nhất” [9, tr 36 j

- Các nghiên cứu lịch sử xuất bản cho rằng, truyện tranh thật sự theo

đúng nghĩa phải được thê hiện trên giấy hoặc đa và được đóng thành sách Nó

ra đời vào thời Trung Cổ, đó là các cuốn sách có minh họa kể lại các sự tích

trong Kinh thánh

- Trong tất cả các nghiên cứu trên thé giới đều cho thấy, truyện tranh ra

đời gắn với những thợ in tại các nhà xuất bản Nhà văn, nhà thơ viết nên câu

chuyện, nhưng ấn phâm đến tay độc gia lai là truyện tranh

Từ những khảo cứu và quan niệm trên có thể hiểu, Truyện tranh là

những câu chuyện được mình hoạ bằng tranh kết hợp với chữ viết và được thể hiện trên giáy và vật phẩm mềm có thể đóng thành cuỗn

Cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa nào hoàn chỉnh về truyện

tranh thiếu nhi |

- Ngay trong các công trình nghiên cứu của thế giới về hoạt động xuất bản cũng mới chỉ đưa ra một tên gọi chung là sách truyện thiếu nhi Ở đây,

tiều chí đưa ra là dựa vào nội dung va đối tượng phục vụ Các nhà nghiên cứu

thế giới quan niệm, tranh là hình thức thể hiện nội dung câu chuyện Chính vì

vậy, họ gộp tất cả các loại sách phục vụ đối tượng độc giả thiếu nhi thành

sách truyện thiếu nhi

- “Những cảm nhận về truyện tranh Việt Nam” của tác giả Thái Học đăng ở tạp chí Xuất bản Việt Nam, số 11/2008, quan niém: “Truyén tranh la

những câu chuyện được minh hoa bằng tranh dành cho lứa tuổi thiếu nhỉ”

[23, tr 27]

- Theo Lê Thị Minh Phương, tác giả đề tài luận văn tốt nghiệp cử nhân -

Trang 18

“Truyện tranh là loại truyện gẫm hai phần: tranh và truyện, phối hợp chặt chẽ với nhau Truyện trong tranh là một truyện ngắn hoàn chính, không phải chỉ dùng lời để thuyết mình cho tranh, đồng thời phải ngắn gon” [31, tr 20]

Tw nhtmg quan niém trén, tac gid cuén ludn van nay manh dan dua ra khái niệm cơ bản về truyện tranh thiếu nhi như sau:

Truyện tranh thiếu nhị là loại xuất bản phẩm đặc biệt được xuất bản

không định kỳ Đó là những câu chuyện được mình hoạ bằng tranh, tranh và lời được kết hợp chặt chẽ với nhau và được thể hiện phù hợp với đặc điểm tâm sinh

lý, khả năng, nhu câu, thị hiễu của trẻ em thiếu nhỉ ở các độ tuổi khác nhau

Từ định nghĩa trên ta có thể thấy, truyện tranh là loại truyện gồm hai phần Phần truyện và phần tranh Truyện trong tranh là một truyện ngắn hoàn chỉnh, không phải chỉ dùng lời để thuyết minh cho tranh mà còn phải ngắn gọn Nhưng do đặc điểm phải tuyệt đối ngắn gọn nên truyện trong tranh

không thể chứa được nhiều vấn đề, không thể đi sâu vào diễn biến tâm lý nhân vật, hoặc những chỉ tiết lắt léo, phức tạp Nó chỉ có thể đi sâu vào một

khía cạnh nào của vẫn đề hoặc chỉ trình bày một cách tổng quát câu truyện dưới những khía cạnh cốt yếu nhất Các chỉ tiết trong truyện đơn giản nhưng có ý nghĩa Lời văn súc tích và linh hoạt, làm sáng rõ nội dung truyện Trong

truyện tranh, tranh và truyện đều có địa vị quan trọng như nhau Truyện phải viết dễ hiểu, ngắn gọn, tranh vẽ phải đẹp, màu sắc tươi sang, sinh động, dí dỏm Tranh và truyện bổ sung cho nhau tạo nên một sự thống nhất hài hoà,

tác động trực tiếp tới suy nghĩ và tình cảm của các em Chính vì vậy, truyện

tranh rất phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi thiếu nhi, nhanh chóng thu hút sự

chú ý, say mê của các em - Phân loại truyện tranh

Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau trên cơ sở lý luận hoạt động biên tập

xuất bản và thực tiễn công tác xuất bản, tr uyện tranh hiện nay được phân chia

Trang 19

` A + Nếu phân chia theo lứa tuổi: Trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu về truyện tranh của thiếu nhi chủ yếu là phụ thuộc vào yếu tố tâm lí lứa tuôi, hoạt động xuất bản truyện tranh cho ra đời những xuất bản phẩm có nội dung và hình thức thể hiện khác nhau phù hợp với lứa tuôi:

* La tuổi 3 đến 6: Loại truyện phục vụ cho lứa tuổi này có nội dung

hết sức đơn giản, dễ hiểu, phản ánh được những mối quan hệ, những hoạt

động quen thuộc của các em Hình vẽ và màu sắc của tranh nhiều màu sắc sặc

sé, song động, ngộ nghĩnh làm cho các em dễ hiểu và dễ liên tưởng Mang

truyén ma các em yêu thích là truyện cô tích, truyền thuyết, đồng thoại, những

bài văn vần xinh xinh |

* Lửa tuổi 7 đến 10: Gồm những cuốn truyện đi sâu tìm hiểu về những

hiện tượng của tự nhiên như mua, nang, sam chớp, những nhân vật nỗi tiếng,

những tiêu chuẩn đạo đức của con người trong xã hội Tình tiết các câu truyện phải lý thú, dễ hiểu mang ý nghĩa xã hội rõ ràng Tư tưởng của các nhân vật được minh hoạ bằng những hành động cụ thể thông qua các hình vẽ minh hoạ Những cuốn truyện được các em yêu thích là truyện tranh cô tích,

lịch sử, thần thoại, ngụ ngôn |

* La tuổi 1] đến 15: Gồm những đề tài về tình bạn, tình yêu học trò,

về cuộc sống gia đình và những vấn để xã hội thông qua những câu chuyện kê

về lịch sử, chuyện khoa học để các em tích luỹ trau dồi kiến thức, đạo đức,

hiểu hơn về quan hệ giữa người với người và các mối quan hệ xã hội khác + Phân chia theo đề tài: căn cứ vào nội dung giáo dục của truyện để phân thành các đề tài truyện tranh khác nhau Truyện tranh bao gồm toàn bộ những đề tài và tác phẩm thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: truyền thống

cách mạng, về con người mới, cuộc sống mới, tìm hiểu xã hội, tìm hiểu thiên

nhiên Để thiếu nhi có thể hiểu thêm nhiều điều sơ đẳng về các loại hình

Trang 20

trinh thám, khoa học viễn tưởng, tình bạn, võ hiệp, cỗ tích, lịch sử, truyện

tranh về cuộc sống, con người, danh nhân

+ Phân chia theo nguồn gốc xuất xứ: Căn cứ vào nguồn gốc xuất xứ ta có thể phân chia truyện tranh thành các mảng sau: truyện tranh trong nước và truyện tranh nước ngoài được dịch sang tiếng Việt Đối với mảng truyện tranh nƯớc ngoài được dịch sang tiếng Việt cũng có đầy đủ các thể loại: truyện

tranh trinh thám, truyện cô tích, truyện tranh dân gian, truyện tranh lịch sử, truyện thần thoại Đặc biệt, còn có loại truyện tranh song ngữ Việt —- Anh nhằm mục đích hỗ trợ cho nhu cầu học tập của các em

1.2 Đặc trưng của sách truyện tranh thiếu nhi

Là loại sách đặc biệt, có những điểm riêng biệt, nỗi trội và có ưu thế

hơn một số mảng sách khác Việc năm bắt được những đặc trưng cơ bản của

sách truyện tranh sẽ góp phần cải thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất bản

thông qua việc phát huy tối đa những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm - Đặc trưng về tính giáo đục cao

- Thiếu nhi là lứa tuổi bắt đầu hình thành nhân cách, việc đảm bảo tính

giáo dục trong truyện tranh là yêu cầu bắt buộc hàng đầu Giáo dục những gì?

Giáo dục như thế nào? Đổi mới trong giáo dục ra sao?

+ Thứ nhất, truyện tranh góp phan hướng mọi hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ của các em theo những chuẩn mực chung để hình thành cấu trúc nhân cách thông qua việc xây dựng những tình huống, ngôn từ, bài học về đạo đức, ứng xử, phương thức tư duy Nội dung giáo dục thường tập trung vào: giáo

dục công dân, giáo dục trí tuệ, giáo dục gia đình, giáo dục đạo đức, giáo dục

thể mĩ |

Trang 21

- * Lửa tuổi mẫu giáo từ 3 — 5 tuổi: Đây là lứa tudi mới bắt đầu làm quen

với môi trường xung quanh đề học cách ứng xử Do vậy nội dung giáo dục phải

thật đơn giản, dễ hiểu, dễ tiếp cận Thông qua những tranh ảnh, hình vẽ ngộ

nghĩnh, mảu sắc đa dạng, bắt mắt các em sẽ được làm quen với các con vật, lồi

cây, mơi trường xung quanh, con người Qua đó các em sẽ hiểu, phân biệt, so

sánh một cách đơn giản nhất để hình thành những cá tính riêng.Việc kết hợp

những câu chuyện ngắn gọn, ý nghĩa và giọng đọc, kế hấp dẫn của người lớn có -

sự giải thích, phân tích, đặt ra câu hỏi sẽ kích thích trí tuệ và tình cảm đạo đức

hướng thiện trong các em Ví dụ như các bộ sách: Những con vật ngộ nghĩnh, Tại sao tớ không nên, Hãy xem tôi lớn lên như thể nào? v.v

* Lika tuổi từ 6 — 10: Ở lửa tuôi này các em được tham gia vào các mối quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội, truyện tranh chủ yếu tập trung thực hiện chức năng giáo dục các em theo lời dạy Bác Hồ Thông qua việc xây - dựng những gương người tốt, việc tốt, các vị anh hùng, những người ưu tú có

cống hiến to lớn cho đất nước (như bộ truyện trạng Việt Nam, sách Danh

nhân lịch sử, bộ sách nghìn xưa văn hiến ), sách giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng Đồng thời đề cập tới các mối quan hệ trong

sinh hoạt tập thé, trong xã hội để các em nhìn nhận vị trí, vai trò của mình,

rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp của con người trong cuộc sống như thật

thà, đũng cảm, đoàn kết, hoà đồng

* Lita tuổi tir 11 — 15: Ở giai đoạn này các em có sự chuyền biến tâm lý

sâu sắc, nhận thức mang đậm dau ấn cá nhân, độc lập và đây là giai đoạn

quyết định hình thành nhân cách.Vì vậy, truyện tranh sẽ cung cấp đầy đủ cho các em những kiến thức tâm sinh lý cho tuổi mới lớn, qua đó cung cấp cho

các em những hiểu biết xã hội cần thiết, chuẩn bị hành trang để các em trở

thành những công dân có ích Do đặc điểm của lứa tuổi là muốn mở rộng khối

lượng và chiều sâu tri thức thuộc mọi lĩnh vực nên truyện tranh dành cho lứa

Trang 22

- Đặc trưng về tính vừa sức

Điều đó có nghĩa là những tri thức của cuộc sống trước khi cung cấp

cho trẻ phải được cân nhắc, chọn lựa thật kỹ càng Tính vừa sức còn thể hiện

_ở chễ những kiến thức đó khi cung cấp cho các em phải có dung lượng vừa

đủ, vừa phải, để vừa đảm bảo được mục tiêu giáo dục, vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em, bởi vì với mỗi độ tuổi thì các em lại có khả năng

cảm thụ tri thức khác nhau Cùng một vẫn đề, nhưng nội dung đưa vào truyện

dành cho độ tuổi 6 - 10 lại khác, những hình ảnh được trình bày rõ ràng với

kích thước lớn, với nhiều màu sắc sặc sỡ và vẽ rất sinh động, nếu có lời thì

cũng ít chữ, vì chủ yếu dùng lời để dẫn truyện qua hình ảnh Đối với các em ở độ tuổi 10 - 16 các vấn đề phải được trình bày dần dần từ đơn giản đến phức

tạp, từ cụ thê đến trừu tượng, từ dễ đến khó

Đối với mảng truyện khoa học viễn tưởng, truyện danh nhân, lịch sử truyền thống có một dung lượng kiến thức vừa phải để phụ trợ thêm, làm phong phú và cụ thể hơn những tri thức mà trẻ em đã được trang bị trong nhà trường Tuy không thay thế được cho sách giáo khoa, song loại sách này lại có phương pháp trình bày riêng với cách tiếp cận và giải quyết vấn đề khác

nhau và ít mang tính áp đặt trực tiếp, do đó dễ được các em chấp nhận và phát huy được hiệu quả giáo dục cao

- Đặc trưng vẻ hình thức thể hiện

Có thể nói, truyện tranh có một điểm khác biệt, ưu thế, đó là có hình thức hấp dẫn ở sự mới lạ, nổi bật và không giới hạn khả năng sáng tạo hình

thức Hình thức truyện không chỉ phù hợp với nhu cầu thẩm mĩ mà còn rất

hữu ích, tiện dụng thể hiện nhiều vai trò, chức năng độc đáo, đáp ứng nhu cầu

ngày càng cao hơn về học tập, giải trí của các em Đối với tất cả các thể loại

Trang 23

được hiểu là, một câu truyện cần phải có cốt truyện mạch lạc Một tác phẩm

sau khi các em đọc xong phải nắm bắt được vấn đề về cốt truyện Yếu rổ động

đối với thể loại truyện tranh là rất cần thiết Yếu tố này được thể hiện ở cốt truyện, ở từng mẫu truyện, từng tình tiết; được thể hiện bằng sự việc, bằng

hoạt động, hành động của các nhân vật chứ không phải bằng các khái niệm trừu tượng Yếu tố động còn thể hiện ở chỗ diễn biến mạch truyện không bằng phẳng, xuôi chiều, mà luôn tạo ra tình huống, cảnh ngộ bất ngờ đầy kịch

tính Yếu tố động của thê loại truyện tranh sẽ làm cho bạn đọc nhỏ tuổi cảm nhận được sự bất ngờ, kỳ ảo, mới lạ, đầy suc hap dan trong những sự vật, hiện

tượng hàng ngày Yếu tố động này rất phù hợp với tính cách đầy trí tưởng tượng và hiếu động của trẻ em, lứa tuổi càng nhỏ thì yếu tố này càng trở nên

đậm đặc Yếu tổ hình ảnh và sự kết hợp một cách kỳ diệu cái ảo và cái thực, là

đặc trưng rõ nét của truyện tranh Yếu tố hình ảnh biểu hiện qua ngôn ngữ thể

hiện mang tính hình tượng cao Qua mỗi đoạn truyện, trang truyện, khô thơ, câu thơ ta đều có thể miêu tả được bằng một bức tranh Quan hệ giữa cái ảo và cái thực, cái tưởng tượng và hiện thực hàng ngày chính là một yếu tố tạo ra

sức hút, sự hấp dẫn của các sách văn nghệ thiếu nhỉ Các loại truyện cô tích,

thân thoại, đồng thoại thường có một sức hút mãnh liệt đối với trẻ em chính là

ở cái ảo, ở sức tưởng tượng của nó Yếu tổ ảo và thực sẽ thu hút các em đến với một thế giới khác với cuộc sống hiện thực hàng ngày, song lại không tạo

ra cảm giác xa lạ mà lại gợi cho các em cái cảm xúc là tất cả cái gì được kê ra

đều có thực, đều có thể xảy ra Qua đó nó sẽ kích thích các em cái khả năng thiên phú, khả năng kỳ diệu của tuôi thơ là sự đồng hoá giữa ước mơ, tưởng tượng và hiện thực hàng ngày Điều này rất phù hợp với trẻ em vốn là những bạn đọc đầy óc tưởng tượng, thích tưởng tượng và sống với tưởng tượng Tính chất tự sự được thê hiện khá rõ ở truyện thiếu nhi Tự sự ở đây không phải là

Trang 24

mình Tự sự chính là kể ra, trình bày ra một cách có tuần tự những sự việc,

những tình tiết của câu chuyện có liên quan đến một hoặc nhiều nhân vật

Cũng có nghĩa là câu truyện phải được kế ra có mạch lạc, có trình tự, bởi vì bạn đọc nhỏ tuôi không đủ kiên trì và khả năng thâu tóm được cốt truyện, nếu

như tác giả trình bày theo tư duy vòng vo của người lớn

Hình thức chính là điểm nhắn góp phần tạo nên cuốn truyện có chất lượng cao Ngày nay hình thức truyện tranh được nâng lên, thể hiện sức sáng tạo của con người trong việc thực hiện nhiều chức năng như tính thẩm mĩ, thể

hiện cá tính (màu sắc, hình ảnh ngộ nghĩnh), sự thuận tiện (nhiều kích cỡ phù

hợp với mọi điều kiện, tiện sử dụng: để đọc, để xem, làm đồ chơi như truyện

tranh dựng hình, dán chữ, cài nhạc ) |

- Đặc trưng về đối tượng sử dụng động đảo

Do truyện tranh có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc giáo dục cũng

như giải trí do vậy mà nó không có giới hạn về độ tuổi, trình độ

— Nếu như đối với các loại sách khác đành cho thiếu niên, nhỉ đồng, đối

tượng phục vụ của nó chỉ giới hạn ở độ tuổi các em khi đã biết chữ, khi đó các

em mới có khả năng cảm nhận được nội dung của cuốn sách Nhưng đối với thể loại truyện tranh lại khác, đối tượng mà truyện tranh hướng tới các độc giả này từ những em bé mới lọt lòng mẹ cho đến những em đang trong độ tuổi trưởng thành Bởi vì, đối với các em nhỏ tuổi, thông qua lời kế của người thân, đồng thời kết hợp với hình thức thể hiện của truyện cũng đã gây cho các em sự

hứng thú, bắt mắt, ví dụ đối với các em bé dưới một tuôi có loại truyện tranh

với những hình nổi trông như một thứ trò chơi hấp dẫn các em Còn đối với các

em thiếu niên, nhi đồng hay các em ở độ tuôi mẫu giáo hay tuổi mới lớn, việc

ham mê đọc truyện là một nhu cầu thiết yếu với mục đích vui chơi giải trí,

Trang 25

Truyện tranh là một loại hình giải trí mà nhiều người nghĩ là dành cho trẻ em Thế nhưng, hiện tại đang có rất nhiều thanh niên đã ở tuổi trưởng

thành thích đọc truyện tranh Từ khi manga - truyện tranh hiện đại Nhật Bản —

mà đầu tiên là bộ Doremon được xuất bản ở Việt Nam cách nay 12 nam, những người yêu truyện tranh thế hệ đầu tiên đã trưởng thành, nhưng họ vẫn giữ niềm đam mê của mình với truyện tranh như ngày nào, điều này có thê lý

giải: Xã hội càng phát triển với nhịp độ nhanh, nhịp sống của giới trẻ vì vậy

cũng nhanh theo Truyện tranh cũng giống như một loại thức ăn nhanh, do vậy được giới trẻ tìm đến

Đối với người lớn, là các bậc phụ huynh, ông bà, cha mẹ, anh chị

em của các em thiếu nhi Đây là đối tượng vô cùng quan trọng, vừa trực tiếp sử dụng truyện, vừa gián tiếp định hướng và quyết định nhu cầu cho các em Thông qua hiểu biết, lựa chọn của bản thân nhóm đối tượng này sẽ hướng các

em đến với những cuốn truyện mà họ cảm thấy bổ ích, phù hợp và họ quyết

định có mua, sử dụng sách đó hay không tuỳ thuộc theo khả năng tài chính của

bản thân Họ đọc truyện thiếu nhi để hiểu tâm tư, tình cảm của con em mình từ

đó tìm ra phương thức giáo dục hợp lý Họ lựa chọn sách làm quà tặng cho con em mình, như vậy họ đều gián tiếp và trực tiếp mua, sử dụng truyện tranh -

Đối tượng là thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu, các tổ chức xã hội, Thầy cô giáo là người định hướng đọc quan trọng cho các em và họ cũng trực tiếp sử dụng loại sách này như một phương thức giáo dục hữu hiệu thông qua lượng tri thức phong phú, cách trình bày hấp dẫn, tính giáo dục cao Các nhà nghiên cứu, các tổ chức xã hội cũng có nhu cầu cao về loại sách này nhằm phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp của mình như: thực hiện các chương trình

nghiên cứu, các chương trình xã hội (quà tặng, khuyến học, xây dựng tủ sách,

Trang 26

Hầu hết mọi người đều trải qua lứa tuổi thiếu nhi, do vậy đều có lòng

yêu trẻ - yêu truyện tranh Dù ở lứa tuổi nào, địa vị nào, ai cũng có sự quan

tâm đặc biệt đến sách thiếu nhi, trong đó có truyện tranh, và là nhóm khách

hàng quan trọng, là nhân tố mà mục tiêu phát triển văn hoá đọc quốc gia hướng tới

Những đặc trưng trên của sách truyện tranh đòi hỏi việc tổ chức xuất bản loại sách này phải đáp ứng những yêu cầu riêng Việc tổ chức xuất bản

phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà xuất bản với nhà trường và với các đối

tác trong và ngoài nước, có như vậy mới đảm bảo đáp ứng đúng, đủ, kịp thời

những nhu cầu mà bạn đọc mong muốn |

1.3 Vai trò của hoạt động xuất bản sách truyện tranh góp phần giáo dục thiếu nhỉ

Giáo dục là yếu tố được quan tâm hàng đầu và cũng là mục tiêu cao nhất mà truyện tranh hướng tới Một trong những yếu tố đóng vai trò không nhỏ trong việc mang tới cho thiếu nhi những hình dung ban đầu về thế giới xung quanh là những câu chuyện các em được nghe, được đọc, các trò chơi,

sản phẩm, dịch vụ dành cho các em Qua các câu chuyện thiếu nhi, người tốt, kẻ xấu, hành vi đúng, việc làm sai luôn được nhận diện rõ ràng, và điều này

có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nhân cách của trẻ Các sản phẩm

này được các em sử dụng, sẽ mang lại cho các em tính tự lập, sáng tạo, rèn

luyện trí nhớ, khả năng suy luận và vốn hiểu biết về thế giới xung quanh Do thực hiện tốt chức năng này mà truyện tranh là một trong những loại sách

thiếu nhi luôn được Đảng, Nhà nước ưu tiên phát triển, các lực lượng xã hội

quan tâm và các em thiếu nhi thực sự yêu thích Hoạt động xuất bản truyện tranh được coi là cầu nối của các tác phẩm với bạn đọc thiếu nhi, góp phần

đáp ứng nhu cầu học tập, nâng cao trình độ và nhu cầu giải trí cho thiếu nhi

Trang 27

gi?, gido duc ở đâu?, giáo dục như thế nào? Dé giải quyết được câu hỏi này,

trước hết các nhà làm công tác xuất bản cần phải xác định rõ tâm lý lứa tuổi thiếu nhỉ là giai đoạn quan trọng nhất trong việc hình thành thế giới quan và

mở rộng hiểu biết của các em Khi trẻ mới chập chững bước vào đời, mọi vật,

mọi hiện tượng xung quanh đều mới lạ, hấp dẫn và kích thích trẻ muốn tìm

hiểu, khám phá Trước hiện thực đó, trẻ đặt ra nhiều câu hỏi, đôi khi ngây ngô

và khiến cho người lớn khó có thể giải đáp một cách cặn kẽ Tuy nhiên thông

qua người thân, qua các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là qua sách vở, trẻ có thê tìm được cho mình những câu trả lời thoả đáng Để thấy rõ được

_ vai trò của truyện tranh, ta có thê đi tìm hiểu rõ hơn ở những khía cạnh sau:

1.3.1 Xuất bản sách truyện tranh góp phẩn vào việc giáo dục nhận thức, thế giới quan cho thiễu nhỉ

- Thang bị những kiến thức căn bản về trì thức cuộc sống

Giáo dục nhận thức là hoạt động nhằm tác động có hệ thống đến sự phát triển tỉnh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng đó

dần dần có được những phẩm chất như yêu cầu đặt ra Đối với lứa tuổi thiếu

nhị, nhận thức còn non nớt, sự phân biệt điều tốt - xấu còn ở mức độ thấp

Vào độ tuổi này, sách đối với các em như con dao hai lưỡi, nó có thể xây

dựng tư tưởng, đạo đức, giáo dục những phẩm chất tốt, mà cũng có thể làm

các em có những nhận thức, những đánh giá sai lệch về nhiều vấn đề Vì vậy,

nhiệm vụ của những người làm công tác xuất bản truyện tranh là phải đem đến cho những độc giả nhỏ tuổi những cuốn truyện đẹp, hấp dẫn về hình thức, đồng thời cung cấp cho các em lượng kiến thức tương đối chuẩn và hữu hiệu để trẻ có được một hành trang vững chắc khi bước vào đời

Nếu như sách giáo khoa đưa tri thức đến cho các em theo cấp bậc của tư duy logic Kiến thức trong sách được sắp xếp một cách khoa học, từ đơn

Trang 28

sách phù hợp với nhận thức của mình Đây là những tri thức cần thiết và cũng

là những vấn đề có tính áp đặt cho thiếu nhi Đối với truyện tranh thì khác, nó

có khả năng bổ sung những tri thức bằng sức mở của trí tưởng tượng, mang tính tự giác Qua những câu chuyện cô tích, những bức tranh, những miêu tả sinh động trong truyện, các em hiểu hơn về gia đình nhỏ bé, ý thức được về thế giới rộng lớn Đặc biệt, trong giai đoạn này ngôn ngữ các em đang trong

quá trình phát triển và chưa hoàn thiện, nội dung câu chuyện sẽ trở nên dễ

hiểu, dễ cảm nhận và hấp dẫn hơn nếu được hỗ trợ bằng hình vẽ, hình ảnh

sinh động, dí dỏm, phù hợp với đặc điểm tâm lý của các em, qua đó nhận thức

của các em sẽ vươn lên tầm cao hơn, xa hơn :

- Phát huy tính tích cực và sáng tạo của các em trong nhận thúc thé giới

Tính tích cực, sáng tạo là một yếu tố cực kỳ quan trọng, là thước đo

trình độ phát triển nhân cách của con người trong giai đoạn hiện nay Tính tích cực, sáng tạo cần phải được hình thành ngay từ thời thơ ấu của con

người Lứa tuổi thiếu nhỉ là giai đoạn thuận lợi để hình thành và phát triển tính tích cực, sáng tạo, bởi lẽ tư duy trừu tượng đã bắt đầu hình thành và phát

triển ở giai đoạn này Bởi vậy, cần phải quán triệt nguyên tắc hoạt động xuất bản truyện tranh là làm sao phát huy tính tích cực, sáng tạo của các em trong quá trình các em đọc sách Vì mục đích của hoạt động xuất bản truyện tranh

không chỉ là cung cấp cho các em sách tốt, sách hay mà còn phát triển cá tính, năng lực tư duy sáng tạo, làm phong phú thêm trí tưởng tượng của các em

thông qua việc lĩnh hội tích cực, sáng tạo những kinh nghiệm, tri thức, chuẩn

mực xã hội thông qua những câu chuyện được trình bày trong truyện Đó là những tri thức phố thông về thế giới xung quanh, về các hiện tượng thiên

nhiên được viết dưới dạng đơn giản, cô đọng, súc tích, hấp dẫn, được in

màu đẹp, có hình ảnh sinh động minh hoạ, phù hợp theo nhu cầu của lứa tuổi

như: Chuyện những chiếc răng, Giọt nước kỳ lạ, Từ rễ đến qua, Roi hay

Trang 29

1.3.2 Xuất bản sách truyện tranh góp phần giáo dục đạo đức cho thiếu nhỉ

-_ Hình thành nhân cách cho thiếu nhỉ

Quá trình hình thành và phát triển nhân cách thiếu nhi là quá trình lĩnh

hội các tri thức khoa học, kinh nghiệm xã hội và các giá trị văn hoá do con

người sáng tạo ra Trong hàng loạt các yếu tố tác động đến việc hình thành

nhân cách và chuẩn mực văn hoá cho thiếu nhi, thì các loại hình văn hoá nghệ

thuật đã tham gia một cách tích cực và có vai trò vô cùng quan trọng Xuất bản phẩm văn hoá (bao gồm sách, báo, tạp chí, băng đĩa, tranh ảnh, áp phích), trong đó đặc biệt là sách đã phản ánh hiện thực khách quan bằng hình ảnh và ngôn ngữ biểu cảm phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi, là một yếu tố ảnh hưởng

lớn tới việc hình thành nhân cách và chuẩn mực văn hoá cho các em Sách

truyện tranh và hoạt động xuất bản sách truyện tranh cho thiếu nhi đã phát huy những tác dụng tích cực của nó, giúp các em lĩnh hội các giá trị trong truyện, từ đó học tập để có những phẩm chất tốt đẹp, hình thành và phát triển những năng lực trí tuệ, thầm mỹ và hình thành nhân cách cho thiếu nhi

_ Sách truyện tranh cho thiếu nhi với đặc trưng phản ánh hiện thực khách

quan bằng hình tượng nhân vật và ngôn ngữ biểu cảm, phù hợp với tâm lý lứa

tuổi thiếu nhi đã trở thành một phương tiện đặc biệt quan trọng, tác động tích

cực tới sự phát triển các phẩm chất đạo đức (đức) cũng như năng lực (tài) - hai mặt cơ bản của nhân cách con người cho các em Hoạt động xuất bản truyện tranh hướng thiếu nhi tới những giá trị đạo đức tốt đẹp trong cuộc

sống, điều đó rất cần thiết cho sự hình thành và phát triển nhân cách ở các em

Truyện tranh giáo dục đạo đức, nuôi dưỡng lòng yêu Tổ quốc, củng cố lòng

tự hào dân tộc cho các em Bên cạnh đó, truyện còn giúp các em hình thành ý

thức học tập và lao động nghiêm túc, nó giúp các em có ý thức tô chức kỷ luật bảo vệ của công, bảo vệ môi trường và nếp sống văn hoá Truyện dạy các em

Trang 30

và nhường nhịn trẻ em, thông cảm với những người bất hạnh Giáo dục cho

các em những đức tính trên là góp phần tạo cho các em khả năng tự bảo vệ

chính mình trước nguy cơ suy thoái đạo đức của xã hội hiện đại

Truyện tranh giáo dục đạo đức thường được thể hiện ở thể loại truyện cô tích, truyện tranh lịch sử dân tộc, truyện tranh về các danh nhân Việt Nam

và thế giới |

" Hướng cho trẻ biết quý trọng gia đình, tiếp cận với những hiểu biết

ban đầu về văn hóa ứng xử |

Khi sinh ra, môi trường đầu tiên trẻ được tiếp xúc là gia đình, nhưng trẻ cũng chưa ý thức và chưa hiểu được nhiều về khái niệm này Thông qua

những bai học giản dị ban đầu, trẻ có thé nhận thấy sự tảo tần trên đôi tay mẹ,

SỰ vất vả hẳn trên vằng trán của cha, và tình thương yêu qua những câu chuyện của bà Những điều đó được thể hiện qua các mảng truyện cổ tích Truyện cổ tích như như một tắm gương khống lồ phản chiếu trung thực, nó bao giờ cũng chứa đựng những giá trị nhân bản: nội dung trong sáng, thể hiện tình cảm đẹp đẽ phong phú đời sống dân tộc ta Nhân vật trong truyện cô tích thường được chia làm hai yếu tố đối lập nhau: tốt - xấu, thiện - ác Thông qua việc phê phán, ca ngợi, truyện cô tích làm cho các em biết yêu thương, quý trọng những người tốt, tạo cho các em sức mạnh vươn lên trong cuộc sống

đầu tranh xây dựng một xã hội công bang, van minh, tốt dep, trang bi cho cac

em ít nhiều một chất miễn dịch đối với những đức tính xấu , độc ác cùng các

loại tiêu cực trong xã hội Truyện cỗ tích sẽ giúp các em định hướng được thế giới xung quanh, làm phong phú thêm đời sống tâm hồn của trẻ Thông qua những nhân vật trong truyện cô tích, tâm hồn trẻ em vốn đã trong trắng, thánh thiện lại càng thánh thiện hơn, giúp các em trở thành những con người nhân ái hơn, tốt bụng hơn và bao dung hơn

Trong giai đoạn hiện nay - thời đại mà những mặt trái của nền kinh tế thị

Trang 31

can phai dé tré thay duoc y nghia ma tinh cam gia dinh mang lai cho cudc sống, đồng thời trẻ biết nang niu, gìn giữ và phát triển nó đúng cách Xa hơn nữa, trẻ hiểu thế nào là uống nước nhớ nguồn, là tưởng nhớ tới tổ tiên, lòng tương thân tương ái với đồng bào và tình yêu quê hương đất nước thông qua những tri thức được chứa đựng trong các ấn phẩm truyện tranh

_1.3.3 Xuất bắn sách truyện tranh góp phẫn giáo dục thẩm mỹ và lỗi

sống cho thiếu nhỉ

Truyện tranh và hoạt động xuất bản truyện tranh có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục tính thâm mỹ lành mạnh, nâng cao năng lực cảm thụ các giá trị trong tự nhiên, trong đời sống xã hội và trong nghệ thuật để từ đó

hình thành và phát triển thị hiếu, tình cảm và lý tưởng thẩm mỹ cao đẹp

cũng như năng lực sáng tạo, đánh giá và thưởng thức cái đẹp, biết thưởng

thức cái đẹp ở thiếu nhỉ, hướng các em tới cái chân, thiện, mỹ Nội dung của

các cuốn truyện trong sáng, thể hiện những ước mơ cao đẹp, trí tưởng tượng bay bổng đã làm phong phú thêm đời sống tỉnh thần của trẻ Thông qua việc ca ngợi những tắm gương điện hình, phê phán những thói hư, tật xấu, qua đó

giúp các em có được những đánh giá đúng đắn về lẽ phải, điều trái, giúp các

em biết yêu thương, quý trọng người tốt, có tâm lý đứng về phía những nhân

vật trung thực, dũng cảm và căm ghét cái xấu, cái bất công Thể loại truyện

cô tích, thần thoại thường được thể hiện dưới những hình thức rất linh hoạt

để phù hợp với từng độ tuổi khác nhau Đối với các em mẫu giáo, truyện

thường được xuất bản ở khổ lớn, nội dung được tóm tắt ngắn gọn, súc tích,

kèm theo các tranh minh hoạ sống động, màu sắc rực rỡ Khi nghe người lớn

đọc truyện, kết hợp với việc xem tranh, các em dễ dàng hình dung và cảm nhận câu chuyện Với lứa tuôi lớn hơn, các tập truyện dày có nội dung hoàn

chỉnh sẽ phù hợp với khả năng tiếp nhận thông tin và nhu cầu được thưởng

Trang 32

Co thé nói, trong diéu kién nén kinh té thị trường, khi mà mặt trái của nó (sự suy đồi đạo đức trong xã hội, tệ nạn xã hội gia tăng, lỗi sống chạy theo

đồng tiền ) đang hàng ngày, hàng giờ diễn ra và tác động tiêu cực đến đời

sống của xã hội, thì thông qua đọc sách, thiếu nhi học tập được từ những điều

đơn giản trong cuộc sống như cách cư xử với ông bà, cha mẹ, thầy cô, anh

em, bạn bè, những người lớn tuổi tới những đức tính và đạo đức tốt đẹp của con người( thật thà, trung hậu, dũng cảm, lòng vị tha, sự khoan dung độ

lượng, chăm học, yêu lao động, tình yêu quê hương đất nước ) từ đó các em sẽ tiếp thu và phát huy những đức tính tốt đẹp của dân tộc Bởi vì, xét đến

cùng, các em đọc sách gi, tốt hay xấu, sẽ tác động mạnh đến sự phát triển

nhân cách toàn diện của các em theo hướng đó Cuốn sách có nội dung tốt, sẽ

mở mang trí tuệ, đồng thời trở thành động lực thúc đây trí tuệ, tình cảm, đạo

đức trong sáng lành mạnh cho các em Nó trở thành người thấy, người bạn đáng tin cậy của các em Sách có nội dung tốt phù hợp với tâm lý, lứa tuổi,

trình độ sẽ giúp các em nhận thức và hành động theo điều hay, lẽ phải Ngược lại, nếu sách có nội dung xấu, đôi truy, kích động, kém giá trị văn hoá, giá trị

thẩm mĩ, không phù hợp sẽ dẫn tới hậu quả phá hoại nhân cách đang trưởng

thành của các em Sách còn đem đến cho thiếu nhi những kinh nghiệm thực tiễn của nhân loại, dẫn dắt các em đến với những chân trời tri thức đầy mới lạ, giải đáp những thắc mắc lý thú, giúp các em hiểu biết được thêm nhiều điều

kỳ diệu của vũ trụ, về khoa học và đời sống quanh ta, ø1Úp các em có những ước mơ, hoài bão, trí tưởng tượng phong phú

Một nhà tâm lý học đã nói rằng: đọc một cuốn truyện tranh hay, được

lông vào đó cách đối nhân xử thể, lòng nhân ái sẽ hiệu quả gấp nhiễu lần những bài giảng khô khan, nhàm chán Trẻ em thông qua truyện tranh sẽ cảm nhận sâu sắc hơn về bản sắc dân tộc Vấn đề là, những người làm công tác

xuất bản, với trách nhiệm, lương tâm của mình hãy đem đến cho các em

Trang 33

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN SÁCH TRUYỆN TRANH CHO THIẾU NHI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

(Qua khảo sát ở hai Nhà xuất bản Kim Đồng và Văn hóa — T' hong tin từ năm 2005 đến nay)

2.1 Những yếu tố tác động đến công tác xuất bản sách truyện tranh cho thiếu nhi

2.1.1 Yêu cầu của Đảng, Nhà nước đối với công tác giáo dục trẻ em “Trẻ em hôm nay - thế giới ngày mai”, hạnh phúc của mỗi gia đình, sự phôn vinh của mỗi quốc gia trong tương lai một phần phụ thuộc vào thế hệ trẻ Chăm sóc và giáo dục trẻ em phát triển toàn diện có đủ năng lực xây dựng xã hội tương lai là vẫn đề quan trọng trong mọi xã hội, đồng thời là vấn đề được quan tâm đặc biệt ở Việt Nam Ngay sau khi thành lập chính quyền của Nhà nước

Việt Nam dân chủ cộng hoà tháng 9 năm 1945, Đảng và Bác Hồ đã rất quan tâm

đến công tác chăm sóc việc học tập và đáp ứng nhu cầu văn hoá tỉnh thần của trẻ

_em nước ta Bức thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Bác Hồ đã viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phân lớn ở công học tập của các cháw” [7, tr.33J Trong di chúc thiêng liêng đê lại cho chúng ta, Bác

căn dặn: “Đảng cần chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho thé hé tré, dao tao

họ thành những người thừa kế vừa “hông” vừa “chuyên” Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho muôn đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết Nhận thức sâu sắc nhiệm vụ nặng nề nhưng vinh quang này, Đảng ta đã đặc biệt quan tâm đến _

Trang 34

“Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [23, tr.5J Đây là câu

đầu tiên của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được Quốc hội nước

Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 15/6/2004 tại kỳ họp thứ 5, Quốc

hội khóa XI Điều này cho thấy, sự quan tâm, đường lối, chính sách của Đảng

ta đối với trẻ em đã được thể chế hóa bằng Luật pháp

Từ năm 1989, Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và là nước đầu

tiên ở châu Á tham gia “Công ước quốc tế về quyên trẻ em ’; đề ra “Chương trình hành động vì trẻ em” (1991 — 2000), “ Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em” (2001- 2010), từng bước đưa nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về quyên trẻ em vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội và luật pháp quốc gia Quốc hội nước ta cũng đã thông qua “Luật bảo vệ chăm sóc và giáo đục trẻ em (năm 2004), “Luật phổ cập giáo dục trung học” từ năm 1991

Điều đó nói lên truyền thống lâu đời của dân tộc ta là luôn luôn dành mọi điều

tốt đẹp cho trẻ em Đảng và Nhà nước ta coi vấn đề giáo dục thiếu niên, nhỉ

đồng là một vấn đề của cá dân tộc, coi đó là nhiệm vụ thường xuyên của mình

nhằm giáo dục thiếu niên, nhỉ đồng trở thành những người con ngoan trong

gia đình, những công dân có ích cho xã hội |

Trong những năm đất nước còn chiến tranh, đời sống nhân dân cả nước

còn gặp nhiều khó khăn, nhưng Đảng vẫn luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác văn hoá, giáo dục trong thanh thiếu nhỉ, nhiều chỉ thị của Ban Bí thư

trung ương Đảng về công tác thiếu niên nhỉ đồng( trong đó đề cập đến hoạt

động xuất bản sách cho thiếu nhi) được ban hành như: Chỉ thi s6 54/CT — TW

của Ban Bí thư trung ương Đảng, ngày 01/10/1962 về “Tăng cường công tác

xuất bản”, Chỉ thị số 18 - CP ngày 30/1/1968 của Hội đồng chính phủ về

“Công tác văn nghệ phục vụ thiếu niên nhi đồng”, Thông tư số 45 — VH/TT ngày 02/05/1972 về “Tăng cường và nâng cao chất lượng các hoạt động văn

Trang 35

| Trong sự nghiệp đổi mới đất nước ta hiện nay, Đảng và Nhà nước ta

luôn quan tâm đến hoạt động xuất bản nói chung, xuất bản sách thiếu nhi nói

riêng, điều đó thể hiện đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng ta:

Nghị quyết Trung ương 5 khoá VII về “Xây dựng và phát triển nên

văn hoá Việt Nam tiên tiễn đậm đà bản sắc dân tộc”, Đảng ta nhân mạnh: “Sáng tao nhiễu tác phẩm văn học nghệ thuật cho thiếu niên, nhỉ dong với hình thúc, nội dung thích hợp; nghiêm cấm loại sách kích thích bạo lực ở trẻ _

em [16, tr.61] Cé thé coi đây là tư tưởng quan trọng, chỉ đạo công tác xuất

bản sách thiếu nhi Đây là phương châm có tính lâu dài nhằm làm cho việc

xuất bản sách thiếu nhi đi vào nề nếp và có chất lượng cao

Quyết định 21/TTEg ngày 16/01/1993 của Thủ tướng chính phủ về

Chính sách đối với việc phát hành sách, báo, phim ảnh cho thiếu

nhỉ” ghi tõ: “Thiếu nhỉ là đối tượng cân được xã hội đặc biệt quan tâm

và thiếu nhỉ có nhu câu lớn vê thông tỉn qua sách, báo, phim ảnh Việc làm ra và cung cấp các loại sách báo, phim ảnh, các chương trình phát thanh, truyền hình, các chương trình vui chơi giải trí dành riêng cho

thiếu nhi là viéc lam quan trong va cân thiết Nhà nước đầu tư cho việc cải tạo, nâng cao toà soạn, nhà xuất bản, cơ sở làm chương trình phát thanh, truyền hình, phim ảnh cho thiếu nhỉ như đấu tư cho công trình

phúc lợi công cộng và không đặt vấn đề thu hồi vốn đổi với công trình do [15, tr.5]

Quyét dinh 21/TTg ngay 16/01/1993 của Thủ tướng chính phủ về

Chính sách đối với việc phát hành sách, báo, phim ảnh cho thiếu nhỉ ghi rõ: phê duyệt quy hoạch phát triển ngành xuất bản, in, phat hành đến năm 2010 Ti rong quy hoạch phát triển ngành xuất bản, in,

phát hành đến năm 2010 thì dự án trọng điểm về xuất bản đã dành đầu

Trang 36

(nhiễu tập), tủ sách danh nhân lịch sử Việt Nam (10 tập), tủ sách tranh màu dân gian lịch sử (10 tập) với vốn ngân sách 3 tỷ động Đông thời

phải tăng số bản sách từ 21,956 triệu bản năm 2001 lên 59,5 triệu ban

vào năm 2005 ( tăng 2, 7 lần, chiếm 1 73% tổng số bản sách toàn

ngành)[ 15,tr 13]

Truyện tranh là một thé loại của sách thiếu nhỉ, thắm nhuần những chỉ đạo

của Đảng về công tác xuất bản, các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, đoàn thê chăm sóc giáo dục thiếu niên, nhi đồng, những người sáng tác và cán bộ biên tập

truyện tranh cho thiếu nhi phải nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò, nhiệm vụ của

công tác xuất bản truyện tranh cho thiếu nhi trong thời kỳ đổi mới đất nước hiện

nay Mặt khác, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao trách nhiệm của

cơ quan quản lý xuất bản và những người làm công tác xuất bản truyện tranh cho thiếu nhi, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng của sách truyện tranh để gop phần giáo dục, đánh thức những tình cảm cao đẹp, những ý nghĩa cao thượng,

giáo dục các em biết yêu thương, căm giận, biết phân biệt phải trái, hiểu rõ trách

nhiệm và nghĩa vụ của mình trước gia đình - nhà trường - xã hội, xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước

2.1.2 Ấp lực của xã hội lên hoạt động xuất bản truyện tranh

Việc hình thành nhân cách trẻ em (trước tuổi đi học) không thể thực

hiện được nếu chỉ riêng đứa trẻ tiếp xúc một mình với các sự vật ở quanh nó, kế cả một nền văn hóa hoàn thiện nhất về vật chất và tỉnh thần Bởi các thông

Trang 37

tiếp nhận một số thao tác lao động Như vậy, con người chỉ trở thành con

người trong quá trình nhập thân văn hóa Văn hóa chính là phương tiện làm cho con người trở thành con người Khả năng, năng khiếu và kỹ năng của con người không thể di truyền được Mỗi đứa trẻ bước vào cuộc sống phải hình thành và phát triển những khả năng, năng khiếu và kỹ năng của con người bằng cách lĩnh hội các sản phẩm cụ thể của văn hóa - và theo tinh thần của C Mắc, chỉ khi nào văn hóa được thực hiện bởi hoạt động sống của con người và gắn với nó là những chủ thể sáng tạo thì văn hóa mới thực sự là văn hóa

Trong xã hội nông nghiệp truyền thống, hình thái và phương pháp duy nhất trong việc truyền thụ văn hóa cho thế hệ mới bằng các kinh nghiệm được lưu truyền từ đời này qua đời khác Các phong tục tập quán được thế hệ sau

tái tạo, lập lại và tiếp nhận những hoạt động có tính chất không mấy thay đổi

Mặt khác, gia đình truyền thống Việt Nam, do ảnh hưởng của Nho giáo, và phương thức sản xuất nông nghiệp, quan tâm dao tạo ra những con người hiếu dé - lễ nghĩa - tức là những thành viên hành xử theo phận vị, vâng lời tuyệt đối người tôn trưởng, không có quyên tự quyết, ngay cả những việc liên quan đến bản thân mình, tạo nên con người bốn phận phi cá tính, thụ động, không tự

thê hiện mình vươn lên giải phóng mọi tiềm năng sáng tạo của bản thân

Khi điều kiện và tiền đề kỹ thuật của xã hội thuần nông nghiệp với một hệ thống hoạt động tương ứng đã thay đổi thì cũng cho phép thay đổi các hệ thống hoạt động tương ứng với điều kiện và tiền để kỹ thuật của xã hội mới Việt Nam ngày nay đang tổn tại cả ba nền văn minh: Nông nghiệp - công nghiệp và tin học, trong đó văn minh nông nghiệp vẫn là chủ yếu Văn minh

công nghiệp chỉ được thể hiện ở các thành phó, còn văn minh tin học chỉ mới được thể hiện một phần ở một số ít bộ phận nào đó trong xã hội

Trong điều kiện như vậy, tính chất phát triển năng động của xã hội đã

Trang 38

hóa (hay nhập thân văn hóa) của thế hệ mới không còn nguyên vẹn ý nghĩa vốn có Trong điều kiện như thế, yếu tố sáng tạo của văn hóa sẽ càng được

chú trọng hơn Vì vậy, để hình thành con người, thì việc trang bị về mặt lý luận có ý nghĩa chủ đạo hơn là sự trang bị về mặt kinh nghiệm thực tế Con

người trong xã hội này không thẻ chỉ tiếp nhận những "cung đoạn hoạt động có sẵn" mà trước hết phải biết những "nguyên tắc chung" và những hình thức

hoạt động phổ biến trên một lĩnh vực thực tiễn của con người Cụ thé, trẻ ở

tuổi mầm non, học để làm Người là chính, phương thức chăm sóc trẻ ngày nay đòi hỏi xu hướng giáo dục fích hợp nhằm phát huy hết khả năng, năng khiếu, kỹ năng trong mỗi trẻ em làm cơ sở vững chắc cho nhân cách văn hóa sau này Giáo dục, chăm sóc trẻ au thơ hiện nay với phương thức kết hợp gia đình - nhà trường nhằm khắc phục những phương thức nuôi dạy truyền thống cũ, phát huy thế mạnh của đổi mới giáo dục ngày nay tạo nên một lớp trẻ có thé chat tốt, đạo đức tốt, chủ động, năng động, thông minh, giàu tính sáng tạo

Thời kỳ đặt nền móng nhân cách đầu tiên của một con người là cực kỳ quan trọng Phát huy vai trò của văn hóa đối với sự hình thành nhân cách trẻ

em là trách nhiệm thuộc về toàn xã hội: các bậc cha mẹ, các nhà giáo dục -

văn hóa, các tô chức cơ quan, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương vì một tương lai tốt đẹp của trẻ thơ Việt Nam - nguôn nhân lực quan trọng cho đất nước vững bước tiến vào thế kỷ XXI

Do mối quan tâm của nhân loại, đặc biệt là mối quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với trẻ em, ngay cả truyền thống gia đình, dân tộc Việt Nam cũng luôn luôn dành tất cả những gì tốt đẹp cho con cái, nên những điều này

đã đặt ra trách nhiệm nặng nề và tạo sức ép tác động mạnh mẽ đến hoạt động

Trang 39

pham truyén tranh nhập khâu được dịch ra và phát hành mang màu sắc bạo

lực và tình dục gây tôn hại đến tâm hồn trẻ thơ Nhiệm vụ mà Đảng, nhà nước

giao cho các nhà xuất bản qua vụ việc này đã chứng tỏ khơng được hồn

thành Vì vậy, các nhà xuất bản như nhà xuất bản Thanh Hóa, Văn hóa —

thông tin, đã bị xử lý hành chính và trách nhiệm

Áp lực thể hiện trên nhiều bình diện:

- Bình diện xã hội:

Thăm dò dư luận của tác giả luận văn này đối với phụ huynh học sinh, với số phiếu phát ra là 100 phiếu, số phiếu thu về là 100 phiếu đã có kết quả như sau: Khi được hỏi về sự quan tâm, rất quan tâm hay không quan tâm đến việc học và đọc của con cái, có 98,5% phụ huynh quan tâm, rất quan tâm đến việc học và đọc của con cái mình; 85% phụ huynh cho rằng, cẦn tăng cường truyện tranh giáo dục nhân cách và giá trị truyền thống cho con em mình; có 95% phụ huynh học sinh đặt vẫn để lo lắng trước các ấn phẩm truyện tranh

nhập khẩu mang màu sắc bạo lực và độc hại hiện nay

Khi thăm dò 100 trẻ em về mối quan tâm đối với truyện tranh, kết quả

cho thấy: 93,2% các em rất quan tâm đến xem và đọc truyện tranh

Như vậy có thể kết luận: trên bình điện xã hội nước ta, mối quan tâm về

_ truyện tranh là rất lớn |

Hau hét déu cho rang, truyén tranh phục vụ thiếu nhi phải truyền tải những giá trị tốt đẹp, có khả năng khơi gợi sức sáng tạo, tạo ra giá trị giải tri,

tạo ra giá trị giáo dục định hướng sự phát triển trẻ thơ Đặc biệt giá trỊ giáo dục bao hàm giá trị truyền thống, gia trị đạo đức, tri thức nhân loại, truyện

tranh phải có khả năng góp phần tạo ra một nhân cách tốt đẹp cho trẻ em | Xã hội luôn mong muốn có sự đa dạng, phong phú về các ấn phẩm

Trang 40

cảnh chúng ta còn thiếu thốn đủ thứ là một điều không dễ cho các nhà xuất

bản truyện tranh

- Bình diện thời đại:

Thời đại công nghệ thông tin, công nghệ tri thức tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội Truyện tranh có khả năng lôi cuốn trẻ em ra khỏi những thú vui chơi khác là một chuyện được đánh giá là không hề đơn

giản Sự hấp dẫn của truyện tranh là có thật, nhưng sự hấp dẫn đó phải phù

hợp với thời đại mà trẻ em đang sống Chúng ta ngày hôm nay không thê bắt trẻ em đọc những truyện tranh nghèo nàn về nội dung và kém hấp dẫn vẻ hình thức Ấn phẩm truyện tranh muốn thu hút được các em phải là những ấn phẩm phù hợp với tâm sinh lý của từng độ tuổi Không thể bắt một trẻ em 10 tuổi đọc ấn phẩm dành cho trẻ em 6 tuổi, trong khi chúng ta có rất nhiều đồ chơi

khác hiện đại có thể lôi cuốn các em Thách thức này đặt ra rất gay gắt cho

các nhà xuất bản có nhiệm vụ chuyên ngành xuất bản truyện tranh hiện nay

2.1.3 Nhu cau hưởng thụ các giá trị tỉnh thần của thiếu nhỉ

Kết quả thăm dò dư luận của tác giả cho thấy: 95,4% phụ huynh trẻ em cho rằng, truyện tranh có tác dụng giúp các em hưởng thụ các giá trị tỉnh thần, g1úp các em giải trí, có tác dụng tạo nhân cách cho các em

Ngày nay khi nhân loại đã bước sang kỷ nguyên mới, vai trò của thông tin, tri thức ngày cảng được nâng cao, thiếu nhỉ Việt Nam được tiếp cận với

nhiều phương tiện phổ biến tri thức, lưu giữ và chuyển tải thông tin như các

đĩa từ, đĩa CD, VCD , nhưng những phương tiện đó không thẻ thay thế được

sách, bởi sự tiện lợi và tác dụng to lớn của nó đối với các em;

- Nhu cấu sử dụng truyện tranh nhằm phục vụ học tập 78% học sinh khi được thăm đò cho rằng, truyện tranh trang bị kiến thức, giúp đáp ứng yêu cầu học tập của trẻ em

Ngày đăng: 25/11/2021, 07:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w