Tiền lương tối thiểu theo quy định của pháp luật Việt Nam: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện

MỤC LỤC

CƠ SỞ LÝ LUẬN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU

Khái quát chung về tiền lương tối thiểu theo quy định của Pháp luật 1. Khái niệm về tiền lương và tiền lương tối thiểu

    Như vậy, bản chất của tái sản xuất sức lao động là nhằm đảo bảo cho người lao động có một số tiền lương nhất định dùng cho sinh hoạt để họ có thể duy trì và phát triển sức lao động của mình, sản xuất ra sức lao động mới, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình độ để hoàn thành kỹ năng lao động và tăng cường chất lượng lao động. Nhà nước ban hành Luật lao động để bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của người lao động để từ đó tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hòa và ổn định nhằm góp phần phát huy trí sáng tạo và tài năng của người lao động nhằm đạt mục tiêu của doanh nghiệp về năng suất, chất lượng lao động, tiến bộ xã hội,….

    Quy định pháp luật về tiền lương tối thiểu

      - Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định (khoản 3 Phụ lục của Nghị định quy định danh mục địa bàn vùng III). - Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng. - Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.

      Lương tối thiểu có vai trò vô cùng quan trọng, là cơ sở xác định tiền lương cho người lao động; là cơ sở xác định các chế độ phụ cấp theo lương; là cơ sở phản ánh mặt bằng giá trị hàng hóa sức lao động của từng quốc gia; đánh gía sự phát triển nền kinh tế quốc gia; là một yếu tố tham khảo để xây dựng chuẩn nghèo cho từng quốc gia.

      Pháp luật về tiền lương tối thiểu một số quốc gia trên thế giới và kinh nghiệm với Việt Nam

        + Mức lương quy đổi theo giờ bằng mức lương theo tuần, theo ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong tuần, trong ngày; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán chia cho số giờ làm việc trong thời giờ làm việc bình thường để sản xuất sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ khoán. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp;.

        Vấn đề này là nội dung chủ yếu của Công ước số 26 (năm 1928) của ILO về việc thiết lập những phương pháp ấn định lương tối thiểu. Song dù bằng phương pháp nào thì: Trong chừng mực nhất định có thể thích hợp, xét theo thực tiễn và điều kiện quốc gia, những yếu tố cần lưu ý để xác định mức lương tối thiểu phải bao gồm:. a) Những nhu cầu của người lao động và gia đình họ, xét theo mức lương chung trong nước, giá sinh hoạt, các khoản trợ cấp an toàn xã hội và mức sống so sánh của các nhóm xã hội khác;. b) Những yếu tố về kinh tế, kể cả những đòi hỏi của phát triển kinh tế, năng suất lao động và mối quan tâm trong việc đạt tới và duy trì một mức sử dụng lao động cao.’.

        THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: VẤN ĐỀ TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU TẠI VIỆT NAM

        Quy định về thang lương, bảng lương - Theo Điều 91 Bộ luật Lao động 2019

          Theo đó, có thể hiểu phụ cấp lương là khoản tiền dùng để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức. Theo đó, pháp luật hiện nay không quy định cụ thể về số lượng của các loại phụ cấp mà chỉ có quy định mang tính liệt kê nêu trên. Việc trả phụ cấp lương loại nào, có hay không có phụ cấp lương là tùy thuộc vào giao kết, thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ lao động này.

          Quyền và nghĩa vụ của các bên trong vấn đề lương (người sử dụng lao động và.

          Quyền và nghĩa vụ của các bên trong vấn đề lương (người sử dụng lao động và người lao động)

          Để bảo đảm tính dân chủ và quyền, lợi ích của người lao động, trước khi xây dựng tiêu chuẩn tiền lương, người sử dụng lao động phải thương lượng với tổ chức đại diện người lao động cơ sở nơi tổ chức đại diện người lao động đặt trụ sở, thực hiện tiêu chuẩn lao động và công bố công khai trong toàn đơn vị. Để đảm bảo đời sống và điều kiện sinh hoạt ổn định của người lao động và căn cứ theo Điều 102 Khoản 3 BLLD thì pháp luật quy định mức khấu trừ tiền lương không quá 30% tiền lương thực trả hằng tháng của NLD sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm và thuế thu nhập. + Theo Điều 94 BLLD 2019, pháp luật ghi nhận nghĩa vụ của NSDLD như là một nguyên tắc trả lương trong chế độ tiền lương được quy định NSDLD phải có nghĩa vụ trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn cho NLD như sau: Lương làm việc bình thường, lương làm thêm giờ, lương làm việc vào ban đêm, tiền lương của NLD trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm,.

          + Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà NSDLD không trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 30 ngày, nếu trả lương chậm sau 15 ngày thì NSDLD phải có nghĩa vụ đền bù cho NLD một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương theo cách tính (Điều 97 Bộ luật lao động năm 2019).

          Tình hình lao động ở Việt Nam

          Việc tạm ứng tiền lương được dựa trên cơ sở giữa NSDLD và NLD hoặc phải thực hiện theo quy định của pháp luật vì vậy không có quy định về mức tạm ứng, lí do tạm ứng. Tình trạng làm việc tự do: Một số người lao động đã chọn làm việc tự do để kiếm thu nhập cao hơn, tuy nhiên họ phải tự chịu trách nhiệm về các khoản chi phí và không có quyền lợi bảo vệ như nhân viên công ty. Thu nhập thấp: Đa số người lao động ở Việt Nam vẫn đang phải làm việc với mức thu nhập rất thấp, không đáp ứng được nhu cầu cuộc sống và chi tiêu hàng ngày.

          Không có chính sách hỗ trợ cho người lao động thất nghiệp: Hiện tại, chính sách hỗ trợ cho người lao động thất nghiệp ở Việt Nam vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của người lao động trong thời gian khó khăn.

          KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO

          Kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật về quy định của pháp luật về tiền lương tối thiểu

          Tăng cường tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức và ý thức của người lao động về quyền lợi của mình và các chính sách hỗ trợ đối với họ. Đưa ra các chính sách hỗ trợ và khuyến khích để các doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn lương tối thiểu, củng cố năng lực cạnh tranh và tạo ra thu nhập ổn định cho người lao động. Tăng cường tác động của các chính sách xã hội để hỗ trợ các nhóm lao động có thu nhập thấp, như hỗ trợ tài chính, bảo hiểm y tế và giáo dục miễn phí cho con em người lao động.

          Những giải pháp trên sẽ giúp cải thiện tình hình về tiền lương tối thiểu ở Việt Nam, đảm bảo quyền lợi của người lao động, tăng cường tính công bằng trong đối xử với người lao động và đóng góp vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

          Đưa ra các giải pháp đưa ra các giải pháp tương ứng cho thực trạng

          Vai trò của các cơ quan Chính phủ trong kinh tế thị trường được thể hiện thông qua việc quy định khung pháp lý, quyền và nghĩa vụ trách nhiệm của các bên trong quan hệ lao động, hướng dẫn thực hiện chính sách tiền lương, giảm sát việc thực hiện, cung cấp thông tin thị trưởng, điều chỉnh, khắc phục những tác động tiêu cực trong chính sách tiền lương đến các ngành, các vùng, các doanh nghiệp và người lao động. Vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở là rất quan trọng, là nòng cốt hình thành cơ chế thượng lượng, thoả thuận về các vấn đề liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động, từ đó góp phần thiết lập và phát triển mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ cấp quốc gia, cấp ngành và trong từng doanh nghiệp. Trong vấn đề tiền lương, công đoàn phải có vai trò, nhiệm vụ và trách nhiệm thương lượng, thỏa thuận với người sử dụng lao động về mức lương, tỷ lệ tăng lương, tiền lương tối thiểu chi trả cho người lao động trong từng thời kỳ nhất định, các căn cứ xác định và trả lương cho người lao động, nhất là khi Nhà nước điều chỉnh tăng tiền lương tối thiểu để đưa vào quy chế trả lương, thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp.

          - Phát triển các tổ chức công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp, nhất là trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp dân doanh, có đủ năng lực trong việc thương lượng, đảm phản về quan hệ lao động; bảo đảm tổ chức công đoàn độc lập tương đối với doanh nghiệp, nhất là về tài chính để khách quan, công tâm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động.