1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thu hoạch phiên thực hành đàm phán thương mại môn ls3 công ty cổ phần vmk và dự án khai thác chế biến titan

11 338 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Thu Hoạch Phiên Thực Hành Đàm Phán Thương Mại Môn LS3 Công Ty Cổ Phần VMK Và Dự Án Khai Thác Chế Biến Titan
Tác giả Nguyễn Hà Thu
Người hướng dẫn LS Phùng Anh Chuyên
Trường học Học Viện Tư Pháp Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật
Thể loại bài thu hoạch
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

Bối cảnh đàm phán- Các vấn đề và yêu cầu của ông Sơn: Ông Sơn đang tìm các biện pháp để thuyết phục bà Loan ký các giấy nhận nợ,hợp đồng thế chấp cổ phiếu nhằm đảm bảo cho phần vốn của

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP HỌC VIỆN TƯ PHÁP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ

- 

-BÀI THU HOẠCH

Phiên thực hành đàm phán thương mại

Mã số HS : LS.TV – 03 B4.1

Học phần : Thực tập

Diễn lần : 0

Ngày thực hành : 08/11/2023

Giáo viên hướng dẫn : LS PHÙNG ANH CHUYÊN

Họ tên học viên : NGUYỄN HÀ THU

Ngày sinh : 05/12/2000

Lớp : LS25.2G tại cơ sở Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh, ngày 08/11/2023

Trang 2

MỤC LỤC

A PHẦN NGHIÊN CỨU HỒ SƠ 3

I TÓM TẮT HỒ SƠ TƯ VẤN: 3

1.1 Về Công ty cổ phần VMK và Dự án khai thác – chế biến titan 3

1.2 Bối cảnh đàm phán 4

II CÁC BƯỚC ĐÀM PHÁN 5

2.1 Chuẩn bị trước khi tham gia phiên đàm phán 5

2.2 Đàm phán 7

2.3 Soạn thảo văn bản – kết quả đàm phán 8

B NHẬN XÉT VỀ PHIÊN ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI VÀ CÁC VAI DIỄN 8

I Nhận xét chung về phiên đàm phán: 8

1.1 Ưu điểm: 8

1.2 Nhược điểm: 8

II Nhận xét kỹ năng của các vai diễn: 9

2.1 Luật sư của ông Sơn: 9

a Về tác phong của Luật sư: 9

b Về tham gia đàm phán của Luật sư: 9

2.2 Luật sư của bà Loan: 9

a Về tác phong của Luật sư: 9

b Về phần tham gia đàm phán của Luật sư: 9

2.3 Vai diễn ông Sơn: 10

a Về tác phong tham gia phiên đàm phán: 10

b Về bổ sung phần trình bày của Luật sư: 10

2.4 Vai diễn bà Loan: 10

a Về phần tác phong tham gia phiên đàm phán: 10

b Về bổ sung trình bày của Luật sư: 10

2

Trang 3

HỒ SƠ TÌNH HUỐNG: LS.TV – 03 B4.1

THỰC HÀNH DIỄN PHIÊN ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI

A PHẦN NGHIÊN CỨU HỒ SƠ

I TÓM TẮT HỒ SƠ TƯ VẤN:

I.1 Về Công ty cổ phần VMK và Dự án khai thác – chế biến titan

a Về công ty và cơ cấu cổ đông

Công ty Cổ phần VMK (sau đây gọi là “VMK”) thành lập từ tháng 4/2009 với lĩnh vực hoạt động trong GCN đăng ký kinh doanh là Khai thác và chế biến khoáng sản

Vốn điều lệ VMK đăng ký là 200 tỷ đồng với cơ cấu cổ đông, vốn góp như sau:

Cổ đông sáng lập Nguyễn Văn Sơn Nguyễn Thị Hồng Nguyễn Xuân Lan

Tỷ lệ vốn góp 45% (90 tỷ) 25% (50 tỷ) 30% (60 tỷ)

Chức danh TGĐ Chủ tịch HĐQT –

Đại diện theo PL

Phó Chủ tịch HĐQT Trên sổ sách kế toán, ông Sơn, bà Hồng đã góp đủ vốn điều lệ; bà Loan mới góp được 4.888.000.000 đồng và còn lại 55.112.000.000 đồng bà Loan không đủ điều kiện góp nốt

Tại cuộc họp ĐHĐCĐ ngày 25/9/2012, bà Loan đề nghị và ông Sơn đồng ý góp

hộ bà Loan số tiền còn thiếu này và Biên bản ĐHĐCĐ ngày 25/9/2012 đã thể hiện nội dung này

Trên thực tế, các cổ đông mới góp số tiền 62.170.947.813 đồng Bà Loan mới góp được 4.888.000.000 đồng, còn thiếu 13.763.284.344 đồng (30% vốn góp trong tổng số vốn thực góp) Số tiền này được ông Sơn góp hộ bằng việc huy động bên ngoài với lãi suất của Ngân hàng Maritime Bank

Tính đến tháng 11/2013, ông Sơn đã góp hộ bà Loan số tiền là 13.763.284.344 đồng, và tính cả lãi thì số tiền này là 16.011.438.474 đồng

Theo cuộc họp ĐHĐCĐ ngày 25/9/2012, toàn bộ cổ phiếu hình thành từ phần vốn

do ông Sơn góp hộ phải được thế chấp cho ông Sơn Tuy nhiên, ông Sơn và bà Loan chưa ký với nhau bất kỳ hợp đồng vay vốn hay thế chấp nào thể hiện nội dung này

- Năm 2009 VMK được UBND tỉnh X cấp mỏ với diện tích 1200 km²;

3

Trang 4

- Năm 2010, VMK được Thủ tướng Chính Phủ cấp Giấy thực hiện công tác thăm

dò titan;

- Năm 2012, Báo cáo địa chất đánh giá trữ lượng khoáng sản của VMK được Hội đồng trữ lượng Quốc gia phê duyệt trữ lượng tổng khoáng vật quặng và các khoáng vật titan, zircon và monazit

- Với kết quả đánh giá đó, VMK tiến hành xây dựng dự án khai thác – tuyển – luyện – chế biến khoáng sản theo mô hình hiện đại, bao gồm 03 công đoạn sau: + Xây công trình khai thác quặng khoáng sản với tổng vốn đầu tư là 100.000.000.000 đồng (Một trăm tỷ đồng);

+ Xây dựng công trình tuyển – luyện khoáng sản với 02 nhà máy và có tổng vốn đầu tư là 200.000.000.000 đồng (Hai trăm tỷ đồng);

+ Xây dựng nhà máy sản xuất pigmant titan với đầu tư là 300.000.000.000 đồng (Ba trăm tỷ đồng)

- Tháng 6/2013, Dự án được cấp GCN đầu tư cho giai đoạn khai thác;

- Tháng 12/2013, Dự án được cấp GCN đầu tư cho giai đoạn tuyển – luyện;

- Dự án đã được cấp GCN an toàn bức xạ cho cả 02 giai đoạn của dự án nêu trên

- Hiện VMK đang trong giai đoạn chờ cấp Giấy phép khai thác

I.2 Bối cảnh đàm phán

- Các vấn đề và yêu cầu của ông Sơn:

 Ông Sơn đang tìm các biện pháp để thuyết phục bà Loan ký các giấy nhận nợ, hợp đồng thế chấp cổ phiếu nhằm đảm bảo cho phần vốn của mình đã huy động hộ bà Loan có cơ sở thu hồi sau này

 Ông cũng cần phải cung cấp các hợp đồng vay và thế chấp cổ phiếu này cho bên thứ 3 mà ông đã huy động vốn giúp bà Loan

 Ông đã cố gắng đưa ra các lợi ích mà bà Loan có được sau này và các phương pháp để xử lý món nợ này Tuy nhiên, bà Loan vẫn chưa ký các giấy tờ này vì sợ mình phải mang tên nợ đối với các khoản nợ của những người khác

- Các vấn đề và yêu cầu của bà Loan:

 Bà Loan không có tiền để trả nợ phần vốn huy động mà ông Sơn đã góp hộ và không có tiền để tiếp tục thực hiện các kế hoạch sắp tới của công ty

 Bà Loan từ chối ký kết các hợp đồng vay nợ với ông Sơn vì bà Loan cho rằng

bà đứng đại diện cho cổ phần của một nhóm công chức nhà nước giấu tên nhưng có công trong việc xin cấp mỏ và hỗ trợ xin các thủ tục hành chính trong quá trình thành

4

Trang 5

lập và xin cấp phép dự án Bà Loan không thể ký nhận nợ cho những người này được

vì nếu ký thì bà sẽ thành “con nợ” của ông Sơn

 Bà Loan vẫn muốn theo đuổi dự án vì theo tính toán, dự án mà công ty đang

sở hữu có thể mang lại lợi nhuận không nhỏ

II CÁC BƯỚC ĐÀM PHÁN

Tìm hiểu lợi ích, quan điểm của các bên để xây dựng kế hoạch đàm phán giữa

ông Sơn và bà Loan với mục đích xử lý vấn đề tài chính đảm bảo quyền lợi cho cả

ông Sơn và bà Loan.

II.1 Chuẩn bị trước khi tham gia phiên đàm phán

a Chuẩn bị, tìm hiểu thông tin

- Về nội dung ông Sơn và bà Loan đang có mâu thuẫn:

 Bà Loan được ông Sơn góp hộ một phần số vốn cam kết góp nhưng không thực hiện việc ký kết các hợp đồng với ông Sơn về nội dung vay vốn hay thế chấp những cổ phiếu tương ứng phần vốn ông Sơn góp hộ

 Bà Loan vẫn muốn hưởng lợi nhuận và tiếp tục đồng hành cùng dự án này

 Ông Sơn cần có các hợp đồng vay và thế chấp để cung cấp cho bên thứ ba được huy động vốn và có cơ sở thu hồi phần vốn đã góp

- Về thế mạnh của bà Loan trong quan hệ góp vốn này: Chưa ký kết giấy nhận

nợ, chưa thế chấp tài sản (cổ phiếu) cho ông Sơn; bà Loan vẫn đứng tên sở hữu 30% tổng số cổ phần của VMK

- Về thế mạnh của ông Sơn trong quan hệ góp vốn này: Có Biên bản họp ĐHĐCĐ ngày 25/9/2012 thể hiện ý chí và sự đồng ý, mong muốn ông Sơn góp vốn

hộ của bà Loan

- Mục tiêu đàm phán: Xử lý các vấn đề tài chính giữa ông Sơn và bà Loan để đảm bảo quyền lợi cho cả ông Sơn và bà Loan

Các Phương án có thể đưa ra để đàm phán, bảo vệ quyền lợi của ông Sơn:

Phương án 1: Chuyển toàn bộ số cổ phần tương ứng với phần vốn ông Sơn đã

góp hộ bà Loan sang đứng tên của ông Sơn, số cổ phần tương ứng với phần vốn thực góp của bà Loan vẫn đứng tên bà Loan sở hữu và bà Loan được hưởng lợi nhuận phát sinh từ số cổ phần đó

- Căn cứ quy định tại Khoản 1, Khoản 3 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định:

5

Trang 6

“1 Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán và phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

3 Trường hợp có cổ đông sáng lập không thanh toán đủ số cổ phần đã đăng

ký mua thì số cổ phần chưa góp đủ đó của cổ đông sáng lập được xử lý theo một trong các cách sau đây:

a) Các cổ đông sáng lập còn lại góp đủ số cổ phần đó theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty;

b) Một hoặc một số cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó;

c) Huy động người khác không phải là cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó; người nhận góp vốn đó đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty Trong trường hợp này, cổ đông sáng lập chưa góp cổ phần theo đăng ký đương nhiên không còn là cổ đông của công ty

Khi số cổ phần đăng ký góp của các cổ đông sáng lập chưa được góp đủ thì các

cổ đông sáng lập cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị số cổ phần chưa góp đủ đó.”

- Căn cứ quy định tại Điều 15 Điều lệ Công ty VMK;

- Căn cứ Biên bản họp ĐHĐCĐ ngày 25/9/2012 về việc góp vốn thay cổ đông sáng lập;

- Căn cứ Biên bản họp ĐHĐCĐ ngày 30/11/2013 về việc góp vốn thay cổ đông sáng lập

Như vậy, cả ông Sơn, bà Loan và bà Hồng có thừa nhận việc ông Sơn góp vốn

hộ bà Loan phần vốn cam kết góp còn thiếu

VMK thành lập từ tháng 4/2009, tới thời điểm tháng 9/2012 đã quá 03 năm kể từ thời điểm sáng lập nhưng bà Loan không thực hiện góp đủ số vốn cam kết góp mà nhờ ông Sơn góp vào, được nêu ra tại các Biên bản họp ĐHĐCĐ Do đó, đối với phần vốn góp còn thiếu của bà Loan, các cổ đông sáng lập còn lại có thể mua lại, đồng thời, không hạn chế khả năng mua lại số cổ phần này từ những nhà đầu tư bên ngoài Do

đó, số cổ phần tương ứng với số vốn ông Sơn góp hộ bà Loan sẽ được ông Sơn đứng tên sở hữu

Đối với số cổ phần tương ứng với 4.888.000.000 đồng bà Loan đã góp, bà Loan

sẽ được hưởng lợi nhuận từ số cổ phần đó

6

Trang 7

Phương án 2: Bà Loan tìm những cá nhân mà bà Loan đứng tên đại diện để họ

góp vốn vào VMK thông qua bà Loan Giao dịch giữa bà Loan, những cá nhân đó sẽ trở thành giao dịch dân sự của họ (các bên thỏa thuận giao kết hợp đồng phù hợp quy định pháp luật và nhu cầu của các bên) Theo đó, bà Loan sẽ có tiền thực góp vào VMK và có tiền để thanh toán cho số tiền ông Sơn góp vốn hộ

Phương án này đảm bảo vấn đề pháp lý đối những giao dịch của bà Loan với những cổ đông giấu tên mà bà Loan đứng tên sở hữu cổ phần hộ

Đối với số tiền còn thiếu mà những cá nhân kia không có khả năng tài chính để tiếp tục góp, số vốn góp đó sẽ trở thành phần vốn góp của ông Sơn và ông Sơn sở hữu

số cổ phần tương ứng với phần vốn góp còn lại

Các Phương án có thể đưa ra để đàm phán, bảo vệ quyền lợi của bà Loan:

Bà Loan hiện đang là người có lợi trong tranh chấp này do bà không bỏ vốn ra nhưng vẫn muốn hưởng phần lợi nhuận từ dự án trong tương lai và vẫn muốn theo đuổi dự án này Bà Loan cũng không phải là người vay vốn từ ngân hàng để sử dụng

số tiền đó cho phần vốn góp của mình

Tuy nhiên, bà Loan đã ký kết vào Biên bản họp ĐHĐCĐ về việc đồng ý ông Sơn dùng tiền của mình để góp hộ bà Loan phần vốn bà đã góp Do đó, vẫn có bằng chứng chứng minh một phần vốn góp của bà Loan là của ông Sơn và ông Sơn có quyền sở hữu đối với phần vốn góp đó

Trên thực tế, bà Loan vẫn được hưởng lợi nhuận từ những cổ phần tương ứng với phần vốn góp bà đã góp

Phương án bảo vệ quyền lợi của bà Loan: Huy động vốn từ nhóm công chức

mà bà đại diện đứng tên bằng giao dịch dân sự của bà và nhóm người đó Theo đó, nhóm công chức đó đưa cho bà một khoản tiền để bà có tiền thanh toán cho ông Sơn Trường hợp số tiền đó không đủ để thanh toán hết phần vốn ông Sơn đã góp hộ

bà Loan, cổ phần tương ứng với phần vốn còn lại mà ông Sơn đã góp sẽ chuyển sang ông Sơn đứng tên sở hữu, tự ông Sơn có trách nhiệm với việc ông Sơn huy động phần vốn đó từ ngân hàng để có tiền góp vốn

II.2 Đàm phán

Trước tiên, các bên trình bày những quan điểm cứng, giữ vững lập trường và bảo

vệ quyền lợi về tài chính của mình

Tiếp theo, các bên đưa ra những câu hỏi, sự thương thảo để cân bằng tối đa quyền lợi của hai bên:

7

Trang 8

- Trường hợp bà Loan không có đủ tiền để thanh toán, không chịu ký kết các hợp đồng vay vốn, hợp đồng thế chấp cổ phần với ông Sơn thì toàn bộ số cổ phần tương ứng với phần vốn ông Sơn góp thay bà Loan sẽ được chuyển sang tên ông Sơn Bà Loan có chấp nhận phương án đó không?

- Nếu bà Loan có thể huy động vốn từ nhóm người bà Loan đứng tên hộ thì số tiền tối thiểu bà Loan có thể huy động là bao nhiêu?

- Ông Sơn có thể tự giải quyết phương án trả nợ với ngân hàng trong trường hợp nhận lại toàn bộ số cổ phần được không?

- Ông Sơn có khả năng nhận tối đa bao nhiêu cổ phần?

- Bà Loan và nhóm cổ đông muốn ít nhất là bao nhiêu cổ phần để được nhận lợi nhuận?

Các bên thỏa thuận cân bằng nhất số tiền bà Loan và nhóm cổ đông có khả năng thanh toán cho ông Sơn (tăng nhiều nhất có thể số tiền tối thiểu bà Loan và nhóm cổ đông có thể góp) để nhóm cổ đông vừa nhận được lợi nhuận tương ứng với số cổ phần mua, ông Sơn vừa có khả năng trả nợ ngân hàng

II.3 Soạn thảo văn bản – kết quả đàm phán

Soạn thảo Biên bản làm việc, Văn bản thỏa thuận và Cam kết của các bên để ghi nhận nội dung đã đàm phán được và các bên căn cứ từ những văn bản đó để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình

Từ đó có căn cứ để bảo vệ quyền lợi của các bên cho những tranh chấp trong tương lai (nếu có)

DIỄN

I Nhận xét chung về phiên đàm phán:

I.1 Ưu điểm:

………

………

………

………

………

I.2 Nhược điểm: ………

………

8

Trang 9

………

………

………

II Nhận xét kỹ năng của các vai diễn: II.1 Luật sư của ông Sơn: a Về tác phong của Luật sư: ………

………

………

………

………

b Về tham gia đàm phán của Luật sư: ………

………

………

………

………

………

………

………

………

II.2 Luật sư của bà Loan: a Về tác phong của Luật sư: ………

………

………

………

………

………

………

………

9

Trang 10

b Về phần tham gia đàm phán của Luật sư:

………

………

………

………

………

………

………

………

………

II.3 Vai diễn ông Sơn: a Về tác phong tham gia phiên đàm phán: ………

………

………

………

………

b Về bổ sung phần trình bày của Luật sư: ………

………

………

………

………

………

II.4 Vai diễn bà Loan: a Về phần tác phong tham gia phiên đàm phán: ………

………

………

………

………

b Về bổ sung trình bày của Luật sư: ………

………

10

Trang 11

………

………

………

11

Ngày đăng: 22/05/2024, 11:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w