1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Những luật lệ điều chỉnh hoạt động xuất bản ở nước ta hiện nay và vấn đề tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động xuất bản

35 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài Trong nhiều năm qua, ngành xuất bản đã có những đóng góp to lớn trong sự phát triển chung của xã hội Tuy nhiên, vẫn xuất hiện những hiện tượng tiêu cực trong xuất bản như vấ[.]

MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài Trong nhiều năm qua, ngành xuất bản đã có những đóng góp to lớn trong sự phát triển chung của xã hội Tuy nhiên, vẫn xuất hiện những hiện tượng tiêu cực trong xuất bản như: vấn nạn in lậu sách, vi phạm bản quyền, bầy bán các sách có nội dung xấu, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam Những hiện tượng này sẽ ngày càng gia tăng nếu không có một bộ luật quản lý hoạt động xuất bản thích hợp Nhận thức được điều đó, Đảng và Nhà nước ta hàng năm luôn chú trọng đến việc ban hành, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện những bộ luật qui định, điều chỉnh hoạt động xuất bản Phải kể đến là Luật Xuất bản năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất bản năm 2008; Nghị định 111/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản; Nghị định 11/2009/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 111/2005/NĐ-CP và Luật Quyền tác giả (trích trong bộ Luật dân sự) Những bộ luật trên từ khi ra đời đã có một vai trò nhất định trong việc điều chỉnh, quản lý hoạt động xuất bản đi theo đúng quỹ đạo Qua 6 năm thi hành, Luật Xuất bản và các văn bản quy định chi tiết thi hành đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất bản phát triển nhanh, mạnh cả về số lượng và chất lượng, phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị của đất nước và góp phần cải thiện, nâng cao nhu cầu đọc của nhân dân Tuy nhiên, trong quá trình thực thi, bên cạnh những mặt ưu điểm, tích cực là chủ yếu, cũng nảy sinh nhiều vấn đề mới trong thực tiễn Một số quy định trong Luật Xuất bản và các văn bản dưới luật còn thiếu cụ thể, thiếu đồng bộ với một số luật có liên quan, một số quy định không còn phù hợp với thực tiễn hoạt động xuất bản, gây ra những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý nhà 1 nước cũng như việc chấp hành, thực thi pháp luật Dù còn nhiều bất cập nhưng xét cho cùng, những văn bản pháp luật về xuất bản cũng có đóng góp tích cực thúc đẩy hoạt động xuất bản phát triển và để những văn bản pháp luật đó có tính hệ thống, ăn khớp với những văn bản pháp luật khác và gần gũi hơn với nhân dân thì đòi hỏi phải tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động xuất bản Đó là lý do chính thúc đẩy em thực hiện đề tài “Những luật lệ điều chỉnh hoạt động xuất bản ở nước ta hiện nay và vấn đề tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động xuất bản” 2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Với đề tài này, chúng tôi hướng tới mục tiêu nghiên cứu sau: Đánh giá tác động của những văn bản này đối với hoạt động xuất bản ở nước ta và đưa ra giải pháp nhằm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động xuất bản 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện tốt đề tài này, chúng tôi xác định rõ nhiệm vụ nghiên cứu đề tài bao gồm những nội dung sau: - Tìm hiểu về hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động xuất bản ở nước ta hiện nay - Đánh giá tác động của những văn bản này đối với hoạt động xuất bản ở nước ta - Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động xuất bản 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Với đề tài “Những luật lệ điều chỉnh hoạt động xuất bản ở nước ta hiện nay và vấn đề tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động xuất bản” thì đối tượng nghiên cứu chính sẽ là những văn bản quy phạm pháp luật điều 2 chỉnh lĩnh vực xuất bản ở nước ta trong giai đoạn hiện tại, ví dụ như: Luật Xuất bản năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất bản năm 2008; Nghị định 111/2005/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản; Nghị định 11/2009/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 111/2005/NĐ-CP và Luật Quyền tác giả (trích trong bộ luật hình sự) 4 Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thiện đề tài này, tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu về những văn bản pháp luật của nhà nước ta được ban hành nhằm tạo hành lang pháp lý cho hoạt động xuất bản Bên cạnh đó tôi có tìm kiếm thêm tài liệu trong các sách, báo, tạp chí liên quan đến xuất bản và mạng internet Dựa trên những tài liệu đã thu thập được, tôi phân tích từ những luận điểm lớn đến những luận điểm nhỏ hơn Đối với những luận điểm nhỏ, tôi sử dụng triệt để phương pháp diễn dịch, tức là nêu luận điểm, phân tích và lấy ví dụ chứng minh cho luận điểm vừa nêu Phương pháp này tạo một mạch ý xuyên suốt trong cả đề tài, khiến người đọc dễ dàng theo dõi 5 Kết cấu tiểu luận Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung đề tài gồm ba phần chính: - Thứ nhất: Đôi nét về hoạt động xuất bản - Thứ hai: Những luật lệ điều chỉnh hoạt động xuất bản - Thứ ba: Vấn đề tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động xuất bản 3 NỘI DUNG 1 Đôi nét về hoạt động xuất bản 1.1 Khái niệm xuất bản Xuất hiện với tư cách là một ngành khoa học mới ở Việt Nam từ những năm 80 của thế kỷ XX, cho đến nay xuất bản đã có nhiều đóng góp tích cực trong sự phát triển chung của xã hội Đây là một môn khoa học ứng dụng nhiều thành tựu của các môn khoa học cơ sở khác để xây dựng hệ thống tri thức lý luận và kỹ năng nghiệp vụ Xuất bản là sự khái quát hóa một quá trình hoạt động vừa là hoạt động sáng tạo tinh thần, vừa là hoạt động sáng tạo vật chất Nội hàm xuất bản do ba yếu tố tạo thành: Thứ nhất, xuất bản là hoạt động gia công biên tập đối với các tác phẩm, làm cho nó phù hợp với nhu cầu của độc giả Thứ hai, xuất bản là hoạt động nhân bản hàng loạt tác phẩm đã được gia công, làm cho nó có một hình thức vật chất xác định để cung cấp cho độc giả sử dụng Thứ ba, xuất bản là hoạt động truyền bá rộng rãi các sản phẩm xuất bản đã hoàn thành sau quá trình sản xuất, nhân bản Tóm lại, xuất bản là một tổ hợp hoạt động văn hóa vật chất và tinh thần, là một quá trình nối tiếp, đồng bộ hoàn chỉnh, gồm ba khâu: biên tập, in và phát hành các xuất bản phẩm trong xã hội Xuất bản là công việc đứng trung gian giữa tác giả với độc giả Nó thực hiện một chức năng gồm ba mặt là: Chức năng văn hóa để tuyển chọn, hoàn thiện tác phẩm văn hóa và phát hiện tài năng sáng tạo văn hóa tinh thần; chức năng mỹ thật và kỹ thuật để thiết kế, đồ họa bản in, vật chất hóa các tác phẩm tinh thần thành các xuất bản phẩm; chức năng thương mại để lưu hành, tiêu thụ xuất bản phẩm cho những người có nhu cầu 4 1.2 Đặc trưng của hoạt động xuất bản Đặc trưng chủ yếu của hoạt động xuất bản được khái quát ở ba nội dung chính là: - Tính sự nghiệp thống nhất với tính dịch vụ - Sản xuất hàng hóa thống nhất với sản xuất phi hàng hóa - Thực hiện giá trị thống nhất với truyền bá văn hóa 1.3 Vai trò của xuất bản trong sự phát triển của đất nước 1.3.1 Đối với đời sống chính trị Ngay từ thời kỳ chiến tranh, khi đất nước ta còn nằm trong tay giặc, công tác xuất bản đã phát huy được vai trò tích cực trong việc đấu tranh để giành quyền lực chính trị, cũng như trong việc củng cố, gìn giữ chính quyền, thực thi sự lãnh đạo chính trị đối với toàn xã hội Và từ khi giành được chính quyền cho đến nay, xuất bản trở thành một phương tiện, thiết chế để thực hiện sự thống trị trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa, duy trì và bảo vệ các chế độ chính trị, thể hiện ở các khía cạnh sau: - Công tác xuất bản tạo ra không khí chính trị đồng thuận, tạo dư luận xã hội có lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước: Tuyên truyền đường lối, chính sách, tuyên truyền các quan điểm chính trị chính thống của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ; Tuyên truyền những mô hình thực hiện nhiệm vụ chính trị giỏi; Giải thích, cổ động, tạo dư luận xã hội thuận lợi cho các phong trào chính trị cụ thể - Công tác xuất bản là công cụ giáo dục ý thức chính trị tự giác của quần chúng cách mạng: Giáo dục hệ tư tưởng giai cấp để có định hướng chính trị đúng đắn về thế giới quan, nhân sinh quan; Cung cấp những thông tin về quan điểm mới, đường lối chính trị mới, tăng cường tri thức chính trị; Cung cấp tình hình chính trị để củng cố nhận thức, lập trường quan điểm chính trị đúng đắn; 5 Tuyên truyền vận động, cổ động trực tiếp làm thay đổi hành vi của người được truyền bá; Hướng dẫn vận dụng lý luận, kinh nghiệm hoạt động để nâng cao hiệu quả hoạt động chính trị - Công tác xuất bản là công cụ đấu tranh trực tiếp chống lại các tư tưởng chính trị phản động, thù địch ở trong và ngoài nước để bảo vệ hệ tư tưởng giai cấp, ngăn chặn âm mưu “diễn biến hòa bình”, sự xâm lược và đồng hóa văn hóa từ bên ngoài, tuyên truyền đường lối chính trị đối ngoại của nhà nước 1.3.2 Đối với đời sống kinh tế - Đối với lực lượng sản xuất, công tác xuất bản tác động đến sự phát triển của nguồn nhân lực và sự tiến bộ của khoa học - công nghệ, công cụ sản xuất hiện đại Đời sống kinh tế xã hội ngày nay đang đi vào xây dựng nền kinh tế tri thức Trong đó, khoa học ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, trí tuệ con người đang giữ vai trò quyết định và trở thành nguồn lực to lớn, nguồn lực vô tận của sự phát triển kinh tế Công tác xuất bản góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, tạo ra phẩm chất cao của người lao động, phát huy nhân tố con người để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển Xuất bản là công cụ truyền bá thông tin tri thức, thông tin công nghệ, làm cho các công cụ sản xuất hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến được chuyển giao rộng rãi làm cho lực lượng sản xuất thế giới phát triển nhanh chóng Qua đọc sách, người ta có thể chế tạo được công cụ sản xuất hiện đại, vận dụng được công nghệ mới vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng được nâng cao, nền kinh tế phát triển bền vững Công tác xuất bản còn cung cấp những số liệu, những yêu cầu mới đặt ra cho cải tiến kỹ thuật, cho nghiên cứu khoa học, thúc đẩy nghiên cứu khoa học và 6 cải tiến kỹ thuật, giúp tháo gỡ được những vấn đề bức xúc trong sản xuất, tránh được những tổn thất không đáng có trong sự phát triển kinh tế - Đối với quan hệ sản xuất, hoạt động xuất bản góp phần xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thông qua việc bảo vệ và thực hiện quan hệ sở hữu trí tuệ và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý kinh tế Xuất bản là công cụ quan trọng để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ - mà đây là quyền sở hữu cơ bản nhất trong nền kinh tế tri thức Xuất bản là nơi bảo vệ quyền tác giả, nơi thực hiện quyền tác giả khi thành tựu trí tuệ của họ được truyền bá Nhờ đó, nó phát huy được nguồn lực trí tuệ vào sản xuất, bảo vệ lợi ích của người sản xuất Xuất bản là công cụ thông tin đại chúng quan trọng, góp phần xây dựng, tạo nên sự thông suốt, hệ thống thông tin nhiều chiều giữa các chủ thể quản lý kinh tế và đối tượng quản lý, giữa các chủ thể kinh tế với nhau, góp phần to lớn vào việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý kinh tế, cả ở tầm vĩ mô là quản lý nhà nước về kinh tế, cả ở tầm vi mô là quản lý sản xuất, kinh doanh của các chủ thể kinh tế 1.3.3 Đối với đời sống văn hóa Bản thân xuất bản là một hoạt động văn hóa: lựa chọn, gia công, truyền bá các sản phẩm văn hóa Bởi vậy, xuất bản cũng có vai trò quan trọng trong công tác phát triển văn hóa của đất nước, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập hiện nay - Xuất bản được coi là “bà đỡ” của mỗi tác phẩm Xuất bản tạo điều kiện, môi trường cho hoạt động nghiên cứu, sáng tác phát triển Đồng thời, thông qua biên tập, công tác xuất bản còn trực tiếp góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng của các tác phẩm văn hóa được xuất bản Xuất bản trở thành công cụ giáo dục, góp phần thúc đẩy và nâng cao trình độ văn hóa của mọi thành viên trong xã hội 7 - Công tác xuất bản còn là công cụ truyền bá, phân phối, bảo tồn các giá trị văn hóa có hiệu quả cao Nó có thể đưa đến đông đảo quần chúng những tác phẩm có dung lượng tri thức lớn, những thông tin tri thức phức tạp, sâu sắc, có tác dụng tích lũy tri thức lâu dài, có hiệu quả cao nhất Nó cung cấp sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu dạy học cho giáo viên và học sinh, sinh viên trong các nhà trường, có đóng góp to lớn trong việc nâng cao dân trí cho toàn xã hội - Xuất bản là điều kiện để các hoạt động văn hóa như thư viện, lưu trữ, bảo tàng tồn tại và phát triển Trong xã hội hiện đại và cả xưa nay, không có xuất bản phẩm thì hoạt động thư viện không còn ý nghĩa tồn tại bởi trong xuất bản phẩm luôn chứa đựng lượng thông tin tri thức cần được lưu trữ, tích lũy Trình độ phát triển của sự nghiệp xuất bản, phát hành sẽ quyết định các bộ sưu tập hoành tráng ở các thư viện, bảo tàng, từ đó góp phần phát huy chức năng và tác dụng xã hội của những hoạt động văn hóa này - Hoạt động xuất bản cùng với sách còn có vị trí đáng kể trong việc tổ chức đời sống văn hóa cộng đồng Sách góp phần làm cho cuộc sống tinh thần xã hội thêm vui tươi, lành mạnh, giàu ý nghĩa Qua các cuộc thi sách, triển lãm sách, hội chợ sách, phong trào đọc sách, các diễn đàn bàn về văn hóa đọc, đời sống văn hóa xã hội được phong phú hơn, tốt đẹp hơn Sách và các hoạt động xuất bản, truyền bá sách đã trở thành các tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ phát triển văn hóa, văn minh của mỗi quốc gia, dân tộc 2 Những luật lệ điều chỉnh hoạt động xuất bản ở nước ta hiện nay 2.1 Tại sao phải quản lý hoạt động xuất bản? Trên thực tế, mọi hoạt động trong đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội đều cần một bộ luật qui định rõ ràng mục đích, cách thức hoạt động và phạm vi quyền hạn của các chủ thể tham gia, nhằm mục đích quản lý hoạt động đó dễ dàng hơn, tránh những sai phạm không đáng có cũng như những vụ tranh chấp phải nhờ vào sự can thiệp của pháp luật Đặc biệt là đối với những hoạt động 8 văn hóa tinh thần như xuất bản thì càng cần phải có một bộ luật để quản lý chặt chẽ, bởi đây là một thị trường rất rộng lớn, khó nắm bắt và dễ gây tranh cãi Hơn nữa, xuất bản xét cho cùng là một hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm, mà đã là một hoạt động kinh doanh thì phải chịu tác động của cơ chế thị trường Với sự tham gia ngày càng đông đảo của những thành phần kinh doanh cả trong và ngoài nước, các doanh nghiệp xuất bản sẽ không tránh khỏi sự cạnh tranh quyết liệt Sự cạnh tranh này có thể dẫn đến những tín hiệu xấu, gây ra sự rối loạn thị trường và là nguyên nhân nảy sinh những xuất bản phẩm không theo định hướng Vì vậy, để hoạt động xuất bản diễn ra hiệu quả thì Nhà nước phải đưa ra những biện pháp cứng rắn trong việc kiểm soát và quản lý các thành phần kinh doanh xuất bản phẩm theo đúng luật 2.2 Những bộ luật điều chỉnh hoạt động xuất bản ở nước ta hiện nay Hoạt động xuất bản trong thời gian qua có mối quan hệ chặt chẽ với công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực xuất bản Trong năm 2007, cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản có sự biến động to lớn do sự sắp xếp lại các bộ theo Nghị quyết của Quốc hội, theo đó Chức năng quản lý nhà nước về báo chí và xuất bản được chuyển đổi từ Bộ Văn hóa - Thông tin trước đây sang Bộ Thông tin và Truyền thông Hiện nay, hoạt động xuất bản chịu sự chi phối trực tiếp từ Luật Xuất bản Sự ra đời của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất bản năm 2008 với những điểm hoàn thiện hơn so với Luật Xuất bản năm 2004 đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao công tác quản lý của nhà nước đối với hoạt động xuất bản Sau khi Luật Xuất bản được ban hành, Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chủ trì và phối hợp với các cơ quan chức năng soạn thảo để trình Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền một số văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn thi hành Luật (Nghị định số 111/2005/NĐ-CP, Nghị định 11/2009/NĐ-CP, Nghị định số 72/2011/NĐ-CP và nhiều văn bản 9 khác) để hướng dẫn thi hành Luật Xuất bản và điều chỉnh các lĩnh vực xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm cho phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn nhằm thực hiện tốt mục tiêu phát triển đi đôi với tăng cường quản lý Ngoài ra, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành các văn bản chỉ đạo và văn bản quy phạm pháp luật như: Chỉ thị 42/CT-TW ngày 25/8/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản; Thông báo kết luận số 122-TB/TW của Ban Bí thư về sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị 42/CT-TW; Thông báo số 289/TB-TW ngày 04/12/2009 thông báo kết luận của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng mô hình tổ chức của nhà xuất bản trước yêu cầu mới; Quyết định số 281-QĐ/TW ngày 26/01/2010 của Ban Bí thư quy định về việc chỉ đạo, định hướng tư tưởng đối với các vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm trong nọi dung xuất bản phẩm; Quyết định số 282-QĐ/TW ngày 26/01/2010 của Ban Bí thư quy định trách nhiệm, quyền hạn và việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật cán bộ lãnh đạo của nhà xuất bản Bên cạnh đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với các cơ quan có liên quan ban hành, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về đặt hàng xuất bản phẩm sử dụng ngân sách nhà nước, kinh phí trợ cước xuất bản phẩm ra nước ngoài, trợ giá cước vận chuyển sách báo cho miền núi, hải đảo; Phối hợp với Bộ Công an ban hành Thông tư liên tịch về phối hợp phòng, chống in lậu, đồng thời chỉ đạo các đơn vị chức năng trong Bộ phối hợp với Bộ Công an thành lập Đoàn liên ngành phòng, chống in lậu tại Trung ương và cấp tỉnh để tiến hành kiểm tra thường xuyên và đột xuất các cơ sở in và kinh doanh xuất bản phẩm để kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật Ngoài ra, hoạt động xuất bản ở nước ta hiện nay cũng phải tuân thủ những quy định có trong Luật Quyền tác giả Sau đây xin khái quát về những văn bản quy phạm pháp luật quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động xuất bản ở nước ta hiện nay 2.2.1 Luật Xuất bản 10 ... Với đề tài ? ?Những luật lệ điều chỉnh hoạt động xuất nước ta vấn đề tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa hoạt động xuất bản? ?? đối tượng nghiên cứu văn quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực xuất nước. .. hiểu hệ thống văn pháp luật điều chỉnh hoạt động xuất nước ta - Đánh giá tác động văn hoạt động xuất nước ta - Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa hoạt động xuất Đối tượng... văn pháp luật khác gần gũi với nhân dân đòi hỏi phải tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa hoạt động xuất Đó lý thúc đẩy em thực đề tài ? ?Những luật lệ điều chỉnh hoạt động xuất nước ta vấn đề tăng

Ngày đăng: 28/01/2023, 11:46

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w