Hưng Yên, tháng 12 năm 2023MỤC LỤCCHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ VẬN TẢI ĐÔNG PHONG.... CHƯƠNG 1: TỔNG QU
Tổng quan về công ty TNHH THƯƠNG MẠI VÀ VẬN TẢI ĐÔNG PHONG
Quá trình hình thành và phát triển
Từ khi mới thành lập cho đến nay, với sự nỗ lực của ban Giám Đốc cùng đội ngũ nhân viên công ty đã, đang và sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn
Sau 5 năm hoạt động công ty đã có nhiều thành tích đáng ghi nhận:
* Năm 2013 thành lập Công ty TNHH Thương Mại và Vận Tải Đông Phong với hoạt động nhập khẩu lâm sàn Nam Phi với đội ngũ nhân viên 11 người
* Năm 2015 Công ty TNHH Thương Mại và Vận Tải Đông Phong đầu tư vào mảng dịch vụ cấp thuyền viên cho các công ty hàng hải tại Hải Phòng
* Năm 2016 công ty đã mở rộng thị trường và đầu tư sang lĩnh vực nhập khẩu lâm sản Nam Phi
Hiện nay, công ty Công ty TNHH Thương Mại và Vận Tải Đông Phong đã trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối lâm sản Nam Phi hàng đầu tại thành phố Hải Phòng
- Tên công ty: Công ty TNHH Thương Mại và Vận Tải Đông Phong
- Tên công ty viết tắt: DONGPHONG TRANTRACO
- Giấy phép số: 0201295057 Do Sở kế hoạch và đầu tư Hải Phòng cấp
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 143 Ngô Kim Tài, Phường Kênh Dương, Quận Lê Chân, Hải Phòng
-Vốn điều lệ : 5.000.000.000 Bằng chữ: Năm tỷ đồng
- Ngành nghề đăng kí kinh doanh: Công ty chuyên cung cấp các loại lâm sản nhập khẩu Nam Phi và cung cấp thuyền viên cho các công ty hàng hải
Gồm có các loại gỗ nhập khẩu : Gỗ lim Nam Phi, gỗ xẻ Nam Phi,…
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh
Công Ty TNHH Thương Mại Và Vận Tải Đông Phong hiện đang kinh doanh các ngành nghề sau:
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải (Ngành chính)
- Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác
- Bán mô tô, xe máy
- Đại lý, môi giới, đấu giá
- Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa); và động vật sống
- Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình
- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác
- Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan
- Bán buôn kim loại và quặng kim loại
- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
- Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu
- Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt)
- Vận tải hành khách đường bộ khác
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
- Vận tải hành khách ven biển và viễn dương
- Vận tải hành khách đường thuỷ nội địa
- Vận tải hàng hóa đường thuỷ nội địa
- Kho bãi và lưu giữ hàng hóa
- Cho thuê xe có động cơ
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu
- Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác
Ngành nghề chính : Cung ứng và quản lý nguồn lao động.
Tổ chức công tác kế toán của công ty TNHH thương mại và vận tải Đông Phong
Tổ chức bộ máy của công ty
Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy của công ty
Phòng Hành Chính - Nhân Sự
* Chức năng của từng phòng ban:
Ban giám đốc công ty : Người lãnh đạo cao nhất, lập ra các định hướng phát triển của công ty, đồng thời giám sát bộ máy quản lí, các hoạt động kinh doanh, chính sách nhân sự, tài chính
Phòng tài chính – Kế toán: thực hiện và giám sát các công việc về tài chính, quản lí chung bảng lương cho các cấp quản trị và nhân viên.
Phòng thị trường : Chịu trách nhiệm về phần hình ảnh của công ty, điều tra, phân tích, đánh giá và tìm hướng mở rộng thị trường.
Phòng hành chính - nhân sự : Giải quyết các thủ tục nội bộ công ty, lên kế hoạch và thực hiện tuyển dụng nguồn nhân lực cho công ty, trợ giúp lãnh đạo trọng việc đánh giá nhân sự, quan hệ lao động, phân công nhân sự.
Tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ 2: Sơ đồ bộ máy kế toán
(Nguồn: Phòng kế toán công ty)
* Kế toán trưởng: Người đứng đầu phòng tài chính kế toán chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty , các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những thông tin kế toán cung cấp, có trách nhiệm tổ chức điều hành công tác kế toán trong công ty đôn đốc,giám sát, hướng dẫn chỉ đạo ,kiểm tra các công việc do nhân viên kế toán tiến hành.
Kế toán kho và thủ quỹ là những vị trí có trách nhiệm quản lý và kiểm soát kho hàng, bao gồm nhập kho, xuất tồn, cũng như kiểm tra và đối chiếu số lượng từng chủng loại hàng hóa và vật tư Hàng tháng, họ cần thực hiện công việc lập báo cáo về tình hình kho hàng.
Kế toán kho và thủ quỹ Kế toán thuế Kế toán tổng hợp
Kế toán bán hàng nhập, xuất, tồn Quản lý quỹ, thu chi tiền mặt kiểm kê, kiểm tra sổ quỹ tiền và phản ánh chính xác kịp thời, đầy đủ số liệu hiện có, tình hình biến động vốn bằng tiền trong công ty.
* Kế toán thuế: Hạch toán các nghiệp vụ, chứng từ liên quan tới thuế, hang tháng lập báo cáo thuế, theo dõi tình hình nộp ngân sạch, tồn động ngân sách, hoàn thuế của công ty.
* Kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu các tài liệu, số liệu do bộ phận kế toán khác chuyển sang, từ đó lập bút toán kết chuyển lúc cuối kỳ Lập báo cáo tháng, quý năm, lập báo cáo tài chính.
* Kế toán bán hàng: Chịu trách nhiệm thực hiện các nghiệp vụ kế toán phát sinh tại công ty, làm báo giá, hợp đồng, đốc thúc công nợ, cập nhập giá cả, sản phẩm mới, quản lí sổ sách,chứng từ liên quan đến bán hang của công ty.
Chính sách kế toán
Công ty áp dụng hình thức kế toán: theo hình thức Nhật ký chung
- Chế độ kế toán công ty áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ do Bộ Tài Chính ban hành theo thông tư 200/2014/TT-BTC
- Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Công ty khấu hao theo phương pháp đường thẳng
- Tính giá vốn hàng xuất kho: Phương pháp nhập trước xuất trước
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên
Lưu đồ luân chuyển chứng từ
+ Mô tả quy trình luân chuyển chứng từ
Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương gồm các bước sau :
Nhân viên sử dụng thẻ chấm công để xác thực thời gian làm việc khi ra vào Cuối tháng, các thẻ chấm công được thu thập và tổng hợp bởi bộ phận quản lý lao động Bảng chấm công hàng tháng được lập thành 2 liên, liên 1 lưu tại bộ phận, liên 2 gửi phòng kế toán tiền lương Phòng nhân sự cung cấp thông tin thay đổi về hợp đồng lao động, hệ số và phụ cấp cho phòng kế toán tiền lương.
- Cuối tháng, kế toán lương sẽ căn cứ vào bảng chấm công và thông tin thay đổi hợp đồng lao động để lập bảng thanh toán lương Bảng thanh toán lương sẽ được gửi đến kế toán trưởng ký nếu không có sai sót kế toán trưởng sẽ gửi đến giám đốc duyệt, nếu sai sẽ gửi lại kế toán lương làm lại.
- Giám đốc ký duyệt bảng thanh toán lương, chuyển lại cho kế toán trưởng, kế toán trưởng chuyển xuống kế toán lương Kế toán lương gửi đến thủ quỹ để thanh toán.
Kế toán lương nhập liệu vào file excel đồng thời tiến hành ghi vào sổ nhật kí chung,
8 sổ cái TK 334, TK 338, sổ chi tiết : TK 334, TK 338 Sau đó lập tờ khai thuế TNCN rồi gửi cơ quan thuế Kế toán lương lưu lại tất cả các chứng từ kế toán
Từ bảng thanh toán lương đã duyệt, thủ quỹ lập Phiếu biên nhận kèm bảng thanh toán tiền lương để chuyển đến từng bộ phận Người lao động xác nhận nhận lương bằng cách ký vào Phiếu biên nhận và Bảng thanh toán tiền lương Sau đó, thủ quỹ gửi lại hai biên bản này cho phòng kế toán lương để lưu trữ.
+ Chứng từ và sổ sách sử dụng
Các chứng từ về tiền lương kế toán sử dụng gồm:
- Mẫu số 01a- LĐTL: Bảng chấm công
- Mẫu số 02- LĐTL : Bảng thanh toán lương
- Mẫu số 03- LĐTL : Bảng thanh toán thưởng
- Mẫu số 04- LĐTL: Bảng kê các khoản trích phải nộp
- Mẫu số 05- LĐTL: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
Sổ sách sử dụng gồm:
- Sổ cái TK 334: Sổ cái TK 334 do kế toán tổng hợp quản lí và ghi sổ dựa trên các chứng từ kế toán của tiền lương (Bảng tính lương Công ty)
Sổ cái 338 do kế toán tổng hợp quản lý và sử dụng các chứng từ trích theo lương (Bảng tổng hợp khoản trích theo lương, Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội) để ghi sổ.
- Sổ chi tiết TK 3341 ,TK 3348 : Công ty mở sổ chi tiết TK 3341 và TK 3348 do Kế toán tổng hợp quản lí và theo dõi để theo dõi tình hình tiền lương, chi trả tiền lương của hai nhóm nhân sự Công ty ( tổ đội sản xuất , và nhân viên thuộc khối văn phòng) Căn cứ để ghi vào các sổ này là chứng từ kế toán tiền lương của từng nhóm nhân sự trên.
- Sổ chi tiết TK 3382, TK 3383 ,TK 3384 ,TK 3386 : Công ty mở chi tiết các sổ trên cũng do kế toán tổng hợp quản lí, hạch toán các khoản trích trừ bảo hiểm vào thu nhập người lao động và các khoản trích trừ bảo hiểm tính vào chi phí Công ty…
Thực thể Hoạt động Xử lí
Bộ phận nhân sự - Người lao động đi làm quẹt thẻ chấm công
- Cuối tháng tập hợp gửi bộ phận quản lí
- Tổng hợp, lập bảng chấm công làm 2 liên:
* Liên 1: lưu tại bộ phận
* Liên 2: gửi phòng kế toán tiền lương
Kế toán lương - Nhận bảng chấm công
- Gửi bảng lương cho kế toán trưởng
- Nhận lại bảng thanh toán lương đã ký duyệt từ kế toán trưởngđến thủ quỹ để thanh toán
- Nhập dữ liệu vào excel
- Ghi sổ kế toán máy
- Ghi sổ nhật kí chung
- Ghi sổ chi tiết TK 334, TK 338
- Ghi sổ cái TK 334, TK 338
- Nhận Phiếu biên nhận kèm bảng thanh toán tiền lương từ thủ quỹ để lưu chứng từ
- Lập bảng thuế TNCN -> Gửi cơ quan thuế
Kế toán trưởng - Nhận bảng lương
- Kiểm tra, ký duyệt bảng lương
- Gửi bảng lương đã duyệt từ giám đốc
- Nhận lại bảng thanh toán lương đã duyệt từ giám đốc
- Chuyển bảng lương đã duyệt cho kế toán lương
Giám đốc - Nhận bảng lương đã duyệt
- Gửi lại kế toán trưởng
Thủ quỹ - Nhận bảng thanh toán lương từ kế toán trưởng
- Chuyển Phiếu biên nhận kèm bảng thanh toán tiền lương, lương sẽ được chuyển tới từng bộ phận
- Chuyển Phiếu biên nhận kèm bảng thanh toán tiền lương tới kế toán lương để lưu chứng từ
THUYẾT MINH QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
Các công cụ sử dụng
* Tạo liên kết bằng các nút lệnh
Chọn vào ô cần liên kết ấn chuột phải, sau đó chọn dòng Link
Sau đó chọn place in this document/Danh sách CBNV/ click OK
Làm tương tự với các nút lệnh khác
* Giải thích bảng chấm công :
Bảng chấm công là công cụ dùng để theo dõi số ngày công thực tế làm việc, ngày công ngừng việc và ngày công nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội của từng lao động Dữ liệu này đóng vai trò căn cứ để tính lương và bảo hiểm xã hội cho từng người lao động trong công ty, đảm bảo tính chính xác và công bằng trong việc thanh toán các khoản phúc lợi cho nhân viên.
- Phạm vi hoạt động: ở mỗi bộ phận phòng ban đều phải lập một bảng chấm công riêng để chấm công cho người lao động hàng ngày, hàng tháng.
- Trách nhiệm ghi: Hàng tháng kế toán hoặc người được uỷ nhiệm ở từng phòng ban có trách nhiệm chấm công cho từng người, ký xác nhận rồi chuyển cho phòng ban có trách nhiệm chấm công cho từng người, ký xác nhận rồi chuyển cho phòng kế toán để làm căn cứ tính lương và các chế độ cho người lao động.
* Để có được bảng chấm công như dưới thì:
+ Khai báo danh sách nhân viên phòng quản trị, phòng kế toán và phòng kinh doanh và đặt tên sheet là DSCBNV.
+ STT: Nhập từ bàn phím máy tính.
+ Mã NV: Nhập từ bàn phím máy tính.
+ Họ và tên: Ta sử dụng công thức: C9 =VLOOKUP(B9,'Danh sách CBNV'!B8:J9,2,0), link từ danh sách cán bộ nhân viên
+ Sau đó cột chức vụ ở bảng chấm công sẽ sử dụng hàm: D9=VLOOKUP(B9,'Danh sách CBNV'!B8:J9,5,0)ta được kết quả tại ô D9 là “Giám đốc”
+ Ngày trong tháng: Nhập từ bàn phím máy tính.
+Để tính ra số ngày công thực tế ở bảng chấm công ta sử dụng hàm:
+ Cột nghỉ không phép: AK9 = COUNTIF(E9:AI9,"KL")
+ Cột nghỉ lễ: AL9 =COUNTIF(E9:AI9,"NL")
+ Cột Nghỉ phép: AM9 =COUNTIF(E9:AI9,"P")
+ Tổng số công: AN19=AJ9-AK9-AL9-AM9
* Giải thích bảng thanh toán lương
Việc tính lương cho người lao động được tiến hành hàng tháng dựa trên cơ sở các chứng từ hạch toán về thời gian lao động và kết quả lao động Để phản ánh tiền lương phải trả CNV kế toán sử dụng bảng thanh toán tiền lương.
- Mục đích: Dùng để theo dõi tình hình thanh toán lương và các khoản phụ cấp cho người lao động, qua đó là căn cứ để kiểm tra, thống kê về lao động tiền lương.
- Phạm vi áp dụng: Để thanh toán tiền lương và các khoản phụ, trợ cấp cho người lao động, kế toán phải lập bảng thanh toán tiền lương cho từng phòng ban.
+ STT: Nhập từ bàn phím máy tính.
+ Mã NV: Nhập từ bàn phím máy tính.
+ Họ và tên: Ta sử dụng công thức: C10 =VLOOKUP(B10,'Danh sách CBNV'!B8:J9,2,0), link từ danh sách cán bộ nhân viên
+ Lương hợp đồng: D10 =VLOOKUP(B10,'Danh sách CBNV'!B8:J9,6,0)
+ Hệ số lương cơ bản: E10 =VLOOKUP(B10,'Danh sách CBNV'!B8:J9,7,0)
+ Hệ số công: H10 =VLOOKUP(B10,'Bảng chấm công'!B9:AN20,39,0)
Lương thời gian: I10 = Hệ số LCB∗1.300 000∗Tổng cộng
26 + Hệ số (%) lương doanh thu nhập liệu bằng hàm: F10=VLOOKUP(B10,'Danh sách CBNV'!B8:O8,10,0)
Chức vụ:L10 =VLOOKUP(B10,'Danh sách CBNV'!B8:O8,11,0) Đi lại:M10==VLOOKUP(B10,'Danh sách CBNV'!B8:O8,12,0) Điện thoại:N10==VLOOKUP(B10,'Danh sách CBNV'!B8:O8,13,0)
+ Sau đó tính tổng phụ cấp tại ô O10 bằng hàm: O10= sum(L10:N10)
Tổng lương thực tế = Lương doanh thu + Lương thời gian + Tổng phụ cấp = G10+I10+O10 + Lương đóng bảo hiểm: R10 =VLOOKUP(B10,'Danh sách CBNV'!B8:J9,8,0)
BHXH= Mức lương bảo hiểm *8% = R10*8%
BHYT= Mức lương bảo hiểm*1.5% = R10*1.5%
BHTN= Mức lương bảo hiểm*1% = R10*1%
Tổng BH= BHXH + BHYT + BHTN =sum(S7:U7)
* Thuế TNCN được link số liệu từ bảng thuế TNCN sau:
+ STT: Nhập từ bàn phím máy tính.
+ Mã NV: Nhập từ bàn phím máy tính.
+ Họ và tên: Ta sử dụng công thức: C7=VLOOKUP(B7,'Danh sách CBNV'!B9:J10,2,1), link từ danh sách cán bộ nhân viên
+ Để có được số liệu ở cột lương ta sử dụng hàm:
Lương = Lương doanh thu + Lương thời gian = D7 ='BTT lương'!G10+'BTT lương'!I10 + Cột Phụ cấp sẽ được link số liệu từ bảng thanh toán lương của PKT , E7 ='BTT lương'! O10,
TN chịu thuế = Tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng của người lao động = F7= D7
TN tính thuế = TN chịu thuế - Các khoản giảm trừ = K7 J7
+ Các khoản giảm trừ bao gồm:
Các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí, các khoản ủng hộ, từ thiện; H7 ='BTT lương'!V10
Các khoản giảm trừ cho người phụ thuộc: 4.400.000đ/ người/ tháng: I7 D00000*VLOOKUP(B7,'Danh sách CBNV'!B8:J9,9,0)
(Người phụ thuộc bao gồm: Con ( con đẻ, con nuôi, …); vợ, chồng, bố mẹ đẻ, bó mẹ chòng, người mà cá nhân có trách nhiệm nuôi dưỡng.)
Giảm trừ bản thân: 11.000.000 đồng/ tháng.
+ Thuế TNCN phải nộp= Thu nhập tính thuế * thuế suất ( Biểu thuế suất luỹ kế từng phần)
Tổng các khoản giảm trừ = Tổng các khoản giảm trừ bảo hiểm + Thuế TNCN (Thuế TNCN ở Bảng thanh toán lương được link từ bảng thuế TNCN) = X10 =SUM(V10+W10) Thực lĩnh = Tổng lương thực tế - Tổng các khoản giảm trừ = Y10 =P10-X10
* Giải thích bảng tổng hợp thanh toán lương
Bảng tổng hợp thanh toán lương đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi chi tiết số tiền lương được hưởng của cán bộ, nhân viên sau khi đã khấu trừ các khoản theo quy định Bảng tổng hợp này cung cấp thông tin rõ ràng về số tiền lương cơ bản, các khoản phụ cấp, các khoản khấu trừ và số tiền lương thực tế được nhận Đây là công cụ hữu ích giúp người lao động nắm rõ tình hình lương thưởng của mình.
- Cơ sở lập: Căn cứ vào bảng thanh toán lương của từng bộ phận
- Phương pháp: Lấy các dòng tổng cộng của bảng thanh toán lương của các bộ phận văn phòng, phân xưởng để làm bảng tổng hợp thanh toán lương.
+ Làm tương tự như bảng thanh toán lương
+ STT: Nhập từ bàn phím máy tính.
+ Bộ phận: Nhập từ bàn phím máy tính.
+ Lương đóng bảo hiểm của phòng quản trị : C8=SUMIF('Danh sách CBNV'!
+ Lương kinh doanh của phòng quản trị: D8=SUMIF('BTT lương'!$Z$10:$Z$21,B8,'BTT lương'!$G$10:$G$21)
+ Lương thời gian phòng quản trị: E8=SUMIF('BTT lương'!$Z$10:$Z$21,B8,'BTT lương'!
+ Tổng phụ cấp phòng quản trị: G8=SUMIF('BTT lương'!$Z$10:$Z$21,B8,'BTT lương'!
+ Tổng lương thực tế phòng quản trị: H8=SUMIF('BTT lương'!$Z$10:$Z$21,B8,'BTT lương'!$P$10:$P$21)
+ Khấu trừ BH phòng quản trị: I8=SUMIF('BTT lương'!$Z$10:$Z$21,B8,'BTT lương'!
+ Các phòng ban còn lại sử dụng hàm tương tự
* Giải thích bảng phân bổ tiền lương và BHXH
- Mục đích: Bảng này dùng để tạp hợp và phân bổ tiền lương thực tế phải trả gồm: lương chính, phụ cấp, các khoản khác như: BHXH, BHYT, KPCĐ phải trích nộp trong tháng cho các đối tượng sử dụng lao động Ghi Có vào TK334, TK 338
- Phương pháp và trách nhiệm ghi: Căn cứ vào bảng thanh toán lương, thanh toán làm ca đêm, làm them giờ… Kế toán tập hợp, phân lại chứng từ theo từng đối tượng sử dụng lao động Tính toán số tiền để ghi vao các dòng phù hợp với bảng, cột ghi TK 334.
- Căn cứ vào tỉ lệ trích BHXH, BHYT, KPCĐ và tổng số tiền lương phải trả ( theo quy định hiện hành) theo từng đối tượng sử dụng tính ra số tiền phải trích BHXH, BHYT, KPCĐ để ghi vào các dòng cho phù hợp.
- Cột ghi có TK 338, số liệu bảng phân bổ tiền lương và BHXH được sử dụng để ghi vào nhật kí chung và các loại sỏ có liên quan Đồng thời sử dụng để tính giá thành thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành.
+ STT: Nhập từ bàn phím máy tính.
+ Đối tượng: Nhập từ bàn phím máy tính.
- Số liệu về lương và phụ cấp bên Nợ TK 641,642 được link từ Bảng tổng hợp sang bảng phân bổ.
- Tài khoản 642 bằng tổng lương và phụ cấp của phòng quản trị và phòng kế toán. Lương: Ta sử dụng công thức: C13=SUM('BTHTT lương'!F8:F9), link từ Bảng thanh toán tiền lương
Phụ cấp: Ta sử dụng công thức: D13=SUM('BTHTT lương'!G8+'BTHTT lương'!G9) , link từ Bảng thanh toán tiền lương
- Tài khoản 641 bằng tổng lương và phụ cấp của phòng kinh doanh
Lương: Ta sử dụng công thức: C14 ='BTHTT lương'!F10, link từ Bảng thanh toán tiền lương
Phụ cấp: Ta sử dụng công thức: D14 ='BTHTT lương'!G10 , link từ Bảng thanh toán tiền lương
- Số liệu được link từ bảng tổng hợp tiền lương
- Số tiền mà công ty đóng bảo hiểm cho người lao động tính vào chi phí của DN Kinh phí công đoàn (2%)= Tiền lương đóng Bảo hiểm*2%
Bảo hiểm xã hội (17.5%) = Tiền lương đóng Bảo hiểm*17.5%
Bảo hiểm y tế (3%) = Tiền lương đóng Bảo hiểm*3% = I13 =('BTHTT lương'!
Bảo hiểm thất nghiệp(1%) = Tiền lương đóng Bảo hiểm*1% = J13 =('BTHTT lương'!$C$8+'BTHTT lương'!$C$9)*1%
+ Số tiền mà Người lao động đóng khấu trừ vào lương :
- Bảo hiểm y tế (1.5%) = Tiền lương đóng Bảo hiểm*1.5% = I15 ='BTHTT lương'!
- Bảo hiểm xã hội (8%) = Tiền lương đóng Bảo hiểm*8%=H15='BTHTT lương'!
- Bảo hiểm thất nghiệp (1%) = Tiền lương đóng Bảo hiểm*1% = J15 ='BTHTT lương'!$C$11*1%
Tổng cộng = Tổng Có TK 334 + Tổng Có TK 338
Sau khi Giám đốc và Kế toán trưởng rà soát và phê duyệt, Bảng lương, Bảng tính thuế thu nhập cá nhân, Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội sẽ được gửi lại cho Kế toán lương để ghi nhận chi phí vào Sổ Nhật ký chung.
+ Ngày tháng ghi sổ: Nhập từ bàn phím máy tính.
+ Số hiệu chứng từ: Nhập từ bàn phím máy tính.
+ Ngày chứng từ: Nhập từ bàn phím máy tính.
+ Diễn giải: Nhập từ bàn phím máy tính.
+ Tải khoản đối ứng: Nhập từ bàn phím máy tính.
+ Tại cột Nợ của cột Số phát sinh: Ta sử dụng công thức: =BPB!F13 để link kết quả từ Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, ta sẽ được kết quả tại ô F11 là “29,500,000” + Làm tương tự với các nghiệp vụ tiếp theo
- Cuối kỳ, kế toán lương sẽ tổng hợp từ nhật ký chung chuyển sang sổ cái 334 Kế toán lương sẽ khai báo các thông tin như: Ngày ghi sổ, ngày chứng từ, số hiệu chứng từ, diễn giải, tài khoản đối ứng.
+ Ngày tháng ghi sổ: Ta sử dụng công thức: A13=IF(OR(LEFT(NKC!
E10,3)="334",LEFT(NKC!F10,3)="334"),NKC!A10,""), link từ nhật ký chung
+ Số hiệu chứng từ: Ta sử dụng công thức: B13=IF(OR(LEFT(NKC!
E10,3)="334",LEFT(NKC!F10,3)="334"),NKC!B10,""), link từ nhật ký chung
+ Ngày chứng từ: Ta sử dụng công thức: C13=IF(OR(LEFT(NKC!
E10,3)="334",LEFT(NKC!F10,3)="334"),NKC!C10,""), link từ nhật ký chung
+ Diễn giải: Ta sử dụng công thức: D13=IF(OR(LEFT(NKC!E10,3)="334",LEFT(NKC! F10,3)="334"),NKC!D10,""), link từ nhật ký chung
+ Tải khoản đối ứng: Ta sử dụng công thức: E13=IF(LEFT(NKC!E10,3)="334",NKC! F10,IF(LEFT(NKC!F10,3)="334",NKC!E10,"")), link từ nhật ký chung
+ Số tiền Nợ: Ta sử dụng công thức: F13 =IF(LEFT(NKC!E10,3)="334",NKC!G10,""), link từ nhật ký chung
+ Số tiền Có: Ta sử dụng công thức: G13 =IF(LEFT(NKC!E10,3)="334",NKC!G10,""), link từ nhật ký chung
+ Cộng số phát sinh Nợ trong kỳ: tại ô F23 ta sử dụng công thức: =SUM(G13:G28), ta được kết quả số lượng nhập trong kỳ tại ô F23 là “86,250,000”
+ Cộng số phát sinh Có trong kỳ: tại ô G23 ta sử dụng công thức: =SUM(H13:H28), ta được kết quả số lượng nhập trong kỳ tại ô G23 là “86,250,000 ”
+ Số dư cuối kỳ: tại ô G24 ta sử dụng công thức: =G11+G19-F19, ta được kết quả số lượng nhập trong kỳ tại ô G24 là “0 ”
Kết quả thực hiện hiện bằng số liệu
MỘT SỐ NHẬN XÉT TRONG QUÁ TRÌNH LÀM ĐỒ ÁN
Ưu nhược điểm của hệ thống thông tin kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Thương Mại Và Vận Tải Đông Phong
Như chúng ta đã biết tiền lương chiếm một vị trí rất quan trọng đối với đời sống của CBCNV bởi đa phần thu nhập của họ là phụ thuộc vào đồng lương Mặt khác tiền lương còn là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần hăng say lao động, kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc của mình Chính vì vậy mà công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình kinh doanh của Công ty, là một nhân tố giúp cho Công ty hoàn thành kế hoạch đặt ra Qua một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu tình hình thực tế về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Thương Mại và Vận Tải Đông Phong , trên cơ sở những lý luận cơ bản và những kiến thức em đã được học em xin nêu lên một nhận xét về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty như sau:
Với quan điểm con người là yếu tố quyết định nên công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Thương Mại và Vận Tải Đông Phong quan tâm chú trọng việc tính toán, hạch toán và thanh toán tiền lương, tiền thưởng được đầy đủ chính xác và kịp thời Chế độ thưởng phạt nghiêm minh, cách tính này đã khuyến khích người lao động hăng hái làm việc, nâng cao năng suất lao động.
- Những quy định chủ yếu trong luật lao động về tiền lương, tiền thưởng, BHXH, BHYT, KPCĐ, thời gian nghỉ ngơi, kỷ luật lao động và chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành quy định được công ty chấp hành nghiêm chỉnh Sự quan tâm giúp đỡ công nhân viên phần nào được thực hiện qua sự trợ giúp khi khó khăn, sự chi trả các khoản trợ cấp BHXH kịp thời
- Công tác quản lý nhân sự chặt chẽ, có đối chiếu việc chấm công với thống kê lao động đảm bảo tính công bằng đối với người lao động Đối với những CBCNV nghỉ hưởng BHXH được theo dõi sát xao, các chứng từ phải đầy đủ chữ ký của các bộ phận liên quan mới được thanh toán, có sự xem xét cẩn thận cho từng trường hợp để xét đóng tỷ lệ hưởng BHXH.
Các chứng từ ghi chép sổ sách kế toán phải được trình bày đúng quy định, có đủ chữ ký, đảm bảo tính chính xác và không bị tẩy xóa Quá trình thu thập và xử lý chứng từ được thực hiện cẩn thận, khoa học và hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính toán và kiểm tra chứng từ khi cần thiết.
- Việc thanh toán các khoản phải trả, phải thu rõ ràng, đúng theo chế độ đã quy định Việc thanh toán trả lương cho CBCNV bằng tiền mặt , trả lương đúng thời hạn quy định Công ty trả lương cho CBCNV vào ngày cuối cùng trong tháng Do đó đã tạo được sự tin tưởng, tâm lý thoải mái kích thích người lao động nâng cao tinh thần trách nhiệm, hăng say làm việc cống hiến cho đơn vị.
- Chi phí tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ luôn được tính toán chính xác, đầy đủ theo đúng tỷ lệ Nhà nước quy định, được phân bổ đúng cho từng đối tượng vào chi phí sản xuất kinh doanh và nộp cho cơ quan quản lý theo đúng thời gian quy định.
Ngoài những ưu điểm trên, trong công tác tính toán và hạch toán các khoản trích theo lương còn một số tồn tại sau:
- Về bộ máy kế toán:
Công ty TNHH Thương Mại và Vận Tải Đông Phong không áp dụng phần mềm kế toán trong công tác kế toán mà áp dụng kế toán thủ công trên Excel Với tình hình phát triển hiện nay của Công ty thì khối lượng công việc của kế toán quá nhiều , công tác kế toán thủ công tốn kém rất nhiều thời gian và công sức cho đội ngũ nhân viên kế toán hiện nay tại công ty.
- Về phương pháp trả lương :
Phương pháp trả lương của Công ty không còn phù hợp, chưa áp dụng phổ biến hình thức trả lương qua hệ thống ATM Hiện nay, Công ty chủ yếu vẫn trả lương bằng tiền mặt, mất nhiều thời gian trong công tác phát lương, không tạo tính chủ động cho người lao động.
- Về công tác quản lý:
Quản lao động dưới góc độ thời gian làm việc được thông qua “Bảng chấm công” “ Bảng chấm công” chỉ theo dõi được ngày công làm việc mà không theo dõi được số giờ làm việc.
Do vậy, việc trả lương chưa thực sự thỏa đáng so với thời gian thực tế đi làm của cán bộ công nhân viên.