1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Anh/chị hãy phân tích, bình luận về mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương; giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn, từ thực tiễn phòng, chống dịch bệnh covid-19

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Anh/Chị Hãy Phân Tích, Bình Luận Về Mối Quan Hệ Phối Hợp Giữa Chính Quyền Trung Ương Và Chính Quyền Địa Phương; Giữa Cơ Quan Có Thẩm Quyền Chung Và Cơ Quan Chuyên Môn, Từ Thực Tiễn Phòng, Chống Dịch Bệnh Covid-19
Tác giả Phạm Thị Huyền Trang
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Minh Hà
Trường học Đại học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hành Chính
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 745,58 KB

Nội dung

của trung ương đối với địa phương và khuyến khích tính sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các địa phương”.1 Gần đây, việc phân cấp, phân quyền được ghi nhận trong hàng loạt các văn bản ph

Trang 1

KHOA LUẬT - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BỘ MÔN LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

-0-0 -

HỌ TÊN SINH VIÊN: PHẠM THỊ HUYỀN TRANG

MÃ SINH VIÊN: 20061300 TÊN TIỂU LUẬN: ANH/CHỊ HÃY PHÂN TÍCH, BÌNH LUẬN VỀ MỐI QUAN

HỆ PHỐI HỢP GIỮA CHÍNH QUYỀN TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG; GIỮA CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CHUNG VÀ CƠ QUAN CHUYÊN MÔN, TỪ THỰC TIỄN PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19

Tiểu luận kết thúc môn Luật Hành chính Giảng viên: TS Nguyễn Thị Minh Hà

Hà Nội – 2021

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

MỞ ĐẦU 3 NỘI DUNG 4

1 Quy định pháp lý về phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền địa phương ở Việt Nam 4

2 Mối quan hệ phối hợp giữa Chính quyền trung ương và Chính quyền địa phương.7

3 Mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn.

9

3.1 Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung 9 3.2 Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn 10

4 Mối quan hệ phối hợp giữa Chính quyền Trung ương và Chính quyền Địa

phương; giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn trong thực tiễn phòng, chống dịch bệnh Covid -19 10 KẾT LUẬN 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 3

MỞ ĐẦU

Phân cấp, phân quyền hành chính nhà nước là xu hướng tất yếu trong quản trị nhà nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam Việc phân cấp hợp lý giữa Chính phủ và Chính quyền địa phương sẽ tạo điều kiện để Chính phủ tập trung vào những hoạt động mang tính vĩ mô, quốc gia và thu gọn tổ chức bộ máy; tạo cơ hội cho Nhân dân, cộng đồng tham gia vào quá trình quản lý hành chính nhà nước, gắn hoạt động quản lý hành chính nhà nước với lợi ích của Nhân dân, đồng thời thu hút nguồn lực địa phương vào quá trình phát triển đất nước Hiện nay, nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Trung ương và địa phương, trong đó trọng tâm là phân cấp nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm giữa Chính quyền trung ương và chính quyền địa phương Những năm gần đây, nhà nước ta đã liên tục cải thiện, chú

ý hơn vào hoạt động quản lý hành chính Nhà nước cũng như mối tương quan mật thiết giữa Chính quyền trung ương và Chính quyền địa phương để phần nào cải thiện, góp phần làm

Trang 4

thay đổi tiến bộ tổ chức Bộ máy Hành chính Nhà nước Vì vậy, những phân tích làm rõ về mối quan hệ phối hợp giữa Chính quyền trung ương và Chính quyền địa phương sẽ làm nổi bật hơn sự quan trọng, cấp thiết giữa các cấp Chính quyền của Bộ máy Hành chính Nhà nước Đặc biệt hơn cả là trong tình hình Đại dịch Covid 19 hiện nay, thì việc phối hợp giữa các cấp chính quyền càng trở nên rõ ràng và quan trọng Vì vậy, bài tiểu luận này sẽ tìm hiểu

về mối quan hệ phối hớp giữa Chính phủ và Chính quyền địa phương có tác động thế nào đối với Đất nước cũng như là nhân dân ta Bài tiểu luận được viết theo phương pháp phân tích và tổng hợp, trước hết là để tìm ra bản chất của vấn đề, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến Cuối cùng, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm

ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu

NỘI DUNG

1 Quy định pháp lý về phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền địa phương ở Việt Nam

Vấn đề phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước ở Việt Nam đã được đặt ra ngay từ những ngày đầu thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thể hiện trong những văn bản đầu tiên của Chính phủ lâm thời: Sắc lệnh số 63/SL, ngày 22/11/1945 về việc tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính ở các xã, huyện, tỉnh và kỳ và Sắc lệnh số 77/SL, ngày 21/12/1945 về việc tổ chức chính quyền nhân dân ở các thị xã và thành phố

Tuy nhiên, quá trình phân cấp, phân quyền chỉ thực sự được đẩy mạnh vào đầu những năm

2000 Đặc biệt, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa IX (2004) đã đề ra yêu cầu: “Khẩn trương hoàn thành việc phân cấp, phân quyền giữa trung ương với địa phương trên từng ngành, từng lĩnh vực một cách đồng bộ, bảo đảm hiệu lực quản lý thống nhất, xuyên suốt

Trang 5

của trung ương đối với địa phương và khuyến khích tính sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các địa phương”.1

Gần đây, việc phân cấp, phân quyền được ghi nhận trong hàng loạt các văn bản pháp lý quan trọng như Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 21/3/2016 của Chính phủ về phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019

Hiến pháp năm 2013 đã có nhiều quy định thể hiện rõ tinh thần đẩy mạnh phân cấp quản lý cho chính quyền địa phương Điều 112, Hiến pháp năm 2013 quy định những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương là những nội dung không có trong các bản Hiến pháp khác Theo đó, các chính sách, pháp luật sẽ do cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương ban hành, còn chính quyền địa phương các cấp có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện dưới sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên Đặc biệt, tại khoản 2, Điều 112 Hiến pháp năm 2013 đã xác định nguyên tắc phân cấp giữa chính quyền Trung ương và chính quyền địa phương, theo đó, chính quyền địa phương được giao thực hiện một số nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên cùng với các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đó trong những trường hợp cần thiết Đây là căn cứ pháp lý quan trọng làm cơ sở cho pháp luật về chính quyền địa phương, quy định cụ thể thẩm quyền, nhiệm vụ

và quyền hạn của từng cấp chính quyền địa phương Luật Tổ chức chính quyền địa phương

và các văn bản liên quan sẽ quy định tách bạch những việc cụ thể thuộc thẩm quyền của chính quyền Trung ương và những việc cụ thể thuộc thẩm quyền của chính quyền địa

phương, xác định rõ nguồn nhân lực, nguồn tài chính để bảo đảm thực hiện Như vậy, việc xác định nguyên tắc phân cấp trong Hiến pháp năm 2013 đã hướng đến việc xây dựng chế định chính quyền địa phương bảo đảm tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của mỗi cấp chính quyền địa phương, giữa chính quyền Trung ương và chính quyền địa phương không còn sự trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ

1

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr 99

Trang 6

Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 ra đời với việc tăng cường phân cấp quản

lý cho các cấp chính quyền địa phương và tách quản lý hành chính nhà nước với hoạt động

sự nghiệp, dịch vụ công là điều kiện quan trọng để bảo đảm mỗi cấp chính quyền có thể thực hiện tốt các chức năng quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn, đồng thời tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội theo phân cấp và hướng dẫn, tạo điều kiện để thực hiện các nhiệm vụ tự quản

Triển khai thực hiện các quy định về phân cấp quản lý trong Luật Tổ chức Chính phủ năm

2015 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 21/NQ-CP, ngày 21/3/2016 về phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Nghị quyết xác định rõ mục tiêu:

“Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực trên cơ sở thực hiện phân cấp hợp lý, rõ ràng về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bảo đảm sự quản lý thống nhất của Chính phủ, phát huy tính chủ động, trách nhiệm, tinh thần sáng tạo của chính quyền địa phương2”

Nghị quyết cũng xác định rõ nguyên tắc phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (chính quyền địa phương cấp tỉnh):

- Bảo đảm sự quản lý thống nhất của Chính phủ; đồng thời, phát huy tính chủ động, trách nhiệm của chính quyền cấp tỉnh trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước, phục

vụ nhân dân;

- Tuân thủ nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ; phân định rõ nhiệm vụ quản lý nhà nước của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, ngành và của chính quyền cấp tỉnh;

- Phân cấp phải rõ nhiệm vụ, rõ thẩm quyền, rõ trách nhiệm, gắn với chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp; bảo đảm tăng tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình;

2

Nghị quyết số 21/NQ-CP, ngày 21/3/2016 của Chính phủ về phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Trang 7

- Phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong từng giai đoạn, đặc thù của ngành, lĩnh vực, điều kiện và khả năng phát triển của từng khu vực, vùng lãnh thổ, loại hình đô thị, nông thôn;

- Phù hợp khả năng quản lý, điều hành của từng cấp và điều kiện, khả năng cân đối các nguồn lực cần thiết để thực hiện; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý các ngành, lĩnh vực;

- Tăng cường trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn kiểm tra, thanh tra của bộ, ngành Trung ương đối với việc thực hiện phân cấp và xử lý trách nhiệm; chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính; đồng thời phát huy dân chủ rộng rãi để Nhân dân tham gia quản lý nhà nước

2 Mối quan hệ phối hợp giữa Chính quyền trung ương và Chính quyền địa phương

Theo quy định của Luật hiến pháp và luật tổ chức chính quyền địa phương mới nhất thì hiện nay nước ta có ba cấp đơn vị hành chính theo lãnh thổ từ cấp cơ sở lên cấp trung ương Các

cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương được tổ chức tương ứng với từng đơn vị hành chính lãnh thổ bao gồm các ủy ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân đối với cấp tỉnh và huyện Các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương hợp thành một hệ thống thống nhất theo cả chiều ngang và chiều dọc, có một mối quan hệ chỉ huy, điều hành, hướng dẫn chặt chẽ, nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước ở địa phương Theo quy định của pháp luật thì chính quyền địa phương được tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương; quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương Trong trường hợp cần thiết, chính quyền địa phương được giao thực hiện một số nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên với các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đó Có thể nói Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương

và cơ quan nhà nước cấp trên Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân Theo quy định của ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền

Trang 8

địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân

và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp

và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước

ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương theo hình thức phân quyền, phân cấp

Việc phân định thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc sau đây:

Thứ nhất việc phân định thẩm quyền phải bảo đảm quản lý nhà nước thống nhất về thể chế, chính sách, chiến lược và quy hoạch đối với các ngành, lĩnh vực; bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính quốc gia;

Thứ hai các cấp các ngành cần tăng cường, phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật

Thứ ba các cấp các ngành cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ, phân định rõ nhiệm vụ quản lý nhà nước giữa chính quyền địa phương các cấp đối với các hoạt động kinh tế – xã hội trên địa bàn lãnh thổ;

+ Ngoài ra, Việc phân định thẩm quyền phải phù hợp với điều kiện, đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo và đặc thù của các ngành, lĩnh vực

Đặc biệt, Chính quyền địa phương đại diện cho Nhà nước, nhân danh Nhà nước để thực thi quyền lực nhà nước; triển khai, tổ chức thực hiện những chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng, của Nhà nước ở địa phương, nên chính quyền địa phương phải đủ mạnh mới có thể thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình Nhưng đồng thời, cũng phải mềm dẻo, linh hoạt bởi phải trực tiếp tiếp xúc, làm việc với dân, đáp ứng những nhu cầu, đòi hỏi đa dạng của mỗi người dân sao cho vừa đúng pháp luật vừa phù hợp với truyền thống và điều kiện của mỗi người dân, mỗi địa phương Nếu chính quyền địa phương làm việc có hiệu quả

Trang 9

thì đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước sẽ dễ dàng đi vào cuộc sống, trở thành hoạt động thực tế của nhân dân, tạo ra sự phấn khởi, sự tin tưởng của nhân dân vào sự sáng suốt, đúng đắn trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Đồng thời tạo ra sự hiểu biết, thông cảm lẫn nhau giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân Ngược lại, nếu chính quyền địa phương không giải quyết một cách thấu đáo những thắc mắc, vướng mắc của nhân dân, các cán bộ địa phương làm việc không tốt có thể sẽ làm bùng phát nhiều phản ứng tiêu cực của nhân dân đối với chính quyền nhà nước, với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước Chính quyền địa phương trực tiếp tổ chức thực hiện các quy định, quyết định của Nhà nước Đồng thời cũng là những người trực tiếp thu nhận, lắng nghe, tiếp thu các ý kiến, những đề xuất, kiến nghị của nhân dân Do vậy, họ cũng phải phản ánh một cách trung thực những nguyện vọng, mong muốn, nhu cầu của người dân lên các cơ quan cấp trên có thẩm quyền

và đề xuất những giải pháp trong việc giải quyết những vướng mắc, thoả mãn những nhu cầu, mong muốn của nhân dân nói chung, của mỗi người dân nói riêng

3 Mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn

Cơ quan có thẩm quyền chung và Cơ quan chuyên môn đều có những điểm giống nhau như: Đều là cơ quan hành chính nhà nước được giao thẩm quyền quản lý hành chính nhà nước; có đội ngũ cán bộ, công chức để thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ được giao nhằm mục đích được giao nhằm thực hiện chức năng của mình; có thẩm quyền ban hành các quyết định hành chính để giải quyết công việc phát sinh nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình Bên cạnh đó cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung và cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cũng có những điểm khác nhau cơ bản:

3.1 Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung

Là cơ quan hành chính do quốc hội hoặc hội đồng nhân dân lập ra nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ở trung ương và địa phương GồmChính phủ và ủy ban nhân dân các cấp Các cơ quan này có chức năng quản lý hành chính nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, được tổ chức và hoạt động theo chế độ tập thể lãnh đạo, có cả ở trung ương và địa phương

Trang 10

3.2 Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn

Là có quan hành chính nhà nước được thành lập ra ở trung ương để giúp cơ quan hành chính thực hiện chức năng quản lý hành chính về chuyên môn, nghiệp vụ Gồm Bộ và cơ quan ngang bộ Có chức năng quản lý hành chính về ngành hoặc lĩnh vực công tác trong cả nước, được tổ chức và hoạt động theo chế độ thủ trưởng một người Chỉ có ở trung ương, còn ở địa phương chỉ là các cơ quan chuyên môn chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ mà không phụ thuộc về tổ chức vì các cơ quan chuyên môn do ủy ban nhân dân lập ra

Từ khái niệm trên ta thấy được tính liên kết chặt chẽ giữa Cơ quan có thẩm quyền chung và

Cơ quan thẩm quyền chuyên môn Nhờ đó, khiến cho Tổ chức Bộ máy Hành chính nhà nước

ta càng trở nên hoàn thiện, dễ kiểm soát, phối hợp và linh hoạt cao Cũng chính bởi vậy mà mọi cơ quan đều làm đúng thẩm quyền, chuyên môn của mình, dễ cho việc xử lý nghiệp vụ

giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn trong thực tiễn phòng, chống dịch bệnh Covid -19

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và những tác động khó lường từ biến đổi khí hậu, sự xuất hiện của dịch Covid-19 là một lời cảnh báo về những đại dịch "Covid mới" có thể xuất hiện bất

kỳ lúc nào, dưới bất kỳ hình thức nào và đe dọa sự an nguy của bất cứ quốc gia nào Việc thành lập Trung tâm công nghệ phòng chống Covid-19 Quốc gia trước hết là để hỗ trợ Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương phòng chống Covid bằng các giải pháp công nghệ, nhưng về dài hạn, Trung tâm sẽ chính là là nơi tạo ra những bộ giải pháp công nghệ để giúp người dân phòng, chống mọi loại dịch bệnh trong tương lai

Việt Nam đã và đang làm rất tốt công tác chống dịch, và trong giai đoạn dịch bùng phát mạnh ở nhiều nước, chúng ta đã là tấm gương cho cả thế giới về vừa chống dịch hiệu quả vừa phát triển kinh tế Để đạt được những thành công trong việc kiểm soát dịch bênh, phòng

và chống dịch thì Chính phủ ta đã có sự kết hợp vô cùng linh hoạt, nhanh chóng, chặt chẽ từ cấp Trung ương xuống cấp Cơ sở Các Bộ, Ban, Ngành kịp thời đưa ra các đề án phòng,

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w