CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU I.Tính cấp thiết của đề tài : Đề tài nghiên cứu về các nhân tố gây căng thẳng của sinh viên trở nên đáng chú ý trongcộng đồng sinh viên hiện nay và
Trang 1KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
***
ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU
Các yếu tố gây căng thẳng ở sinh viên năm nhất
đại học Ngoại Thương
Môn học: Phương pháp nghiên cứu trong kinh tế và kinh doanh
Mã môn học: KTE206
Nhóm: 25
Họ và tên sinh viên Mã SV
Hoàng Lương Dung 2117420002
Phạm Công Yến Linh 2214210106
Kim Sang Min 2210210101
Woo Seoan 2210210100
Lớp: KTE206(GD1-HK2-2223).12 Khóa: 61
Giáo viên giảng dạy: ThS Nguyễn Thị Kim Ngân
Trang 2Hà Nội, 6/2023
Trang 3BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
góp
Hoàng Lương Dung 2117420002 30%
Phạm Công Yến Linh 2214210106 30%
Kim Sang Min 2210210101 20%
Woo Seoan 2210210100 20%
Trang 4MỤC LỤC
Trang 5CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
I.Tính cấp thiết của đề tài :
Đề tài nghiên cứu về các nhân tố gây căng thẳng của sinh viên trở nên đáng chú ý trongcộng đồng sinh viên hiện nay và đặc biệt là đối với sinh viên năm nhất tại đại học Xã hội4.0 hiện nay mở ra giai đoạn phát triển vượt bậc, nâng cao chất lượng cuộc sống của conngười trong nhiều phương diện Tuy nhiên, điều này trở thành thách thức không hề nhỏ,đặc biệt là với sinh viên đại học top đầu như Ngoại Thương khi nhu cầu tăng lên khiếnsinh viên càng phải nỗ lực để thỏa mãn nhu cầu của chính bản thân, của xã hội Đối vớisinh viên năm nhất, căng thẳng thường đặt đặt dưới góc nhìn điểm số, bằng cấp, tâm lý xãhội, cân bằng việc học với những việc ngoại khóa như đi làm thêm hay tham gia câu lạcbộ, Ngoài ra, tâm lý chung của sinh viên khi mới vào giảng đường là muốn chứng tỏbản thân cho gia đình và xã hội thấy họ có khả năng xử lý và đạt được nhiều thành tíchcao Điều này vô hình chung đã đặt lên sinh viên năm nhất nhiều vấn đề như tình trạngcăng thẳng, lo lắng và stress, đặc biệt là khi sinh viên cảm thấy không đạt kết quả nhưmong đợi
Giai đoạn chuyển tiếp từ môi trường phổ thông lên đại học gây nhiều căng thẳng cho họcsinh Nó có thể gây ra cú sốc tâm lý, học tập và xã hội cho họ Điều này có thể nảy sinh
do phương pháp giảng dạy, tài chính, sự cạnh tranh, quan hệ bạn bè (đặc biệt là với ngườikhác giới) và giáo viên khác nhiều so với cấp trung học Nhiều nhà nghiên cứu cũng đãlưu ý rằng không phải lúc nào căng thẳng cũng tiêu cực Nó cũng góp phần tạo động lựctích cực trong đời sống con người Lấy ví dụ, căng thẳng trong kỳ thi hoặc khối lượngcông việc học tập có thể thúc đẩy và củng cố một sinh viên đại học để giải quyết thànhcông nhiệm vụ học tập của mình và cũng nâng cao thành tích học tập và tính sáng tạo.Tuy nhiên, nếu các cá nhân không sử dụng các cơ chế đối phó với căng thẳng hiệu quả để
xử lý tình huống, cảm giác căng thẳng của họ có thể tồn tại theo thời gian và do đó cónguy cơ cao phát triển các vấn đề nghiêm trọng về thể chất và tinh thần
Xuất phát từ yếu tố trên, nhóm chúng em quyết định tiến hành nghiên cứu với tên đề tài:
“ Các yếu tố gây căng thẳng ở sinh viên năm nhất đại học Ngoại Thương ” Để đánhgiá mức độ căng thẳng của sinh viên năm nhất và để tìm hiểu một phần hỗ trợ sinh viênhiểu rõ hơn về thực trạng chung những vấn đề họ phải đối mặt từ đó họ có thể tìm thấynhững cách tiếp cận hợp lý để giảm bớt stress đồng thời giúp sinh viên làm quen nhanhhơn đối với môi trường đại học
Trang 6Nhóm nghiên cứu xin phép gửi lời cảm ơn chân thành đến ThS Nguyễn Thị Kim Ngân –giảng viên bộ môn Phương pháp nghiên cứu trong Kinh tế kinh doanh đã cung cấp nhữngkiến thức về mặt lý thuyết và giúp đỡ nhóm trong quá trình lựa chọn, triển khai, nghiêncứu đề tài Nhóm đã rất nỗ lực tìm kiếm thông tin cũng như trau dồi kiến thức để có thểcho ra sản phẩm cuối cùng chất lượng nhất Tuy nhiên, đề xuất nghiên cứu thể tránh khỏinhững sai sót trong quá trình nghiên cứu do kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm củacác nhà nghiên cứu vẫn chưa thực sự đầy đủ Vì vậy, nhóm nghiên cứu rất mong nhậnđược sự nhận xét, góp ý từ ThS Nguyễn Thị Kim Ngân để có thể rút kinh nghiệm vàhoàn thiện nghiên cứu khoa học Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn
II Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện nhằm thu thập dữ liệu cơ bản về tỷ lệ căng thẳng, yếu tố gâycăng thẳng và chiến lược đối phó của sinh viên năm nhất tại đại học Ngoại Thương tronggiai đoạn đầu tiên trên con đường bốn năm học tại đại học Những mục tiêu mà nhóm đềxuất bao gồm:
- Điều tra và nghiên cứu những yếu tố gây căng thẳng mà sinh viên năm nhất đạihọc Ngoại Thương đang phải đối mặt
- Xác định những khía cạnh mà sinh viên năm nhất đang gặp phải
- Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề hiện tại và đề xuất định hướng cho các nghiêncứu tiếp theo trong lĩnh vực này
III Tổng Quan Tình Hình Nghiên Cứu
Trong quá trình xây dựng và thực hiện nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu,tổng hợp cũng như đưa ra những đánh giá khái quát về tình hình nghiên cứu về vấn
đề căng thẳng của sinh viên nói chung trên thế giới và tại Việt Nam
1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trong một nghiên cứu được thực hiện với mẫu gồm 249 sinh viên tham gia, sinhviên đại học được phát hiện có mức độ căng thẳng cao hơn do các cam kết học tập,
áp lực tài chính và thiếu kỹ năng quản lý thời gian Sức khỏe, trạng thái cảm xúc vàkết quả học tập của học sinh có thể bị tàn phá khi họ diễn giải tiêu cực về bối cảnhcăng thẳng hoặc khi mức độ căng thẳng gia tăng (Ranjita Misra & Mckean, 2000).Đồng ý với phát hiện này, Waghachavare, Dhumale, Kadam và Gore (2013) đã khảosát một mẫu lớn (N = 1200) và chứng minh rằng sinh viên đại học đã trải qua mộtmức độ căng thẳng nhất định liên quan đến lối sống lành mạnh và các yếu tố họctập
Trang 7Ross, Niebling và Heckert (1999) đã xem xét các nguồn gây căng thẳng giữa các
cá nhân, nội tâm, học thuật và môi trường và thường nhận thấy những rắc rối hàngngày là yếu tố gây căng thẳng nhiều hơn là các sự kiện quan trọng trong cuộc sống,trong đó các nguồn gây căng thẳng nội tâm là tác nhân gây căng thẳng hàng đầu Cụthể hơn, nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự thay đổi trong thói quen ngủ, kỳ nghỉ/nghỉ giảilao, thay đổi thói quen ăn uống, khối lượng công việc tăng lên và trách nhiệm mới
là năm nguồn gây căng thẳng hàng đầu cho sinh viên đại học
Azila-Gbettor, Atatsi, Danku và Soglo (2015) đã thực hiện một nghiên cứu cắtngang trên 275 sinh viên kinh doanh ở Ghana và phát hiện ra rằng các yếu tố họcthuật (ví dụ: đạt điểm cao, căng thẳng trong kỳ thi, tài liệu giáo dục không đầy đủ
và thành tích học tập), các yếu tố gây căng thẳng cá nhân và bản thân (ví dụ: sợthất bại, giải quyết vấn đề và kỹ năng học tập), các yếu tố gây căng thẳng giữa các
cá nhân và xã hội (ví dụ: cạnh tranh học tập và hỗ trợ xã hội), chất lượng giảngdạy, quan hệ và hỗ trợ từ giáo viên các yếu tố gây căng thẳng (ví dụ: trì hoãn chấmđiểm và phản hồi, truy cập tài liệu học tập, hiểu kỳ vọng của đội ngũ giảng viên)
và các yếu tố gây căng thẳng về môi trường,, quản lý và chuyển tiếp môi trườngmới từ trung học lên đại học là một trong những yếu tố gây căng thẳng phổ biến ởhọc sinh
2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, vấn đề nghiên cứu về các nguyên nhân gây ra stress của sinh viênnăm nhát hiện nay không phải là mới và đã có một số công tình nghiên cứu chuyên sâutrong nước Căng thẳng là một hiện tượng khá phổ biến hiện nay, được ví như là căn bệnhcủa thời đại “ văn minh cơ khí” Sự căng thẳng được định nghĩa như là trạng thái lo lắnghoặc căng thẳng tinh thần gây ra bởi một tình huống khó khăn Căng thẳng là một phảnứng tự nhiên của con người thúc đẩy chúng ta giải quyết những thách thức và mối đe dọatrong cuộc sống Mọi người đều trải qua căng thẳng ở một mức độ nào đó Tuy nhiên,cách chúng ta phản ứng với căng thẳng tạo ra sự khác biệt lớn đối với sức khỏe tổng thểcủa chúng ta
Trong đó, nghiên cứu tại khoa y tế công cộng - Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minhnăm 2010 trên 182 - việt cho thấy tỉ lệ sinh viên bị stress bệnh lý là 24,2% và hơn 80%sinh viên được khảo sát cảm thấy căng thẳng vì các yếu tố môi trường học tập Nghiêncứu về áp lực tâm lý của Nguyễn Thanh Tùng tập trung vào áp lực tâm ý đối với một sốsinh viên tại trường đại học Hà Nội Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên phải trải quacăng thẳng do yêu cầu học tập, áp lực từ gia đình và áp lực từ xã hội
Nguyễn Mai Anh "Nghiên cứu" nghiên cứu ảnh hưởng của căng thẳng đối với sinh viêntrong hoạt động học tập” (2001) Nghiên cứu này chỉ ra rằng căng thẳng có ảnh hưởng rất
Trang 8lớn đến chất lượng làm bài thi của sinh viên Nguyên nhân của hiện tượng này là do căngthẳng tác động trực tiếp đến tư duy học tập nên sinh viên Mức độ căng thẳng càng cao,hiệu suất kiểm tra càng tệ.
Phạm Thanh Bình nghiên cứu “Biểu hiện stress trong học tập môn toán của học sinhtrung học phổ thông Yên Mô Ninh Bình” (2005) với 150 học sinh trong trường, tác giả đã
sử dụng các phương pháp: Kiểm tra đánh giá căng thẳng (Soli-Bensabal), 27 để tìm hiểunguyên nhân gây căng thẳng và các can thiệp thực nghiệm nhằm giảm căng thẳng tronghọc tập Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ căng thẳng của học sinh nữ cao hơn họcsinh nam (69,58 điểm ở nữ, 65,12 điểm ở nam) Học sinh có học lực khá có mức độ căngthẳng cao hơn học sinh có học lực trung bình và mức độ căng thẳng có xu hướng tăngdần từ lớp 10 lên lớp 12
Một số nghiên cứu khác tại nước ta lại chỉ ra rằng những vấn đề liên quan đến tài chính,sức khỏe của bản thân, sức khỏe của các thành viên trong gia đình, rắc rối trong các mốiquan hệ liên cá nhân và điều kiện môi trường sống không thuận lợi, các khó khăn tronghọc tập là những nguồn gây stress chủ yếu cho sinh viên (Nguyễn Hữu Thụ, 2009; VũDũng, 2015)
3 Khoảng trống nghiên cứu
Trong đề tài về những nhân tố căng thẳng sinh viên năm nhất đại học của thế giới nóichung và Việt Nam nói riêng đã có rất nhiều bài nghiên cứu phân tích vấn đề này, tuynhiên có thể tồn tại một số khoảng trống mà những nghiên cứu trước chưa thể đáp ứngđầy đủ và chưa có nhiều cập nhật mới về số liệu thực tế, vấn đề trách nhiệm xã hội cũngchưa được quan tâm nhiêu dù vai trò và sự đóng góp của nó đối với tâm sinh lý sinh viên
là rất lớn Mặc dù một loạt các nghiên cứu đã tiến hành về căng thẳng ở sinh viên , nhưngnhững phát hiện này vẫn mâu thuẫn và lẫn lộn Ví dụ, Agolla (2009) tuyên bố rằng nhiềuhọc giả trong lĩnh vực khoa học hành vi đã tiến hành nghiên cứu sâu rộng về căng thẳng
và hậu quả của nó, nhưng chủ đề này vẫn cần được quan tâm nhiều hơn Tương tự nhưvậy, các nghiên cứu liên quan đến bản chất của mối quan hệ giữa cảm giác căng thẳngcủa sinh viên và các đặc điểm nhân khẩu học của họ như giới tính và kết quả học tậpkhông được ghi chép đầy đủ Để giải quyết những lỗ hổng nghiên cứu như vậy, nghiêncứu hiện tại đã bắt đầu khám phá mức độ căng thẳng của sinh viên trong bối cảnh các yếu
tố học thuật, thể chất , tâm lý, xã hội, kinh tế và sinh lý Nghiên cứu này được cho làđóng góp về mặt lý thuyết vào khối kiến thức khoa học về nghiên cứu Trên thực tế,nghiên cứu có thể hướng dẫn các cộng đồng đại học thực hiện các bước cụ thể để cảithiện môi trường học tập và sau đó giảm thiểu tác động bất lợi của căng thẳng đối với sứckhỏe và kết quả học tập của sinh viên
Trang 9IV Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố gây ra căng thẳng của sinh viên năm nhất Đặc biệt, nghiên cứu sẽ tập trung vào các sinh viên đang học các ngành/ chuyênngành tại trường Ngoại Thương
- Khách thể nghiên cứu : Sinh viên năm nhất đang có dấu hiệu căng thẳng
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Thời gian: Số liệu được thu thập trong khoảng 3 tháng thời gian từ tháng 6/2023đến tháng 8/2023
+ Không gian: Khảo sát được thực hiện ở đại học Ngoại Thương cơ sở Hà Nội
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I Cơ sở lý thuyết
1 Khái niệm về căng thẳng
Theo Lazarus và Folkman (1984), căng thẳng được định nghĩa là phản ứng thể chất vàtâm lý của một cá nhân đối với một sự kiện hoặc đối tượng hoặc được đánh giá là mối đedọa Căng thẳng đặc biệt phát sinh khi các cá nhân ở trong tình huống áp lực và tin rằng
họ không đủ năng lực để xử lý Các định nghĩa phản ánh rằng căng thẳng là hiện tượngtâm sinh lý xuất hiện do sự tương tác liên tục giữa cá nhân và môi trường Nói cách khác,chẳng hạn như khi sinh viên đại học thường phải đối mặt với những áp lực liên quan đếnviệc tìm kiếm một công việc hoặc một người bạn đời tiềm năng, những yếu tố gây căngthẳng đó không tự gây ra lo lắng hoặc căng thẳng Thay vào đó, cảm giác căng thẳng làkết quả của sự tương tác giữa các yếu tố gây căng thẳng và nhận thức và phản ứng củasinh viên đối với những yếu tố gây căng thẳng đó
Mô hình giao dịch của căng thẳng (Lazarus, 1966) sẽ được sử dụng làm nền tảng lýthuyết cho nghiên cứu hiện tại Mô hình Giao dịch của Căng thẳng tập trung vào các biếnthể trong cách các cá nhân phản ứng với môi trường Điều khiến một sự kiện trở nên căngthẳng là mức độ mà nó được coi là đe dọa hoặc thách thức Các sự kiện được coi là tháchthức dẫn đến các phản ứng đối phó tích cực (ví dụ: học tập chăm chỉ hơn), trong khi các
sự kiện được coi là đe dọa dẫn đến các phản ứng đối phó tiêu cực (ví dụ: trốn tránh hoặc
bỏ học)
Theo mô hình này, bất kỳ tình huống căng thẳng nào cũng bao gồm ba quá trình liên tiếp:đánh giá sơ cấp, đánh giá thứ cấp và đối phó thích ứng (phản ứng) Khi đối mặt với mộttác nhân gây căng thẳng, một cá nhân sẽ đánh giá tình huống (đánh giá sơ cấp) xem tình
Trang 10huống đó có căng thẳng hay không Các nỗ lực đối phó (phản ứng) thích ứng thực tếnhằm mục đích điều chỉnh và đưa ra các chiến lược đối phó cân bằng (Lazarus &Folkman, 1984; Glanz và cộng sự, 2002).
2 Các lý thuyết liên quan đến căng thẳng
Lý thuyết Stres-strain: Lý thuyết này cho rằng căng thẳng là kết quả của sự tương tácgiữa các yếu tố gây căng thẳng ( stressors) và các hệ quả của chúng (strain) Các yếu tốgây căng thẳng có thể bao gồm áp lực công việc, xung đột quan hệ, sự thiếu hụt tài chính
và nhiều yêu tố khác
Lý thuyết Coping: Mặt khác, lý thuyết Coping cho rằng sự căng thẳng phụ thuộc vàocách mà một người đối phó với các yếu tố gây căng thẳng Các chiến lược đối phó có thểbao gồm giải quyết vấn đè, tìm kiếm hộ trợ xã hội, và sử dụng các kỹ năng giảm căngthẳng như Yoga hoặc thiền
Lý thuyết Transactional Model of Stress and Coping: Lý thuyết này củng cố sự căngthẳng là kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố gây căng thẳng và cách mà một ngườiđối phó với chúng Theo lý thuyết này, quá trình đối phó với căng thẳng là một quá trìnhđộng, bao gồm các bước như đnáh giá, lựa chọn chiến lược đối phó, và đánh giá lại kếtquả
Lý thuyết General Adaptation Syndrome: Đưa ra quan điểm rằng căng thẳng là kết quảcủa phản ứng của cơ thể với các yếu tố gây căng thẳng Theo nó, cơ thể trải qua ba giaiđoạn phản ứng: giai đoạn khởi động, giai đoạn kháng cự và giai đoạn mệt mỏi
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I Mô hình nghiên cứu
Trang 11Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất
II Giả thuyết nghiên cứu
Dựa vào mô hình nghiên cứu được đề xuất ở hình 1, các giả thuyết được hình thànhnhư sau :
H1 : Áp lực Học tập càng cao thì mức độ căng thẳng ở sinh viên năm nhất càng lớn H2 : Áp lực tinh thần càng cao thì mức độ căng thẳng ở sinh viên năm nhất càng lớn H3 : Áp lực gia đình càng cao thì mức độ căng thẳng ở sinh viên năm nhất càng lớn H4: Áp lực thể chất càng cao thì mức độ căng thẳng ở sinh viên năm nhất càng lớn H5: Áp lực kinh tế càng cao thì mức độ căng thẳng ở sinh viên năm nhất càng lớn H6 : Áp lực xã hội càng cao thì mức độ căng thẳng ở sinh viên năm nhất càng lớn