BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO _ HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ-HÀNH CHÍNH QUOC GIA HO CHI MINH
HỌC VIEN BẢO CHÍ VÀ TUYEN TRUYEN
NGUYEN MAI AN
HOAT DONG CUA NHA XUAT BAN
CONG AN NHAN DAN VOI VIEC PHONG, CHONG AM MUU DIEN BIEN HOA BINH O NUOC TA HIỆN NAY
Chuyên ngành: Xuất bản
Mã số: 60.32.05
LUẬN VĂN THẠC SỸ TRUYÊN THÔNG ĐẠI CHÚNG
Trang 2ved SIE DANH MỤC CÁC CHỮ, KÍ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN TT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ 1 CNXH Chủ nghĩa xã hội
2 CNTB Chu nghia tu ban
3 CNDQ Chu nghia dé quéc
4 DBHB Diễn biến hòa bình
5_ NXB Nhà xuất bản
6 TBCN Tư bản chủ nghĩa
Trang 3MUC LUC
PHÄN MỞ ĐÂU 55555552 sasasassasasesssassesesasacsssssacsesscassecsestatacsatacseaes
Chương 1 DIỄN BIẾN HÒA BÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN TRONG DIEN BIEN HOA BÌNH CUA CAC THE LUC THU DICH O
1.1 Những nhận thức cơ bản về chiến lược “Diễn biến hòa bình”
1.2 Hoạt động xuất bản trong chiến lược “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch ở Việt ÌNaim - - 5 + TH nu ng Chương 2 THUC TRANG HOAT DONG XUAT BAN CUA NHA XUAT BAN CONG AN NHAN DAN VOI VIEC PHONG, CHONG AM MUU “DIEN BIEN HOA BÌNH” Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
2.1 Nhà xuất bản Công an nhân dân — nhà xuất bản tông hợp chuyên ngành 2.2 Những thành tựu và hạn chế trong hoạt động biên tập xuất bản của Nhà xuất bản với việc phòng, chống âm mưu “Diễn biến hòa bình” 2.3 Đánh giá chung về hoạt động của Nhà xuất bản Công an nhân dân với việc phòng, chông âm mưu “Diện biên hòa bình” ở nước ta hiện nay Chương 3 MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN CỦA NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN NHẰM TIẾP TỤC PHÒNG, CHÓNG ÂM MƯU “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” Ở NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1 Dự báo âm mưu “Diễn biến hòa bình” trong hoạt động xuất bản trong thời glan tỚI - HS HH nh nh ng nà KĐT nh nh ni hy
3.2 Phương hướng hoạt động biên tập xuất bản của Nhà xuất bản Công an góp phân phòng, chông âm mưu “Diễn biên hòa bình” ở nước ta trong thời
r0 7°nnnnnnÝÍmanmninn.ủ°ỐỔỐồÉ4ẼỒỒ£ÝẼ£
Trang 41
PHAN MO DAU
1 Ly do chon dé tai |
Xóa bỏ CNXH, đưa các nước XHCN hòa nhập vào “thế giới tự do” TBCN,
là mục tiêu nhất quán mà CNĐQ do Mỹ cầm đầu theo đuổi suốt mấy chục năm
qua Sau nhiều lần can thiệp vũ trang và xâm lược đều thất bại, các chiến lược gia
để quốc hiểu ra rằng không chỉ dùng vũ lực để ngăn chặn, đây lùi, tiến tới xóa bỏ
CNXH được Do đó, từ sau Đại chiến thế giới lần thứ hai đến nay, nhất là từ
những năm 70 của thế kỉ XX, khi mà CNXH và CNTB dần ở vào cuộc chiến cân
bằng nhất định, CNĐQ phương Tây đã ngày càng chú ý hơn đến những hoạt động
chống phá, lật đỗ các nước XHCN bằng những thủ đoạn phi vũ trang mà các thế
lực thù địch gọi là “DBHB” Theo báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung
ương Đảng khóa VIII tại Đại hội Đảng lần thứ IX khẳng định: “Bốn nguy cơ mà Đảng ta từng chỉ rõ - tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thé giới, chệch hướng XHCN, nạn tham những và tệ quan liéu, “DBHB” do các thế lực thù địch gây ra - đến nay vẫn còn tồn tại và diễn biến phức tạp, đan
xen, tác động lẫn nhau không thể xem nhẹ nguy cơ nào” Từ sau Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4/2001), tình hình thế giới diễn biến nhanh chóng
và phức tạp Cuộc đấu tranh dân tộc, dau tranh giai cấp ngày càng quyết liệt hơn
Đến Đại hội Đảng lần thứ XI, một lần nữa Đảng ta đã khẳng định: các thế lực thủ địch tiếp tục thực hiện âm mưu “DBHB”, bạo loạn lật đỗ, sử dụng các chiêu bài
“dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta Trong nội
bộ, những biểu hiện xa rời mục tiêu của CNXH, “tự diễn biến”, “tự chuyên hóa”
diễn biến phức tạp.|[39]
Trang 5
2
dich trong chiến lược “DBHB” Nó được các thé lực thù địch lấy đó là đối tượng
để tập trung đánh phá Chúng rêu rao rằng ở Việt Nam không có tự do ngôn luận, tự do xuất bản Chúng đã có nhiều hình thức dé tác động vào tư tưởng, quan điểm
của một bộ phận nhân dân, làm cho một SỐ người hoang mang, dao động, sa sút niềm tin Các thế lực thù địch còn lợi dụng chính hoạt động xuất bản làm phương tiện để thực hiện âm mưu, chiến luge “DBHB”
Chúng cho xuất bản sách chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta trên nhiều phương diện, bằng nhiều hình thức xuất bản và phát hành ở trong và ngoài
nước nhằm: phủ nhận hệ thống tư tưởng Mác - Lênin, hệ tư tưởng XHCN; phê
phán, phủ nhận đường lối, sự lãnh đạo của Đảng: phủ nhận các thành tựu đổi mới;
làm mắt lòng tin vào Đảng, vào chế độ |
Đảng ta đã chủ động chống lại âm mưu “DBHB” trên lĩnh vực văn hóa tư
tưởng trên tất cả mọi phương diện với nhiều “binh chủng” và công cụ khác nhau, trong đó có hoạt động xuất bản sách báo Tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) đã nhấn mạnh: đấu tranh chống
“DBHB” của CNDQ va cac thế lực phản động là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của
toàn Đảng, toàn dân ta, mà Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt Từ khi ra đời đến nay, trải qua 65 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, lực lượng Công an nhân dân Việt Nam đã viết nên những trang sử vàng truyền thống: “W2 nước quên thân, vì dân phục vụ” Những truyền thống trong quá trình phát triển trở thành những bài học quý báu để lực lượng công an nhân dân nghiên cứu vận dụng, thực hiện tốt nhiệm vụ “bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyên, thông nhát, toàn vẹn
lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nên văn hoá; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN, bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích
Trang 6
3
công an nhân dân cần trang bị cho mình kiến thức chuyên môn nghiệp vụ để chống lại âm mưu nảy |
Từ nhu cầu thực tế, nhiệm vụ được giao NXB Công an nhân dân luôn
chú trọng tới các xuất bản phẩm phục vụ trong lực lượng công an, đặc biệt các
tài liệu, xuất bản phẩm liên quan tới “DBHB” Có thể khẳng định, hoạt động
xuất bản của NXB Công an nhân dân có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với
công tác chiến đấu, xây dựng và trưởng thành của cán bộ chiến sĩ trong lực
lượng công an nhân dân nói chung và trong công tác đấu tranh phòng, chống âm mưu “DBHB” nói riêng
Hiện nay, hoạt động biên tập xuất bản sách của NXB Công an nhân dân về phòng, chỗng âm mưu, thủ đoạn “DBHB” còn nhiều bất cập Do đây là mảng sách có tính chất đặc thù của ngành công an, nội dung của sách còn nhiều hạn chế, đối tượng độc giả bị thu hẹp, việc quan tâm phát triển mảng sách này phù hợp với
tình hình mới còn chưa được chú ý, Sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ngành, của Bộ Công an về phương thức, thủ đoạn của các thế lực thù địch muốn lợi dụng xuất bản vào việc thực hiện âm mưu “DBHB” còn nhiều thiếu sót
Chính vì vậy trong quá trình tìm hiểu, tiếp xúc thực tế, học hỏi các biên tập
viên ở Ban sách Chính trị - Nghiệp vụ - Pháp luật, tôi quyết định chọn nghiên cứu
đề tai Hoat động của Nhà xuất bản Công an với việc phòng, chống “Diễn biến hòa bình ” ở nước ta hiện nay
2 Tình hình nghiên cứu
Những năm qua, hoạt động “D2BHB” của các thế lực thù địch ngày càng gia tăng, đã gây tốn thất cho CNXH và đang là nguy cơ đe dọa sự tồn tại và phát triển của CNXH ở nước ta Do đó, đã có nhiều công trình của các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về âm mưu, chiến lược “DBHB”
Ở nước ngoài, đáng kế là những công trình nghiên cứu của các tác giả Trung Quốc đã được dịch và xuất bản ở Việt Nam như:
Trang 74 - Sách: Bàn về vấn đề chống “DBHB”, NXB Công an Trung Quốc, 1991; NXB Chính trị quốc gia, H., 1993 - Sách: “DBHB” và chống “DBHB”, NXB Xã hội Trung Quốc, 1991; Tổng cục H, Bộ Quốc phòng, dịch năm 1993
- Sách: Chiến lược “DBHB” của Mỹ, NXB Nhân dân Cát Lâm, Trung
Quốc, 1992; Tổng cục II, Bộ Quốc phòng, dịch năm 1993
- Sách: Cuộc đo sức giữa hai chế độ, bàn về chống “DBHB”, Cốc Văn Khang, NXB Hồ Nam, Trung Quốc, 1991; NXB Chính trị quốc gia, H., 1994
- Sách: Hãy cảnh giác! Cuộc chiến tranh thế giới không có khói súng,
Lưu Đình Á (Chủ biên), NXB Viện Khoa học Xã hội Thiên Tân, Trung Quốc; NXB Chính trị quốc gia, H., 1994
Ở trong nước, đáng chú ý là các cuốn sách và các công trình nghiên cứu: - Sách: Bàn về “DBHB”, Nguyễn Đỗ Hồng; NXB Cơng an nhân dân, H., 1992
- Sách: “Chiến lược DBHB”, Nguyễn Anh Lân (Chủ biên), Tổng cục II
Bộ Quốc phòng, H., 1993
- Sách: Quyết tâm làm thất bại chiến lược “DBHB” của các thế lực thù
địch, Ban tư tưởng - văn hoá TW, NXB Chính trị quốc gia, H., 1994
- Sách: Một số vấn đề về “DBHB” và chống “DBHB” ở nước ta,
Dương Thông (Chủ biên); NXB Chính trị quốc gia, H„ 1995
- Sách: “DBHB” và cuộc đấu tranh chống “DBHB” ở Việt Nam, Phạm
Quang Định (Chủ biên); NXB Quân đội nhân dân, H., 2005
- Sách: Cuộc đấu tranh chống “DBHB” trén lĩnh vực văn hóa hiện nay,
TS Ca Huy Chtr; NXB Chính trị quốc gia, H., 2007
- Luận án Tiến sĩ Luật học: Nhân tố gia tăng nguy cơ “DBHB” ở nước ta và giải pháp khắc phục nhằm đảm bảo an nình quốc gia; Đàm Xuân
Trang 8
- Luan an Tiến sĩ Luật học: Phỏng chong “DBHB” trén linh vuc kinh
tế đối ngoại ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp; Nguyễn Tiến Lâm, Học
viện An ninh nhân dân, 2005
Ngoài ra, đã có một số sách, đề tài nghiên cứu khoa học hoặc một sé bài viết trên các báo, tạp chí, trên mạng Internet như Tạp chí Cộng sản, tạp chí Công an nhân dân, Báo Quân đội nhân dân ít nhiều đề cập đến hoạt động
xuất bản
Những công trình nghiên cứu trên phần lớn đề cập đến chiến lược “DBHB” và phòng, chống “DBHB'” trên bình diện chung hoặc một vài lĩnh
vực, địa bàn cụ thể, chưa đi sâu vào đối tượng hoạt động xuất bản đặc biệt là hoạt động xuất bản của NXB Công an nhân dân
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài a Mục đích nghiên cứu
Phân tích, làm rõ khái niệm xuất bản, vai trò của hoạt động xuất bản trong đời sống, “DBHB” và “DBHB” trên mặt trận văn hoá tư tưởng, đặc
biệt “DBHB” trong hoạt động xuất bản ở Việt Nam Đồng thời, phân tích thực trạng hoạt động của NXB Công an nhân dân với việc phòng, chống
âm mưu “DBHB” ở nước ta hiện nay Trên cơ sở đó dự báo, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất bản của NXB Công an nhân dân góp phần phòng, chống âm mưu “DBHB” ở nước ta trong thời gian tới
b Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện tốt mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn xác định
nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
Trang 9
6
_«D)BHB” trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa của Đảng ta và những đặc điểm, vai trò của hoạt động xuất bản của NXB Công an nhân dân góp phần phòng, chống âm mưu “DBHB” ở nước ta nói riêng
- Tìm hiểu thực trạng công tác biên tập - xuất bản sách của NXB Công an nhân dân góp phần phòng, chống âm mưu “DBHB” trong những
năm qua từ đó đưa ra một số dự báo, giải pháp nhằm hoàn chỉnh, nâng cao
hiệu quả hoạt động xuất bản sách của NXB Công an nhân dân trong thời gian tdi
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài a Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động của NXB CAND,
hoạt động biên tập xuất bản mảng sách trong đó có sách nghiệp vụ, sách
về “DBHB” của NXB Công an nhân dân góp phần phòng, chống âm mưu “DBHB” ở nước ta
b Phạm vì nghiÊn cứu
Trong khuôn khổ của luận văn tôi chỉ giới hạn, tập trung nghiên cứu, khảo sát công tác biên tập - xuất bản sách đặc biệt là mảng sách nghiệp vụ góp phần phòng, chống âm mưu “DBHB” ở nước ta từ năm 2001 đến năm 2010 để đưa ra những đánh giá về tình hình hoạt động xuất bản sách của NXB Công an nhân dân góp phần phòng, chống âm mưu “DBHB'” ở nước ta
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa vào phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch
sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Sử dụng các
phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp tra cứu, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp phỏng van, phương pháp so sánh,
Trang 106 Két cau khoa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung khoá luận gồm có 3 chương:
Chương I: “Diễn biến hoà bình” và hoạt động xuất bản trong “Diễn
biến hoà bình” của các thế lực thù địch ở Việt Nam
Chương II : Thực trạng hoạt động xuất bản của NXB Công an nhân dân với
việc phòng, chống âm mưu “Diễn biến hòa bình” ở nước ta hiện nay |
Trang 118
CHUONG I:
“DIEN BIEN HOA BINH” VA HOAT DONG XUAT BAN TRONG
“DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” CỦA CÁC THÉ LỰC THỦ ĐỊCH Ở VIỆT NAM
1.1 Những nhận thức cơ bản về chiến lược “Điễn biến hoà bình”
Từ nhiều năm qua, thuật ngữ “DBHB” đã được nhắc đến như một
phương thức mà CNĐQ sử dụng để chống phá CNXH nhằm mục tiêu làm
chuyển hóa các nước XHCN sang TBCN bang các biện pháp phi quân sự Để
hiểu rõ hơn về DBHB, luận văn xin đưa ra một số định nghĩa về DBHB cũng
như làm rõ hơn về thuật ngữ DBHB 1.1.1 “Diễn biến hoà bình” là gì?
“DBHB” được thể hiện qua rất nhiều cụm từ như : “Chuyển hố hồ
bình” (Peaceful change); “Biến đổi hoà bình” (Peaccfuil transformaton) “cách | mạng hoà bình” (pcaceful revolution), “cạnh tranh hoà bình” (peaccful
competitison); “Phương pháp hoà bình” (peacegul means) [37, tr 6] Các thế lực
thù địch còn đưa ra khái niệm “Bom E”, chữ đầu của từ Food, tức là “thức an”
trong tiếng Anh Khi nói về “Bom ƑF”, Kitxinh giơ đã nói : “con đường bằng
phẳng nhất đề đi vào các nước đang phát triển là đi qua cái dạ dày của họ” Mặc
dù được gọi dưới nhiều tên khác nhau, nhưng thuật ngữ “DBHB” vẫn được sử
dụng phổ biến nhất
Theo định nghĩa của Từ điển Bách khoa: “DBHB” là chiến lược của CNĐQ và các thế lực phản động quốc tế, được thực hiện dưới một
phương thức, thủ đoạn mới để chống phá, day lui va di đến xoá bỏ CNXH Đối tượng của chiến lược “DBHB” là các nước có khuynh hướng
phát triển phi TBCN
Trang 12
9
chính trị xuất sắc nhất của Hoa Kỳ (thời kỳ sau chiến tranh thể giới thứ hai)-
đề xuất Kainan đã viết rằng, “Hoa Kỳ không có khả năng tiêu diệt Liên Xô bằng vũ lực”, muốn chiến thắng Liên Xô cần phải tăng cường sử dụng các “thủ đoạn phi quân sự, thực hiện “DBHB” làm “thay đối tính chất chính
quyền nhà nước XHCN” Quan niệm của G.Kainan là cội nguồn, đồng thời là cốt lõi của khái niệm “DBHB” Tư tưởng chiến lược này đã được vận dụng,
phát triển không ngừng qua nhiều đời Tổng thống Mỹ [21]
“DBHB” theo cách hiểu chung nhất đó là chiến lược tấn công trên qui
mô toàn cầu của CNĐQ và các thế lực thù địch do Mỹ khởi xướng với những
ý tưởng ban đầu từ cuối những năm 40 nhằm thủ tiêu CNXH và phong trào cộng sản quốc tế trong điều kiện không thể giành thắng lợi bằng biện pháp
quân sự Chiến lược “DBHB” được thực hiện thông qua việc sử dụng các phương thức tong hợp, thủ đoạn phá hoại thâm độc, tinh vi với tính chất,
phạm vi và mức độ khác nhau, kế cả biện pháp ran đe quân sự, diễn ra trên
mọi lĩnh vực mà kinh tế, chính trị, tư tưởng và tổ chức nội bộ là mặt trận nóng
bỏng, dân tộc và tôn giáo là “ngòi nỗ” Các hoạt động này chủ yếu làm xuất hiện ngay trong lòng các nước XHCN những nhân tố phản cách mạng, hỗ trợ
và tiếp sức cho các nhân tố này mạnh dần lên trở thành lực lượng chính trị đối
trọng với Đảng Cộng sản và Nhà nước XHCN; từng bước làm suy giảm tiến tới xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản; làm suy yếu và làm mất dần
bản sắc của chế độ XHCN; kết hợp tác động từ bên ngoài tạo ra sự vận động
từ bên trong một cách toàn diện theo hướng TBCN, từng bước chuyển hoá
theo con đường TBCN Chiến lược này lợi dụng các đặc điểm của môi trường quan hệ quốc tế, như sự đan xen và tương tác giữa hợp tác và cạnh tranh, xu hướng quốc tế hoá, khu vực hoá đồng thời với xu hướng đề cao chủ nghĩa dân tộc Chúng lợi dụng các khẩu hiệu “dân chủ”, “nhân quyền” giả hiệu để kích
động quần chúng, gây rỗi loạn xã hội Chúng triệt để khai thác những sơ hở,
Trang 13
10
thiếu sót, sự chưa hoàn chỉnh của đường lỗi chính sách trong cải tổ và đối
mới, khoét sâu sai lầm trong tổ chức thực hiện, trong lãnh đạo và quản lý các mặt của đời sống xã hội Quá trình “DBHB” là qúa trình đấu tranh giữa hai
con đường TBCN và XHCN diễn ra ở các nước XHCN dang cai tổ, cải cách, đổi mới, tức là xã hội đang trong qúa trình biến động, đang chứa đựng nhiều
yếu tố chưa ôn định Tuỳ thuộc vào tương quan lực lượng giữa cách mạng và phản cách mạng, việc giải quyết tình thế chính trị này không nhất thiết diễn ra
dưới dạng chuyển hố “hồ bình” mà có thể xảy ra hỗn loạn chính trị - xã hội,
thậm chí bạo loạn phản cách mạng, lật đồ, không ngoại trừ khả năng can thiệp vũ trang từ bên trong [37, tr 7]
“DBHB” là chiến lược tấn cơng tồn diện của CNĐQ và các thế lực
phản động vào các nước XHCN và các đảng cộng sản trên mọi lĩnh vực bằng các phương tiện, thủ đoạn nhằm chống phá, đây lùi và đi đến xóa bỏ CNXH mà không cần “khói súng” Nó được tiến hành theo kiểu thâm thấu dần dần
trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội và khi cần thiết thì kết hợp với bạo loạn lật đỗ làm tan rã các nước XHCN Nó dùng mọi âm
mưu thủ đoạn tinh vi, trắng trợn tạo nên những nhân tố tác động từ bên trong và bên ngoài nhằm xóa bỏ CNXH mà không cần chiến tranh
“DBHB” là một bộ phận cấu thành có tính hữu cơ trong chiến lược chung của CNĐQ là liên kết tất cả các lực lượng TBCN trên thế giới, bằng
thủ đoạn quân sự và phi quân sự để duy trì chế độ TBCN, tiêu diệt CNXH và
chủ nghĩa Cộng sản, khôi phục “thế giới tự do” thống nhất của CNTB,
“DBHB” là con đường phi quân sự trong chiến lược chung của CNĐQ Mục tiêu cơ bản của nó là hoàn toàn nhất trí Ngày nay, “DBHB” là chiến lược chủ
yếu của CNTB hiện đại mà đại diện là nước Mỹ [17, tr 79]
“DBHB” trước hết là do sự tạo ra tình trạng tự diễn biến về văn hóa -
Trang 14
II
| lòng xã hội XHCN, lấn lướt các giá trị ưu việt của nền văn hóa dân tộc và
của CNXH ma chung ta dang song Tu dién biến về văn hóa - tư tưởng cũng là quá trình thúc đây các phức tạp xã hội nảy sinh, làm đảo lộn các trật tự xã hội vốn có, nhất là trong các vấn đề “nhạy cảm” như tôn giáo,
dân chủ, nhân quyền “DBHB” đang tạo ra nguy CƠ thẩm thấu, gặm nhắm
những giá trị xã hội XHCN và bản sắc văn hóa dân tộc, làm cho người ta
quên đi các nghĩa vụ chân chính, quên đi gốc gác của mình “DBHB” đang
tìm cách tạo ra những mâu thuẫn xã hội, tìm cách “gột rửa”, tư tưởng cắn
bộ, đảng viên và quần chúng lao động nhằm dẫn đến sự nhạt phai lý tưởng, khủng hoảng tư tưởng, đánh mất niềm tin, đánh mắt phương hướng Chúng
ta chắc sẽ khó quên bài học về su sup đổ của Liên Xô và các nước XHCN
Đông Au 6 thap nién 90 của thế kỷ XX Sự tan vỡ của hệ thống XHCN lúc bay gid do nhiều nguyên nhân, trong đó chắc chắn có nguyên nhân từ thứ vũ khí cực kỳ nguy hiểm là “chiến tranh tâm lý” Hiện nay, các phương tiện truyền thông đại chúng vẫn tiếp tục chĩa mỗi dui vào các nước XHCN
còn lại, trong đó có Việt Nam, với mục đích không gì khác là xuyên tạc sự
thật về công cuộc đổi mới, mở cửa, con đường ởi lên CNXH và kêu gọi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ chế độ XHCN
Tóm lai, “DBHB” 1a một chiến lược phản cách mạng của CNDQ va các thế lực thù địch với những âm mưu, thủ đoạn nhằm đánh bại CNXH bang phương pháp hòa bình, không cần chiến tranh (nó là cuộc chiến tranh không có khói súng) Cuộc chiến này chủ yếu sử dụng lực lượng đánh phá thông qua con người, lực lượng và phương tiện của chính đối phương, sử dụng các công cụ ngoại giao, kinh tế, văn hóa - tư tưởng để làm thay đổi chế độ chính trị, khi cần thiết mới dùng sức mạnh quân sự - phương tiện răn đe đối phương Nó mang tính toàn cầu, được triển khai trên qui mô lớn và rộng khắp, tiến hành
cy 4 ^ ^* ~ z ^ oA
Trang 15
12
ngọn cờ, tập hợp lực lượng ngay trong lòng nước XHCN Đặc biệt, các thế lực thù địch chú ý mua chuộc, lôi kéo những người có chức vụ cao trong Đảng và Nhà nước, những văn nghệ sĩ, trí thức có uy tín, những người có tư
tưởng dao động, nhận thức lệch lạc hoặc bất mãn với chế độ
1.1.2 Bản chất của chiến lược “Diễn biến hoà bình”
Sau Cách mạng tháng Mười, CNXH đã xuất hiện trên thực tế và đến
giữa thập kỷ 40 đã trở thành một lực lượng cách mạng hùng hậu, một xu thé
tiến bộ, lôi cuốn phong trào cách mạng thế giới CNXH đã làm biến đối bộ
mặt chính trị thế giới Tính cách mạng thể hiện ở chỗ nó công hiến cho sự
phát triển lịch sử nhân loại một hình thái kinh tế - xã hội mới ưu việt hơn, thay thế hình thái kinh tế - xã hội trước đó
Chiến lược “DBHB” dù không sử dụng các biện pháp quân sự, mục đích của nó là loại bỏ CNXH khỏi vũ đài chính trị thế giới, loại bỏ một
hình thái kinh tế - xã hội tiên tiến nhất, kéo lịch sử trở về CNTB Vì vậy,
chiến lược này mang bản chất chống cộng rất phản động và cực kỳ nguy
hiểm [37, tr 24]
Chiến lược “DBHB” là sản phẩm của CNTB, CNĐQ, là một hình thức chiến tranh mới nhằm ngăn chặn tiến tới xóa bỏ chế độ CNXH, mà các hình thức chiến tranh cổ truyền trước đây không thực hiện được Tuy hình thức có
thể thay đổi, song mục tiêu, ý đồ không có gì thay đổi Nói cách khác, bản chất của “DBHB” của CNĐQ đứng đầu là Mỹ và các thế lực thù địch là không hề thay đổi bởi vì:
- Cuộc đấu tranh giai cấp giải quyết trên lĩnh vực ý thức hệ giữa hai giai cấp đại điện cho hai phương thức sản xuất chủ yếu hiện nay, ý thức hệ tư sản đại diện cho các tầng lớp tư sản đang ngày càng bộc lộ những bản chất
phản động, lỗi thời, đi ngược lại xu thế lịch sử thời đại với một bên là ý thức
Trang 16
13
va wu viét hon han va 1a giai cấp “đào mổ chôn CNTB” Do đó, chiến lược “DBHB” mang bản chất giai cấp Thực chất của “DBHB” và chống “DBHB” là sự tập trung cao độ của cuộc đấu tranh giai cấp gay gO, quyết liệt giữa hai giai cấp vô sản và giai cấp tư sản
- Đây là cuộc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn giữa hai chế độ Nhà nước
chủ yếu hiện nay, một bên là chế độ Nhà nước XHCN (Nhà nước quá độ lên chủ nghĩa cộng sản) với một bên là chế độ Nhà nước TBCN - là nhà nước
“phải nhường chỗ” cho CNXH nhưng luôn tìm cách để tồn tại Chừng nào còn tồn tại hai hình thái kinh tế - xã hội đối lập nhau, chừng nào còn dau tranh
giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản thì còn tồn tại “DBHB” [20]
Chiến lược “DBHB” của các thế lực thù địch còn mang nặng bản chất
phản cách mạng, chống cộng sâu sắc “DBHB” là con đường mới, là con đường
“êm ấm” giúp cho CNTB thực hiện âm mưu tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản, mà lực
lượng tiên phong của nó là Đảng cộng sản đang năm chính quyền ở các nước XHCN, chúng không muốn khoanh tay đứng nhìn một lực lượng tiến bộ, đại
diện cho đại đa số nhân dân lao động xây dựng một xã hội tiến bộ hơn, đe dọa sự
tồn vong của chính chúng Tiêu diệt cộng sản là mục tiêu không thay đối, “DBHB” là phương thức mới giúp chúng thực hiện mục tiêu đó
Chiến lược “DBHB” là sự can thiệp toàn diện, thô bao vào công việc nội bộ của các nước XHCN Trong giai đoạn đầu, chủ yếu nó can thiệp ở khu vực
Trang 17
14
cộng sản, chúng ta phải phát triển chiến lược thi đua hoà bình với Matxcơva ở
Đông Âu và ở cả Liên Xô, phải thúc đây “DBHB” dưới chế độ của họ [15]
Đảng ta khăng định rằng: “Bản chất của chiến lược “DBHB” này là
chống CNXH, chống độc lập dân tộc “DBHB” và đấu tranh chống “DBHB”
thực chất là một cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc rất quyết liệt và gay gắt, giải quyết vấn đề “ai thắng ai” giữa CNXH và CNTB, giữa độc lập dân tộc va CNDQ §5, tr 4]
1.1.3 Âm mưu và thủ đoạn của chiến lược “Điễn biến hoà bình”
Để thực hiện chiến lược “DBHB”, CNĐQ huy động và sử dụng tông hợp các lực lượng và biện pháp vào các lĩnh vực: chính trị, tư tưởng, kinh tế, ngoại giao, phá hoại ngầm, bạo loạn lật đổ, chiến tranh ngoại v1 nhằm gây cản trở cho việc phát triển và mở rộng của các nước XHCN Đồng thời, tạo ra nhiều khó khăn trong đời sống kinh tế - xã hội tinh thần ở các nước XHCN Khi môi trường khách quan của “DBHB” xuất hiện thì chuyển hướng chiến lược “Vượt trên ngăn chặn” làm sụp đổ chế độ XHƠN Phương thức và thủ đoạn chủ yếu là tạo dựng và thúc đây những nhân tố phản động, chong đối từ bên trong, đây đối phương vào khủng hoảng toàn
diện, từng bước chuyển hoá chế độ chính trị theo con đường phát triển
TBCN hoặc dùng các thế lực chống đối thực hiện bạo lực lật đỗ
“DBHB” được tiến hành bằng việc tổng hợp nhiều biện pháp buộc
đối phương trong cùng một lúc phải đối phó với nhiều thế lực, nhiều hoạt
động chống đối, thúc đây cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội thành khủng
hoảng chính trị, tạo ra tình thế bạo loạn lật đỗ chế độ
CNĐQ tiến công bằng các biện pháp mềm dẻo, thúc đây chúng đánh từ trong lòng của nước XHCN Chú trọng vận dụng các thu đoạn phi quân
Sự, tong hop va da dang ca về chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật, ngoại
giao trên cơ sở bí mật, êm thâm và xảo quyệt
Trang 18
15
Hién nay, trong chiến lược “DBHB”, vũ khí lợi hại nhất và được đặt
lên hàng đầu trong suốt quá trình thực hiện là vũ khí văn hoá - tư tưởng Thực chất, đó là kế sách phá vỡ thành luỹ CNXH từ bên trong; là chiến lược “mối xông nhà”; là “thủ thuật làm nhụt ý chí dẫn đến mất niềm tin, gây hỗn loạn về lý luận và tư tưởng, mắt sức mạnh, mất nhuệ khí và nội lực của CNXH; tạo khoảng trống để đưa hệ tư tưởng tư sản thâm nhập, dẫn đến mục tiêu cuối cùng là xoá bỏ hệ tư tưởng XHCN
Với thủ đoạn “mối xông nhà” để thực hiện ý đồ làm ruỗng nát cơ cầu
kinh tế chính trị, xã hội của các nước XHCN từ bên trong, cuộc chiến tranh
văn hoá - tư tưởng được CNĐQ phát động xoay quanh trò bịp “phi ý thức hệ”, coi như không có tư tưởng phản nghịch, coi như không có đôi kháng tư tưởng mà chỉ là sự “đồng nguyên” hoặc “đa nguyên” tư tưởng Trò bip “Dhi ý thức hệ”, “phi tư tưởng” thực chất hòng làm lu mờ bản chất giai cấp của hệ tư tưởng Mác xít, làm xố nhồ ranh giới và lập lờ “đánh lộn con
đen”, làm cho nhân dân các nước XHCN lo la, mất cảnh giác, bị chia rẽ và
suy yếu từ bên trong Cách làm của chúng là “mưa dầm thấm lâu”, “nước chảy đá mòn”, kết hợp đây nhanh phá hoại với kiên trì chờ chuyên hố Tất nhiên cũng khơng loại trừ khi tình thế cho phép CNĐQ có thê lợi dụng tình hình phức tạp ở bên trong các nước để gây sự cố và xâm lược bằng quân sự
“DBHB” là một chiến lược rất lợi hại Đây chính là “thủ đoạn dùng
hòa bình để giành thăng lợi”; là phương pháp “chuyển hóa hòa bình”, “biến đổi hòa bình”, “cách mạng hòa bình”, và gần đây là “cách mạng nhung”, “cách mạng đường phố”, Trong chiến lược này, hoạt động tư tưởng - văn hóa được họ col là ' mũi đột phá”, là “cây cầu dẫn vào trận địa” Có người đã nói rằng, chiến lược của CNĐQ được tiến hành chủ yếu trên hai phương diện: một là xâm lược băng quân sự; và hai là làm tan rã tư tưởng Nếu phương diện thứ nhất dựa vào sức mạnh của kẻ cướp thì phương diện thứ
Trang 19
16
hai dựa vào thủ đoạn làm tan rã nội bộ, hết sức thâm độc Các nhà tư tưởng
của CNĐQ đã tổng kết: “Có những việc 100 máy bay chiến đấu không thực
hiện nổi, nhưng chỉ cần 10 sứ giả lại có thể hoàn thành”; “một đài phát thanh cũng có thể bình định xong một đất nước”; ngày nay “làn sóng điện đang thay thế thanh gươm; cây bút là phương tiện đi vào trái tìm khối óc con người”; “một đô-la chi cho tuyên truyền có tác dụng ngang với 5 đô-la chỉ cho quốc phòng” Chính ông R.Níchsơn (nguyên Tổng thông Mỹ) đã
nhiều lần nhắn mạnh rằng: “Mặt trận tư tưởng là mặt trận quyết định nhất”; “toàn bộ vũ khí của chúng ta, các hoạt động mậu dịch, viện trợ, quan hệ kinh tế sẽ không đi đến đâu nếu chúng ta thất bại trên mặt trận tư
tưởng”.[38] Ông ta nhắn mạnh: “Cái sẽ có tác dụng quyết định đối với lịch
sử là tư tưởng, chứ không phải là vũ khí” Ý đồ bá chủ của Mỹ là thông qua
quan hệ mở rộng hợp tác trên nhiều mặt để tạo cơ hội thâm nhập sâu các
lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa nhằm dung kinh tế, văn hóa, cải cách
tư pháp và pháp luật để chuyển hóa chính trị Đó thực chất là sách lược thực hiện chiến lược “DBHB” chống Việt Nam của Mỹ trong những điều kiện và hoàn cảnh mới.[ 14]
Tóm lại, từ những nội dung trên chúng ta rút ra một số đánh giá sau:
Một là, chiến lược “DBHB” là con đẻ của CNDQ, quyét tâm tiêu diệt CNXH, với tư cách là một hệ tư tưởng, một con đường phát triển của xã
hội loài người Chiến lược này ra đời trong bối cảnh CNĐQ đánh giá tình
hình cùng với Liên Xô và các nước XHCN tiến hành cải tô, cải cách, cuộc
đấu tranh lịch sử giữa hai hệ thống xã hội đối lập - CNXH và CNTB trên
phạm vi thế giới đã chuyển sang giai đoạn có ý nghĩa quyết định: “một mat một còn” Vấn đề “Ai thắng ai” theo đánh giá của các chiến lược gia của
CNĐQ đã trở thành một vấn đề thời sự trực tiếp chứ không còn là triển
Trang 20
17
Hai là, Thực chất của chiến lược “DBHB” căn cứ vào diễn biến tình
hình ở mỗi nước XHCN và dựa vào các nhân tố chống đối ở bên trong mỗi nước mà tác động và tấn công một cách thích hợp trên mọi lĩnh vực đời sống
xã hội, thực hiện một cuộc vận động phản cách mạng nhằm đưa các quá trình
kinh tế - xã hội, chính trị đang diễn ra ở mỗi nước chuyển sang con đường
TBCN, đánh đỗ Đảng Cộng sản và công nhân, đưa các lực lượng phục hồi
CNTB lên cầm quyền
Ba là, Chiến lược “DBHB” sử dụng chính nội bộ các nước XHCN, gây
mâu thuẫn, xung đột bên trong các nước này; đồng thời, tăng cường bao vây, gây sức ép từ bên ngoài
Bốn là, Trong chiến lược “DBHB”, mặt trận văn hoá - tư tưởng nôi lên hàng đầu “DBHB” trước tiên thực hiện diễn biến về mặt tư tưởng trên các
lĩnh vực đời sống chính trị và kinh tế của xã hội XHCN
Bởi vậy, việc phòng và chống “DBHB” là một trong những vấn đề cấp
bách đối với chế độ XHCN nói chung và Nhà nước XHCN Việt Nam nói
riêng Điều đó đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải có một chiến lược tập trung
chỉ đạo và phối hợp thống nhất các lực lượng nhằm đánh bại âm mưu và hoạt
động “DBHB” của CNĐQ và các thế lực thù địch Đồng thời, việc nghiên cứu và xác lập những luận cứ khoa học làm cơ sở cho đấu tranh chống “DBHB” cũng là một yêu cầu hết sức cấp thiết |
Như vậy, mục đích của “DBHB” vẫn được thực hiện bằng việc chống
phá, đẩy lùi và đi đến xoá bỏ CNXH, đưa các nước XHCN tham gia vào bộ máy “thế giới tự do” Quá trình thực hiện “DBHB” đối với các nước XHCN
cho thấy mục tiêu này đã được bọn dé quốc diều hâu kiên trì theo đuổi và rõ
Trang 2118 1.2 Hoạt động xuất bản trong chiến lược “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch ở Việt Nam
1.2.1 Xuất bản trong đời sống xã hội
Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của xã hội, con người đã biết sử dụng các phương tiện dé ghi lại, phản ánh lại và lưu truyền các giá trị của đời
sống sinh hoạt vật chất và tỉnh thần của mình Đó chính là các xuất bản phẩm
Trong các xuất bản phẩm thì sách là một phát minh kỳ diệu, trở thành một phương tiện phố biến trong các hoạt động văn hoá tỉnh thần của loài người Các phương tiện này có quá trình phát triển theo quá trình tiến hoá của xã hội, do nhu cầu của con người và việc ứng dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật vào việc ghi chép và lưu truyền các giá trị văn hoá của con người
Trong thời kỳ cô đại, con người đã biết sử dụng vỏ cây, vách đá rồi sau
đó là thẻ tre, da thú, đất nung để ghi chép lại những phát kiến về triết học, khoa học, văn học - nghệ thuật Có thể nói, đó là hình thức sơ khai nhất của
xuất bản Vào Thế kỷ thứ II sau Công nguyên, người Trung Quốc đã chế tạo được giấy và khắc chữ vào tắm ván bằng gỗ để in Cuốn sách đầu tiên của họ
đã ra đời vào năm 868 Kê từ đó xuất bản đã trở thành một nghề độc lập, có vai trò đáng kê trong xã hội, phục vụ và củng cố địa vị thống trị của các triều
đại phong kiến
Tới Thế kỷ thứ XV, người Đức đã đi tiên phong trong lĩnh vực xuất
bản Họ đã chế tạo được chữ rời bằng hợp kim đồng - chì - thiếc, làm ra mực và máy in bằng gỗ Việc xuất bản những cuốn sách đầu tiên đã đánh dấu sự ra
đời của nghề in
Khi xã hội phát triển thì xuất bản cũng phát triển theo, từ chỗ chỉ là hoạt động của từng nhóm người trong phạm vi hẹp, xuất bản đã ngày càng
được xã hội hoá Xuất bản pham được con người cải tiến từ thô sơ mộc mạc
Trang 22———<$—<<
—
19
dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật hiện đại, hiện nay các cuốn sách
được xuất bản không chỉ đơn thuần được in trên giấy như là phương tiện có tính chất truyền thống mà nó còn được ¡n, ghi trên băng từ, đĩa từ, micro
phim Sách không chỉ để đọc mà còn để nghe, nhìn, được phát hành bằng
các phương tiện viễn thông - tin học tiên tiễn, như Fax, Internet
Cho đến cuối Thế kỷ XX này, xuất bản đã trở thành một ngành kinh tế
- kỹ thuật phát triển ở nhiều nước Xuất bản được đầu tư lớn về khoa học
công nghệ Ngày nay, xuất bản không chỉ có ý nghĩa về văn hóa - tư tưởng mà nó còn có đóng góp đáng kế cho nền kinh tế quốc dân của nhiều quốc gia Ở các nước phát triển như: Đức, Nhật, Mỹ đã hình thành các tập đoàn xuất bản hùng mạnh, chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng thu nhập quốc dân - GDP [19, tr 9]
Ở nước ta, xuất bản cũng đã xuất hiện từ thời cổ, trung đại cùng với việc hình thành chữ viết Chữ Hán và chữ Nôm và sau này là chữ quốc ngữ đã được sử dụng để in các xuất bản phẩm Những cuốn sách đầu tiên ghi chép lại những chuyện cung đình, các bản kinh Phật, sau này là các bộ luật lần lượt xuất hiện trong các triều đại phong kiến Việt Nam Từ đầu Thế kỷ XX, xuất bản nước ta chia làm nhiều khuynh hướng với mục đích, quy mô
và phương thức hoạt động khác nhau, do sự chỉ phối của bối cảnh chính trị -
xã hội lúc bấy giờ Trong xã hội có ba dòng xuất bản chính là: xuất bản do Đảng ta lãnh đạo; xuất bản của chế độ thực dân tay sai và xuất bản tư nhân
Dòng xuất bản do Đảng lãnh đạo (đối trọng với xuất bản của chế độ thực
dân - phong kiến), đã có tác dụng to lớn trong phong trào giành độc lập cho
dân tộc
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, lĩnh vực xuất bản ở nước
Trang 23
20
tăng đáp ứng nhu cầu phong phú, đa dạng của nhân dân, phục vụ sự nghiệp
cơng nghiệp hố - hiện đại hoá đất nước theo định hướng XHCN [I, tr 3] : Xuất bản là một từ Hán Việt Về từ loại là một động từ, có nghĩa là
phố biến rộng bằng cách ¡n và phát hành những sách, báo, tranh ảnh và các văn bản khác Trong ngôn ngữ châu Âu, xuất bản theo tiếng Anh là Publish, theo tiếng Pháp 1a Publier, đều bắt nguồn từ tiếng Latinh là Publicare có
nghĩa là công bố cho mọi người biết
Trong lịch sử văn minh, xuất bản ra đời là sản phẩm của nền văn minh
nhân loại đã phát triển đến một giai đoạn nhất định Nó vừa là thành quả,
vừa là công cụ thiết yếu thúc đây sự phát triển của văn minh nhân loại, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của văn minh
Hoạt động xuất bản thuộc lĩnh vực văn hóa, tư tưởng thông qua việc
san xuat, pho biến những xuất bản phẩm đến nhiều người nhằm giới thiệu tri
thức thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội, giá trị văn hóa dân tộc và tinh
hoa van hoá nhân loại, đáp ứng nhu cầu đời sống tỉnh thần của nhân dân, nâng cao dân trí, xây dựng đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam,
mở rộng giao lưu văn hóa với các nước, phát triển kinh tế - xã hội, đâu tranh
chống mọi tư tưởng và hành vi làm tổn hại lợi ích quốc gia, góp phần vào sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN (Điều 3-Luật Xuất
bản 2004)
Khái niệm xuất bản với tư cách là khái niệm của khoa học xuất bản là
sự khái quát hóa một quá trình hoạt động vừa là hoạt động sáng tao tinh thần, vừa là hoạt động sáng tạo vật chất Nội hàm xuất bản do ba yếu tố tạo
Trang 24
21
"thức vật oe thành s au 1 quá trình
_định (vỏ vật chất) đề | | Sả xuất, nhân ban
cung cập cho AC gia Co oe
ids
Xuất bản có thể được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp
Theo nghĩa rộng, xuất bản là hoạt động bao gồm các lĩnh vực xuất bản -
in - phát hành xuất bản phẩm Theo nghĩa này, lĩnh vực xuất bản bao hàm cả
ba loại hoạt động:
Thứ nhất: Quá trình tỗ chức các nguồn lực xã hội (Nhà nước, tập thể và cá nhân) trong việc sáng tạo ra các tác pham chính trị, kinh tế, khoa học kỹ
thuật, văn học - nghệ thuật
Thứ hai: Hoạt động in, nhân bản các tác phẩm đã được tạo ra trong quá
trình xuất bản
Thự ba: Hoạt động phát hành, phô biến tác phẩm đến nhiều người nhằm đạt hiệu quả kinh tế - xã hội Trong đó có cả hoạt động xuất nhập khẩu xuât bản phâm nhằm phát hành xuất bản phẩm ra nước ngoài
Trang 25
22
Theo nghia hep, xuất bản là quá trình tổ chức việc sáng tạo, tác động, vào quá trình sáng tạo của tác giả để có bản thảo tác phẩm, xử lý và hoàn
chỉnh bản thảo, bản mẫu, in thành các xuất bản phẩm nhằm phục vụ nhiều
người [19,tr 13]
Xuất bản là hoạt động truyền bá xã hội, ra đời và phát triển và ra đời do đòi hỏi của thong tin và tuyên thông trong xã hội Do đó, có thể nói hoạt động
xuất bản có vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống xã hội
1.2.2 Vị trí, vai trò của hoạt động xuất bản trong đời sống xã hội
Hoạt dộng xuất bản có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội Hoạt động này vừa là phương tiện truyền thông đại chúng, vừa là trận địa tuyên truyền, giáo
dục, cô động cho các hình thái ý thức xã hội Hoạt động xuất bản là hoạt động có
thể chỉ phối đời sống tính thần xã hội, nên nó là công cụ đấu tranh giai cấp trên
lĩnh vực tư tưởng, một trong ba hình thức đấu tranh cơ bản của giai cấp vô sản Từ khi ra đời cho đến nay, xuất bản luôn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội loài người Vai trò của công tác xuất bản trong lĩnh vực chính trị thể hiện trong việc đấu tranh để giành quyền lực chính trị, cũng như trong việc củng cố, gìn giữ chính quyền, thực thi sự lãnh đạo chính trị đối với toàn xã hội Khi đã giành được chính quyền, xuất bản trở thành một phương tiện, thiết chế đề thực hiện sự thống trị trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa, duy tri va bao
vệ các chế độ chính trị Hoạt động xuất bản tạo ra không khí chính trị đồng thuận, tạo dư luận xã hội có lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng
và Nhà nước:
- Xuất bản tuyên truyền đường lối, chính sách, tuyên truyền các quan điểm chính trị chính thống của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ
Trang 26
23
Hoạt động xuất bản là công cụ giáo dục ý thức chính trị tự giác của quan chúng cách mạng Để làm điều này, hoạt động xuất bản đã tác động đến lập
trường, quan điểm và hành vi của bạn đọc từ 5 phương diện sau:
+ Giáo dục hệ tư tưởng giai cấp để có định hướng chính trị đúng đắn về thé giới quan, nhân sinh quan
+ Cung cấp những thông tin về quan điểm mới, đường lối chính trị mới, tăng cường tri thức chính trị
+ Cung cấp tình hình chính trị để củng cố nhận thức, lập trường quan
điểm chính trị đúng đắn
+ Tuyên truyền vận động, cổ động trực tiếp làm thay đổi hành vi của người được truyền bá
+ Hướng dẫn vận dụng lý luận, kinh nghiệm hoạt động để nâng cao hiệu
quả hoạt động chính trị
Hoạt động xuất bản là công cụ đấu tranh trực tiếp chống lại các tư tưởng chính trị phản động, thù địch ở trong và ngoải nước để bảo vệ hệ tư tưởng giai cấp, ngăn chặn âm mưu “DBHB”, sự xâm lược và đồng hóa văn hóa từ bên ngoài, tuyên truyền đường lối chính trị đối ngoại của Nhà nước
Trong giai đoạn hiện nay, khi xuất bản được xã hội hoá cao thì vai trò của
nó càng được khẳng định Dưới đây chúng ta đề cập đến vai trò của xuất bản đối với sự ổn định và phát triển vững mạnh của quốc gia, đến an ninh quốc gia trên những khía cạnh sau:
Một là: Xuất bản góp phần phát huy nội lực quốc gia trong quả trình hội nhập quốc té
Gần đây, trong các Chỉ thị, Nghị quyết của mình, Đảng ta đều đã khẳng định ý nghĩa to lớn của yếu tố văn hoá đối với sự phát triển bền vững của quốc gia, “văn hoá vừa là mục tiêu, là động lực, là yếu tô nội sinh của quá
Trang 27ae cc 24
trong đời sống văn hoá - tinh than, xuất bản có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy bán sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu tỉnh hoa văn hoá của nhân loại Đó chính là nội lực của quốc gia - yếu tố giúp chúng ta đứng vững trong quá trình hội nhập quốc tế
Với sự phát triển nhanh chóng của các loại hình xuất bản phẩm như hiện nay, xuất bản đã trở thành một bộ phận thiết yếu trong hoạt động văn
hoá Xuất bản vừa là phương tiện phản ánh đời sống tỉnh thần vừa là tắm
gương phản chiếu đời sống sinh hoạt vật chất và tinh thần của nhân loại Qua
đó xuất bản chọn lọc nhằm giới thiệu cho độc giả những giá trị tỉnh tuý nhất
Với ý nghĩa đó, xuất bản giúp cho việc giáo đục truyền thống, hướng dư luận đến cái chân - thiện - mỹ Thực tiễn công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như công cuộc đổi mới hiện nay đã chứng minh vai trò của xuất bản trong việc khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí độc lập tự cường cho mỗi người dân Việt Nam Đó chính là nguyên nhân quan trọng trong những thắng lợi của
cách mạng Việt Nam
Mặt khác, xuất bản có lợi thế hơn các phương tiện khác ở chỗ nó có thê
phản ánh đầy đủ các nền văn minh của nhân loại, giúp cho chúng ta chọn lọc,
tiếp thu được những giá trị, tình hoa văn hoá, làm giàu kho tàng tri thức phục vụ phát triển đất nước
Bên cạnh đó, xuất bản còn là công cụ quan trọng trong việc nâng cao
dân trí, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài
Ngày nay, các quốc gia trên thế giới đều chú trọng đến vẫn đề giáo dục - đào tạo Quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân và sự ổn định phát triển kinh tế - xã hội phụ thuộc trước hết ở tiềm lực con người Đảng ta cũng đã
đành nhiều sự quan tâm cho vấn đề này Nghị quyết Đại hội VII khẳng định:
Trang 28
25
Thực tế công cuộc xây dựng và bảo vệ Tỏ quốc thời gian qua, đã cho thấy thành tựu của sự nghiệp giáo dục - đào tạo nước ta có sự đóng gop
không nhỏ của lĩnh vực xuất bản Là một loại xuất bản phẩm phố biến nhất, sách giúp cho việc truyền thụ tri thức, kinh nghiệm của nhiều thế hệ đi trước
cho các thế hệ sau, theo các nac thang tir thấp đến cao Giáo trình và các loại tài liệu nghiên cứu đã nâng bước cho con người từ những hiểu biết ban đầu đến việc chiếm lĩnh những đỉnh cao của khoa học Hiện nay theo thống kê
chưa đầy đủ, có tới trên 70% sách xuất bản hàng năm thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo
Như vậy những đóng góp của xuất bản trong việc phát triển nội lực đất nước có ý nghĩa quan trọng đôi với sự vững mạnh ổn định của nền an ninh quốc gia
Hai là: Xuất bản góp phần quan trọng trong việc dam bao vai tro lãnh dạo của Đảng, củng cỗ và tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước
dỗi với toàn xã hội
Nền an ninh quốc gia chỉ được đảm bảo khi vai trò lãnh đạo của
Đảng được khẳng định và hiệu lực quản lý của Nhà nước ta đối với toàn xã
hội được củng cố, phát huy Là một trong những công cụ tuyên truyền chủ yếu, xuất bản có vai trò quan trọng đối với vấn đề này qua việc chuyển tải đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với đông đảo công chúng Điều này đã góp phần vào công cuộc đấu tranh phòng, chéng
4m muu “DBHB” ciia cac thé lực thù địch
Trang 29
r
26
định hướng XHCN và việc khẳng định vai trò lãnh đạo độc tôn của Đảng
đã được tuyệt đại đa số nhân dân ủng hộ Cùng với báo chí, xuất bản đã có bước tiễn mới trong công tác tuyên truyền đối ngoại Việc giới thiệu đường lối đối ngoại rộng mở của ta đã giúp cho người Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè năm châu đồng tình, đứng về phía Việt Nam, đấu tranh chống lại
các luận điệu xuyên tạc, bịa đặt của các thế lực thù địch Đây là yếu tô
quan trọng góp phần phá vỡ thế bao vây cô lập, đưa nước ta hội nhập với
thế giới
Những năm qua, nhiều xuất bản phẩm được phát hành rộng rãi đến nhân dân giới thiệu kịp thời các văn bản pháp luật của Nhà nước Người
dân có thể tìm hiểu bất cứ văn bản pháp quy nào của Nhà nước tại các quay
sách Có thể nói, sự hiểu biết pháp luật và trình độ pháp luật của nhân dân
ta thời gian qua được nâng cao có vai trò của hoạt động xuất bản Đây là cơ sở quan trọng cho việc nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước tiến tới xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN, bởi Nhà nước pháp quyền
trước hết phải được xây dựng dựa trên nền tảng sự hiểu biết và tuân thủ
luật pháp của mọi thành viên trong xã hội
Ba là: Xuất bản là vũ khí đấu tranh giai cấp sắc bén chỗng lại các thế lực thù địch bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia, sự ấn định và phái triển đất nước |
Từ khi xã hội loài người phân chia thành giai cấp, xuất bản không chỉ
đóng vai trò là “bà đỡ” của các sản phẩm văn hoá tỉnh thần, phản ánh đời
sống vật chất, tinh thần nâng cao dân trí, mà nó đã trở thành vũ khí đấu tranh
giai cấp sắc bén Thực tế sự phát triển của lịch sử loài người đã cho thấy các
giai cấp, các lực lượng chính trị trong xã hội luôn biết khai thác, tận dụng lợi thế của lĩnh vực xuất bản trong việc tạo dựng dư luận xã hội để bảo vệ lợi
Trang 30
rr
27
đấu tranh chính trị tư tưởng, phản ánh những mâu thuẫn, xung đột giai cấp
Dưới chế độ xã hội cũ, giai cấp thông trị sử dụng xuất bản như một công cụ
để nô dịch tinh thần nhân dân lao động, củng cố địa vị của mình
Trong chiến lược “DBHB”, CNĐQ và các thế lực thù địch luôn triệt để lợi dụng hoạt động xuất bản để chống lại CNXH và phong trào cách
mạng trên thế giới Hoạt động này tỏ ra nguy hiểm không chỉ trên lý thuyết Thực tế sự sụp đỗ của CNXH ở các nước Đông Âu và Liên Xô vào cuối thập niên 80 có sự đóng góp đáng kể của hoạt động phá hoại tư tưởng bằng các văn hoá phẩm phản động, đồi truy Hiện nay các thế lực thù địch đang chĩa mũi nhọn của hoạt động này sang các nước XHCN con lại, trong đó Việt
Nam là một trọng điểm
Không thứ vũ khí nào có thé thay thế được và tốt hơn là sử dụng chính
lĩnh vực xuất bản để chống lại các luận điệu tuyên truyền thù địch của đỗi phương Với những đặc trưng và ưu thế riêng có của mình, hoạt động xuất
bản là hoạt động sản xuất ra các sản phẩm văn hoá tinh thần, các giá trị tính
thần chứa đựng trong các xuất bản phẩm có ảnh hưởng đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của người đọc Vì vậy, nếu ta sử dụng một cách hợp lý xuất bản trong tuyên truyền sẽ có tác dụng quan trọng trong việc tạo ra sức đề kháng “miễn dịch” cho quần chúng trước những luận điệu thù địch
Thực tiễn mặt trận văn hoá tư tưởng thời gian qua đã cho thấy vai trò
này của xuất bản Những lập luận phân tích về âm mưu, phương thức, thủ
đoạn hoạt động “DBHB” của địch đề cập đến trong nhiều cuốn sách được xuất bản trong thời gian qua đã góp phần không nhỏ làm thất bại hoạt động
thù địch của đối phương, bảo vệ vững chắc trận địa tư tưởng XHƠN, ôn định
chính trị, xã hội dé phát triển đất nước
“DBHB” đang tạo ra nguy co thâm thấu, gặm nhắm các giá trị xã hội XHCN và bản sắc văn hóa dân tộc, làm cho người ta quên đi các nghĩa vụ,
Trang 3128
quén di gốc gác của mình “DBHB' đang tìm cách tạo ra các mâu thuẫn xã hội, hậu thuần chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa ly khai, kiên tri tấn công “gột rửa” tư tưởng cán bộ, đảng viên và quần chúng lao động nhằm dẫn đến sự nhạt phai lý tưởng, khủng hoảng tư tưởng, mất phương hướng Chúng đã đạt được một số mục đích như tạo ra một số phần tử phản động mới nhờ sự kích
động tâm lý cực đoan, bất mãn hoặc sự ấu trĩ về chính trị của một số người
trước đây it nhiều có vai trò trong xã hội; khuyến khích chủ nghĩa ly khai dân
toc gay rối an ninh ở một số khu vực trọng điểm về an ninh; kích động thái độ
chỗng chính quyền của một số chức sắc tôn giáo; có súy hoạt động khủng bố của các tổ chức phản động cũ ở nước ngoài nhăm gây áp lực với Đảng và Nhà nước ta |2]
Đề nhận diện một cách rõ nét “tự diễn biến” trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng, cần xác định đúng bản chất, mục tiêu chiến lược “DBHB” của các thế
lực thù địch “Tự diễn biến” là sản phẩm và là biểu hiện cụ thé của “DBHB”,
do sức ép và áp lực từ “DBHB” tạo nên Như vậy, “DBHB” là hoạt động tấn công từ phía kẻ thù, còn “tự diễn biến” là nói về quá trình diễn ra trong chính
nội bộ ta [10]
1.2.3 “Diễn biến hòa bình” trong hoạt động xuất bản ở nước ta
Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định đối với mỗi Đảng cách mạng, việc lập ra tờ báo là dấu mốc quan trọng đầu tiên, “không những là người tuyên truyền tập thể và cô động tập thể mà còn là người tổ chức tập thể” [28] đường lỗi của Đảng và tập hợp lực lượng cách mạng “Các NXB và các kho sách, các hiệu sách và
các phòng đọc sách, các thư viện và các nơi bán sách báo, tất cả những cái đó đều
phải thành của Đảng, chịu trách nhiệm trước Đảng” [29]
Báo chí, xuất bản là lĩnh vực đặc biệt quan trọng trong hoạt động tư tưởng,
hiện nay đang chịu tác động mạnh mẽ của quá trình hội nhập sâu rộng, trực tiếp
Trang 3229
-_ số, xuất bản nước ta đã xuất hiện những Blog, như là báo cá nhân, NXB trên
mạng không do Nhà nước quản lý, các tài liệu sách báo có nội dung phản động Các lực lượng thù địch trong, ngoài nước luôn coi báo chí, xuất bản là những trận địa đột phá, tân công quyết liệt bang “DBHB” Các khuynh hướng tư tưởng xa lạ xâm nhập vào đất nước ta ngày càng tỉnh vi, tác động trực tiếp vào tư tưởng, tâm lý, tình cảm, lối sống của con người Việt Nam Đấu tranh tư tưởng diễn ra hàng ngày rat gay gat.[31]
Trong toàn bộ hệ thống kế hoạch “DBHB” thì các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là xuất bản giữ vị trí quan trọng trong cuộc chiến chống phá ta về tư tưởng Do đó, xuất bản nước ta có vai trò rất quan trọng chống âm mưu
“DBHB” của các thế lực thù địch
1.2.3.1 Thực trạng của “Diễn biến hòa bình” trong hoạt động xuất bản ở nước ta
Trong chiến lược “DBHB”, CNĐQ và các thế lực thù địch luôn triệt để
lợi dụng hoạt động xuất bản để chống lại CNXH và phong trào cách mạng trên thế giới Hoạt động này tỏ ra nguy hiểm không chỉ trên lý thuyết Các thế
lực thù địch điên cuồng thực hiện “DBHB” đối với Việt Nam Đặc biệt, từ khi
Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước, các thé lực thù
địch càng tăng cường các hoạt động chống phá trên nhiều lĩnh vực trong đó
có lĩnh vực xuất bản Mũi nhọn thâm độc của chúng là tiến công vào chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, vào chế độ XHCN và sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chia rẽ nội bộ Đảng và chia rế Đảng với
nhân dân bằng những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt
Theo số liệu thống kê của cơ quan chức năng, hiện nay các thế lực thù địch tăng cường liên kết giữa các tổ chức phản động người Việt lưu vong ở nước ngoài để chống phá Việt Nam Chúng lập ra và đồng thời sử dụng của
Trang 3330
hình, xuất bản hơn 390 tờ báo và tạp chí phản động Chúng hết sức tận dụng tối đa mạng internet, báo điện tử, các website để truyền tải hàng nghìn tài
liệu chiến tranh tâm lý phát tán vào nước ta Nội dung các tài liệu tuyên
truyền phản động tập trung xuyên tạc đường lối, quan điểm, lý luận đổi mới của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước ta; kích động gây mâu thuẫn
nội bộ, tạo sự mơ hô, hoang mang, dao động trong các tang lớp nhân dân,
nhất là đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị, các giới trí
thức, thanh niên, sinh viên, học sinh và đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm
mục đích thúc đây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và thực thi âm mưu “xâm lăng văn hóa”, từ đó hòng đây nhanh sự sụp đỗ chế độ xã hội chủ nghĩa và xóa bỏ bản sắc văn hóa Việt Nam[36]
Cùng với việc phát tán các tài liệu, ấn phẩm phản động từ nước ngoài
gửi về, chúng kích động một sé người ở trong nước viết sách, báo, tài liệu và
lợi dụng một số diễn đàn để tuyên truyền cho các quan điểm sai trái về “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền” tư sản
Các tổ chức, cá nhân nước ngoài lợi dụng hoạt động liên doanh, liên kết với các NXB, cơ sở in, phát hành của nhà nước và tư nhân nhằm thâm nhập,
tác động, chuyển hóa hoạt động xuất bản của Việt Nam Nhiều NXB, tổ chức
phát hành của nước ngoài tăng cường xúc tiến việc đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam để quảng bá, giao dịch, mua bán bản quyền và các giao dịch khác; hỗ trợ tiền bản quyền cho một số NXB, cơ quan phát hành để xuất bản, phát
hành nhiều đầu sách ở Việt Nam; Ví dụ: hỗ trợ công nghệ để thực hiện bộ
truyện tranh về lịch sử VN giai đoạn từ thơì Văn Lang đến ngày 2/9/1945 (dự
kiến sẽ kéo dài trong 8 năm với kinh phí khoảng Š5 triệu USD); tài trợ cho một
số NXB xuất bản sách tuyên truyền về chế độ chính trị ở Mỹ (NXB Thanh
Trang 34a
31
cử ở Mỹ”, ); dự kiến tài trợ cho một số NXB xuất bản cuốn “Xã hội dân sự - một số vấn đề chọn lọc” có nội dung nhạy cảm
Tiếp sau trào lưu viết nhật ký cá nhân trên mạng Internet (blog), hiện
nay một sỐ nghệ sỹ trong nước đã tự lập ra các “NXB” trên mạng để xác nhận
“quyền tự do xuất bản và thưởng thức mọi tác phẩm của nghệ sỹ”, nhằm “không để ai kiểm duyệt, cắt xén, phê bình, can thiệp vào các tác phẩm” Điển hình như: “NXB Giấy vụn”; “NXB Cửa” Một số tác phẩm có nội dung nhạy cảm, phức tạp không được xuất bản trong nước, đã được các “NXB” trên đưa lên mạng: ?rường chay thịt chó, 2005; Khi kẻ thù ta buôn ngủ/When our enemy falls asleep — thơ song ngữ Anh Việt, 2010; 5 cuốn của Bùi Chát: Xáo chộn chong ngày, 2003; Cái lôn bỏ đi & những bài thơ chửi rúa [bới, lon], 2004; Thang tu gay sung, 2005; Xin lỗi chịu hồng nồi, 20017; và Bài thơ
một vân/One-rhyme poems — thơ song ngữ Anh Việt, 2009 Ở Việt Nam hiện
nay có không ít NXB ngoài luồng Được biết nhiều nhất là các NXB: Cửa của họa sĩ Trịnh Cung và nhà văn Nguyễn Viện, Lề Bên Trái của nhà văn Đào
Hiểu, Tùy Tiện cua nha tho Bim, Minh Chau cua nha tho Doan Minh Chau,
Da Vàng của nhà thơ Huỳnh Lê Nhật Tân, Một Mình của nhà văn Cung Tích
Biền, Mũi Tên của nhà thơ Liêu Thái, v.v Việc nhà thơ Bùi Chát, người sáng lập và điều hành NXB Giấy Vụn tại Sài Gòn, được Hiệp hội các NXB
Quốc tế (The International Publishers Association, viết tắt là IPA) chọn để
trao giải Tự Do Xuất bản năm 2011 cho thấy các thế lực thù địch lợi dụng triệt để việc đòi thành lập các NXEB tư nhân
Bên cạnh đó, một số trang thông tin điện tử được cấp phép trong nước
Trang 35
32
“Thang ba gay sung” cia Cao Kuan Huy (Viét kiều Mỹ), nội dung tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước ta
Nhiều ấn phẩm có nội dung phức tạp, nhạy cảm, dung tục, vẫn được
xuất bản, thể hiện ý thức chính trị non nớt của giám đốc, tổng biên tập các
NXB, như: cuốn “Lịch sử những bài học kinh nghiệm”, “Nguyễn Huệ đại phá
quân Thanh vào mùa xuân Kỷ Dậu 1789”, “ngày 16/01 là ngày bầu cử Quốc Hội đầu tiên ở nước ta” [26]
— Nhiềuấn phẩm xuất bản hợp pháp và bản thảo (đang tìm cách xuất bản) có nội dung phức tạp về chính trị (xuyên tạc lịch sử, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phủ nhận thành quả trong các cuộc chiến tranh
giành độc lập cho dân tộc trước đây và xây dựng CNXH hiện nay, phản ánh sai lệch nội bộ Đảng, thần thánh hóa các vị thánh tử vì đạo; dung tục về giới tính, lối sống, phản khoa học, như các cuốn: “Nổi loạn”, “Mười khuôn mặt văn nghệ”, “Kinh An nan hỏi Phật sự Phật cát hung”, “Chuyến xe ma quái”,
“Phê bình văn học của tôi”, “Làng Cảnh Dương đi qua di san van hoa Han
Nôm”, “Truyện kế năm 2000”, “Giọt đau”, “Thời cơ vàng của chúng ta”,
“Đêm trước đổi mới”, “Tranh luận để đồng thuận”, “Làm người là khó”,
“Đòng đời”, “Cha thánh Tùy diễn ca”, “Rực sáng một vì sao”, tập truyện tranh “SHIN - cậu bé bút chì”, “Trái tim mùa thu”, “Ban tinh ca mua
đông”, [27] Một số sách với mức độ vi phạm khác nhau trong thời gian gần đây như: “Suy tưởng” của NXB Hội nhà văn, “lIranh luận và đồng thuận”,
“Việt Nam, thay đôi và hạnh phúc” của NXB Tri thức; “Bằng sức mạnh tư duy” của NXB Thanh Hóa [7, tr 595, 596]
Nhiều bản thảo có nội dung nhạy cảm vẫn được một số NXB đăng ký, như: “Viên tổng thống cuối cùng”; “Cuộc đời và sự nghiệp của Giáo hoàng
Benedict XVI”, Một số sách đề cập đến các sự kiện, nhân vật nhạy cảm
Trang 36BS
33
phẩm, cải tạo tư bản tư doanh, giúp Campuchia thoát nạn diệt chủng, chiến
tranh biên giới phía Bắc, các vấn đề chủ quyền, đất liền, hải đảo Ví dụ như:
“Cọng rơm dưới đáy ao” của Võ Văn Trực, “Thời của thánh thần” của Hoàng Minh Tường, “Rồng Đá hay mũi uốn ván” của Vũ Ngọc Tiến, [7, tr 597]
Đặc biệt gần đây, thân nhân của một số nhà văn, nhà thơ có ý định xuất bản di
cảo của các nhà văn, nhà thơ này Nhưng nội dung đều có nhiều vấn đề chưa
đúng với thời cuộc, nếu công bố thời điểm hiện nay dễ bị các thế lực thù địch
lợi dụng tuyên truyền chống Việt Nam
Tình trạng nhiều NXB xuất bản tạp chí dưới dạng sách chuyên đề xảy ra không giảm, một số cuốn có nội dung phức tạp, tuyên truyền bạo lực, đâm
ô trụy lạc, thông tin sai sự thật, xâm phạm đời tư cá nhân vi phạm Luật
Xuất bản, Luật Báo chí, Pháp lệnh Quảng cáo Điển hình như: “Sức sống
mới”, “Đàn ông”, “Sức khỏe phụ nữ”, “Đẹp và sức khỏe”, và các cuốn sách
phóng sự điều tra: “Bố già & PMU18”, “Những đôi chân đài & con bạc triệu
đô”, “Buôn chuyện”, “Chân dài & bóng đêm 2”, “Tôi đo bán tôi”.v.v có nội dung phản ánh khá đậm đời tư các đối tượng chính trong vụ án PMUI8, bị
thân nhân các đối tượng phản ứng gay gắt và gửi đơn khiếu nại đến các cơ
quan có liên quan kiến nghị giải quyết [27|
Tư nhân tiếp tục thao túng hoạt động xuất bản Các NXB trong nước đang đứng trước những thách thức rất lớn về khả năng tồn tại để phát triển một cách bình thường Trong cơ cấu sách hiện nay đang tồn tại một thực tế bất hợp lý: trong tổng số 250 triệu bản sách được xuất bản năm 2007, gan 80% là sách giáo dục, trong tổng số trên 20% số bản sách còn lại, gần 80%
là do tư nhân đầu tư xuất bản (sách liên doanh, liên kết) Trong khi đó, công
tác quả lý nhà nước về xuất bản, in, phát hành của các cơ quan chức năng tiếp tục bộc lộ những yếu kém, bất cập; hành lang pháp lý vừa thiếu vừa sơ
hở, không đủ cơ sở xử lý đối với các hành vi vi phạm; Luật Xuất bản 2004
Trang 37
[
34
mới được sửa đổi, bố sung nay đã bộc lộ những hạn chế, không phù hợp, cần
sửa đổi, bỗ sung.[26]
Về in ấn và phát hành: Tình hình in lậu, in nối bản các loại sách, văn
hóa phẩm và các loại tài liệu khác (kế cả loại có nội dung chính trị phức tạp,
tuyên truyền mê tín đị đoan, đổi trụy) chiều hướng diễn biến phức tạp gây
bức xúc và thách thức dư luận, như: “Cô giáo Thảo”, “Chú Kim”, “Bảy đêm khoái lạc”; nhiều tạp chí, sách có giá trị kinh tế cao, được biên tập, dịch thuật công phu bị in lậu, phát hành lậu, như: “Mãi mãi tuổi hai mươi”,
“Nhật ký Đặng Thùy Trâm”, “Bí quyết thành công 100 thương hiệu hàng
đầu trên thế giới” [26]
Theo đánh giá của Ban Bí thư trong Chỉ thị “Tăng cường đấu tranh
chong âm mưu, hoạt động “Diễn biến hoà bình ” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá ” thì: Các thế lực thù địch thâm nhập, lợi dụng một SỐ CƠ quan báo chí, xuất bản và một số nhà báo bằng thủ đoạn nham hiểm,
như: chú trọng đào tạo, lôi kéo, “chuyển hoá tư tưởng ” một số phóng viên Thông qua “hợp tac, giup do” về đào tạo và tiếp cận những nhà báo trẻ có tư tưởng tự do, phóng khoáng, dễ giao lưu; từ đó lôi kéo họ làm báo theo kiểu “ do” của phương Tây Thời gian qua, có một số lãnh đạo và báo chí, phóng viên đã bộc lộ tư tưởng báo chí đối lập với Đảng, quá nhấn mạnh vai trò “phản biện” và lạm dụng “quyển lực xã hội” đễ đưa các bài viết công
kích sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Các thể lực thù địch ra sức thúc đây
thành lập báo tư nhân, NXB tư nhân làm cơ quan ngôn luận cho “c lượng
dan chủ”; triệt để lợi dụng công nghệ thông tin, mạng Internet, Blog để “công bố” rộng rãi các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung xấu, phản động; truyền bá thông tin, quan điểm sai trái, thù địch và khuyến khích nhiều người lên mạng để “rao đổi”, “thu nhận” thông tin; dùng thông tin trên mạng làm
Trang 38
TT
35
“nóng” các vấn đề của đất nước; đôi trắng thay đen, tạo bức xúc, nghi ngờ,
bất bình trong công chúng, kích động gây rỗi, bạo loạn lật dé [4]
Điều này cho thấy việc quản lý hoạt động in ấn và phát hành còn nhiều bất cập Các thế lực thù địch rất dễ lợi dụng sự sơ hở này dé tra tron, phat tan
các tài liệu phản động nhằm thực hiện âm mưu “DBHB”
Thấy được các âm mưu, thủ đoạn thâm độc đó, Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng vai trò, nhiệm vụ của các hoạt động báo chí, xuất bản, văn
học - nghệ thuật trong việc tuyên truyền, đâu tranh chống các luận điệu thù
địch, góp phần củng cố sự ôn định chính trị của đất nước, thực hiện thăng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
1.2.3.2 Công tác đấu tranh chống âm mưu Diễn biến hòa bình” trong hoạt động xuất bản ở nước ta
Nhận thức rõ được những âm mưu thủ đoạn của kẻ thù, Trung ương
Dang thường xuyên theo dõi chỉ đạo cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng, đường lối, cương lĩnh của Đảng trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá, đặc biệt trong hoạt động xuất bản, trong Luật Xuất bản
Các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo để vận dụng vào công tác quản lý
nhà nước về an ninh trên lĩnh vực xuất bản được đề cập đến trong các chỉ
thị, nghị quyết của Đảng về lĩnh vực xuất bản, về vấn đề văn hoá, như: Chỉ
thi 63- CTTW ngay 25/7/1990 " Về tăng cường sự lãnh đạo của Dang đối
với công tác báo chi xuất bản", Chỉ thị 08/CT_TW ngày 31/3/1992 về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công
tác báo chí, xuất bản, Chỉ thị 22/CT_TW ngày 27/10/1937 về tiếp tục đổi
mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí xuất bản của Bộ
Trang 3936
nên văn hod Việt Nam tiên tiễn, đậm đà bản sắc dân tộc ”, Chỉ thị 42 CT/EPW
và Thông báo 122 TB/TW về Nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản cũng đã chỉ rõ
Sau Đại hội Đảng IX, Trung ương đã ra Chỉ thị 05 ngày 4/1/2002 về “tăng cường đầu tranh chống lại luận điệu sai trải và các hoạt động tán phát
tài liệu chống Việt Nam ` Tiếp đó, Hội nghị Trung ương Š khoá IX đã đề ra
“nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng lý luận trong tình hình mới” Gần đây, Trung ương đã đề ra thông báo kết luận 94 về “nhiệm vụ tăng cường cuộc đấu tranh chống âm mưu “DBHB” trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá” và Nghị quyết Trung ương 8 khoá IX về “chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình
hình mới ” Nghị quyết số 08, ngày 17/2/1998 của Bộ Chính trị ( khoá VII) về
“Chiến lược an ninh quốc gia”; Nghị quyết Trung ương 8 ( khoá IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới ”; Thông báo Kết luận số 94-CT/TW Ban Bí thư ngày 30/12/2002 về “nhiệm vụ tăng cường cuộc đấu tranh chống
âm mưu “Diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá”; Chỉ thị số 05-
CT/TW của Bộ Chính trị ngày 14/10/2006 về tăng cường lãnh đạo công tác bảo đảm an ninh quốc gia trong tình hình mới, ngày 24/4/2009, Ban Bí Thư đã ban hành Chỉ thị “Tăng cường đấu tranh chống âm mưu, hoạt động “Diễn biển hoà
bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hố”
_ Thơng qua việc tổ chức học tập, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, nhận thức của số đông cán bộ, đảng viên và nhân dân về âm mưu
“DBHB” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá đã được
nâng lên; trách nhiệm lãnh đạo của các cấp uỷ đảng và chính quyền trên lĩnh vực bảo vệ an ninh tư tưởng đã chuyển biến tích cực Các ngành chức năng có sự phối hợp theo dõi, nắm chắc hơn các hoạt động phá hoại của địch, bước
đâu đạt được tiên bộ và hiệu quả cao hơn trong việc vạch trân âm mưu, thủ
Trang 40
‘a _—
37
_ đoạn chống phá ta về dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc; phản bác các
quan điểm sai trái, góp phần định hướng và thống nhất tư tưởng [13]
Chúng ta đã chủ động xử lý có hiệu quả hơn các hoạt động phạm pháp
của bọn cơ hội chính trị, bọn đột lốt tôn giáo vi phạm pháp luật Tổ chức cho
quần chúng ở cơ sở đấu tranh, cô lập và phân hoá kẻ xấu, góp phần ỗn định tình hình chính trị Đồng thời, tăng cường thông tin đối ngoại và tổ chức có
hiệu quả hơn cuộc đấu tranh trên mặt trận đối ngoại, tạo dư luận ủng hộ Việt Nam, bước đầu làm thất bại âm mưu nói xấu, xuyên tạc, đưa nước ta vào danh
sách các nước vi phạm nhân quyền
Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển khách quan của sự nghiệp đổi mới,
trước những mưu đồ đen tối và cực kỳ nham hiểm, thâm độc của các thế lực
thù địch, cuộc đâu tranh chông “tự diễn biến”, cân tập trung làm tôt một sô nội dung cụ thể sau đây:
Thứ nhất, huy động sức mạnh trí tuệ của cả dân tộc và của thời đại
vào việc tổng kết thực tiễn hơn 25 năm đổi mới, Chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 đi vào thực hiện, bổ sung và phát triển Cương lĩnh năm 1991 Đường lối đổi mới đích thực khoa học, phản ánh đúng con đường phát triển của cách mạng Việt Nam, phù hợp với quy luật
phát triển của thời đại sẽ là một trong những nhân tố quyết định thăng lợi
của sự nghiệp đổi mới Để làm được điều này, trước hết các cấp ủy dang
phải thật sự cầu thị, lắng nghe, tổ chức trao đổi thảo luận thăng thắn và có
trách nhiệm ở trong Đảng và trong các tô chức quân chúng, lây ý kiên của họ bỗ sung vào văn kiện Đại hội Đảng các câp và Báo cáo chính trị của Đại
hội XI Thông qua trao đôi thảo luận sâu rộng và dân chủ, nâng cao một
bước nhận thức của cán bộ, đảng viên và quân chúng nhân dân vê Dang va
đường lối của Đảng Đường lối đúng sẽ là nhân tố quy tụ, tập hợp sức mạnh