Trong số đó, các nước có mức giảm GDP do sụt giảm ngành du lịch vì đại dịch COVID-19 cao nhất thế giới là Thổ Nhĩ Kỳ -9,1%, Ecuador -9%,Nam Phi -8,1%, Ireland -5,9%… Ảnh hưởng tới ngành
Trang 1Sinh viên thực hiện: Nhóm 11
Nguyễn Xuân Quân MSV: 7133106062
Trang 2CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ TOÀN CẦU
I DỊCH BỆNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA COVID 19 ĐẾN NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU
1 Giải thích vấn đề dịch bệnh
Theo WHO, bệnh dịch được giải thích là sự bùng phát của một căn bệnh trong một khu vực với tốc độ lây nhiễm không lường trước được COVID – 19 là một căn bệnh corona 2019, căn bệnh viêm đường hô hấp cấp tính ở người được gây ra bởi một chủng virus corona, phát hiện lần đầu tiên ở Vũ Hán, Trung Quốc, người nhiễm phải virus sẽ bị viêm đường hô hấp cấp, dẫn đến suy hô hấp, thậm chí tử vong Dịch bệnh này đã nhanh chóng lan rộng ra các nước và khu vực trên thế giới gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội và nền kinh tế toàn cầu.
2 Số liệu tình hình
Thế giới liên tiếp chứng kiến 4 làn sóng dịch bệnh COVID-19, tác động mạnh tới mọi mặt đời sống xã hội, cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên thế giới Tính đến 09/02/2023 toàn thế giới có hơn 755 triệu ca nhiễm và hơn 6,8 triệu TH tử vong Kể từ khi COVID-19 xuất hiện, Mỹ là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất Tính tới tháng 11/2021 đã có hơn 100 triệu người Mỹ (tương đương gần 1/3 dân số Mỹ) từng mắc COVID-19, hơn 1,1 triệu trường hợp tử vong Sau 3 năm đại dịch, châu Âu có hơn 240 triệu ca mắc, gần 2 triệu trường hợp tử vong Châu Á có trên 200 triệu ca mắc, trên 1,5 triệu ca tử vong Ở Việt Nam tính đến hết ngày 31 tháng 10 năm 2023 ghi nhận 11.624.114 trường hợp nhiễm COVID-19 và 43.206 trường hợp tử vong Tuy nhiên số ca nhiễm thực tế của một số tỉnh có thể cao gấp 4-5 lần số liệu Bộ
Y tế công bố.
3 Tác động của dịch bệnh (COVID 19) tới nền kinh tế
Dịch COVID-19 “gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với nền kinh tế và cả sự
ổn định của hệ thống tài chính” Hoạt động thương mại, đầu tư, du lịch, sản xuất, kinh doanh, trên thế giới bị đình trệ.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Khi đại dịch phát triển kéo dài và các vấn đề y tế ngày càng nghiêm trọng làm giảm mạnh nhu cầu, hoạt động du lịch và lữ hành đóng băng, các liên kết sản xuất và nguồn cung bị gián đoạn và nhiều việc làm bị mất khiến cho tăng trưởng sụt giảm GDP toàn cầu ước tính đạt khoảng 84,54 nghìn tỷ USD vào năm 2020 – nghĩa là tăng trưởng kinh tế giảm 4,5% dẫn đến sản lượng kinh tế bị mất gần 2,96 nghìn tỷ USD Năm 2021, tăng trưởng của kinh tế thế giới có phần gượng lại, nhưng vẫn ở mức thấp
Lạm phát: Dự báo lạm phát toàn cầu năm 2020 ở mức thấp (1,2 – 2%) do sức cầu còm yếu, giá dầu quốc tế giảm mạnh và đứng ở mức thấp nhất do sự hạn chế đi lại giảm thiểu sự lây lan của covid 19
Đầu tư và sản xuất: Khi đại dịch bùng nổ, các biện pháp giãn cách xã hội được thực hiện, nhiều hoạt động sản xuất tạm dừng lại Chuỗi cung ứng bị đứt đoạn ảnh hưởng đến các hoạt động đầu tư Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát
Trang 3triển dự báo FDI toàn cầu sẽ suy giảm khoảng 40% so với FDI năm 2019 và sẽ tiếp tục giảm từ 5-10% vào năm 2021
Khối lượng thương mại hàng hoá thế giới và tăng trưởng GDP thực tế từ năm
2014 đến 2020 Nguồn:World Trade Statistical Review 2021
Tác động đến ngành dịch vụ: Dịch bệnh bùng nổ, diễn biến phức tạp trong một khỏang thời gian khá dài, cần cách li xã hội để dịch bệnh bớt lây lan Điều này trực tiếp làm giảm nhu cầu đi lại du lịch và sử dụng các dịch vụ tiện ích khác của người dân GDP ngành dịch vụ giảm mạnh
Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) cho biết, năm 2021, đại dịch COVID-19 dựkiến sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu khoảng 2,4 nghìn tỷ USD do sự sụp đổcủa ngành du lịch quốc tế Trong số đó, các nước có mức giảm GDP do sụt giảm ngành
du lịch vì đại dịch COVID-19 cao nhất thế giới là Thổ Nhĩ Kỳ (-9,1%), Ecuador (-9%),Nam Phi (-8,1%), Ireland (-5,9%)…
Ảnh hưởng tới ngành hàng không: Để làm chậm sự lây lan của vi-rút, các quốc gia đã đặt ra những hạn chế đối với việc đi lại và nhiều người không thể mua vé các chuyến bay cho các kỳ nghỉ hoặc các chuyến công tác Sự sụt giảm nhu cầu tiêu dùng này là nguyên nhân khiến các hãng Hàng không mất doanh thu theo kế hoạch và do
đó họ phải cắt giảm chi phí bằng cách giảm số lượng chuyến bay khai thác Lao động: Nhu cầu mua sắm hàng hóa; sử dụng các dịch vụ tiêu dùng, nghỉ dưỡng và dịch vụ công thấp, sản phẩm làm ra không có thị trường để tiêu thụ, không
có nguồn nguyên vật liệu do bị cấm xuất khẩu, ảnh hưởng đến các mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng Để doanh nghiệp có thể tồn tại và duy trì, nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm lao động khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao Theo báo cáo tháng 4 của Hiệp hội Liên Hợp Quốc, trong quý II năm 2020 đã có hơn 195 triệu người lao động bị mất việc làm trên thế giới Nền kinh tế thế giới bị suy thoái toàn cầu với tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ đói cao nhất trong lịch sử từ trước đến nay Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, lao động bị ảnh hưởng nhiều nhất trong đại dịch lần này sẽ là công nhân, công dân tự làm chủ, người tị nạn và người di cư Báo cáo đưa ra ngày 18/11/2021 của ILO cho biết, Philippines, Việt Nam, Thái Lan, Brunei và Mông Cổ đã ghi nhận 1/3 số việc làm mất đi trong do dịch COVID-19 là thuộc ngành du lịch
Trang 4Hệ thống ngân hàng: Tình trạng phá sản gia tăng đối với doanh nghiệp và hộ gia đình, thu nhập cá nhân giảm có thể gây ra những tác động hoặc sức ép không mong muốn đối với hệ thống ngân hàng và tài chính Theo số liệu thống kê năm 2020:
Nợ công toàn cầu hiện ở mức cao nhất trong lịch sử Do hậu quả của những chương trình hỗ trợ tài chính mà các chính phủ đã bổ sung khoảng 11.000 tỷ USD nợ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết tại các nền kinh tế tiên tiến, nợ công được dự báo sẽ tăng gần 19% trong năm nay lên tương đương 130% GDP toàn cầu
4 Nguyên nhân và giải pháp
- Phối hợp giữa phòng dịch chống dịch với phục hồi phát triển nền kinh tế.
- Nghiêm túc thực hiện phòng chống dịch: thực hiện giãn cách, đeo khẩu trang, tiêm vaccine.
- Phối hợp, thực hiện các chính sách phục hồi nền kinh tế của nhà nước đề ra Chính phủ:
- Có chính sách chủ trương rõ ràng trong phòng chống dịch bệnh, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về phòng chống dịch bệnh.
- Ban các chính sách, các giải pháp nhằm giảm bớt khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua giai đoạn khó khăn do dịch bệnh gây ra, đồng thời khôi phục nền kinh tế sau đại dịch
- Tăng cường quản lý thị trường, chống đầu cơ, thao túng giá cả.
Có các giải pháp này nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phục hồi và phát triển kinh tế:
+ Khuyến khích đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ, ăng cường hội nhập kinh tế quốc tế
+ Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và phát triển
Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp trên sẽ giúp ngăn ngừa sự lây lan của dịch COVID-19, bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người dân, đồng thời khôi phục lại nền kinh tế trong nước và thế giới sau đại dịch
II KHỦNG HOẢNG KINH TẾ, TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 2008
1 Khái niệm khủng hoảng kinh tế, tài chính
Khủng hoảng tài chính chỉ là một phần của khủng hoảng kinh tế nhưng khủng hoảng tài chính lại gây ra thiệt hại lớn nhất vì các nước có tự do thương mại, nguồn vốn được di chuyển qua những nước khác nhau nên khủng hoảng tài chính là yếu tố lây lan còn khủng hoảng kinh tế nó không có yếu tố trực tiếp lây lan.
Khủng hoảng tài chính, nói một cách đơn giản, là sự mất khả năng thanh khoản của các tập đoàn tài chính, dẫn tới sụp đổ và phá sản dây chuyền trong hệ thống tài chính.
Dấu hiệu của khủng hoảng tài chính là: Các ngân hàng không hoàn trả được cả khoản tiền gửi của người gửi tiền; Các khách hàng vay vốn, gồm cả khách hàng được
Trang 5xeesp loại A cũng không thể hoàn trả đầy đủ các khoản vay cho ngân hàng; Chính phủ từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định
2 Số liệu về Khủng hoảng kinh tế tài chính
Một số cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính lớn có thể kể tới như: Khủng hoảng giá dầu OPEC 1973, Khủng hoảng châu Á 1997, Khủng hoảng kinh tế thế giới 2007- 2008…
3 Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính 20087-2009
GDP: GDP toàn cầu sụt giảm nghiêm trọng trong thời kì đại suy thoái kéo tốc
độ phát triển trung bình của toàn giai đoạn đi xuống Theo IMF, Cuộc khủng hoảng tài chính đã làm cho tăng trưởng toàn cầu từ 5,2% năm 2007 giảm xuống 3,2% năm
2008 (giảm 2%) và -1,3% năm 2009 (giảm 4.5%).
Thương mại: Thương mại quốc tế suy giảm mạnh do ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, mức suy giảm giá trị xuất khẩu là -11.02%, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng âm của GDP
Đồ thị 2 : Tăng trưởng xuất khẩu và GDP toàn thế giới( 1990-2010)
Nguồn: IMF Data Statistic
Đầu tư: Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) chỉ rõ: khủng hoảng tài chính thế giới khiến cho "làn sóng sáp nhập công ty" chững lại Điều này đã dẫn đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên thế giới năm 2008 suy giảm, đạt 1.600 tỉ USD, giảm 10% so với mức 1.833 tỉ USD năm 2007 Mỹ vẫn là nước thu hút được dòng vốn chảy vào đứng đầu thế giới, dòng vốn ròng chảy vào Mỹ duy trì ở mức dương qua nhiều năm liên tiếp, trong khi dòng vốn ròng vào các nước đang phát triển thường xuyên duy trì ở mức âm, và dòng vốn ròng chảy vào các nước EU biến động nhiều hơn, có năm dương và có năm âm.
Thất nghiệp Cuộc khủng hoảng gây ra sự mất việc làm và suy thoái kinh tế nghiêm trọng Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, và nhiều người mất nhà do phá sản Giai đoạn năm 2008 – 2009, nhiều công ty bị phá sản và có đến hơn 30 triệu người bị mất việc Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực các nước Liên Minh Châu Âu tăng cao kỷ lục, đạt mức 5,5% trong một năm trước đó đến 6.3% trong quý cuối cùng của năm 2008 Dự báo sẽ tiếp tục tăng tới đỉnh điểm 7,3% trong quý 2 năm 2010 Đây là mức tỷ lệ thất nghiệp tăng nhanh nhất kể từ đầu những năm 1990 (Theo thống kê OECD)
Trang 6Biểu đồ 6: Số người thất nghiệp (triệu người), điều chỉnh theo mùa
Nguồn: Eurostat (une_rt_m)
4 Nguyên nhân và giải pháp
4.1 Nguyên nhân
- Lĩnh vực ngân hàng bị phát sinh vấn đề
- Chính phủ gặp phải vấn đề thanh khoản kém mất cân đối tài chính quốc trạng mất khả năng thanh toán bắt nguồn từ các vụ phá sản kinh doanh thua lỗ và các vấn đề về chi tiêu của Chính phủ dẫn đến việc thâm hụt tiền tệ.
- Thâm hụt ngân sách chính phủ
4.2 Giải pháp
Giảm thâm hụt nhà nước:
- Cắt giảm nguồn đầu tư từ ngân sách và tín dụng nhà nước;
- Rà soát và cắt bỏ các hạng mục đầu tư kém hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước.
- Cắt giảm chi thường xuyên của bộ máy nhà nước các cấp.
- Để thu hẹp thâm hụt ngân sách thì song song với việc giảm chi tiêu, Chính phủ cũng cần cải thiện các nguồn thu ngân sách, tránh tình trạng ngân sách phụ thuộc quá nhiều (tới hơn 40%) vào các nguồn thu không bền vững
- Cải cách thuế, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân
- Chính phủ cần xây dựng cơ chế bảo hiểm tiền gửi cho người dân, tránh xảy ra việc rút tiền ồ ạt cần có chiến lược, giải pháp để hoàn thiện thể chế, tiếp tục nâng cao năng lực của cơ quan quản lý và các định chế tài chính, nhất là năng lực phân tích,
dự báo, kiểm soát rủi ro hệ thống).
- Các NHTM cần tuân thủ đúng và đầy đủ các bước trong quy trình cho vay, không ngừng đào tạo và nâng cao ý thức trách nhiệm, trình độ năng lực cũng như khả năng thẩm định, đánh giá của các nhân viên tín dụng Bảo đảm sự chặt chẽ và chính xác ngay từ khâu đầu tiên của quá trình cho vay và suốt quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng là phương pháp phòng chống rủi ro hiệu quả nhất.
Trang 7- Các NHTM cần sớm thiết lập hệ thống phân loại tín dụng trong quá trình hướng tới lượng hóa rủi ro tín dụng Điều này nhằm nâng cao khả năng quản trị rủi
ro tín dụng, tập trung xử lý có hiệu quả các khoản nợ xấu đồng thời với việc tập trung ngăn chặn và phòng ngừa các khoản nợ xấu phát sinh trong tương lai Việc xử
- Nằm ở rìa đông bán đảo Đông Dương; gần trung tâm Đông Nam Á Nước ta trở thành một đầu mối giao thông quan trọng từ Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương và châu Úc-Đại Dương Vùng biển chủ quyền nước ta rộng lớn giàu tiềm năng Vị trí này cho phép Việt Nam có thể dễ dàng phát triển các mối quan hệ kinh tế - thương mại; văn hoá, KH - KT với các nước trong khu vực và TG.
- Việt Nam là nơi xuất hiện loài người sớm cùng với nền văn minh đi theo nó;
Có mối quan hệ lâu đời với các quốc gia có nền văn minh sớm như Trung Quốc, Ấn
Độ, Inđônêxia Mặt khác, Việt Nam còn nằm ở ngã ba của các tuyến đường bộ, đường hàng không và đường hàng hải quốc tế Vì vậy, Việt Nam cũng sớm có mối quan hệ với các nước phương Tây.
Tài nguyên thiên nhiên: Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú
và đa dạng, trong đó có nhiều loại có giá trị kinh tế lớn (than, sắt, đầu mỏ, bôxit, aptit ).
Tài nguyên nhân văn: Tài nguyên này rất phong phú (bao gồm con người cùng với hệ thống giá trị do con người tạo ra trong quá trình phát triển lịch sử dân tộc), đây cũng là đối tượng đầu tư phát triển rất quan trọng của các nước tư bản.
Vị trí của Việt Nam trong tổng thể nền kinh tế thế giới:
Chỉ số phát triển con người
(HDI) của Việt Nam năm 2019 là
0,704, đứng ở vị trí 117 trên 189
quốc gia/vùng lãnh thổ và lần đầu
tiên vào nhóm chỉ số cao Trong
giai đoạn 1990-2019, Việt Nam ghi
nhận HDI tăng gần 46%, thuộc
những nước có mức tăng cao nhất
thế giới.
Trang 8Nguồn: Chương trình phát triển Liên hợp quốc UNDP
2 Vai trò
Phân công lao động quốc tế là quá trình tập trung sản xuất và cung cấp 1 số sản phẩm và dịch vụ nhất định dựa trên ưu thế của quốc gia mình, có thể là ưu thế về điều kiện tự nhiên-xã hội, trình độ khoa học-kỹ thuật,… nhằm đáp ứng nhu cầu quốc gia thông qua trao đổi quốc tế Khi tham gia vào phân công lao động quốc tế, Việt Nam đã thực hiện vai trò của mình thông qua hai hình thức: Chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất quốc tế.
2.1 Chuyên môn hóa
2.1.1 Xuất khẩu
Tính chung 11 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 322,50
tỷ USD, giảm 5,9% so với cùng kỳ năm trước Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 85,94 tỷ USD, giảm 2,2%, chiếm 26,6% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 236,56 tỷ USD, giảm 7,1%, chiếm 73,4% Trong 11 tháng năm 2023 có 33 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93,1% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 07 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66%) Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 11 tháng năm 2023, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản ước đạt 3,96 tỷ USD, chiếm 1,2%; nhóm hàng công nghiê Ÿp chế biến ước đạt 284,87 tỷ USD, chiếm 88,3%; nhóm hàng nông sản, lâm sản ước đạt 25,43 tỷ USD, chiếm 7,9%; nhóm hàng thủy sản ước đạt 8,24 tỷ USD, chiếm 2,6% 2.1.2 Nhập khẩu
Tính chung 11 tháng năm 2023, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 296,67
tỷ USD, giảm 10,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 105,94 tỷ USD, giảm 8,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 190,73 tỷ USD, giảm 11,7%
Trong 11 tháng năm 2023 có 43 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 92,2% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 03 mặt hàng nhập khẩu trên 10
tỷ USD, chiếm 43,3%) Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 11 tháng năm 2023, nhóm hàng tư liê Ÿu sản xuất ước đạt 279,94 tỷ USD, chiếm 94,4%, trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 48,4%; nhóm hàng nguyên, nhiên, vâ Ÿt liê Ÿu chiếm 46% Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng ước đạt 16,73 tỷ USD, chiếm 5,6% 2.2 Hình thức hợp tác sản xuất
Xu hướng toàn cầu hóa và tiến trình hội nhập kinh tế thế giới sau khi gia nhập WTO đã đưa Việt Nam trở thành một trong những thị trường sôi động của chuỗi cung ứng toàn cầu Chuỗi cung ứng toàn cầu bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến việc cung cấp, sản xuất và phân phối một sản phẩm hoặc dịch vụ từ nhà cung cấp đầu tiên đến người tiêu dùng cuối cùng trên phạm vi toàn cầu Hiện tại Việt Nam là
Trang 9một trong những trung tâm sản xuất quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu Đặc biệt là trong các lĩnh vực dệt may, linh kiện điện tử và linh kiện, phụ tùng ôtô 2.2.1.Dệt may
Dệt may là một trong những lĩnh vực đóng góp nhiều nhất trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Các khâu trong chuỗi giá trị toàn cầu hàng may mặc gồm: R&D, Thiết kế, Mua nguyên phụ liệu, Cắt-may, Phân phối, Marketing, Tạo thương hiệu Trong đó, Việt Nam chủ yếu tham gia vào khâu Cắt-may Theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm 2020, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt 29,81 tỷ USD Năm
2021, ngành hàng dệt may đứng trong TOP đầu kim ngạch xuất khẩu với 40,4 tỷ USD Trong 11 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt gần 34,6 tỷ USD.
Xuất khẩu dệt may Việt Nam chiếm 5,2% thị phần toàn cầu Năm 2021 Việt Nam đứng thứ 4 trong top 10 quốc gia xuất khẩu hàng may mặc (sau Trung Quốc,
EU, Bangladesh) và đứng thứ 7 xuất khẩu hàng dệt trên thế giới (sau Trung Quốc,
EU, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan và Hoa Kỳ) Sản phẩm dệt may của Việt Nam đã được xuất khẩu sang 66 quốc gia, vùng lãnh thổ với từ 47-50 các mặt hàng khác nhau Trong đó, Hoa Kỳ tiếp tục chiếm tỉ trọng lớn nhất với 42%, tiếp đến là Trung Quốc 11%, Nhật Bản và Hàn Quốc cùng chiếm 9%, thị trường khu vực ASEAN chiếm 6%, Nga 1% và còn lại là các thị trường khác.
2.2.2.Linh kiện điện tử
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm 2020 đạt 44,58 tỷ USD, tăng 24,1% so với năm 2019 và chiếm gần 15,8% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước Năm 2021 đạt 50,82 tỷ USD, tăng 14,03% so với năm 2020 và chiếm trên 15,11% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước 11 tháng 2022, kim ngạch xuất khẩu đạt 55,4 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước Việt Nam xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang gần 40 thị trường trên thế giới, các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam bao gồm: EU, Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, UAE
2.2.3.Linh kiện và phụ tùng ô-tô
Theo đánh giá của Cục Công nghiệp, mặc dù đối mặt với không ít khó khăn do tác động bởi thị trường thế giới cũng như dịch Covid-19, song, các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp trong nước đã bước đầu khẳng định vai trò, vị trí đối với thị trường ô tô trong nước và đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất Tổng công suất lắp ráp theo thiết kế khoảng 755.000 xe/năm, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 35%, doanh nghiệp trong nước chiếm khoảng 65% Tính đến hết năm
2022, cả nước có khoảng hơn 40 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô với sản lượng sản xuất lắp ráp trong nước đáp ứng khoảng 70% nhu cầu xe dưới 9 chỗ trong nước Nhiều hãng lớn trên thế giới có hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam: Toyota, Chevrolet, Honda, Huyndai, KIA, Mazda, Một số sản phẩm xe khách, xe con,… “ made in Việt Nam “ đã xuất khẩu sang thị trường Thái Lan, Philippines,…
Trang 10Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, ngành công nghiệp ô-tô Việt trong năm 2022 có thể nhìn thấy “cửa sáng” từ triển vọng sản xuất và cung ứng linh kiện, thiết bị gốc (OEM) cho các đối tác lớn trên toàn cầu.
3 Giải pháp
Trước hết, các doanh nghiệp cần chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của công nhân về việc phải thay đổi tư duy làm việc, để họ thấy sự cần thiết của việc học hỏi, nâng cao tay nghề Tạo điều kiện về thời gian, không gian,… để công nhân có thể tự học, tự phát triển về năng lực, tay nghề của mình Doanh nghiệp
có thể tổ chức các buổi đào tạo, các chương trình chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm dành cho công nhân Đây là hoạt động ý nghĩa, giúp họ có thể phát triển tay nghề hơn Muốn đẩy mạnh hàng hóa vào chuỗi cung ứng toàn cầu, bên cạnh sự hỗ trợ của nhà nước, thì doanh nghiệp phải tập trung đầu tư công nghệ, thiết bị hiện đại trong sản xuất và chế biến, đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường hợp tác kết nối với đối tác trong chuỗi cung ứng; tiếp cận và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; tối ưu hóa hiệu quả của dịch vụ logistic trong xuất khẩu nông sản; xây dựng và phát triển nền nông nghiệp hữu cơ thông qua cơ chế liên kết “6 nhà” (Nhà nước; Nông dân; Nhà khoa học; Doanh nghiệp; Ngân hàng; Nhà phân phối); xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu quốc gia.
CHƯƠNG 3: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
I ẢNH HƯỞNG CỦA CHIẾN TRANH THUONG MẠI MỸ-TRUNG ĐẾN NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU
1 Nguyên nhân cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.
- Thứ nhất, cuộc chiến này là hệ quả của sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung
Quốc trong gần hai thập kỷ vừa qua Sự trỗi dậy này bao hàm cả về mặt kinh tế, quân sự, tài chính quốc tế và đe dọa vị thế dẫn đầu của Mỹ trên trường quốc tế
- Thứ hai, đằng sau cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc là
cuộc chiến về mặt công nghệ, đặc biệt là công nghệ số Tuy Mỹ vẫn vượt
trội Trung Quốc ở nhiều lĩnh vực công nghệ khác, nhưng rõ ràng Mỹ không muốn thất bại trong cuộc chạy đua công nghệ mới
- Thứ ba, phát động một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc sẽ giúp
tạo thêm nguồn thu cho ngân sách Mỹ vốn đang ở tình trạng thâm hụt,
sâu.
2 Ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đến nền kinh tế:
Đối với nền kinh tế thế giới:
Trên quy mô toàn cầu, ngân hàng Morgan Stanley ước tính thương mại thế giới
có thể bị gián đoạn nghiêm trọng vì 2/3 hàng hóa được giao dịch có liên quan đến chuỗi giá trị toàn cầu.
Trang 11Theo ước tính sơ bộ của OECD, thương mại toàn cầu chỉ tăng trưởng khoảng 2,1% trong năm 2019, so với 3,9% năm 2018 và 5,5% năm 2017, và đây sẽ là tốc độ tăng thấp nhất trong vòng một thập kỉ qua.
Tốc độ tăng trưởng thương mại toàn cầu giai đoạn 2017-2019
Một tác động nữa liên quan đến thương mại là việc các tranh chấp thương mại
có xu hướng tăng lên Chỉ riêng trong năm 2018, chính quyền Tổng thống Trump đã
áp thuế nhập khẩu lên hàng hóa từ Mexico, Canada và Liên minh châu Âu (EU) nhằm khuyến khích người tiêu dùng Mỹ mua hàng hóa sản xuất trong nước Tất cả các quốc gia này đều đã có động thái đáp trả bằng việc áp hoặc tăng thuế lên hàng
Tranh chấp thương mại song phương bùng nổ sau CTTM Nguồn: BBC
Đối với các vấn đề tài chính tiền tệ Thị trường tài chính tiền tệ toàn cầu luôn luôn phản ứng tức thời với mọi biến cố của kinh tế thế giới CTTMMT là nguyên nhân chính khiến thị trường tài chính toàn cầu chao đảo trong năm 2018 Những biến động mạnh làm ảnh hưởng tới tâm lý của các đầu tư trên khắp thế giới và cũng khiến thị trường bốc hơi nhiều tỷ USD.
Trang 12Đối với nền kinh tế Việt Nam:
Đối với xuất nhập khẩu, nhìn chung, việc Mỹ áp thuế cao lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc thay thế hàng hóa Trung Quốc vào thị tr ờng Mỹ Đơn cử, Mỹ là thị trường xuấtƣ
khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam và mặt hàng này chịu từ 8-10% thuế (theo số liệu năm 2017).
Việc Mỹ áp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sẽ làm cho hàng hóa của nước này kém khả năng cạnh tranh hơn, thậm chí còn tạo ra xu hướng dịch chuyển nhập khẩu hàng hóa của Mỹ từ Trung Quốc sang các thị trường thay thế khác, trong đó có Việt Nam Các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ hiện nay chất lượng khá tương đồng với hàng xuất khẩu của Trung Quốc
Ngược lại, việc hàng hóa Trung Quốc bị áp thuế cao xuất khẩu sang Mỹ sẽ tạo
ra áp lực đối với nhập khẩu của Việt Nam Thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc vốn đã cao, nay có thể sẽ tăng lên
Đối với thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nhờ làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam, FDI vào Việt Nam dự báo sẽ cơ hội tăng đáng kể trong thời gian tới Số liệu mới nhất từ Tổng cục thống kê cho thấy trong tháng 4/2019, tổng giá trị vốn FDI đăng ký đã tăng 65% (tăng 86% trong quý 1/2019), trong khi tổng vốn FDI thực hiện cũng tăng 11,3% (tăng 6% trong quý 1/2019) so với cùng kỳ năm 2018.
Đối với các vấn đề tài chính tiền tệ, sự leo thang của CTTMMT dự báo sẽ gây ra
sự biến động không nhỏ của các đồng tiền USD và CNY, vốn là 2 loại ngoại tệ có vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính tiền tệ của Việt Nam
II Thực trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam
Trang 13Nguồn: Tổng cục thống kê
Lội dòng nước ngược trong bối cảnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực phụ thuộc nhiều vào các thị trường lớn như Mỹ, EU - nhưng các thị trường này lại chịu tác động mạnh từ áp lực lạm phát dẫn đến thắt chặt chi tiêu, giảm tổng cầu, giảm nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng không thiết yếu Đó là chưa kể nhiều nước nhập khẩu đặt ra các yêu cầu cao về phát triển bền vững, sản xuất thân thiện với môi trường nên sản phẩm hàng hoá của Việt Nam ngày càng phải cạnh tranh gay gắt hơn với các nước xuất khẩu có cơ cấu hàng hoá tương đồng
Về thị trường xuất khẩu hàng hóa 10 tháng năm 2023, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 78,6 tỷ USD, giảm 15,8% so với cùng kỳ năm trước; xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 49,4 tỷ USD, là thị trường duy nhất đạt mức tăng 4,7%; xuất khẩu sang EU đạt 36,2 tỷ USD, giảm 8,9%; xuất khẩu sang ASEAN đạt 27 tỷ USD, giảm 6,2%; xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 19,9 tỷ USD, giảm 3,6%; xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 19,2 tỷ USD, giảm 4,2%.
Về thị trường nhập khẩu hàng hóa 10 tháng năm 2023,Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 89,8 tỷ USD, giảm 10,1% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 43,3 tỷ USD, giảm 18,3%; nhập khẩu từ ASEAN đạt 33,5 tỷ USD, giảm 14,8%; nhập khẩu từ Nhật Bản đạt 17,6 tỷ USD, giảm 10,6%; nhập khẩu từ EU đạt 12,6 tỷ USD, giảm 1,4%; nhập khẩu từ Hoa Kỳ đạt 11,5 tỷ USD, giảm 6,5%.
CHƯƠNG 4: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
I Thực trạng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nước ta hiện nay
Trang 14Theo báo cáo hàng năm của Tổng cục thống kê, trước khi đại dịch Covid-19 xuất hiện Việt Nam là điểm đến của các nhà đầu tư Vốn FDI thực hiện bình quân ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2019 chiếm trên 23% trong tổng vốn đầu tư thực hiện toàn
xã hội Tỷ trọng bình quân GDP của khu vực vốn FDI chiếm 19,8% trong tổng GDP của toàn bộ nền kinh tế; thu hút gần 5 triệu lao động; tạo ra lợi nhuận cao nhất khi chiếm trên 42% trong toàn bộ khu vực DN.
Năm 2020, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 28,53 tỷ USD, bằng 75% so với cùng kỳ năm 2019 Vốn thực hiện của dự án FDI là 19,98 tỷ USD, bằng 98% so với cùng kỳ năm 2019 Năm
2021 tình hình có sáng sủa hơn, vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2020
1.3 Cơ cấu đầu tư nguồn vốn FDI
1.3.1 Cơ cấu đầu tư nguồn vốn FDI theo ngành kinh tế
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê
Những ngành nhận được nhiều vốn FDI hầu hết là những ngành sử dụng công nghệ thấp Theo số liệu của Tổng cục thống kê vào cuối năm 2019, công nghệ chế biến chế tạo của Việt Nam sử dụng công nghệ cao chỉ chiếm 12,2%, công nghệ trung bình
là 31,5% và công nghệ thấp chiếm tới 56,3% tổng số doanh nghiệp chế biến chế tạo Trong khi đây là nhóm ngành này nhận được nhiều vốn FDI nhất (chiếm 57.5% tổng
số vốn đầu tư FDI trong 10 tháng đầu năm 2022).
Trang 15Gần đây, Nhà nước chú trọng hơn đến việc thu hút đầu tư vào nhóm ngành hoạt động chuyên môn khoa học, công nghệ và các nhóm ngành sử dụng công nghệ cao.
1.3.2 Cơ cấu theo lãnh thổ đầu tư
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2020, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần
9 tỷ USD, chiếm 31,5% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 3,9 tỷ USD, chiếm 13,8% tổng vốn đầu tư Trung Quốc đứng thứ
3 với tổng vốn là 2,46 tỷ USD Tiếp theo là Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông,… Năm 2021, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 10,7 tỷ USD, chiếm 34,4% tổng vốn đầu tư của Việt Nam, tăng 19,1% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc đứng thứ 2 với gần 5 tỷ đô Mỹ, chiếm 15,9% tổng vốn đầu tư Tiếp theo Nhật Bản với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 3,9 tỷ USD, chiếm 12,5% tổng vốn đầu tư, Tiếp theo là Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan
Hàn Quốc và Singapore luôn dẫn đầu cả về tổng vốn FDI vào Việt Nam Nguyên nhân chủ yếu là do Việt Nam có những lợi thế như ổn định chính trị, tăng trưởng kinh tế cao, chi phí sản xuất cạnh tranh, nhân tài dồi dào, dân số vàng, thị trường tiềm năng, hội nhập quốc tế sâu rộng; nền chính trị cởi mở với nhiều ưu đãi cạnh tranh vị trí địa lý chiến lược.
1.3.3 Cơ cấu theo địa phương tiếp
nhận vốn đầu tư
Dù nguồn vốn FDI đầu tư ở cả
63 tỉnh/thành trên cả nước nhưng
phân bố không đồng đều, tập trung
nhiều nhất ở 2 trung tâm kinh tế là
Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam
bộ Đây đều là các khu vực phát triển,
có cơ sở hạ tầng ở mức cơ bản có thể
đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư để
xây dựng, mua sắm các tài sản cố định
…