GIẢI QUYẾT VỤ ÁNCăn cứ vào tình huống đã cho thì M và H phạm tội Lừa đảo chiếm đoạttài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sungnăm 2017.Dấu hiệu pháp lý cấu thành
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
HÀ NỘI
LUẬT HÌNH SỰ
Tên đề tài:
Quy định của BLHS Việt Nam năm 2015 về tội
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Sinh viên thực hiện: Hoàng Gia Huy MSSV: 2111610614
STT: 31 Lớp: PLU225.1 Giảng viên hướng dẫn: Tiến sĩ Trần Thị Thanh Thủy
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
I.VỤ ÁN
1.NỘI DUNG
2.GIẢI QUYẾT VỤ ÁN
II PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI DANH LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
1.PHÂN TÍCH
2.ĐÁNH GIÁ/BÌNH LUẬN
3.KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3MỞ ĐẦU Sau đại dịch Covid -19, toàn Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang trên đà xây dựng lại nền kinh tế, mọi người đều nỗ lực chăm chỉ làm việc để phục hồi kinh tế Trong hoàn cảnh đó, lại có không ít những người, những pháp nhân có hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác – thứ mà họ đã vất vả, cố gắng để tạo ra Và thật bất công nếu những hành vi như vậy lại không được xử lý một cách thích đáng để lấy lại công bằng cho những người bị hại
Bên cạnh đó, quy định về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) lại bắt đầu có những bất cập khi áp dụng ở cuộc sống hiện tại
Nhận thấy điều đó, em đã quyết định chọn chủ đề “Quy định của BLHS Việt Nam năm 2015 về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” làm chủ đề nghiên cứu chính trong bài tiểu luận này
Trang 4NỘI DUNG
I VỤ ÁN
1 NỘI DUNG
Nguyễn Văn M (sinh năm 1992) và Nguyễn Minh H (1995) trú tại thành phố A đều không nghề nghiệp, ở nhà phụ cha mẹ bán hang nước Thấy kiếm tiền bằng cách bán nước không nhanh giàu được nên hai anh em bàn nhau giả làm cảnh sát để đi trấn tiền của người đi đường vào ban đêm Tháng 5/2018,
M đến chợ trời ở tỉnh B mua được hai bộ quân phục cảnh sát và một còng số
8, bao súng da H chuẩn bị một khẩu súng ngắn bằng nhựa và sơn lại biển số
xe gắn máy thành biển số xanh Khoảng 23 giờ ngày 22/5/2018, sau khi mặc quân phục cảnh sát, M chở H đi xe gắn máy lượn quanh khu vực đường Lê Lợi, thành phố A thì phát hiện một người phụ nữ đi xe SH (sau được xác định
là chị Hồ Minh T) có một chiếc túi treo trên gương xe, chúng liền áp sát chị
T M nói: “Chúng tôi là cảnh sát hình sự, yêu cầu chị cho xem giấy tờ” Chị T luống cuống lục tìm giấy chứng minh thư nhân dân, H bảo: “Chị đưa túi cho tôi cầm cho mà tìm” Khi chị T vừa đưa túi thì M và H phóng xe vụt đi Trong túi của chị T có một số giấy phép lái xe mang tên Hồ Minh T, 01 điện thoại di động trị giá 20 triệu đồng và 16 triệu đồng tiền mặt
2 GIẢI QUYẾT VỤ ÁN
Căn cứ vào tình huống đã cho thì M và H phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt
tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung
năm 2017)
Dấu hiệu pháp lý (cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản)
*Khách thể của tội phạm:
Khách thể của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản là quan hệ sở hữu tài sản Quan hệ sở hữu tài sản là một dạng của quan hệ tuyệt đối tức là chủ thể
Trang 5mang quyền được xác định, các chủ thể còn lại đều là chủ thể mang nghĩa vụ Quan hệ sở hữu thể hiện việc chủ sở hữu có đầy đủ các quyền để chiếm hữu,
sử dụng và định đoạt tài sản của mình Các chủ thể còn lại đều phải có nghĩa
vụ tôn trọng việc thực hiện quyền của chủ sở hữu Tuy nhiên, chủ sở hữu
cũng phải tuân thủ giới hạn quyền sở hữu của mình và được Bộ luật Dân sự
năm 2015 ghi nhận tại khoản 2 Điều 160 Theo đó: “chủ sở hữu được thực
hiện mọi hành vỉ theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được trái với quy định của luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác’'’ Như vậy, trong tình huống trên M và H đã tước đoạt đi tài sản của chị T (là một túi xách bên trong gồm một số giấy pháp lái xe mang tên Hồ Minh T, 01 điện thoại di động trị giá 20 triệu đồng và 16 triệu đồng tiền mặt), xâm phạm tới quan hệ sở hữu tài sản được luật hình sự bảo vệ
*Hành vi khách quan của tội phạm
- Hành vi khách quan của tội phạm hành vi giả danh công an để lừa, khiến người bị hại đưa túi Trong tình huống trên, M và H đã bàn nhau đóng giả cảnh sát để đi lừa người đi đường vào ban đêm Hai đối tượng đã mua quân phục cảnh sát, một còng số 8, bao súng da, súng nhựa và sơn biển số thành biển số xanh Khoảng 23 giờ ngày 22/5/2018, sau khi xác định được được chị
T thì hai đối tượng đã áp sát và giả danh cảnh sát hình sự, yêu cầu kiểm tra giấy tờ của chị T Nhân lúc chị T luống cuống tìm chứng minh thư nhân dân,
H đã bảo chị T đưa túi cho hắn cầm và khi cầm được túi thì M và H phóng xe vụt đi Như vậy, M và H đã có hành vi dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho chị T tin đó là thật và giao tài sản cho chúng Hành vi dùng thủ đoạn gian dối này còn gắn liền với hành vi chiếm đoạt tài sản Hai đối tượng đã chuyển dịch trái pháp luật tài sản của chị
T (túi xách bên trông có giấy phép lái xe mang tên Hồ Minh T, 01 điện thoại
di động có trị giá 20 triệu đồng và 16 triệu đồng tiền mặt) thành của chúng
Trang 6- Hậu quả của tội phạm: Hành vi phạm tội nói trên đã gây ra hậu quả chị T thiệt hại về tài sản Chị T đã mất tổng giá trị tài sản là 36 triệu đồng (trong đó gồm 16 triệu đồng tiền mặt và 01 điện thoại di động trị giá 20 triệu đồng) và giấy pháp lái xe
- Quan hệ giữa hành vi khách quan của tội phạm và hậu quả: Trong tình huống trên, hành vi lừa đảo giả làm công an chiếm đoạt tài sản của hai đối tượng M và H đã dẫn đến hậu quả chị T bị thiệt hại tổng giá trị tài sản là 36 triệu đồng Căn cứ theo khoản 1 và 2 Điều 174 BLHS năm 2015 thì hai đối tượng M và H đã đủ điều kiện phải chịu TNHS về tội của mình Hành vi và hậu quả gây là dấu hiệu cấu thành tội phạm cơ bản của tội này
*Hành vi chủ quan của tội phạm
Trong trường hợp này, hai đối tượng M và H cố ý phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- Về lí trí: H và M nhận thức được hành vi của mình Điều này được thể hiện qua việc H và M đã lên kế hoạch cho hành vi này Hai đối tượng còn nhận thức rõ hậu quả của hành vi mình bởi khi lên kế hoạch, chúng đã đặt rõ mục tiêu chiếm đoạt tài sản
- Về ý chí: M và H mong muốn hậu quả (chiếm đoạt được tài sản của chị T) xảy ra Điều này được thể hiện qua kế hoạch mà hai đối tượng đề ra và trong quá trình thực hiện hành vi này, hai đối tượng không có biểu hiện dừng lại
*Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (M và H) là chủ thể thường, là người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định Trong khuôn khổ tình huống đã cho thì người có đủ năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định
Khung hình phạt áp dụng với M và H:
Trang 7Theo tình huống trên, hai đối tượng phạm tội có tổ chức và đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn và lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức Như vậy, căn cứ vào mục a và đ tại khoản 2 Điều 174 BLHS năm 2015, hai đối tượng H và M
sẽ có khung hình phạt là 02 năm đến 07 năm tù
II PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH
SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI DANH LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
1 PHÂN TÍCH
Căn cứ theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Điều 174 Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1 Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168,
169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích
mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
Trang 8c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
3 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5 Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Mặt khách quan
Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:
Trang 9* Về hành vi: Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản
- Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động … (ví dụ: kẻ phạm tội nói là mượn xe đi chợ nhưng sau khi lấy được xe đem bán lấy tiền tiêu xài không trả xe cho chủ
sở hữu) và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản
- Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là
nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối Như vậy, có thể phân biệt với những trường hợp dùng thủ đoạn gian dối khác, chẳng hạn dùng thủ đoạn cân, đong, đo đếm gian dối nhằm ăn gian, bớt của khách hàng hoặc để bán hàng giả để thu lợi bất chính thì không cấu thành tội này mà cấu thành tội lừa dối khách hàng hoặc tội buôn bán hàng giả
Lưu ý: thời điểm hoàn thành tội phạm này được xác định từ lúc kẻ phạm tội
đã chiếm giữ được tài sản sau khi đã dùng thủ đoạn gian dối để làm cho người chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản bị mắc lừa gia tài sản cho kẻ phạm tội hoặc không nhận tài sản đáng lẽ phải nhận
- Dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản Nếu có hành vi gian dối mà không có hành vi chiếm đoạt (chỉ chiếm giữ hoặc sử dụng), thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người có hành vi gian dối trên bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữ trái phép hoặc tội sử dụng trái phép tài sản, hoặc đó chỉ là quan hệ dân sự
- Trường hợp hành vi gian dối, hay hành vi chiếm đoạt cấu thành vào một tội danh độc lập khác, thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự
về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà chí bị truy cứu những tội danh tương ứng
đó Ví dụ, như hành vi gian dối làm tem giả, vé giả …( Điều 164 Bộ luật hình
Trang 10sự), hành vi gian dối trong cân đong đo đếm, tình gian, đánh tráo hàng ( Điều
162 Bộ luật hình sự), hành vi lừa đảo chiếm đoạt chất ma tuý (Điều 194 Bộ luật hình sự), hành vi buôn bán sản xuất hàng giả là lương thực thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157); hành vi buôn bán sản xuất hàng giả là thức ăn chăn nuôi, phân bón thuốc thú y, bảo vệ thực vật, giống cây trồng vật nuôi (Điều 158 Bộ luật hình sự) đều có dấu hiệu gian dối
* Dấu hiệu khác
Về giá trị tài sản chiếm đoạt: Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ hai triệu đồng trở lên
Nếu dưới hai triệu đồng thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bi kết
án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì người thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này Đây
là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này
Chủ thể tội lừa đảo:
Chủ thể của tội phạm này là người từ đủ 16 trở lên Theo quy định tại điều 12 BLHS về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chủ thể của tội phạm không phải là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi Tức là nếu từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà chỉ có người trên 16 tuổi mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này
Khách thể tội lừa đảo:
Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác
Mặt chủ quan tội lừa đảo:
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý
Tuy nhiên cần lưu ý:
Về mặt ý chí của người phạm tội lừa đảo bao giờ cũng nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản trước khi thực hiện hành vi lừa đảo, đây là điểm phân biệt cấu thành tội lạm dụng tín nhiếm chiếm đoạt tài sản Vì trong một số trường hợp
Trang 11phạm tội làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì bao giờ ý định chiếm đoạt tài sản cũng phát sinh sau khi nhận tài sản thông qua một hình thức giao dịch nhất định
Ý thức chiếm đoạt phải có trước thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản, thủ đoạn gian dối bao giờ cũng phải có trước khi tiến hành giao tài sản giữa người bị hại với người phạm tội Nếu sau khi có được tài sản hợp pháp mới phát sinh thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản thì không coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà tuỳ từng trường hợp cụ thể người phạm tội
bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những tội danh tương ứng (như tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản)
2 ĐÁNH GIÁ/BÌNH LUẬN
Cho đến thời điểm hiện tại, việc áp dụng quy định của BLHS năm 2015 về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản đang gặp một số những bất cập
Thứ nhất, không nhận thức đúng về hành vi khách quan của tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Trong một số trường hợp mặc dù người phạm tội có dùng thủ đoạn gian dối nhưng chỉ nhằm mục đích tiếp cận tài sản nhưng vẫn bị coi là trường hợp phạm tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" Không phải mọi trường hợp người phạm tội có thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt là đủ yếu tố cấu thành tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"
Ví dụ: Ngày 30/02/2021, chị M trình báo việc có 01 đối tượng nam giới đi xe máy loại SH màu đen đến mua 05 hộp sữa với tổng số tiền là 4.300.000 đồng, nhưng nói không mang tiền, đối tượng yêu cầu chị M đi cùng về nhà lấy tiền Sau đó, chị M đi cùng đến khu vực xã X thì đối tượng bảo chị M xuống xe đứng đợi lấy tiền, lợi dụng lúc chị M không chú ý đối tượng đã nổ xe bỏ chạy mang theo toàn bộ 5 hộp sữa không trả tiền Tòa án tuyên bị cáo phạm tội
Trang 12“Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” do đối tượng đã dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản
Hành vi chiếm đoạt 05 hộp sữa của đối tượng này đã hoàn thành một cách công khai và chị M nhanh chóng biết được vụ cướp xảy ra Dấu hiệu nhanh chóng bỏ chaỵ thể hiện thủ đoạn nhằm thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của đối tượng Thủ đoạn lợi dụng sơ hở của chị M để nhanh chóng chiếm đoạt tài sản Với thủ đoạn nhanh chóng để chiếm đoạt tài sản như vậy, chị M không thể phản ứng kịp thời và lấy được số tiền đã chiếm đoạt được Mặc dù thủ đoạn gian dối của đối tượng khiến chị M cho là đàng hoàng rồi mới thực hiện hành vi chiếm đoạt Nhưng trong tập hợp các hành vi lừa đảo mặc dù chị
M cho rằng đó là sự thật, để cùng về nhà lấy tiền, tuy nhiên chị M vẫn chưa chuyển tài sản cho đối tượng vì chị M vẫn ngồi phía sau xe, thùng sữa cũng nằm trong sự quản lý, kiểm soát của chị M Vì vậy, chúng tôi cho rằng hành
vi của đối tượng không cấu thành tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” do việc chị
M vẫn chưa có sự tự nguyện chuyển giao tài sản cho đối tượng
Thứ hai, hạn chế, thiếu sót từ các quy định pháp luật về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Các dấu hiệu của tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" được quy định chính trong
Bộ luật Hình sự vẫn còn thiếu minh bạch, gây khó khăn cho việc thực thi pháp luật Dấu hiệu riêng của tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" là dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản Hay nói đến một phương thức khác, với mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản là sử dụng chiêu trò lừa đảo để cướp tài sản của nạn nhân, tuy nhiên do nhận thức không đúng và sự tỉnh táo về dấu hiệu này đã dẫn đến không chính xác hình sự hóa trong một số trường hợp
Có nhiều trường hợp người tiến hành tố tụng đã nhầm lẫn giữa tranh chấp dân
sự với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Mặt khác một số tội xâm phạm sở hữu khác có hành vi khách quan gần giống với hành vi khách quan của tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", do không có sự