Di tích lịch sử văn hóa đền Dạ Trạch đền Hóa nay thuộc thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung - Hồng Vân Công chúa.. Một số khái niệm liên quanKhái niệ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
TIỂU LUẬN
QUẢN LÝ BẢO TỒN DI SẢN
CHỦ ĐỀ: Học viên : CHỬ VĂN THẮNG Lớp : DTHN2206
Mã học viên : 2206051
Giảng viên phụ trách : PGS.TS
Hà Nội – 4/2023
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Tên đề tài
Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy di tích lịch sử văn hóa đền Dạ Trạch huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên
2 Lý do chọn đề tài
Di tích lịch sử văn hóa là thành quả lao động sáng tạo của ông cha để lại Lịch sử dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm, ở bất kỳ nơi đâu trên đất Việt đều bắt gặp những di tích lịch sử văn hóa như đình, chùa, miếu, lăng tẩm Đây là những tài sản vô cùng quý giá mà cha ông đã để lại cho hậu thế Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng phong phú thì nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tìm hiểu cội nguồn văn hóa dân tộc mà trong đó có di tích lịch sử văn hóa càng trở nên bức thiết Gìn giữ những di tích lịch sử văn hóa không chỉ đơn thuần là giữ những thành quả vật chất của cha ông để lại mà hơn thế là tiếp tục thừa kế phát huy sáng tạo những giá trị văn hóa mới, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại Chính vì vậy, ngày nay vấn đề bảo vệ và phát huy giá trị của di tích lịch sử văn hóa, góp phần làm đẹp thêm truyền thống của dân tộc luôn được ngành văn hóa quan tâm
Di tích lịch sử văn hóa đền Dạ Trạch (đền Hóa) nay thuộc thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung - Hồng Vân Công chúa Tương truyền, đền Hóa Dạ Trạch được xây dựng trên nền cao của lâu đài thành quách xưa, ngay sau khi Chử Đồng Tử - Tiên Dung hóa về trời Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mật độ dân cư ngày càng đông đúc, nhà cao tầng, chung cư mọc lên ngày càng nhiều đã phần nào ảnh hưởng đến di tích đền Dạ Trạch Trải qua thời gian, trước tác động của tự nhiên, sự lão hóa của nguyên vật liệu kiến trúc, di tích Đền Dạ Trạch đã xuống cấp cần được tu bổ tôn tạo tôi chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy di tích lịch sử văn hóa đền Dạ Trạch”
3 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nhận thức sâu sắc vai trò của việc giữ gìn di tích trong giai đoạn hiện nay, tiểu luận đi sâu vào khảo sát phân tích, đánh giá thực trạng di tích đền Dạ Trạch
và đưa ra nhưng giải pháp bảo tồn
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 3Đối tượng ngiên cứu: thực trạng và giải pháp bảo tồn di tích lịch sử văn hóa đền Dạ Trạch hiện nay
Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: tiểu luận nghiên cứu tại đền Dạ Trạch thuộc xã Dạ Trạch huyện Khoái Châu Tỉnh Hưng Yên
- Thời gian: Tiểu luận nghiên cứu thực trạng và hoạt động của đền Dạ Trạch từ các năm gần đây
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của đề tài là tổng hợp, phân tích từ các số liệu sẵn có, kết hợp thu thập thông tin từ nguồn dữ liệu mở trên các phương tiện thông tin đại chúng
Trang 4NỘI DUNG
1 Cơ sở lý luận về quản lý di tích lịch sử văn hóa và tổng quan di tích đề Dạ Trạch
1.1 Một số khái niệm liên quan
Khái niệm Di sản văn hóa: Trong Công ước Bảo vệ DSVH và thiên nhiên thế giới của UNESCO ban hành năm 1972, tại điều 1 có quy định những loại hình sẽ được coi như là “di sản văn hoá’’ bao gồm: Di tích kiến trúc (monuments), nhóm công trình xây dựng (groups of buildings) và các di chỉ (sites) Khái niệm di sản trong một số từ điển được hiểu theo một nghĩa đơn giản đó là tính năng thuộc về nền văn hóa của một xã hội cụ thể, chẳng hạn như truyền thống, ngôn ngữ, hoặc các tòa nhà, đã được tạo ra trong quá khứ và vẫn còn có tầm quan trọng lịch sử
Ở nước ta, năm 2001 Luật Di sản văn hóa được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua, thuật ngữ “di sản văn hóa" chính thức được ghi trong văn bản pháp quy cao nhất và được sử dụng phổ biến Năm 2009 Luật di sản văn hóa được sửa đổi, bổ sung một số điều khoản, theo đó DSVH bao gồm DSVH phi vật thể và DSVH vật thể, “là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”
Trong các cuốn Đại từ điển tiếng Việt, di tích lịch sử văn hóa được hiểu là “Tổng thể những công trình, địa điểm, đồ vật hoặc tác phẩm, tài liệu có giá trị lịch sử hay giá trị văn hóa được lưu lại
Theo Luật di sản văn hóa: “Di tích lịch sử văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm
và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học" Ở đây, có thể hiểu rộng ra các công trình xây dựng, địa điểm đó là các tòa nhà, đài tưởng niệm, quảng trưởng, khu phố gắn với các sự kiện lịch sử, các di chỉ khảo cổ, các địa điểm gắn với hoạt động tôn giáo tín ngưỡng
Khái niệm Quản lý di tích lịch sử văn hóa: Quản lý văn hóa là một lĩnh vực cụ thể của quản lý, thường được hiểu là: Công việc của Nhà nước được thực hiện thống qua việc ban hành, tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, đồng thời nhằm góp phần phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương nói riêng, cả nước nói chung Ngoài ra, quản lý văn hóa còn được hiểu là sự tác động chủ quan bằng nhiều hình thức, phương pháp của chủ thể quản lý (các cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể, các cơ cấu dân sự, các cá nhân được
Trang 5trao quyền và trách nhiệm quản lý) đối với khách thể (là mọi thành tố tham gia và làm nên đời sống văn hóa) nhằm đạt được mục tiêu mong muốn
Di tích lịch sử văn hóa là một bộ phận quan trọng của nền văn hóa dân tộc, vì vậy
có thể hiểu: Quản lý di tích lịch sử văn hóa chính là sự định hướng, tạo điều kiện tổ chức, điều hành việc bảo vệ, gìn giữ các di tích, làm 27 cho các giá trị của di tích được phát huy theo chiều hướng tích cực Việc quản lý di tích được thực hiện bởi các chủ thể quản lý (cơ quan quản lý, cộng đồng có di tích ) tác động bằng nhiều cách thức khác nhau đến đối tượng quản lý (các di tích) nhằm gìn giữ, bảo vệ và khai thác các giá trị của di tích phục vụ sự phát triển xã hội, đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần cho cộng đồng
1.2 Nội dung quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa
Di tích lịch sử văn hóa là tài sản vô cùng quý báu mà cha ông ta đã để lại cho hậu thế Vì vậy gìn giữ DTLS - VH chính là tiếp tục kế thừa những truyền thống tốt đẹp của cha ông đó là việc rất cần thiết Đảng và nhà nước đã ban hành và hoàn thiện các văn bản qui phạm pháp luật
Cách mạng tháng 8/11945 giành được độc lập, ngày 23/11/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký xác lệnh số 65-SL về quản lý di sản văn hóa Sắc lệnh gồm 6 điều, ấn định nhiệm vụ cho Đông phương Bác cổ học viện có nhiệm vụ bảo tồn tất cả cổ tích trong toàn cõi Việt Nam, và nghiêm cấm việc phá hủy đền, chùa, đình, miếu, điện, thành quách , lăng mộ
Ngày 28/6/1956, Trung ương Đảng ra thông tư số 38/TT- TW về việc bảo vệ di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Trong đó đề cập đến việc nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trong các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và toàn dân; đình chỉ ngay các hoạt động kinh tế đang phương hại trực tiếp đến các
di tích; tiến hành phân loại và xây dụng kế hoạch tu bổ các di tích
Ngày 3/7/1957, Thủ tướng Chính phủ ra thông tư số 954/TTg về việc bảo vệ di tích
và danh lam thắng cảnh
Ngày 29/10/1957, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ký nghị định số 519/TTg về việc bảo vệ sử dụng DTLS-VH và danh lam thắng cảnh Đây là văn bản pháp lý cập nhật đầy đủ đến việc quản lý nhà nước đối vơi DTLS - VH trong suốt hai thập kỷ chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta Nghị định gồm 7 mục với 32 điều trong đó đề cập tới công tác quản lý DTLS-VH ở các góc độ như liệt hạng di sản văn hóa, quy định những tiêu
Trang 6chuẩn của các công trình được hạng là DTLS-VH; việc trùng tu tôn tạo di tích; chế độ khen thưởng và kỷ luật đối với tổ chức cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ và phát huy tác dụng DTLS-VH
Nghị định 519/TTg do thủ tướng Phạm Văn Đồng ký ngày 19/10/1957 đã phát huy tác dụng trong đời sống xã hội, có giá trị lớn trong việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy DSVH Việt Nam phục vụ tích cực cho sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo Ngày 31/3/1984, Hôi đồng nhà nước đã ban hành và công bố Pháp lệnh số 14LCT/HĐNN về việc bảo vệ và sử dụng DTLS-VH và các danh lam thắng cảnh Pháp lệnh có 5 chương và 27 điều, xác định rõ biện pháp quản lý nhà nước đối với các
di sản văn hóa gồm 3 việc: “Kiểm kê, đăng ký, công nhận và xác định các loại hình di tích và danh thắng Quy định chế độ bảo vệ và sử dụng DTLS - VH và các danh lam thắng cảnh, tổ chức thực hiện các chế độ đó Thanh tra việc thi hành những quy định của pháp luật về bảo vệ, sử dụng DTLS-VH và các danh lam thắng cảnh
Pháp lệnh số 14-LTC/HĐNN ra đời đã tập trung thống nhất quản lý, sử dụng
DTLS-VH và danh lam thắng cảnh trên phạm vi cả nước, đưa công tác kiểm kê, lập hồ sơ xếp hạng vào nề nếp Quy định về cổ vật, việc tu bổ, tôn tạo và hoạt động bảo vệ di tích cũng đã rõ ràng và chặt chẽ Pháp lệnh ra đời có ý nghĩa to lớn, là bước tiến về mặt pháp lý với mục đích làm cho công tác quản lý di sản văn hóa của dân tộc hoàn thiện hơn
Ngày 22/7/2001, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã ký lệnh số 09/LCTL công
bố Luật Di sản văn hóa được kỳ họp quốc hội thữ IX thông qua ngày 29/6/2001, Luật
có hiệu lực từ ngày 1/1/2002 Với việc ra đời luật Di sản văn hóa đã tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý DTLS - VH trong cả nước
Sau một thời gian áp dụng, Luật Di sản văn hóa 2001 không phù hợp với thực tiễn đời sống kinh tế xã hội của đất nước Vì vậy Luật Di sản văn hóa 2001 được sửa đổi
bổ sung một số điều luật năm 2009 là văn bản hợp nhất giữa luật Di sản văn hóa năm
2001 và sửa đổi bổ sung một số điều Luật Di sản văn hóa năm 2009 Luật điều chỉnh những vấn đề hoàn toàn mới, hoàn thiện nâng cao những vấn đề đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật trước đây phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế
Những văn bản pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hóa qua từng thời
kỳ lịch sử, cái sau có giá trị cao hơn cái trước, cho thấy tính nhất quán tạo động lực
Trang 7giúp cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, tôn vinh những di sản văn hóa tiêu biểu nhất, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút nguồn lực của nhiều thành phần kinh tế phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh
1.3 Tổng quan về di tích lịch sử văn Hóa đền Dạ Trạch
a Giới thiệu chung về Làng Yên Vĩnh
Làng Yên Vĩnh thuộc xã Dạ Trạch huyện Khoái Châu Tỉnh Hưng Yên Xa xưa, Yên Vĩnh và Đa Hòa là hai xóm của làng Phong Hòa, thành hoàng làng của họ là thần
Rí Sau, do đất bãi sông được bồi tụ, dân các nơi đến khai phá, đất được mở rộng, dân
số tăng đã làm cho Phong Hòa phải phân đôi thành hai làng Đa Hòa và Yên Vĩnh (hay Vĩnh) Nhóm cư dân Yên Vĩnh có nguồn gốc từ dân làng Vĩnh Khang bên Phú Xuyên
- Hà Tây sang đây khai phá đất mới, những người tiên phong là bốn gia đình dân chài của các dòng họ Nguyễn, Hà, Lê, Chu, những vị này sau thành những tiên công của làng Tên gọi làng mới Yên Vĩnh được đặt ghép từ chữ đầu tên làng cũ là “Vĩnh” với chữ “Yên” để cầu mong có cuộc sống yên ổn, còn bốn “tiên công” trên là những người
đã tạo ra bốn dòng họ đầu tiên ở đất Yên Vĩnh ngày nay Làng Vĩnh bên cạnh làng Đa Hòa, theo dọc đê và qua Đa Hòa khoảng hơn 1km, rẽ trái xuống chân đê là tới trung tâm của làng và tới đền Hóa Theo đường đê này, làng Vĩnh cách Hà Nội khoảng 30km
Câu chuyện hình thành làng Yên Vĩnh còn được kể rằng: khi mới đến đây, dân làng (xóm) Vĩnh sinh sống bằng nghề cá và mò cua, bắt ốc, khai phá bãi phù sa rộng lớn ven sông Các gia đình dần phát triển đông lên, họ có ý định lập làng riêng Một đêm, bốn ông đánh dậm làng Vĩnh đã đào hố sâu ngoài cánh đồng để chôn các vỏ ốc, vỏ trai Sau đó, họ trình đơn lên quan xin xét chia đất với bằng cứ là khi đào đất ngoài đồng, nếu thấy vỏ ốc, vỏ trai ở đâu thì đất của dân Yên Vĩnh đến đó dân làng Vĩnh được đất lập làng mới, sau này đã lập bát nhang trên bốn gò đất đắp mộ bốn ông đánh dậm ngoài cánh đồng để thờ và ghi nhớ công ơn, gọi đó là bốn ông Đống Các gò đất trên được xem là dấu ranh giới giữa Đa Hòa và Yên Vĩnh, sau do nước lụt, đồng ruộng được bồi cao nên các gò này đã không còn Dân làng Đa Hòa coi việc trên là sự
“chiếm” đất, sự kiện này đã gây nên hiềm khích giữa hai làng dẫn đến “lời thề” đóng đinh cột đình không cho trai gái hai làng lấy nhau Sự chia làng đã dẫn đến việc đền thờ thành hoàng làng Phong Hòa xưa là thần Rí đã thuộc về đất làng Đa Hòa, dân làng
Trang 8Vĩnh tự nhiên “mất” thành hoàng, nhưng lại có ngôi đền Hóa (vì nó nằm trên đất làng Vĩnh)
b Khái quát về di tích lịch sử đền Dạ Trạch (đền Hóa)
Đền Hóa cũng là đền hàng tổng (tổng Vĩnh/Yên Vĩnh) như đền Đa Hòa (của tổng Mễ), thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung - Tây Sa, nằm trên đất làng Vĩnh/Yên Vĩnh (nay cùng làng Đức Nhuận Thượng lập thành xã Dạ Trạch) Trước kia, đền Hóa được xem
là đền thờ Chử Đồng Tử của cả vùng Dạ Trạch (vùng đầm xưa) Khu vực đền Hóa rộng gần hai mẫu, trước là gò đất mà dân làng thường gọi là gò rùa, nằm giữa đầm nước mênh mông Dạ Trạch, xung quanh là vùng lau sậy rộng lớn, kề bên sông Hồng Theo truyền thuyết, đây là nơi vợ chồng Chử Đồng Tử - Tiên Dung đã “dựng” lâu đài, cùng dân lập nên làng xóm, bến chợ đông vui Một đêm, cơn lốc đưa họ về trời (“hóa”) đã biến nơi này thành một đầm nước lớn Dân đã lập đền thờ vợ chồng thánh Chử tại đây và lấy sự tích trên để đặt tên là đền Hóa, tên của đền có thể gọi ghép là đền Hóa - Dạ Trạch và còn được gọi tên là đền Tam vị Thánh tiên
Ngôi đền cổ nổi tiếng thâm nghiêm và linh thiêng vì có những lùm cây nhãn, cây muỗm cổ thụ bao phủ, tạo cho nó vẻ u tịch Khi xưa, khách đến đền lễ thường phải dùng thuyền mới vào được, sau đó còn phải leo 19 bậc mới tới sân đền Ngày nay, vùng đầm nước mênh mông quanh đền đã bị lấp gần hết nên khó tưởng tượng được cảnh mặt nước đầm in bóng ngôi đền xưa Phía trước đền chỉ còn lại một hồ nước hình bán nguyệt nhỏ, còn lạch nước bên trái là dấu tích của cái đầm lớn xưa, quanh đền còn lại một số cây nhãn, cây muỗm Không biết đền cổ được xây từ bao giờ, tương truyền tướng Triệu Quang Phục đã cầu đảo trên gò rùa này trước khi khởi binh đánh giặc Lương (Trung Quốc) vào thế kỷ VI, về sau dân làng có lập miếu thờ Triệu Việt Vương, cách đền Hóa khoảng 100m, nay không còn nên bài vị của Triệu Quang Phục được đưa về thờ tại đền Hóa Vùng đầm lầy xưa đã đổi thay để nay thành đồng ruộng, làng xóm Đền Hóa hiện nằm bên trong đê cũng do Chu Mạnh Trinh chủ trì dựng lại trên nền ngôi đền cổ sau khi ông tổ chức xây đền Đa Hòa, tuy không lớn và lộng lẫy bằng nhưng nó cũng khá đẹp
Bài văn khắc trên bia đá còn lưu giữ tại khu đền, bên cạnh lầu chuông phía trước đền Hóa đã phản ánh việc ngôi đền đã từng được trùng tu dưới triều Nguyễn, vào các năm 1819, 1890 (theo hồ sơ di tích của làng Vĩnh) Sau khi được nhà nước xếp hạng
Di tích Lịch sử - Văn hóa năm 1988, nó được tu sửa lớn một lần nữa Đền Hóa được
Trang 9xây dựng theo hướng đông, hình chữ công, có ba tòa nhà rất đẹp, trên mái đền được đắp nổi hai con rồng uốn khúc Phía trong đền, các trang trí ở vì kèo, các bức cốn, cửa võng được chạm trổ theo kiểu bong, thủng rất tinh xảo với những hình rồng, phượng, hoa trái gần giống với đền Đa Hòa nhưng ở quy mô nhỏ hơn Đền Hóa còn có vẻ đẹp chắc chắn bởi những hàng cột lim to, những gian đại bái cao và rộng nên rất thoáng, ánh sáng bên ngoài đưa vào đã tôn thêm vẻ đẹp của những nét chạm khắc cầu kỳ bên trong đền Hậu cung đền chia hai phần: trong và ngoài Hậu cung trong có mái vòm uốn tam cấp gợi lên hình ảnh những cánh buồm trên đoàn thuyền Tiên Dung Chính giữa hậu cung trong là ban thờ với ba pho tượng lớn bằng đồng tạc hình vợ chồng Chử Đồng Tử (giữa) - Tiên Dung (trái) và Tây Sa (phải) trong tư thế ngồi Bên trái hậu cung trong là nơi đặt ban thờ Triệu Việt Vương (được “nhập” vào đây sau khi đền của ngài bị hỏng), bên phải đặt ban thờ ngai và bài vị của thân phụ, thân mẫu Chử Đồng
Tử - ông bà Chử Cù (Toại) Vân - Bùi Thị Gia Ở hậu cung ngoài, phía bên phải là nơi đặt thờ chiếc gậy thần và cái nón tiên của thánh Chử, phía đối diện là nơi đặt thờ tượng
Bế ngư thần/thuyền quan (nằm ngang khoảng 0,9m) được tạc bằng gỗ có sơn son thếp vàng
Cùng với các cỗ ngai, tượng Bế ngư thần quan (tượng Cá) được tạc vào năm 1890, khi đền được tu sửa (theo tài liệu của Ban quản lý di tích xã) Ngoài ra, hai bên cửa ra vào giữa hậu cung ngoài và hậu cung trong là hai tượng ngựa, một trắng một đỏ, dân làng nói đó là ngựa của các thánh đã dùng khi đi chữa bệnh cứu dân quanh vùng này Trong đền còn treo nhiều hoành phi câu đối nói lên sự tích và những điều kỳ lạ, ca ngợi và tôn vinh danh tiếng của các thánh như Uất thông giai khí (Khí tụ lại phát dần lên), Âm dương hợp củng (Âm dương cùng hòa hợp), Sở quá giả hóa (Tự làm quá đi hóa thành cái khác), Hải thưởng tam thánh (Ba vị thánh lên trời ở biển này - vùng đất này), đặc biệt là bức trâm sơn son thếp vàng treo trên cửa ngang gian hậu cung ngoài viết lại bài thơ giáng bút của thánh Chử truyền cho quan Án sát Chu Mạnh Trinh năm
1905 Nội dung văn giáng bút này đã nhắc lại truyền tích xưa và khuyên hậu thế nên suy ngẫm về nó
Đền Hóa nhìn ra hồ bán nguyệt, qua đó đến một lầu chuông, chiếc chuông có tên là
Dạ Trạch từ chung (chuông đền Dạ Trạch) được đúc năm Thành Thái thứ 14 (1902) Trong đền hiện còn 8 sắc phong của các triều vua đời hậu Lê, niên hiệu sắc phong giống ở đền Đa Hòa, thuộc thế kỷ XVII- XVIII
Trang 10c Truyền thuyết về Thánh Chử Đồng Tử
Tương truyền Chử Đồng Tử sống cùng cha là Chử Cù Vân tại Chử Xá (huyện Văn Giang, Hưng Yên); có bản viết là Chử Vi Vân Theo “Việt sử giai thoại” của Nguyễn Khắc Thuần – NXB Giáo dục) Chẳng may nhà cháy, mất hết của cải, hai cha con chỉ còn lại một chiếc khố phải thay nhau mà mặc Lúc người cha lâm chung, ông gọi con lại bảo rằng hãy giữ chiếc khố lại cho bản thân Thương cha nên Chử Đồng Tử liệm khố theo cha, mình thì chịu cảnh trần truồng khổ sở, kiếm sống bằng cách ban đêm câu cá, ban ngày dầm nửa người dưới nước, đến gần thuyền bán cá hoặc xin ăn Thời ấy Vua Hùng Vương thứ ba có cô con gái tên là Tiên Dung đến tuổi cập kê mà vẫn chỉ thích ngao du sơn thủy, không chịu lấy chồng Vào một ngày đẹp trời, nàng cho thuyền dạo chơi dọc sông Hồng, lúc đó Chử Đồng Tử đang ngâm mình bắt cá dưới sông, nghe tiếng chuông trống, đàn sáo lại thấy nghi trượng, người hầu tấp nập, Chử Đồng Tử hoảng sợ vội vùi mình vào cát lẩn tránh Ngắm phong cảnh hữu tình, công chúa Tiên Dung cho dừng thuyền, sai thị nữ lên bờ quây màn tắm bên một khóm lau, chẳng ngờ lại đúng nơi chàng trai họ Chử giấu mình Nước dội cát trôi, phút chốc nàng thấy lộ ra thân hình một chàng trai trẻ cũng không quần áo Trước người con gái có thân thể ngọc ngà, Chử sợ hãi định chạy trốn nhưng Tiên Dung ngẫm thấy là duyên trời định bèn nói: “Ta và chàng tình cờ gặp nhau thế này, âu cũng là nhân duyên do trời sắp đặt”, liền đó nàng truyền mang quần áo cho Chử Đồng Tử và cùng chàng làm lễ kết duyên ngay trên thuyền
Vua Hùng nghe chuyện thì giận dữ vô cùng, không cho Tiên Dung về cung Tiên Dung thấy vậy không dám về, ở lại cùng Chử Đồng Tử sống cuộc đời bình dị mà hạnh phúc Họ mưu sinh bằng nghề chài lưới và trao đổi hàng hoá trên sông Nơi ấy trở thành nơi đô hội, thuyền bè buôn bán tấp nập Một hôm có người bày cho cách ra ngoài buôn bán nhiều lãi, Tiên Dung khuyên chồng nghe theo Chử Đồng Tử bèn theo khách buôn đi khắp ngược xuôi Một hôm qua ngọn núi giữa biển tên Quỳnh Tiên (có bản ghi là Quỳnh Vi – tham khảo “Việt sử giai thoại” – Chuyện kể Chử Đồng Tử; đây
là tên một ngọn núi chỉ có trong thần thọai), Chử Đồng Tử trèo lên am trên núi và gặp một đạo sĩ tên Phật Quang Chàng bèn giao tiền cho khách buôn đi mua hàng, còn mình thì ở lại học phép thuật Sau thuyền quay lại đón, Phật Quang tặng Chử Đồng Tử một cây gậy và một chiếc nón lá, dụ rằng đây là vật thần thông Về nhà, Chử Đồng Tử truyền mọi sự lại cho vợ Tiên Dung giác ngộ bèn bỏ việc buôn bán, cùng chồng chu