Khái niệm về tiền lương và tiền lương tối thiểu -“Tiền lương là số tiền người sử dụng lao động có nghĩa vụ trả cho người lao động khi họ cung ứng sức lao động, theo quy định của pháp luậ
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
TÊN ĐỀ TÀI
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TIỀN
LƯƠNG TỐI THIỂU TIỂU LUẬN MÔN HỌC LUẬT LAO ĐỘNG
Chuyên ngành: Luật quốc tế GVHD: Th.S TRẦN THỊ TÂM HẢO LỚP HỌC PHẦN: DHLQT17B- 420300396104
NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 10
TP HỒ CHÍ MINH, 4 THÁNG 4 NĂM 2023
Trang 2BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
TÊN ĐỀ TÀI
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TIỀN
LƯƠNG TỐI THIỂU
TIỂU LUẬN MÔN HỌC LUẬT LAO ĐỘNG
NHÓM 10 (DHLQT17B) GVGD: Th.s Trần Thị Tâm Hảo
TP HỒ CHÍ MINH, 4 THÁNG 4 NĂM 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Trang 4Xin cam đoan tiểu luận “Quy định của pháp luật về tiền lương tối thiểu ” do chính nhómtác giả thực hiện và được tiến hành công khai, minh bạch Các số liệu và kết quả nghiên cứuđược thực hiện một cách trung thực, các thông tin trích dẫn được ghi rõ nguồn gốc.
TP.HCM, ngày 27 tháng 3 năm 2022
LỜI CẢM ƠN
Trang 5"Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Công Nghiệp Thành Phố
Hồ Chí Minh đã đưa môn học Luật Lao Động vào chương trình giảng dạy Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – cô Nguyễn Thị Tâm Hảo đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua Trong thời gian tham gia lớp học, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để em có thể vững bước sau này.
Bộ môn Luật Lao Động là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong thầy xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 6STT Từ viết tắt Viết đầy đủ
Trang 7MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1.1.Lý do chọn đề tài 1
1.2 Phạm vi nghiên cứu 1
1.3 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu: 2
1.4 Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu: 2
PHẦN B: NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU 3
1.1 Khái quát chung về tiền lương tối thiểu theo quy định của Pháp luật 3
1.1.1 Khái niệm về tiền lương và tiền lương tối thiểu 3
1.1.2 Bản chất của tiền lương tối thiểu 3
1.1.3 Chức năng của tiền lương 3
1.2 Quy định pháp luật về tiền lương tối thiểu 5
1.2.1 Nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật về tiền lương 5
1.2.2 Nội dung pháp luật về tiền lương tối thiểu 6
1.2.3 Vai trò pháp luật về tiền lương tối thiểu 10
1.3 Pháp luật về tiền lương tối thiểu một số quốc gia trên thế giới và kinh nghiệm với Việt Nam 10
1.3.1 Pháp luật về tiền lương tối thiểu của một số quốc gia trên thế giới 10
1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho VN trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật về lương tối thiểu 11
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: VẤN ĐỀ TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU TẠI VIỆT NAM 12
2.1 Quy định về thang lương, bảng lương 12
2.2.1 Quy định về thang lương, bảng lương 13 2.3 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong vấn đề lương (người sử dụng lao động và người lao động)
Trang 82.4 Tình hình lao động ở Việt Nam 19
KẾT LUẬN CHƯƠNG II 20
CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU 20
3.1 Những bất cập tồn tại về lương tối thiểu trong pháp luật Việt Nam 20
3.2 Kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật về quy định của pháp luật về tiền lương tối thiểu 21
3.3 Đưa ra các giải pháp đưa ra các giải pháp tương ứng cho thực trạng 22
KẾT LUẬN 25
Trang 9MỞ ĐẦU 1.1.Lý do chọn đề tài
Thế giới đã và đang bước sang một thời kì mới Thế giới thời kì mới đang dần có sự đổithay, đất nước ta cũng có nhiểu thay đổi để phù hợp với thế giới Xu thế thế giới là hội nhậptoàn cầu cả về các vấn đề kinh tế và xã hội Hoà chung xu thế ấy, Việt Nam cũng đang thayđổi, tạo điều kiện để đất nước hội nhập tốt hơn, theo kịp bạn bè năm châu
Thời thế hội nhập tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho Việt Nam ta trong quá trình pháttriển kinh tế, xã hội của đất nước Nên kinh tế những năm qua không ngừng tăng trưởngnhanh, và rất nhanh, tốc độ tăng trưởng khá cao, vượt chỉ tiêu để ra rất nhiều Bên cạnh đó,trình độ khoa học kỹ thuật của đất nước cũng không ngừng tăng nhanh, bắt kịp với khoa họcthế giới
Xu thế hội nhập đã tạo điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển, nhưng bên cạnh nhữngthuận lợi ấy cũng không tránh khỏi nhiều khó khăn mà chúng ta gặp phải như : Mức sốngcủa người dân còn thấp, chỉ trên 640 USD/ người/ năm So với thế giới, mức thu nhập là rấtthấp Bên cạnh đó, tình trạng lạm phát vẫn còn tồn tại, mức sống và mức tiêu dùng tối thiểu
so với thu nhập thực tế là rất cao Đó là điều bất lợi với nền kinh tế kiềm hãm rất nhiều cho
sự phát triển của kinh tế đất nước
Thêm vào đó, các công ty nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam ngày càng nhiều Để thu hútlao động có trình độ họ không ngại đưa ra chính sách tiền lương hấp dẫn Gây khó khănkhông nhỏ cho chính sách các doanh nghiệp trong nước Mức thu nhập thấp cũng là nguyênnhân gây ra vấn đề máu chảy chất xám những năm vừa qua, là vấn đề khá đau đầu với Đảng
và Nhà nước ta
Chính sách tiền lương có vị trí quan trọng trong hệ thống kinh tế xã hội của đất nước là độnglực để sử dụng hiệu quả nguồn lao động Vì vậy, để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hộitrong nước và tình hình chung của thế giới, Đảng và Nhà nước đã không ngừng thay đổi vàban hành các quy định mới về mước tiền lương tối thiểu Một chính sách tiền lương tối thiểuhợp lý sẽ là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế đất nước cũng như tiến trình hộinhập toàn cầu Do đó, nhóm quyết định chọn đề tài “Quy định của pháp luật về tiền lươngtối thiểu” cho bài tiểu luận của nhóm
Trang 101.2 Phạm vi nghiên cứu
Tiểu luận tập trung nghiên cứu các vấn đề chính sau:
Khái niệm, bản chất, chức năng của tiền lương tối thiểu, các phương pháp xác định và điềuchỉnh mức tiền lương tối thiểu; Nội dung và vai trò vủa pháp luật về tiền lương tối thiểu;Thực trạng của pháp luật Việt Nam về tiền lương tối thiểu cũng như đề ra các giải pháp hoànthiện và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về tiền lương tối thiểu
Lương tối thiểu là vấn đề của cả người lao động làm công ăn lương nói chung và cán bộcông chức, viên chức nói riêng Vì vậy, tiểu luận tập trung tiếp cận tiền lương tối thiểu đốivới cả hai đối tượng trên
1.3 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:
Tiểu luận được nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp duy vật lịch sử của chủnghĩa Mác - Lênin và sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể bao gồm: phương phápphân tích, tổng hợp; phương pháp đối chiếu, so sánh; phương pháp thống kê Đồng thời,thực hiện việc kết hợp giữa các nhóm phương pháp nghiên cứu, giải quyết những yêu cầu đềra
1.4 Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu:
Việc nghiên cứu để tài với mục địch cụ thể là: xây dựng quan điểm và lý thuyết về tiềnlương tối thiểu Đánh giá thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay về lương tổithiểu để rút ra những ưu, nhược điểm của hệ thống các quy định pháp luật hiện hành vềlương tối thiểu Thông qua việc đánh giá khách quan, luận văn đề xuất giải pháp hoàn thiệnquy định về lương tối thiểu, nhằm góp phần xây dựng pháp luật lao động hoàn chỉnh, phùhợp với thể chế kinh tê thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Để đạt được mục đích đề ra, tiểu luận tập trung nghiên cứu, giải quyết các nhiệm vụ:nghiên cứu quan điểm, khái niệm, bản chất, vai trò và các vấn đề chung về lương tối thiểu;
sự phát triển của pháp luật Việt Nam về lương tối thiểu qua các thời kỳ Chỉ ra những hạnchế, bất cập trong các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về lương tổi thiếu Nghiêncứu để ra các biện pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về lương tối thiểu trên cơ sở đánh giákhoa học Đồng thời, nghiên cứu những vấn đề liên quan về lương tối thiểu của một số nướctrên thế giới
Trang 11PHẦN B: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TIỀN LƯƠNG
TỐI THIỂU 1.1 Khái quát chung về tiền lương tối thiểu theo quy định của Pháp luật
1.1.1 Khái niệm về tiền lương và tiền lương tối thiểu
-“Tiền lương là số tiền người sử dụng lao động có nghĩa vụ trả cho người lao động khi họ
cung ứng sức lao động, theo quy định của pháp luật hoặc theo sự thỏa thuận hợp pháp củacác bên trong hợp đồng lao động Tiền lương được trả theo năng suất lao động, chất lượng,hiệu quả công việc Nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định
-Tiền lương tối thiểu (minimum wage) là mức lương tối thiểu mà người thuê lao động phải
trả cho người lao động Tiền lương tối thiểu có thể do chính phủ quy định hay do sự thỏathuận tự nguyện giữa công đoàn và giới chủ
1.1.2 Bản chất của tiền lương tối thiểu
– Bản chất của lương tối thiểu:
Bản chất kinh tế: là sự tác động qua lại của hai yếu tố:
1 Cơ sở xác đinh lương tối thiểu- mức độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát tiền tệ, nhằmtạo được mức lương tối thiểu có sự ổn định trong một thời gian, duy trì được sự ổn định xãhội; tạo ra mức sống tương đối đồng đều giữa các khu vực dân cư;
2 Chính sách chi ngân sách quốc giá (với khu vực công) hoặc cung cầu lao động (khu vựctư)
Bản chất pháp lý: là sự thể chế hóa bản chất kinh tế của lương tối thiểu Có nghĩa là, phápluật trên cơ sở mức độ phát triển kinh tế, các yếu tố khác mà luật hóa quy định về lương tốithiểu Lương tối thiểu mang bản chất pháp lý bởi đó là thuật ngữ pháp lý, được pháp luậtquốc gia quy định, thiết lập căn cứ để các chủ thể trong quan hệ lao động làm cơ sở thựchiện Đồng thời, có các biện pháp bảo vệ và bảo đảm thực hiện, nếu lương tối thiểu khôngđược bảo đảm, thì sẽ có cơ chế xử phạt và buộc phải thực hiện đúng
Trang 121.1.3 Chức năng của tiền lương
Chức năng tái sản sản xuất sức lao động
Cùng với quá trình tái sản xuất của cải vật chất, sức lao động cần được tái tạo, với các hìnhthái kinh tế xã hội khác nhau sẽ có sự tái sản xuất sức lao động khác nhau Quá trình này thểhiện rõ ở sự tiến bộ của xã hội và sự tác động của khoa học- công nghệ Quy trình tái sảnxuất sức lao động được thể hiện qua việc trả công cho người lao động bằng tiền lương Nhưvậy, bản chất của tái sản xuất sức lao động là nhằm đảo bảo cho người lao động có một sốtiền lương nhất định dùng cho sinh hoạt để họ có thể duy trì và phát triển sức lao động củamình, sản xuất ra sức lao động mới, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình độ để hoàn thành
kỹ năng lao động và tăng cường chất lượng lao động
Là thước đo giá trị
Khi tiền lương mà doanh nghiệp trả cho người lao động tương ứng với giá trị sức lao động
mà họ bỏ ra trong quá trình thực hiện công việc ta có thể xác định được hao phí lao động củatoàn thể cộng đồng thông qua tổng quỹ lương cho toàn thể người lao động Điều này cũng cónghĩa là công tác thống kê sẽ giúp cho nhà nước có thể hoạch định các chính sách điều chỉnhmức lương tối thiểu nhằm đảm bảo hợp lý thực tế phù hợp với chính sách của nhà nước
Kích thích lao động
Trong quá trình lao động, lợi ích về kinh tế của người lao động là động lực sản xuất Khingười lao động được trả công xứng đáng thì họ sẽ làm việc tích cực, không ngừng hoànthiện mình Ngược lại, nếu người lao động không được trả công xứng đáng sẽ có những biểuhiện tiêu cực không thuận lợi cho doanh nghiệp, thậm chí sẽ xảy ra đình công gây xáo trộn
về chính trị, bất ổn xã hội Việc tổ chức tiền lương và tiền công sẽ thúc đẩy, khuyến khíchngười lao động nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động để đảm bảo công bằngtrên cơ sở thực hiện tiền lương
Chức năng điều tiết lao động
Trong việc thực hiện kế hoạch cân đối giữa các ngành, nghề ở các khu vực trên toàn quốc,nhà nước thường thông qua hệ thống thang bảng lương, các chế độ phụ cấp cho từng ngànhnghề, khu vực để làm công cụ điều tiết lao động Nhờ vậy, tiền lương cũng góp phần tạo ramột cơ cấu hợp lý để phát triển xã hội
Chức năng tích lũy
Trang 13Đảm bảo tiền lương cho người lao động không chỉ giúp họ duy trì được cuộc sống hằngngày mà còn dự phòng cho cuộc sống lâu dài khi họ hết khả năng lao động hoặc gặp bất trắc.
Công cụ quản lý Nhà nước
Nhà nước ban hành Luật lao động để bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác củangười lao động để từ đó tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hòa và ổn địnhnhằm góp phần phát huy trí sáng tạo và tài năng của người lao động nhằm đạt mục tiêu củadoanh nghiệp về năng suất, chất lượng lao động, tiến bộ xã hội,…
1.2 Quy định pháp luật về tiền lương tối thiểu
1.2.1 Nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật về tiền lương
Về nguyên tắc thì tiền lương phải được trả đúng hạn và đầy đủ để bảo vệ quyền lợi củangười lao động; xuất phát từ nhiều lý do: khách quan có, chủ quan có mà nhiều đơn vị sửdụng lao động đã không thực hiện đúng quy định này
Trả lương trực tiếp được hiểu ở cả hai khía cạnh:
+ Thứ nhất: Người trả lương cho người lao động là người sử dụng lao động hoặc người sửdụng lao động phải chịu trách nhiệm chính trong việc trả lương cho người lao động;
+ Thứ hai: Người nhận lương là người lao động theo hợp đồng lao động đã giao kết Riêngđối với người sử dụng lao động có sử dụng lao động qua người cai thầu hoặc người có vaitrò trung gian tương tự, Nhà nước cho phép người sử dụng lao động có thể trả lương thôngqua người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự này, tuy nhiên người sử dụnglao động là chủ chính vẫn phải chịu trách nhiệm về tiền lương và các quyền lợi khác chongười lao động, nhất là trong trường hợp người cai thầu hoặc người có vai trò trung giantương tự không trả hoặc không trả đầy đủ cho người lao động
Mức tiền lương trả cho người lao động được quy định trong hợp đồng lao động và các quyđịnh nội bộ của doanh nghiệp (như: quy chế trả lương, quy chế phụ cấp lương…) Ngoàinhững khoản người lao động phải đóng góp theo quy định của pháp luật như: bảo hiểm xãhội, bảo hiểm y tế, thuế thu nhập cá nhân… còn lại người sử dụng lao động có nghĩa vụthanh toán đủ cho người lao động khi họ hoàn thành công việc, nghĩa vụ lao động của mình.Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ vào tiền lương của người lao động trong nhữngtrường hợp pháp luật quy định và chỉ được khấu trừ không quá 30% tiền lương hàng tháng
Trang 14(so với mức tiền lương sau khi đã khấu trừ tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểmthất nghiệp, bảo hiểm y tế và thuế thu nhập cá nhân của người lao động).
Trong thực tiễn có nhiều trường hợp người sử dụng lao động trừ toàn bộ tiền lương củangười lao động để thanh toán nghĩa vụ Tuy nhiên, do tâm lý sợ mất việc làm hoặc trù dậpnên người lao động không dám khiếu nại, tố cáo, còn Ban chấp hành công đoàn lại không cóthông tin hoặc không có phản ứng với người sử dụng lao động
Thời hạn trả lương tuỳ vào tính chất công việc và hình thức trả lương mà người sử dụng laođộng đã lựa chọn (Xem bình luận Điều 95 Bộ luật Lao động) Người sử dụng lao động phảitôn trọng và trả lương cho người lao động đúng thời hạn mà hai bên đã thỏa thuận trong hợpđồng lao động hoặc theo đúng thời hạn người sử dụng lao động đã quy định phù hợp với quyđịnh của pháp luật Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả khángkhác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lươngđúng thời hạn thì không được trả chậm quá 01 tháng và phải vừa thêm cho người lao động
do trả chậm tiền lương như sau:
+ Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm;
+ Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhấtbằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngânhàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương Khi Ngân hàng Nhà nước ViệtNam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01tháng của ngân hàng thương mại, nơi người sử dụng lao động mở tài khoản giao dịch thôngbáo tại thời điểm trả lương
1.2.2 Nội dung pháp luật về tiền lương tối thiểu
Như vậy, kể từ ngày 01/01/2021, mức lương tối thiểu vùng tiếp tục thực hiện theo Nghị định90/2019/NĐ-CP với mức như sau:
Mức lương Địa bàn áp dụng
4.420.000 đồng/tháng Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I
3.920.000 đồng/tháng Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II
3.430.000 đồng/tháng Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III
3.070.000 đồng/tháng Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV
Trang 15Quy định mới về “Mức lương tối thiểu” đối với người lao động làm việc theo hợp đồng laođộng 05/07/2022
Mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động được quy địnhtại Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 của Chính phủ
Cụ thể quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ áp dụng đối với ngườilao động làm việc theo hợp đồng lao động như sau:
Về đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) theo quy định của Bộ luật Laođộng
- Người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, bao gồm:
+ Doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp
+ Cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao độnglàm việc cho mình theo thỏa thuận
+ Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện mức lương tối thiểutheo quy định
Mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờđối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
Trang 16- Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địabàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu caonhất.
- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạmthời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chiatách cho đến khi Chính phủ có quy định mới
Trang 17- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặcnhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn
có mức lương tối thiểu cao nhất
- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lậpmới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quyđịnh đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 Phụ lục ban hành kèm theo
Nghị định (khoản 3 Phụ lục của Nghị định quy định danh mục địa bàn vùng III).
Áp dụng mức lương tối thiểu:
- Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đốivới người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo côngviệc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trongtháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơnmức lương tối thiểu tháng
- Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đốivới người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việchoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao độnghoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ
- Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theosản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theotháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tốithiểu giờ Mức lương quy đổi theo tháng hoặc theo giờ trên cơ sở thời giờ làm việc bìnhthường do người sử dụng lao động lựa chọn theo quy định của pháp luật lao động như sau:+ Mức lương quy đổi theo tháng bằng mức lương theo tuần nhân với 52 tuần chia cho 12tháng; hoặc mức lương theo ngày nhân với số ngày làm việc bình thường trong tháng; hoặcmức lương theo sản phẩm, lương khoán thực hiện trong thời giờ làm việc bình thường trongtháng
Trang 18+ Mức lương quy đổi theo giờ bằng mức lương theo tuần, theo ngày chia cho số giờ làm việcbình thường trong tuần, trong ngày; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán chia cho
số giờ làm việc trong thời giờ làm việc bình thường để sản xuất sản phẩm, thực hiện nhiệm
vụ khoán
1.2.3 Vai trò pháp luật về tiền lương tối thiểu
Lương tối thiểu có vai trò vô cùng quan trọng, là cơ sở xác định tiền lương cho người laođộng; là cơ sở xác định các chế độ phụ cấp theo lương; là cơ sở phản ánh mặt bằng giá trịhàng hóa sức lao động của từng quốc gia; đánh gía sự phát triển nền kinh tế quốc gia; là mộtyếu tố tham khảo để xây dựng chuẩn nghèo cho từng quốc gia
1.3 Pháp luật về tiền lương tối thiểu một số quốc gia trên thế giới và kinh nghiệm với Việt Nam
1.3.1 Pháp luật về tiền lương tối thiểu của một số quốc gia trên thế giới
Pháp luật về tiền lương tối thiểu của mỗi quốc gia trên thế giới có thể khác nhau, tùy thuộcvào chính sách và điều kiện kinh tế của từng nước Dưới đây là một số ví dụ về pháp luật vềtiền lương tối thiểu của một số quốc gia:
1 Hoa Kỳ: Mức lương tối thiểu ở Hoa Kỳ là $7.25/giờ Tuy nhiên, mỗi bang có thể áp dụngmức lương tối thiểu khác nhau và một số bang có mức lương tối thiểu cao hơn
2 Nhật Bản: Mức lương tối thiểu tại Nhật Bản là 874 yên/giờ (khoảng $8/giờ)
3 Anh: Mức lương tối thiểu tại Anh là £8.72/giờ (khoảng $11/giờ)
4 Australia: Mức lương tối thiểu tại Australia là $19.84/giờ (khoảng 14 USD)
5 Hàn Quốc: Mức lương tối thiểu tại Hàn Quốc là 8,590 won/giờ (khoảng 7,20 USD)
6 Trung Quốc: Mức lương tối thiểu tại Trung Quốc khác nhau ở từng tỉnh/thành phố, tuynhiên, mức lương tối thiểu trung bình là khoảng 2,480 nhân dân tệ/tháng (khoảng 365 USD).Hầu hết các quốc gia đều có pháp luật về tiền lương tối thiểu để bảo vệ quyền lợi của ngườilao động và đảm bảo mức sống tối thiểu Các mức lương tối thiểu được điều chỉnh thườngxuyên để phù hợp với điều kiện kinh tế của từng quốc gia
Ở Việt Nam, căn cứ Điều 91 Bộ luật lao động 2019 quy định về mức lương tối thiểu như
sau: