Đề số 3: Anh/chị hãy phân tích, bình luận về những thuận lợi và thách thức của quản lí nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số, xét từ thực tiễn quản lí thương mại điện tử hiện nay bao gồm
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH
-
TIỂU LUẬN MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH
Giảng viên: TS Nguyễn Thị Minh Hà Học viên: Phạm Anh Việt
Mã sinh viên: 20063184 Lớp: K65 LKD-B
Trang 2Đề số 3: Anh/chị hãy phân tích, bình luận về những thuận lợi và thách thức của quản lí nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số, xét từ thực tiễn quản lí thương mại điện tử hiện nay (bao gồm cả hoạt động kinh doanh trên các phương tiện mạng xã hội
Mục lục
A Lời mở đầu Error! Bookmark not defined
B Cơ sở lý thuyết 4
1 Một số khái niệm cơ bản 4
1.1 Kinh tế số là gì? 4
1.2 Thương mại điện tử là gì? 4
2 Thực tiễn của việc quản lí nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số hiện tại 4
3 Thuận lợi của việc quản lí nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số hiện tại 5
4 Những thách thức của việc quản lí nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số hiện tại 6
5 Một số giải pháp cơ bản quản lý nhà nước về phát triển kinh tế số ở nước ta trong thời gian tới 7
C Kết luận 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Trang 3A Lời mở đầu
Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 ngày càng phát triển mạnh mẽ thì kinh
tế đóng vai trò rất quan trọng trong việc cơ cấu kinh tế mỗi quốc gia Việt Nam cũng không năm ngoài trong số đó Trong những năm gần đây thì Việt Nam cũng quan tâm và
ưu tiên phát triển kinh tế số bằng việc đưa ra một số chủ trương, chính sách phát triển kinh tế số nhằm chủ động tham gia cuộc tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ
tư đề ra mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số chiếm tỷ lệ 20% GDP
Rõ ràng thì đây vừa là thời cơ và vừa là cơ hội cho Việt Nam phát triển nền kinh tế đất nước khi Việt Nam có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi bên cạnh đó thì Việt Nam vẫn còn tồn đọng rất nhiều những vấn đề trên con đường phát triển nền kinh tế số Bài viết này sẽ phân tích những thuận lợi và thách thức cho Việt Nam trong quá trình phát triển nền kinh tế Việt Nam và cụ thể ở đây là nền kinh tế số trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 Từ đó chỉ ra những giải pháp và tầm quan trọng của nền kinh tế số hiện nay Bài viết còn những hạn chế, thiếu sót do những hạn chế về mặt kiến thức cũng như
kỹ năng, rất mong sẽ nhận được sự góp ý của thầy, cô để bài viết được hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn!
Trang 4B Cơ sở lý thuyết
1 Một số khái niệm cơ bản
1.1 Kinh tế số là gì?
Kinh tế số là việc áp dụng các tiến bộ về công nghệ và khoa học kĩ thuật vào phát triển kinh tế Đặc biệt là áp dụng vào các ngành giao dịch điện tử thông qua hệ thống mạng lưới internet
Kinh tế số là một phần của nền kinh tế; Phát triển kinh tế số là sử dụng công nghệ
số và dữ liệu để tạo ra những mô hình kinh doanh mới, tạo ra sản phẩm, dịch vụ số hoặc
hỗ trợ cung cấp dịch vụ số cho doanh nghiệp, với sự hội tụ loạt công nghệ mới (điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo ) trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0
1.2 Thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử là hoạt động mua-bán sản phẩm (hoặc dịch vụ) thông qua các
hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính
Theo nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định1:"Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khá"
2 Thực tiễn của việc quản lí nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số hiện tại
Thực tế hiện nay cho thấy rằng Việt Nam với dân số 100 triệu người (trong đó số người được tiếp cận với internet và sở hữu các thiết bị có thể truy cập internet chiếm tỷ lệ khá cao), cùng với sự phát triển nhanh chóng của hệ thống cơ sở hạ tầng, các nền tảng trực tuyến, các ứng dụng công nghệ, hệ thống dịch vụ vận chuyển… thì Việt Nam càng
có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế số
Trong thời gian việc thực hiện Chính phủ cho thấy những hiệu quả nhất định, điển hình là trong việc phòng, chống dịch Covid 19 đã tạo ra những thay đổi quan trọng, mang tính hệ thống trong việc chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với các cơ quan bộ, ngành và chính quyền địa phương góp phần giúp chúng ta đẩy lùi được dịch bệnh
Tính đến tháng 12/2019, đã có 30/30 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành kết nối liên thông phần mềm quản lý văn bản với Văn phòng Chính phủ, hình thành một hệ thống quản lý văn
1 nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định về nội dung của việc quản lí nhà nước về thương mại điện tử
Trang 5bản điện tử thống nhất, thông suốt từ Trung ương đến địa phương; cho phép tự động nhận biết được trạng thái xử lý văn bản giữa các cơ quan
Cụ thể, đến hết năm 2020, tỷ lệ DVCTT 2mức độ 4 trung bình của cả nước là 30,86%, đạt mục tiêu năm 2020 nêu tại Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 3
của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025…
Tuy nhiên, tồn tại với những thuận lợi thì sự bùng nổ của kinh tế cũng đặt Việt Nam trước nhiều thách thức như các vấn đề về việc đảm bảo quyền riêng tư của người dùng, vấn đề về mặt pháp lý Cùng với đó, còn nhiều rào cản trong cơ chế, chính sách liên quan đến đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phát triển nền kinh tế số Ở cấp
độ quốc gia thì xuất hiện những vấn đề kinh tế - xã hội lớn trong tiến trình số hóa đời sống đang ngày càng vượt ra khỏi khả năng giải quyết tư và cần đến Nhà nước giải quyết
3 Thuận lợi của việc quản lí nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số hiện tại
Việt Nam là nước có dân số trẻ, nhạy bén trong việc nắm bắt công nghệ và Việt Nam nằm trong top đầu trong các quốc gia có tốc độ tăng trưởng về số người sử dụng mạng xã hội, truy cập internet, điện thoại thông minh Chuyển đổi số, trong khi chưa cần đến những chính sách hay chủ trương gì của Nhà nước hay hành động của Chính phủ, thì các khu vực tư nhân và người dân đã đi trước một bước
Mặt khác, ngành viễn thông công nghệ thông tin cũng rất tiến bộ khi tạo ra hạ tầng viễn thông 3G, 4G phủ 95% cả nước, sắp tới sẽ triển khai 5G và không chỉ phủ sóng trong nước mà Việt Nam cũng đưa viễn thông công nghệ thông tin đi ra rất nhiều nơi trên thế giới Và đây là một nền quan trọng cho nền kinh tế số ở Việt Nam
Để có thể nắm bắt được cơ hội phát triển này, Chính phủ cần có những chính sách đổi mới trong thời đại công nghiệp 4.0 này Một trong số đó chính là xây dựng và phát triển nền tảng Chính phủ điện tử Chính phủ cần có sự cải cách để có thể thay đổi nhận thức cũng như hành động để có thể phát huy tối đa những thuận lợi của việc ứng dụng công nghệ thông tin, đáp ứng được những yêu cầu của thời đại kinh tế số Để làm được việc đó thì Chính phủ ta phải quyết tâm chính trị, thống nhất quan điểm “hành động nhanh, kết quả lớn, làm đâu chắc đấy”, “nghĩ lớn, nghĩ tổng thể nhưng bắt đầu từ những việc nhỏ nhất nhưng có hiệu quả lớn”, Chính phủ đã giao Văn phòng Chính phủ chủ trì soạn thảo Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển
2
tỷ lệ DVCTT là tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến
3 Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 là Nghị quyết của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025…
Trang 6Chính phủ điện tử giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025, xác định rõ mục tiêu, vai trò, trách nhiệm, lộ trình cụ thể và thiết lập hệ thống chỉ số giám sát hiệu quả thực thi, tránh tình trạng làm hình thức mà không bảo đảm yêu cầu
4 Những thách thức của việc quản lí nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số hiện tại
Việc người dân ngày càng sử dụng Internet nhiều khiến việc bảo vệ quyền riêng tư trên môi trường Internet phải ngày càng được an toàn Nên các doanh nghiệp quản lý phải đảm bảo an ninh và an toàn của người dùng theo quy định của pháp luật
Hiện nay đang có nhiều những vấn đề bức xúc trong xã hội hiện nay như vấn đề về tin giả, thông tin không chính khác và các phát ngôn có phần cực đoan trên mạng xã hội
Về quản lý kinh tế, các hoạt động thương mại và cung cấp dịch vụ xuyên biên giới
là vấn đề mà Chính phủ cần tập trung vào nghiên cứu quản lý vấn đề thu thuế thế nào Internet là không biên giới, lãnh thổ và địa lý trở thành tương đối khi ngồi ở đâu doanh nghiệp cũng có thể làm việc, kinh doanh Cản trở lưu thông thông tin và dữ liệu là cắt đường huyết của kinh tế số Song việc thu thuế thế nào để đảm bảo quyền lợi cho người lao động cũng là một vấn đề nhức nhối trong khi một số doanh nghiệp như Grab, Netflix, Airbnb, không ở Việt Nam nhưng lại kinh doanh trên nước lại có mức lợi nhuận khổng
lồ
Một trong những thách thức trong quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam cũng như vài nước trên thế giới đó chính là hệ thống xử lý tranh chấp cho các hoạt động kinh doanh, thương mại, dân sự Khi hệ thống tư pháp vốn là điểm yếu của Việt Nam và nó sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn khi bước vào khi nguyên số Bởi tốc độ và mức độ ảnh hưởng của tranh chấp trên môi trường số là lớn hơn rất nhiều so với ngoài đời thật Khi không có một hệ thống tư pháp tốt để giải quyết tranh chấp để bảo vệ công dân thì tự động các doanh nghiệp sẽ chuyển sang một quốc gia khác có hệ thống tư pháp tốt hơn
Hiện nay nền tảng kỹ thuật chia sẻ dữ liệu triển khai chậm, dẫn tới cơ sở dữ liệu về dân cư, dịch vụ công trực tuyến còn chậm chạp, Nhà nước vẫn còn chưa lấy người dân và doanh nghiệp ra làm trọng tâm dẫn đến số lượng hồ sơ còn rất thấp Dịch vụ lẫn lộn giữa giấy tờ và trực tuyến, gây ra những bất cập cho người dân và công chức trong việc thực hiện
Hiện nay nguồn nhân lực công nghệ thông tin nước ta vẫn còn mỏng và thiếu chất lượng với sự phát triển nhanh chóng như hiện nay, các công việc dần sẽ được tự động hóa, điều đó sẽ khiến một lượng lớn lao động mất việc Vì vậy, việc đào tạo và nâng cao trình độ cho lao động để phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay là thách thức vô cùng quan trọng mà nhà nước và ban quản lí cần quan tâm
Trang 7Bảo mật thấp, nền tảng kinh tế số cũng sẽ tạo ra nhiều khó khăn trong việc bảo vệ thông tin của các cá nhân hay tổ chức Theo thống kê đến năm 2020, đã có đến 800.000 máy tính tại Việt Nam nhiễm mã độc, thiệt hại do virus gây ra đối với người dùng Việt Nam đã vượt mốc 1 tỷ USD 4 Điều này sẽ gây khó khăn đối với nhà nước trong việc đưa nền kinh tế số trở thành một trong những nền kinh tế trọng điểm của nước ta
5 Một số giải pháp cơ bản quản lý nhà nước về phát triển kinh tế số ở nước ta trong thời gian tới
Một là, xây dựng và hoàn thiện thể chế tạo cơ sở pháp lý cơ bản, toàn diện cho việc triển khai, xây dựng phát triển Chính phủ điện tử:
- Chính phủ cần sớm nghiên cứu và ban hành các nghị định về việc bảo vệ dữ liệu các nhận, chia sẻ dữ liệu, xác thực điện tử và bảo đảm quyền riêng tư các nhân Và kịp thời ban hành những Nghị định mới phù hợp với đặc thù về đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin của lĩnh vực này thay thế Nghị định số 102/2009/NĐ-CP 5về đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước và Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg
6của Thủ tướng Chính phủ về thuê dịch vụ công nghệ thông tin
- Trong thời gian tới, cần nghiên cứu, đề xuất xây dựng Luật Chính phủ điện tử và các văn bản hướng dẫn bảo đảm hành lang pháp lý phát triển Chính phủ điện tử dựa trên dữ liệu mở, ứng dụng các công nghệ mới hướng tới nền kinh tế số, xã hội số
Hai là, hoàn thành các cơ sở dữ liệu quốc gia mang tính chất nền tảng:
- Cùng với việc xây dựng thể chế thì Chính phủ cần xây dựng nền tảng kỹ thuật chia sẻ
dữ liệu và đặc biệt là cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư ; dịch vụ công trực tuyến Chính phủ cần tiến hành xây dựng nền tảng tích hợp, mở rộng việc chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương, hệ thống người người, nhận văn bản điện
tử, liên thông giữa các hệ thống chứng thực chữ ký số chuyên dùng của Chính phủ và chữ
ký số công cộng; Cổng thanh toán quốc gia để bảo đảm dữ liệu, thông tin được thông suốt giữa các cấp, các ngành của Chính phủ
Ba là, thiết lập các hệ thống ứng dụng phục vụ người dân, doanh nghiệp và phục
vụ quản lý điều hành của Chính phủ:
- Văn phòng Chính phủ cũng với các bộ, ngành, địa phương cần tích cực xây dựng cổng dịch vụ công và triển khai hệ thống thông tin một của điện tử kết nối với cổng dịch vụ
4
Theo thống kê của tập đoàn công nghệ Bkav công bố về thực trạng an ninh mạng Việt Nam vào tháng 12/2020
5 Nghị định số 102/2009/NĐ-CP là Nghị định của Chính phủ về đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước
6 Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg là Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thuê dịch vụ công nghệ thông tin
Trang 8công bộ, ngành, địa phương; kết nối giữa Chính phủ với người dân và doanh nghiệp nhằm phục vụ cho việc quản lý, điều hành của Chính phủ Trong thời gian tới thì Chính phủ cần nghiên cứu thiết lập một cách tích hợp, đồng bộ, hệ thống có hiệu lực, hiều quả các hệ thống thông tin Chính phủ không giấy tờ, hệ thống điện tử về tham vấn chính sách, hệ thống thông tin báo cáo quốc gia tiến tới Trung tâm chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ
Bốn là, rà soát, sắp xếp lại và huy động mọi nguồn lực cả về con người và tài chính:
- Chính phủ cần tập trung đầu tư cho việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số tiềm năng
- Chính phủ cần nâng cao hiệu quả đầu tư và huy động các nguồn lực để triển khai các nhiệm vụ ưu tiên phát triển Chính phủ điện tử, điều chỉnh cơ chế đầu tư đặc thù cho công nghệ thông tin, tăng cường xã hội hóa để phát huy hiệu quả hợp tác công - tư trong lĩnh vực này
- Bên cạnh đó cần nâng cao trình độ của nguồn nhân lực bằng cách nâng cao trình độ giáo dục đào tạo Cần tạo môi trường chất lượng cho học sinh, sinh viên để tầng lớp này
có thể tiếp tiếp cận linh vực này một cách hiệu quả để có thể tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai Đồng thời chú trọng tới việc tổ chức đào tạo, tập huấn, khai thác sử dụng các hệ thống thông tin, nghiên sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 cho người dân, doanh nghiệp và cứu, xây dựng cơ chế khuyến khích thu hút nhân tài tham gia xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, nền kinh tế số
Năm là, đánh giá khách quan, trung thực các nhiệm vụ triển khai, thực hiện Chính phủ điện tử:
- Ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg 7phê duyệt
“Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” Theo
đó, Chương trình xác định tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; yêu cầu phải đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, chính quyền các cấp
- Các nhiệm vụ triển khai, thực hiện Chính phủ điện tử phải được đánh giá gắn liền với trách nhiệm thực thi, quản lý của cá nhân người đứng đầu ở từng bộ, ngành, địa phương,
7 Quyết định số 749/QĐ-TTg là Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”
Trang 9thông qua bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, đo lường chất lượng việc xây dựng Chính phủ điện tử, nền kinh tế số trong quá trình phát triển bền vững đất nước và chủ động hội nhập quốc tế
Trang 10C Kết luận
Chuyển đổi số, phát triển kinh tế số là một xu hướng bắt buộc khi thế giới đang bước vào cuộc Cách mạng công nghệ lần thứ 4 Đồng thời, chuyển đối số, phát triển kinh
tế số cũng là một trong những mục tiêu lớn nhất tại Việt Nam Muốn phát triển chuyển đổi số, Việt Nam sẽ cần phải giải quyết các thách thức đặt ra từ chất lượng nguồn nhân lực đến đầu tư trang thiết bị cho sự chuyển đổi này Hơn nữa, để chuyển đổi sang nền kinh tế số thành công, đội ngũ cán bộ, công nhân, viên chức và cơ quản lý nhà nước của Việt Nam cần phải áp dụng, chuyển đổi từ phong cách đến lề lối làm việc và tính hiệu quả trong công việc Từ đó, tạo nên được nền tảng, sức lan tỏa, thúc đẩy người dân và doanh nghiệp cùng nhau nỗ lực chung tay chuyển đổi Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước dẫn đường trong chuyển đổi và phát triển rất cần được thể hiện trong nền kinh tế số trước mắt và lâu dài