TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA LUẬT BÀI TẬP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đề tài: Quy định pháp luật về tài sản, phân loại tài sản và các quyền sở hữu Bảng thành viên và công việc phụ trách
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA LUẬT
BÀI TẬP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài: Quy định pháp luật về tài sản, phân loại tài sản và các quyền sở
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA LUẬT
BÀI TẬP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài: Quy định pháp luật về tài sản, phân loại tài sản và các quyền sở
hữu
Bảng thành viên và công việc phụ trách của thành viên nhóm 6
Phụ trách phần Bảo vệ quyền sở hữu và
quyền khác đối với tài sản
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Luật dân sự có đối tượng điều chỉnh là các quan hệ nhân thân và các quan hệ tài sản Do đó tài sản là một trong những phạm trù, khái niệm gốc của luật dân sự Nghiên cứu về tài sản và phân loại tài sản có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng, xây dựng các chế định khác của luật dân sự: chế định về sở hữu, thừa kế, hợp đồng… Trong đời sống, tài sản cũng nắm giữ vị trí không thể thay thế, nó luôn
là lợi ích mà các chủ thể hướng tới khi tham gia các giao dịch dân sự, kinh doanh, thương mại Chính vì vậy, hoàn thiện khái niệm tài sản và phân loại tài sản là một yêu cầu cần thiết Không chỉ vậy, biết các quyền sở hữu và quyền khác về tài sản cũng là một điều không thể thiếu So với Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Dân
sự 2015 đã có những thay đổi theo hướng tiến bộ và phù hợp hơn so với thực tế, tác động tích cực lên nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập đất nước Hoàn thiện Bộ luật Dân sự năm 2015 đồng nghĩa với hoàn thiện những phạm trù cốt lõi của luật dân sự - trong đó có các vấn đề liên quan đến tài sản như quy định, quyền và phân loại tài sản
Và để hiểu thêm về những vấn đề trên, tài liệu của nhóm 6 sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức cơ bản mà chúng em đã tổng hợp được từ quy định pháp luật
về tài sản, phân loại tài sản và các quyền sở hữu
Đây là công sức của nhóm chúng em sau nhiều ngày tìm tòi Mặc dù rất cố gắng nhưng sẽ không thể tránh khỏi những sai sót, chúng em mong rằng sẽ nhận được
sự đóng góp ý kiến từ thầy và các bạn để sản phẩm được hoàn thiện hơn
Trang 4MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 5 PHÁP LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ 7
1.Khái niệm chung về tài sản 7
1.1.Khái niệm 7
1.2.Đặc điểm 7
1.3.Các loại tài sản 7
1.3.1.Vật 7
1.3.2.Tiền 7
1.3.3.Giấy tờ có giá 7
1.3.4.Quyền tài sản 7
2.Phân loại tài sản 8
2.1.Bất động sản và động sản 8
2.1.1.Bất động sản 8
2.1.2.Động sản 9
2.2.Tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai 9
2.2.1.Tài sản hiện có 9
2.2.2.Tài sản hình thành trong tương lai 9
2.2.3.Phân biệt tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai 9
2.3.Hoa lợi và lợi tức 10
2.3.1.Hoa lợi 10
2.3.2.Lợi tức 10
2.3.3.Phân biệt hoa lợi và lợi tức 10
2.4.Vật chính và vật phụ 12
2.5.Vật chia được và vật không chia được 12
2.6.Vật tiêu hao và vật không tiêu hao 12
2.6.1.Vật tiêu hao 12
2.6.2.Vật không tiêu hao 12
2.7.Vật cùng loại và vật đặc định 13
2.7.1.Vật cùng loại 13
2.7.2.Vật đặc định 13
2.8.Vật đồng bộ 14
3.Khái niệm sở hữu, quyền sở hữu 14
3.1.Sở hữu (Quan hệ sở hữu) 14
Trang 53.2.Quyền sở hữu 14
4.Nội dung quyền sở hữu 14
4.1.Quyền chiếm hữu 14
4.1.1.Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu 14
4.1.2.Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản 15
4.1.3.Quyền chiếm hữu của người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự 15
4.1.4.Chiếm hữu của ng ười không phải chủ sở hữu không có căn cứ pháp lý (chiếm hữu bất hợp pháp) 15
4.2.Quyền sử dụng 15
4.2.1.Quyền sử dụng của chủ sở hữu 16
4.2.2.Quyền sử dụng của người không phải là chủ sở hữu 16
4.3.Quyền định đoạt 16
4.3.1.Các trường hợp định đoạt 16
5.Các hình thức sở hữu 17
5.1.Sở hữu toàn dân 17
5.1.1.Khái niệm 17
5.1.2.Đặc điểm 17
5.2.Sở hữu riêng 17
5.2.1.Khái niệm 17
5.2.2.Đặc điểm 17
5.3.Sở hữu chung 18
5.3.1.Khái niệm 18
5.3.2.Đặc điểm 18
5.3.3.Phân loại 18
5.3.4.Thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung 20
6.Các quyền khác đối với tài sản 20
6.1.Khái quát chung về quyền khác đối với tài sản 20
6.2.Các quyền khác đối với tài sản 21
6.2.1.Quyền đối với bất động sản liền kề 21
6.2.2.Quyền hưởng dụng 22
6.2.3.Quyền bề mặt: 22
7.Bảo vệ quyền sở hữu 23
7.1.Khái niệm 23
7.2 Các phương thức bảo vệ quyền sở hữu 24
Trang 67.2.1.Phương thức phòng ngừa 24
7.2.2.Phương thức khắc phục hậu quả 24
7.2.3.Phương thức trừng trị 24
7.3.Những nguyên tắc bảo vệ ( Điều 163 BLDS 2015) 24
7.4.Bảo vệ các quyền khác đối với tài sản 25
7.4.1.Bảo vệ quyền với bất động sản liền kề 25
7.4.2.Bảo vệ quyền hưởng dụng 26
7.4.3.Bảo vệ quyền bề mặt 27
KẾT LUẬN 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
Trang 7CHƯƠNG 5 PHÁP LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
1.Khái niệm chung về tài sản
- Tài sản là những đối tượng mà con người có thể sở hữu được
- Tài sản phải trị giá được bằng tiền
- Tài sản có thể là đối tượng của giao dịch dân sự
- Tài sản là một khái niệm động, mang nội dung kinh tế, xã hội và nội dung pháp lý
1.3.2.Tiền
- Là loại tài sản đặc biệt có giá trị trao đổi các loại hàng hóa khác
- Do nhà nước ban hành, giá trị của tiền được xác định bằng mệnh giá ghi trên đồng tiền đó
- Có giá trị lưu hành trong cũng như ngoài phạm vi quốc gia
Trang 8được bằng tiền như: trả nợ, bồi thường thiệt hại, yêu cầu người khác chuyển giao giá trị của một vật…
- Ngoài việc đáp ứng những điều kiện chung để một loại quyền được coi là tài sản thì quyền tài sản phải đáp ứng them 2 điều kiện nữa: trị giá được thành tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự
2.Phân loại tài sản
Hình thức thể hiện của tài sản trong thực tiễn rất đa dạng và phong phú Tùy thuộc vào các tiêu chí phân loại tài sản, tài sản có thể chia thành những loại khác nhau Bộ luật Dân sự 2015 đưa ra các cách phân loại như sau:
- Bất động sản và động sản
- Tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai
- Hoa lợi và lợi tức
- Vật chính và vật phụ
- Vật chia được và vật không chia được
- Vật tiêu hao và vật không tiêu hao
- Vật cùng loại và vật đặc định
- Vật đồng bộ
2.1.Bất động sản và động sản
2.1.1.Bất động sản
- Hiện nay, pháp luật Việt Nam không có bất kỳ quy định đưa ra khái niệm
về bất động sản Tuy nhiên, tại Khoản 2 Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau: “ Tài sản bao gồm bất động sản và động sản Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”
➢ Bất động sản là một dạng tài sản
- Tại khoản 1 Điều 107 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định thêm bất động sản bao gồm:
• Đất đai;
• Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
• Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
• Tài sản khác theo quy định của pháp luật;
- Và theo Điều 5 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 cũng quy định các loại bất động sản được đưa vào kinh doanh gồm:
• Nhà, công trình xây dựng có sẵn
• Nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai
Trang 9• Nhà, công trình xây dựng là tài sản công được phép đưa vào kinh doanh
➢ Bất động sản là những tài sản không di chuyển được và thường gắn với đất đai, công tình xây dựng gắn liền với đất đai
2.2.Tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai
2.2.1.Tài sản hiện có
- Theo Khoản 1 Điều 108 Bộ luật Dân sự quy định: Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch (Áp dụng với quyền sử dụng đất)
2.2.2.Tài sản hình thành trong tương lai
- Theo Khoản 2 Điều 108 Bộ luật Dân sự quy định: Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:
2.2.3.Phân biệt tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai
Tiêu chí phân biệt Tài sản hiện có Tài sản hình thành
trong tương lai
Trang 10Đặc điểm
-Là tài sản đã hình thành -Đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác trước hoặc tại thời điểm giao
dịch
-Là tài sản chưa hình thành hoặc đã hình thành nhưng xác lập quyền sở hữu sau thời điểm giao dịch
Rủi ro Rủi ro khi sử dụng làm tài sản đảm
bảo thấp hơn
Rủi ro khi sử dụng làm tài sản đảm bảo cao hơn
2.3.Hoa lợi và lợi tức
2.3.1.Hoa lợi
- Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 109 : “Hoa lợi là sản vật tự nhiên
mà tài sản mang lại”
2.3.2.Lợi tức
- Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 109: “ Lợi tức là khoản lợi thu được
từ việc khai thác tài sản ”
2.3.3.Phân biệt hoa lợi và lợi tức
- Giống nhau:
- Đều được định nghĩa và quy định chi tiết tại Bộ luật Dân sự 2015
- Đều có chung một số quyền nêu tại Bộ luật Dân sự như:
o Quyền sử dụng: được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức
từ tài sản đó
o Trong việc sử dụng tài sản chung: mỗi chủ sở hữu được hưởng hoa lợi và lợi tức theo phần quyền sở hữu của mình trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật quy định khác
o Chủ sở hữu tài sản được thu hoa lợi và lợi tức từ tài sản thuộc quyền
sở hữu của mình
- Khác nhau:
Trang 11Tiêu chí phân biệt Hoa lợi Lợi tức
Đặc điểm
Là tài sản được sinh ra một cách tự nhiên từ tài sản gốc
và có định kỳ sẽ làm phát sinh một sản vật mới
- Lợi tức có được nhờ chủ sở hữu khai thác tài sản (những lợi ích vật chất của tài sản) thông qua các hành vi có ý thức và có mục đích của chủ thể
- Chủ sở hữu tài sản phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong quá tình tạo ra lợi tức
-Hưởng hoa lợi, chịu thiệt hại về gia súc thuê khoán (Điều 291 BLDS)
- Sở hữu do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp
- Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận
- Được thừa kế -Trường hợp khác
do luật quy định
Ví dụ
Một nông dân nuôi bò, bò đẻ
ra thì bê chính là hoa lợi
Một người xây dựng
và sở hữu một căn nhà Sau đó người này cho thuê lại căn nhà đó thì khoản tiền thuê nhà nhận được chính là lợi tức
Trang 12- Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính thì phải chuyển giao cả vật phụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (Khoản 3 Điều 110 Bộ luật Dân sự) Như vậy, vật chính là tài sản có giá trị vật chất, được tạo ra với khả năng khai thác, sử dụng độc lập Việc khai thác, sử dụng vật chính không bắt buộc phải sử dụng vật phụ mà vẫn giữ nguyên giá trị, lợi ích và công dụng ban đầu
Vật phụ là vật, được sản xuất, hình thành nhằm mục tiêu khai thác tối đa các công dụng của vật chính, nâng cao giá trị cho vật chính nhưng không thể thay thế vật chính; có thể gắn liền hoặc tách rời vật chính Vật phụ cũng có giá trị riêng, cũng có thể xem xét là một tài sản độc lập
Trong thực tiễn, một số ví dụ điển hình của vật chính và vật phụ như:
o Vật chính: Tivi – Vật phụ: Điều khiển tivi
o Vật chính: Laptop – Vật phụ: cục sạc laptop
o Vật chính: Kính mắt – Vật phụ: Hộp đựng kính
2.5.Vật chia được và vật không chia được
- Căn cứ vào Khoản 1 Điều 111 Bộ luật Dân sự: “Vật chia được là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng sử dụng ban đầu” VD: gạo, xăng,
- Căn cứ vào Khoản 2 Điều 11 Bộ luật Dân sự: “Vật không chia được là vật khi bị phân chia thì không giữ nguyên được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu” VD: đồng hồ, laptop, điện thoại,
2.6.Vật tiêu hao và vật không tiêu hao
2.6.1.Vật tiêu hao
Theo Khoản 1 Điều 112 Bộ luật Dân sự:
- “ Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu”
- “ Vật tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng cho mượn”
VD : đồ ăn, xà bông, sữa tắm
2.6.2.Vật không tiêu hao
Trang 13- Theo Khoản 2 Điều 112 Bộ luật Dân sự: “ Vật không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được bản chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu”
VD: nhà ở, xe máy, ô tô, là những vật không tiêu hao, là những hợp đồng cho thuê, cho mượn tài sản Trong quan hệ thuê, mượn tài sản, bên thuê, mượn sử dụng vật đúng tính năng, công dụng của vật trong thời gian thuê, mượn hoặc mục đích thuê, mượn đã đạt được thì bên thuê, mượn có nghĩa vụ trả lại vật thuê cho chủ sở hữu hoặc cho bên có quyền cho thuê
- Ngoài ra, vật không tiêu hao còn có thể là một vật chứng để chứng minh trong một vụ án hình sự hay dân sự để kết tội hoặc bảo về lợi ích của bên
có quyền Vật không tiêu hao còn là điều kiện để chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người đang chiếm hữu vật có nghĩa
vụ trả lại tài sản theo phương thức kiện dân sự đòi lại tài sản
“ Vật cùng loại có cùng chất lượng có thể thay thế cho nhau”
- Trong cuộc sống, những vật cùng loại tồn tại xung quanh chúng ta như xe máy cùng hãng, mì tôm cùng loại, với tính chất này, vật cùng loại là đối tượng của hợp đồng vay tài sản Vì bên vay vật cùng loại là chủ sở hữu của tài sản vay, có quyền sử dụng và định đoạt theo ý chí của mình Khi đến hạn thanh toán, bên vay trả cho bên cho vay vật cùng loại với số lượng và chất lượng tương ứng với vật đã vay trước đó
2.7.2.Vật đặc định
- Theo Khoản 2 Điều 113 Bộ luật Dân sự: “Vật đặc định là vật phân biệt được với những vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí
- Trong vật đặc định, người ta xác định vật độc nhất (không có vật thứ hai)
và vật đặc định hóa Khi vật đặc định độc nhất bị tiêu hủy, thì không thể thay thế bằng vật khác, quan hệ pháp luật về sở hữu đối với vật cũng chấm dứt
Ví dụ: Bức tranh cổ của một họa sĩ, các đồ cổ quý hiếm từ nhiều thế kỷ trước,
- Còn vật được đặc định hóa là trong các vật cùng loại người ta tách nó ra bằng một dấu hiệu do con người đặt ra: Đánh dấu đồ vật bằng những ký
Trang 14hiệu riêng biệt Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định, thì phải chuyển giao đúng vật đó
2.8.Vật đồng bộ
- Theo Điều 114 Bộ luật Dân sự: “Vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút
- Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đồng bộ thì phải chuyển giao toàn bộ các phần hoặc các bộ phận hợp thành, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Ví dụ: bộ bàn ghế, tủ để đồ, đôi giày, đôi găng tay, Tuy nhiên, các bên có thể thỏa thuận từng vật trong bộ đó để chuyển giao riêng biệt: 1 cái ghế hoặc 1 cái bàn,
3.Khái niệm sở hữu, quyền sở hữu
3.1.Sở hữu (Quan hệ sở hữu)
- Là mối quan hệ xã hội về việc chiếm hữu những của cải vật chất trong xã hội
3.2.Quyền sở hữu
- Nghĩa hẹp: Là khả năng xử sự của chủ sở hữu trong việc chiếm hữu,
sử dụng, định đoạt các loại tài sản theo quy định của pháp luật
- Nghĩa rộng: Là chế định pháp luật bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản được pháp luật quy định
4.Nội dung quyền sở hữu
4.1.Quyền chiếm hữu
Điều 187 BLDS 2015 quy định: “Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ và chi phối tài sản của chủ sở hữu”
Ví dụ: Chủ sở hữu chiếc điện thoại di động bảo quản, cất giữ chiếc điện thoại của mình
4.1.1.Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu
Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội