TIỂU LUẬN MÔN XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT Đề tài Anh (Chị) hãy phân tích sự tác động của dư luận xã hội đến hoạt động xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay, cho ví dụ cụ thể (Bài làm có ít nhất 5 điều luật của 5 văn bản pháp luật được trích dẫn).

10 24 0
TIỂU LUẬN MÔN XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT Đề tài Anh (Chị) hãy phân tích sự tác động của dư luận xã hội đến hoạt động xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay, cho ví dụ cụ thể (Bài làm có ít nhất 5 điều luật của 5 văn bản pháp luật được trích dẫn).

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TIỂU LUẬN MÔN XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT Đề tài: Anh (Chị) hãy phân tích sự tác động của dư luận xã hội đến hoạt động xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay, cho ví dụ cụ thể (Bài làm có ít nhất 5 điều luật của 5 văn bản pháp luật được trích dẫn). Tính cấp thiết của đề tài Dư luận xã hội và hoạt động xây dựng pháp luật là hai hiện tượng xa hội khác nhau nhưng giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ. Dư luận xã hội góp phần hoàn thiện việc xây dựng pháp luật, đồng thời việc xây dựng pháp luật cũng phản ánh dư luận xã hội. Nhà nước sử dụng pháp luật làm công cụ để quản lí xã hội nhưng mỗi một bộ luật ra đời đều được dư luận xã hội kiểm chứng. Nếu dư luận xã hội tán thành, chắc chắn việc thực hiện pháp luật sẽ hiệu quả. Nếu dư luận xã hội không tán thành, nhà nước sẽ phải nghiên cứu để điều chỉnh cho phù hợp. Trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, việc tiếp tục tìm kiếm những mô hình mới nhắm phát huy vai trò của quần chúng nhân dân và các tổ chức xã hội thông qua dư luận xã hội đối với quá trình xây dựng pháp luật, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước là một yêu cầu cấp bách về cả lý luận và thực tiễn. Phát huy vai trò của dư luận xã hội đối với việc xây dựng pháp luật là một trong những việc làm đáp ứng được đòi hỏi đó. 1.2 Mục đích và phạm vi nghiên cứu Mục đích: Là nghiên cứu làm rõ hơn vai trò của dư luận xã hội và thực trạng của hoạt động này trong hoạt động xây dựng pháp luật, đồng thời nêu ra những giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò của dư luận xã hội với hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Phạm vi nghiên cứu: Sự tác động của dư luận xã hội đến hoạt động xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay là một đề tài rộng. Vì thế khi thực hiện, trên cơ sở lí luận về dư luận xã hội, hoạt động xây dung pháp luật ở Việt Nam hiện nay và dựa trên thực trạng vấn đề, chủ yếu tập trung vào tìm hiểu những tác động của dư luận xã hội với hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam. Từ đó đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao vai trò của dư luận xã hội đối với hoạt động xây dựng pháp luật. 2.Phần nội dung 2.1 Dư luận xã hội Thuật ngữ dư luận xã hội được hình thành từ rất sớm nhưng phải đến thế kỉ 12 nó mới được sử dụng lần đầu tiên bởi một nhà văn người Anh tên là J.Solsbery. Trong tiếng Anh, thuật ngữ này được ghép bởi hai từ: Public (công khai, công chúng) và Opinion (ý kiến, quan điểm). Trong tiếng Việt, thuật ngữ “dư luận xã hội” còn được gọi theo những các khác như công luận hay dư luận công chúng Dư luận xã hội là một dạng đặc biệt của ý thức xã hội, được biểu hiện bằng chính kiến cụ thể thuộc một nhóm đông người hoặc tập thể tầng lớp, giai cấp, nhiều khi là cả một cộng đồng (địa phương, cả nước, khu vực, cộng đồng thế giới,…) đối với những vấn đề mà họ quan tâm. Dư luận xã hội là sự biểu hiện trạng thái ý thức xã hội của một cộng đồng người nào đó, là sự phán xét, đánh giá của đại đa số trong cộng đồng người đối với các sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội có liên quan đến như cầu, lợi ích của họ trong một thời điểm nhất định; Dư luận xã hội là tập hợp các luồng ý kiến cá nhân trước các vấn đề, sự kiện, hiện tượng có tính thời sự.

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI TIỂU LUẬN MÔN XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT Đề tài: Anh (Chị) hãy phân tích sự tác động của dư luận xã hội đến hoạt động xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay, cho ví dụ cụ thể (Bài làm có ít nhất 5 điều luật của 5 văn bản pháp luật được trích dẫn) Họ và tên: Hà Huy Hoàng Ngày tháng năm sinh: 10/06/2002 MSSV: 453724 Lớp: 37A Ngành: Luật Ngày thực hiện: 07/12/2021 3 MỤC LỤC 1 Phần mở đầu 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1.2 Mục đích và phạm vi nghiên cứu 2 Phần nội dung 2.1 Dư luận xã hội 2.2 Hoạt động xây dựng pháp luật 2.3 Sự tác động của dư luận xã hội đến hoạt động xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay, ví dụ cụ thể 3 Phần kết luận 1.Phần mở đầu 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Dư luận xã hội và hoạt động xây dựng pháp luật là hai hiện tượng xa hội khác nhau nhưng giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ Dư luận xã hội góp phần hoàn thiện việc xây dựng pháp luật, đồng thời việc xây dựng pháp luật cũng phản ánh dư luận xã hội Nhà nước sử dụng pháp luật làm công cụ để quản lí xã hội nhưng mỗi một bộ luật ra đời đều được dư luận xã hội kiểm chứng Nếu dư luận xã hội tán thành, chắc chắn việc thực hiện pháp luật sẽ hiệu quả Nếu dư luận xã hội không tán thành, nhà nước sẽ phải nghiên cứu để điều chỉnh cho phù hợp Trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, việc tiếp tục tìm kiếm những mô hình mới nhắm phát huy vai trò của quần chúng nhân dân và các tổ chức xã hội thông qua dư luận xã hội đối với quá trình xây dựng pháp luật, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước là một yêu cầu cấp bách về cả lý luận và thực tiễn Phát huy vai trò của dư luận xã hội đối với việc xây dựng pháp luật là một trong những việc làm đáp ứng được đòi hỏi đó 1.2 Mục đích và phạm vi nghiên cứu Mục đích: Là nghiên cứu làm rõ hơn vai trò của dư luận xã hội và thực trạng của hoạt động này trong hoạt động xây dựng pháp luật, đồng thời nêu ra những giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò của dư luận xã hội với hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Phạm vi nghiên cứu: Sự tác động của dư luận xã hội đến hoạt động xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay là một đề tài rộng Vì thế khi thực hiện, trên cơ sở lí luận về dư luận xã hội, hoạt động xây dung pháp luật ở Việt Nam hiện nay và dựa trên thực trạng vấn đề, chủ yếu tập trung vào tìm hiểu những tác động của dư luận xã hội với hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam Từ đó đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao vai trò của dư luận xã hội đối với hoạt động xây dựng pháp luật 2.Phần nội dung 2.1 Dư luận xã hội Thuật ngữ dư luận xã hội được hình thành từ rất sớm nhưng phải đến thế kỉ 12 nó mới được sử dụng lần đầu tiên bởi một nhà văn người Anh tên là J.Solsbery Trong tiếng Anh, thuật ngữ này được ghép bởi hai từ: Public (công khai, công chúng) và Opinion (ý kiến, quan điểm) Trong tiếng Việt, thuật ngữ “dư luận xã hội” còn được gọi theo những các khác như công luận hay dư luận công chúng 1 Dư luận xã hội là một dạng đặc biệt của ý thức xã hội, được biểu hiện bằng chính kiến cụ thể thuộc một nhóm đông người hoặc tập thể tầng lớp, giai cấp, nhiều khi là cả một cộng đồng (địa phương, cả nước, khu vực, cộng đồng thế giới,…) đối với những vấn đề mà họ quan tâm Dư luận xã hội là sự biểu hiện trạng thái ý thức xã hội của một cộng đồng người nào đó, là sự phán xét, đánh giá của đại đa số trong cộng đồng người đối với các sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội có liên quan đến như cầu, lợi ích của họ trong một thời điểm nhất định; Dư luận xã hội là tập hợp các luồng ý kiến cá nhân trước các vấn đề, sự kiện, hiện tượng có tính thời sự 2.2 Hoạt động xây dựng pháp luật Có rất nhiều các quan niệm, cách hiểu khác nhau về xây dựng pháp luật Theo nghĩa hẹp: Xây dựng pháp luật chỉ bao gồm các công việc ban hành, thông qua văn bản quy phạm pháp luật Theo nghĩa rộng: Xây dựng văn bản pháp luật bao gồm rất nhiều các hoạt động từ chuẩn bị, soạn thảo dự án văn bản quy phạm pháp luật đến các khâu tiếp theo… Quan điểm được thừa nhận chung là quan điểm xây dựng pháp luật theo nghĩa rộng Vì thực tế để có thể có được một văn bản quy phạm pháp luật, cần phải trải qua một quá trình khó khăn phức tạp với sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau, nhiều công đoạn khác nhau Một đinh nghĩa đã được xem là phổ biến về xây dựng pháp luật như sau: Xây dựng pháp luật là một trong những hình thức đặc biệt quan trọng, cơ bản nhất của hoạt động nhà nước, nhằm ban hành, sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ các quy phạm pháp luật, được thực hiện trên cơ sở nhận thức các nhu cầu khách quan của xã hội, các lợi ích xã hội Xây dựng pháp luật được thực hiện theo những nguyên tắc, trình tự và thủ tục pháp lí nhất định nhằm đưa ý chí nhà nước của nhân dân lên thành các quy phạm pháp luật 2.3 Sự tác động của dư luận xã hội đến hoạt động xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay, ví dụ cụ thể * Mối quan hệ của dư luận xã hội đến hoạt động xây dựng pháp luật: Dư luận xã hội và pháp luật là hai hiện tượng xã hội khác nhau nhưng giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ Điều này được thể hiện ở chỗ dư luận xã hội góp phần hoàn thiện việc xây dựng pháp luật Với tư cách là một hiện tượng xã hội, dư luận xã hội phản ánh tồn tại xã hội nói chung, đồng thời phản ánh các sự kiện, hiện tượng pháp lí xảy ra trong đời sống xã hội Sự bàn luận, trao đổi ý kiến giữa các thành viên trong xã hội về các sự kiện, hiện tượng pháp lý đưa tới kết quả là họ đạt tới sự nhận thức chung, thống nhất trong các phán xét, đánh giá về sự việc, sự kiện pháp lý Trên cơ sở của sự phán xét, đánh giá về các 2 sự kiện, hiện tượng pháp luật diễn ra trong đời sống xã hội, dư luận làm nảy sinh trong nhận thức của con người những khái niệm cơ sở, mang tính bề ngoài, ngẫu nhiên và sau đó là những tri thức phản ánh đúng đắn bản chất của các hiện tượng pháp lý Từ đó hình thành những quan niệm, quan điểm, tư tưởng phản ánh những vấn đề có liên quan đến pháp luật và các hiện tượng pháp luật một cách sâu sắc, có tính hệ thống trong xã hội Lấy ví dụ, xuất phát từ hiện tượng kết hôn đồng giới trong xã hội ngày càng nhiều mà dư luận xã hội thay đổi từ phản đối sang cảm thông Lúc đầu người ta cho rằng việc kết hôn đồng giới là trái thuần phong, mĩ tục của người Việt Nhưng dù được thừa nhận hay không thì những người đồng giới vẫn cứ kết hôn với nhau Sau khi có nhiều cuộc kết hôn đồng giới xảy ra thì các cặp đôi này không những không sợ dư luận mà ngược lại, họ kết hôn công khai, thậm chí còn tổ chức một cách hoành tráng Dư luận xã hội nhận thấy rằng, dù xã hội không muốn tình trạng này diễn ra nhưng thực tế vẫn có một bộ phận người đồng giới trong xã hội và họ có quyền được chứng minh nhân thân, quyền được hưởng hạnh phúc cá nhân, hưởng phúc lợi của xã hội cũng như làm tròn nghĩa vụ công dân với xã hội Vì vậy, dư luận xã hội thông cảm với họ, các diễn đàn dành cho người đồng tính hoạt động công khai, nhiều chương trình truyền hình về người đồng tính phát song … Trước hiện tượng kết hôn đồng giới tính trong xã hội ngày càng nhiều và dư luận xã hội ngày càng bảo vệ quyền lợi cho người đồng tính, Bộ Tư pháp đã hợp với các bộ ngành hữu quan về việc dự thảo, góp ý, sửa đổi Luật Hôn nhân và Gia đình trong đó có đề xuất việc kết hôn đồng giới Trước đây, nếu theo Luật hôn nhân và gia đình 2000 thì việc kết hôn giữa những người đồng giới bị “cấm” Từ 1/1/2015, Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi năm 2014 có hiệu lực Quốc hội đã bỏ điều cấm này và thay bằng điều 8, khoản 2 là: “ Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” Mặc dù Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 cấm kết hôn đồng giới, Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi năm 2014, bỏ quy định "cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính" từ ngày 1 tháng 1 năm 2015 Tuy nhiên, Luật 2014 vẫn quy định "không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính" (khoản 2 Điều 8) Theo báo Tuổi Trẻ, những người đồng giới tính vẫn có thể chung sống, nhưng pháp luật sẽ không xử lý khi giữa họ có tranh chấp xảy ra Không thừa nhận có nghĩa rằng pháp luật không cho phép người đồng giới đăng kí kết hôn tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay được coi như vợ - chồng với các quyền và nghĩa vụ tương ứng 3 Như vậy, theo quy định trên thì hôn nhân đồng tính không còn bị cấm Người đồng tính có thể tổ chức hôn lễ, chung sống với nhau nhưng dưới con mắt pháp luật thì không được coi như vợ chồng và không thể đăng kí kết hôn với cơ quan nhà nước Đây là kết quả của quá trình vận động và thảo luận xã hội trong suốt những năm qua, dẫn đến việc các nhà làm luật đã nhìn nhận tích cực hơn về quyền kết hôn, bình đẳng của người đồng tính và các cặp đôi cùng giới Bên cạnh đó, theo Điều 8 Nghị định 87/2011/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình đã hết hiệu lực thì: “ Phạt tiền 100.000 – 500.000 đồng với hành vi kết hôn giữa những người cùng giới tính” Hiện nay, theo Nghị định 110/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, Hôn nhân gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã thì Điều 48 “Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; vi phạm quy định về ly hôn” có quy định về những hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng (mức phạt từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng) thì hành vi “kết hôn giữa những người cùng giới tính” đã được bãi bỏ Ngoài các vấn đề hôn nhân thì dư luận cũng đã xôn xào trong thời gian dài về việc quyết định sát nhập Hà Tây vào Hà Nội (cũ) vào năm 2008 Rất nhiều người tán thành với đề xuất này của Bộ xây dựng bởi họ cho rằng Hà Nội (cũ) có diện tích quá hẹp, việc mở rộng Hà Nội sẽ tạo được không gian phóa tây thủ đô có môi trường cảnh quan đẹp, rộng rãi, điều kiện địa hình, địa chất phù hợp cho việc phát triển các dự án tầm cỡ quốc gia, quốc tế như: Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Khu Đại học Quốc gia, Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, các khu đô thị mới… Đặc biệt, tại đây có thể lựa chọn để phát triển Trung tâm Chính trị - Hành chính quốc gia mới Tuy nhiên dư luận cũng xuất hiện những ý kiến trái chiều với tỷ lệ cao tương đương với ý kiến tán thành, họ là những người Hà Tây không muốn mất đi cái tên của nơi chôn rau cắt rốn, không muốn mất đi một Hà Tây quê lụa vốn để lại bao nhiêu xúc cảm cho người dân trong nước cũng như bạn bè quốc tế; và họ là những người không tin tưởng vào việc mở rộng địa giới Hà Nội sẽ làm Hà Tây có một bước phát triển vượt bậc Nhưng để nước ta ngày càng phát triển thì Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 15/2008/QH12, tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 15/2008QH12 “Hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên là 219.341,11 ha và dân số hiện tại là 2.568.007 người của tỉnh Hà Tây vào thành phố Hà Nội” 4 “Đề cập đến hiệu quả trong việc sáp nhập đơn vị hành chính, Trưởng ban Tổ chức Trung ương lấy dẫn chứng việc sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội “Lúc bàn thì khó khăn vô cùng, với rất nhiều băn khoăn, lo lắng Ví như sáp nhập vào rồi thì truyền thống văn hóa, lịch sử, kinh phí, đặc biệt là công tác cán bộ sẽ ra sao? Sáp nhập phòng đã khó vì hai ông trưởng phòng nay chỉ còn chọn một ông Sáp nhập cấp tỉnh còn khó khăn gấp bội vì cũng là Uỷ viên Trung ương ” Nhưng đồng chí Phạm Minh Chính cũng đánh giá, là “đúng đắn, thành công, hiệu quả”, mở ra không gian cho sự phát triển Mọi khó khăn lúc đầu đặt ra đến nay cũng đều được giải quyết “Sáp nhập tỉnh lớn như vậy còn làm được, vậy xã, phường sao không làm được? Sáp nhập được là giảm ngay đội ngũ”, đồng chí Phạm Minh Chính nhấn mạnh và khẳng định, Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội là bài học thành công sống động, cho thấy khó mấy cũng làm được nếu điều đó là đúng đắn, phù hợp với thực tiễn xã hội.” Một vấn đề nổi cộm được dư luận xã hội bàn tán nhiều: Sau làn song đình công phản đối mạnh mẽ trong quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 thì công nhân nghỉ việc, một thời gian sau có thể nhận sổ bảo hiểm để lãnh tiền trợ cấp một lần Tuy nhiên, với quy định mới này, những công nhân nghỉ việc phải chờ đến tuổi nghỉ hưu, tức 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với nam mới được nhận số tiền bảo hiểm xã hội mà hàng tháng họ vẫn phải đều đặn đóng hơn 300 ngàn đồng, chính vì lý do này, hàng loạt công nhân các nhà máy, xí nghiệp đã nghỉ làm để đình công phản đối quy định trên, tiêu biểu nhất phải kể đến vụ việc gần 90.000 công nhân Công ty TNHH PouYuen Việt Nam đã đình công phản đối các quy định tại Điều 60, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 mà Luật này vừa được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2014 Một số công nhân trình bày rằng, Luật Bảo hiểm xã hội mới sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2016, đồng nghĩa việc CN sẽ không được nhận trợ cấp Bảo Hiểm xã hội một lần nữa “Với mức lương 3.482.000 đồng/tháng, mỗi tháng, tôi trích gần 380.000 đồng đóng BHXH Nếu tôi làm chừng 10 năm nữa, khi tôi 40 tuổi, sức tôi không còn, tôi muốn lấy tiền BHXH 1 lần về quê làm vốn bán tạp hóa nhưng tôi phải đợi 15 năm nữa mới được hưởng BHXH Trong 15 năm đó tôi sống bằng gì để đợi” Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 của giai cấp công nhân, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã kiến nghị việc sửa đổi Luật cho phù hợp với tình hình thực tiễn và nguyện vọng của công nhân Bắt kịp với xu hướng hiện nay và đảm bảo cho cuộc sống nhân dân Ngày 06/11/2021, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký ban hành Quyết định 5 33/2021/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 23/2021/QĐ-TTg quy định về thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 Chúng ta biết dư luận xã hội là một hiện tượng thuộc lĩnh vực tinh thần của xã hội, phản ánh tồn tại xã hội từ góc nhìn lợi ích của xã hội nói chung, của mỗi tầng lớp xã hội hay nhóm xã hội nói riêng Chính vì vậy, khi phản ánh thực tế xã hội, sự phản ánh đó về cơ bản là đúng nhưng cũng có những trường hợp sự phản ánh đó là sai thực tế ( có thể sai nhiều hoặc sai ít), Điều này đã gây không ít khó khăn cho quá trình xây dựng các chính sách pháp luật phù hợp với yêu cầu thực tế Vì lí do đó, bên cạnh những đóng góp tích cực như đã phân tích ở trên thì dư luận xã hội còn bộc lộ những hạn chế đối với việc xây dựng pháp luật, cụ thể như sau: + Tâm lý e ngại va chạm khiến công tác đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực chưa mạnh mẽ, rộng khắp trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là các cơ quan doanh nghiệp + Trong việc thực hiện phương châm: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra thì việc tạo điều kiện để dân giám sát, kiểm tra còn yếu, cơ chế cho việc kiểm tra chưa rõ + Tâm lý tuyệt đối hóa vai trò của Nhà nước khiến một bộ phận không nhỏ người dân đã tỏ ra thờ ơ, không quan tâm đến việc đóng góp ý kiến khi Nhà nước tổ chức lấy ý kiến hoặc có thể miễng cưỡng làm theo + Công tác xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể nhân dân chưa được coi trọng thường xuyên, đấu tranh phê bình và tự phê bình, thực hiên dân chủ công khai ở một số nơi còn hạn chế; tình trạng quan liêu, mất dân chủ ở một số cơ quan, đơn vị xã phường chậm được khắc phục sửa chữa *Các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành, phát triển, tác động của dư luận xã hội đến hoạt động xây dựng pháp luật + Thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển + Phát huy và mở rộng nền dân chủ xã hội + Tạo lập bầu không khí tâm lý xã hội lành mạnh + Đảm bảo sự an toàn cho chủ thể của dư luận xã hội khi phản ánh các hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật + Cải thiện phương pháp, cách thức phổ biến giáo dục, pháp luật + Phát huy vai trò của truyền thông đại chúng + Tổ chức điều tra, thăm dò dư luận xã hội trong hoạt động xây dựng pháp luật + Sử dụng các kết quả thăm dò dư luận xã hội vào hoạt động xây dựng pháp luật 6 3.Phần kết luận Đúng với chức năng của mình, ở nước ta, trong thời gian qua, dư luận xã hội đã hỗ trợ pháp luật từ khâu xây dựng các văn bản pháp luật đến việc nâng cao ý thức pháp luật, điều chỉnh hành vi con người, duy trì trật tự xã hội … Thực tế, chúng ta đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận từ việc phát huy vai trò của dư luận xã hội trong hoạt động xây dựng pháp luật, như: dân chủ hóa quá trình xây dựng pháp luật, tạo điều kiện để nhân dân tích cực đóng góp ý kiến về các vấn đề kinh tế, xã hội, chủ động tham gia vào các hoạt động quản lí nhà nước, xã hội, thanh tra nhân dân và trực tiếp đấu tranh chống tiêu cực, từng bước nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân Thứ nhất, một dư luận xã hội là sự thể hiện lợi ích chung thông qua tiếng nói chung của nhân dân nên đó là điều kiền cần thiết để tầng lớp nhân dân phát huy quyền làm chủ xã hội, mở rộng nền dân chủ xã hội, tích cực tham gia vào hoạt động pháp luật Thứ hai, dư luận xã hội là nguồn tin phản hồi có ý nghĩa rất quan trọng và thiết thực với quá trình xây dựng pháp luật đối với việc ban hành các quyết định của cá nhân nhà chức trách có thẩm quyền Thứ ba, dư luận xã hội không mang tính pháp lý nhưng nó lại có sức mạnh to lớn trong việc định hướng và điều chỉnh hành vi hoạt động của các thành viên trong xã hội trong hoạt động xây dựng pháp luật Bối cảnh toàn cầu hóa đang dần làm cho những sự kiện, vấn đề của thế giới thành những vấn đề của Việt Nam Đây cũng là những vấn đề dư luận xã hội nước ta đặc biệt quan tâm Để hội nhập và phát triển, chúng ta cần phát huy hơn nữa sức mạnh của dư luận xã hội không chỉ trong lĩnh vực xây dựng pháp luật mà còn trên nhiều các mặt hoạt động của đời sống xã hội 7 TRÍCH DẪN LUẬT 1 Giáo trình môn Xã hội học pháp luật; Trường Đại học Luật Hà Nội 2 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 4 Nghị định 87/2011/NĐ-CP 5 Nghị định 110/2013/NĐ-CP 6 Nghị quyết 15/2008/QH12 7 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 8 Quyết định 33/2021/QĐ-TTg 8 ... phạm pháp luật 2.3 Sự tác động dư luận xã hội đến hoạt động xây dựng pháp luật nước ta nay, ví dụ cụ thể * Mối quan hệ dư luận xã hội đến hoạt động xây dựng pháp luật: Dư luận xã hội pháp luật. .. nghiên cứu: Sự tác động dư luận xã hội đến hoạt động xây dựng pháp luật nước ta đề tài rộng Vì thực hiện, sở lí luận dư luận xã hội, hoạt động xây dung pháp luật Việt Nam dựa thực trạng vấn đề, chủ... hoàn thiện việc xây dựng pháp luật, đồng thời việc xây dựng pháp luật phản ánh dư luận xã hội Nhà nước sử dụng pháp luật làm công cụ để quản lí xã hội luật đời dư luận xã hội kiểm chứng Nếu dư luận

Ngày đăng: 10/03/2022, 14:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan