1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Anh/Chị hãy phân tích, bình luận về mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương; giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn, từ thực tiễn phòng, chống dịch bệnh Covid-19

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Anh/Chị hãy phân tích, bình luận về mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương; giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn, từ thực tiễn phòng, chống dịch bệnh Covid-19
Tác giả Nguyễn Thị Vân
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Minh Hà
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật
Chuyên ngành Luật Hành Chính
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 795,66 KB

Nội dung

 TIỂU LUẬN MÔN: LUẬT HÀNH CHÍNH ĐỀ 2: Anh/Chị hãy phân tích, bình luận về mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương; giữa cơ quan có thẩm quy

Trang 1



TIỂU LUẬN MÔN: LUẬT HÀNH CHÍNH

ĐỀ 2: Anh/Chị hãy phân tích, bình luận về mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương; giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn, từ thực tiễn phòng, chống dịch bệnh Covid-19

GIẢNG VIÊN: TS NGUYỄN THỊ MINH HÀ Sinh viện thực hiện: NGUYỄN THỊ VÂN

Mã sinh viên: 20061319 Lớp: K65A

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

HÀ NỘI, THÁNG 7 NĂM 2021

Trang 2

MỤC LỤC

Trang PHẦN I: MỞ ĐẦU………1

1 Lí do chọn đề tài……… 1

2 Mục đích của đề tài……… 1

tài……….1

4 Phương pháp nghiên cứu……….2

DUNG………2

CHƯƠNG 1: MỐI QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA CHÍNH QUYỀN TRUNG

PHƯƠNG……… 2

I Khái niệm……….2

II Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền trung ương và chính quyền địa phương…2

1 Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền trung ương……….2

2 Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương……….3

III Mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương………3

IV Mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương ở Nhật Bản 5

CHƯƠNG 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CHUNG

Trang 3

I Khái niệm……….5

1 Cơ quan hành chính nhà nước……….5

2 Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung……… 6

3 Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn……….6

II Chức năng của cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn……… 6

1 Chức năng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung……….6

2 Chức năng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyên môn……….6 III Mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn……….6

IV Những yêu cầu đặt ra đối với cơ quan hành chính nhà nước trong chính quyền

Đức………7

PHẦN III: KẾT LUẬN……….8 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

HĐND Hội đồng nhân dân

UBND Ủy ban nhân dân

TAND Tòa án nhân dân

VKSND Viện kiểm sát nhân dân

Trang 4

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 đang diễn ra phức tạp làm lan rộng ra khắp cả nước Chính vì đang trong giai đoạn gặp khó khăn mà giúp chúng ta nhận thấy rằng tinh thần đoàn kết, gắn bó của nước ta cùng nhau đưa ra những biện pháp phòng, chống dịch tốt nhất Qua đó, giúp chúng ta thấy được mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương, giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn

có một sự gắn kết ngày càng bền chặt, sự phối hợp ăn ý trong việc giải quyết những vấn đề nội bộ trong nước đặc biệt là trong việc đưa ra biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 hiện nay của nước ta Bên cạnh những mối quan hệ chung đó thì những chính quyền, cơ quan cũng có vai trò, chức năng riêng Nếu chính quyền trung ương tập trung thực hiện nhiệm vụ vĩ mô như quốc phòng, ngoại giao, xây dựng hệ thống pháp luật,… Thì chính quyền địa phương lại được giao quyền độc lập, tự chủ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương mình Cơ quan có thẩm quyền chung thực hiện quản lý hành chính nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, cơ quan chuyên môn có chức năng quản lý hành chính về ngành hoặc lĩnh vực công tác trong cả nước

2 Mục đích của đề tài

Làm rõ mối quan hệ của chính quyền trung ương và chính quyền địa phương, cơ quan

có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn trước và sau khi dịch Covid-19 bùng phát để đưa ra biện pháp phòng, chống dịch tốt nhất Từ đó giải quyết những vấn đề

mà đề tài đã đặt ra

3 Ý nghĩa của đề tài

Trải qua nhiều khó khăn do dịch Covid-19 qua đó mọi người có thể nhận ra được mối quan hệ gắn bó, khăng khít giữa các chính quyền, cơ quan với nhau Thông qua tìm hiểu, học hỏi để làm rõ đề tài trên giúp chúng ta nhận ra được tầm quan trọng của họ giúp điều hành, quản lý, bảo đảm lợi ích chung cho đất nước Bên cạnh đó, còn thể

Trang 5

2 Giáo trình Luật hành chính Việt Nam Hiến pháp năm 2013

Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015

Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015

hiện rõ mối quan hệ cùng một mục đích chung đó là đảm bảo tính thống nhất, tính dân chủ nhằm phát huy hết tối đa năng lực, tiềm năng vốn có để bảo vệ đất nước

4 Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu về mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương, cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn thông qua việc cùng nhau bảo vệ đất nước trong việc phòng, chống dịch Covid-19 Bên cạnh đó, cần kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như phân tích, đánh giá, so sánh, đối chiếu kết hợp phương pháp luận…

PHẦN II: NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: MỐI QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA CHÍNH QUYỀN TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

I Khái niệm

Đầu tiên để làm rõ vấn đề trên chúng ta cần hiểu rõ khái niệm: Chính quyền là gì? Sau

đó phân tích cụ thể từng vấn đề Vì vậy, chính quyền được hiểu theo nghĩa là một bộ máy điều hành, quản lý các công việc của nhà nước Việc tập hợp tất cả các cơ quan nhà nước trung ương được gọi là chính quyền trung ương Bên cạnh đó, chính quyền địa phương là một thể thống nhất, là tập hợp tất cả các nhà nước địa phương mà hoạt động của chúng tác động đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đó: HĐND, UBND, TAND, VKSND, Các cơ quan quản lý của trung ương đóng tại địa phương… Ở nước ta, chính quyền địa phương là một trong những nội dung có vị trí hết sức quan trọng trong tổ chức bộ máy nhà nước, luôn được ghi nhận trong các bản hiến pháp Hiến pháp năm 2013 đã đổi tên gọi của Chương từ “Hội đồng nhân dân và

Ủy ban nhân dân” thành “Chính quyền địa phương”

II Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền trung ương và chính quyền địa phương

1 Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền trung ương

Trang 6

Hiến pháp 2013 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ tập trung vào việc tổ chức thực hiện Hiến pháp, luật và pháp lệnh; kiến nghị lập pháp và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; thống nhất quản lý các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, môi trường, giáo dục,…; thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia; thực hiện các công tác đối nội và đối ngoại Tất ca các nhiệm vụ chung này được làm rõ cụ thể hơn trong chương II Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 Nhiệm vụ và quyền hạn của bộ thực hiện việc bộ trình Chính phủ dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, trình chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm và các công trình quan trọng Bộ trình Chính phủ những quyết định chủ trương, biện pháp tăng cường và mở rộng quan hệ với nước ngoài, ban hành cơ chế, chính sách về cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công Bộ kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; tổ chức việc tiếp công dân theo quy định của pháp luật

2 Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương

Mặc dù, Hiến pháp 1992 không có điều khoản riêng cho nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương Nhưng Hiến pháp 2013 bổ sung thêm một điều mới (Điều 112) đã quy định như sau: Tổ chức, bảo đảm, quyết định các vấn đề của địa phương do luật định và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên đó là 2 nhiệm vụ của chính quyền địa phương Trong trường hợp cấp thiết thì chính quyền địa phương

có thể thay thế các cơ quan cấp trên thực hiện một số nhiệm vụ nhưng vẫn đảm bảo được điều kiện để thực hiện nhiệm vụ đó Điều này để nhằm khắc phục tình trạng trước đây của trung ương chỉ trao nhiệm vụ cho địa phương chứ không hề có một điều kiện nào để đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ đó

III Mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương

Trước đây, mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương được thực hiện theo nguyên tắc “tập trung dân chủ” có nghĩa là: Chính quyền địa phương có nhiệm vụ phục tùng, thực hiện mệnh lệnh mà chính quyền trung ương đã đưa ra nhằm

Trang 7

4 Giáo trình Luật hành chính Việt Nam Hiến pháp năm 2013

Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015

Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015

đảm bảo lợi ích chung cho đất nước và của cả quốc gia Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương còn đảm bảo tính dân chủ, sự chủ động, sáng tạo của địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ nhằm phát huy tối đa tiềm năng vốn có của địa phương Mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương này chủ yếu dựa trên các mặt hành chính, chính trị và tài chính Khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường từng bước phát triển và đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đi lên con đường chủ nghĩa xã hội thì bộ máy chính quyền, mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương cũng đã có sự thay đổi Trong khi, chính quyền trung ương tập trung thực hiện những nhiệm vụ mang tính vĩ mô thì chính quyền địa phương đã được trao quyền tự chủ, độc lập hơn trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến địa phương mình Sự độc lập nhất định ấy còn biểu hiện ở việc chịu trách nhiệm trước chính quyền trung ương về kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình Chính vì vậy mà mối quan hệ đó đã có những thay đổi tích cực: Từ mối quan hệ mệnh lệnh, phục tùng dần chuyển thành chính quyền cấp trên, cấp dưới theo quy định của pháp luật; đảm bảo được tính tập trung, thống nhất làm giảm sự phân tán, cục bộ địa phương; phát huy tính chủ động, sáng tạo, tiềm năng của chính quyền địa phương tránh sự ỷ lại đối với cấp trên và cấp dưới; góp phần đảm bảo tính chính xác trong việc thực thi pháp luật và khắc phục được những tiêu cực của nền kinh tế thị trường Hiện nay, dịch Covid-19 đang diễn ra phức tạp thể hiện mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương trong công tác đưa ra biện pháp phòng, chống dịch thể hiện được tính thống nhất, chặt chẽ hơn Điển hình, khi chính quyền cấp trên đưa ra những văn bản, công văn tạm dừng các hoạt động, thực hiện lệnh giãn cách xã hội sau đó gửi về chính quyền địa phương để nhanh chóng thực hiện những quy định trên một cách nghiêm túc Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng độc lập trong việc quyết định lập các chốt kiểm tra nhằm làm giảm sự lây lan ra cộng đồng để thực hiện phòng, chống dịch một cách tốt nhất Trong việc phòng, chống dịch Covid-19 mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương đã có sự phối hợp uyển chuyển, ăn ý với nhau và sự phối hợp rất

Trang 8

cao nhằm thực hiện được việc phòng, chống dịch một cách an toàn nhất đảm bảo sức khỏe cho cả cộng đồng

IV Mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương ở Nhật Bản

Trong bộ máy nhà nước luôn tồn tại 2 mối quan hệ: Một là, mối quan hệ tam quyền phân lập giữa các cơ quan lập pháp – hành pháp – tư pháp; hai là, mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương Nhật Bản cũng tồn tại 2 mối quan

hệ này và mối quan hệ thứ 2 này có những đặc trưng cơ bản dựa trên các mặt hành chính, chính trị và tài chính Về mặt hành chính: Chủ yếu được thể hiện qua “hệ thống

ủy quyền cơ quan” và “hệ thống ủy quyền đoàn thể” những điều trên đều được quy định trong “Luật tự trị địa phương” Về mặt chính trị: Để có bàn đạp vững chắc tiến cử vào nghị viện thì họ đưa người của Đảng mình vào cơ quan quyền lực của địa phương, chính vì thế mà Đảng nào dành được nhiều phiếu bầu cử hơn thì Đảng đó nắm chắc cơ hội tiến vào nghị viện hơn; hiện nay các vị trí chia nhau nắm quyền: thứ nhất, thứ hai Đảng dân chủ tự do và Đảng dân chủ, thứ ba là Đảng cộng sản Về mặt tài chính: Trong thực tế, chính quyền địa phương không hoàn toàn nắm hết mọi việc Theo số liệu thống kê năm 1990 tổng số chi tiêu của chính quyền trung ương và chính quyền địa phương là 123,9 ngàn tỷ Yên, trong đó, chính quyền trung ương chỉ tốn 46,6 ngàn

tỷ Yên, phần chi tiêu còn lại của chính quyền địa phương lên đến 77,3 ngàn tỷ Yên Mặc dù, chỉ số chi tiêu của chính quyền địa phương rất nhiều nhưng chỉ số thu nhập đạt vẫn còn thấp nên hầu hết phần còn lại được chính quyền trung ương trợ cấp Tóm lại, mối quan hệ này ở Nhật Bản quấn với nhau ở mức độ cao với 3 đặc trưng cơ bản nêu trên nhưng bên cạnh đó cũng có một số vấn đề vẫn đang vô cùng phức tạp

CHƯƠNG 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CHUNG

VÀ CƠ QUAN CHUYÊN MÔN

I Khái niệm

1 Cơ quan hành chính nhà nước

Trang 9

6 Giáo trình Luật hành chính Việt Nam Hiến pháp năm 2013

Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015

Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015

Trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay, cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận cấu thành của cơ quan quyền lực nhà nước, có phương diện hoạt động chủ yếu là hoạt động quản lý nhà nước, có hệ thống thống nhất từ trung ương đến địa phương, đứng đầu là chính phủ Cơ quan hành chính nhà nước được chia thành: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung và cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyên môn

2 Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung là cơ quan hành chính do quốc hội hoặc hội đồng nhân dân lập ra nhằm thực hiện quản lý toàn bộ trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội ở cả trung ương và địa phương Bao gồm: Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp

3 Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyên môn là cơ quan hành chính được lập ra ở trung ương có nhiệm vụ giúp cơ quan hành chính thực hiện việc quản lý hành chính ở mảng tập trung chuyên môn và nghiệp vụ hơn Bao gồm: Bộ và cơ quan ngang bộ

II Chức năng của cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn

1 Chức năng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung

Tổ chức và hoạt động theo chế độ tập thể lãnh đạo nên các cơ quan hành chính nhà nước này có chức năng hoạt động với phạm vi rộng trên mọi lĩnh vực của đời sông xã hội ở trung ương lẫn địa phương

2 Chức năng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyên môn

Tổ chức và hoạt động theo chế độ lãnh đạo thủ trưởng một người nên có chức năng quản lý hành chính về ngành hoặc lĩnh vực công tác trong cả nước Bên cạnh đó, Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 cũng đã quy định một hệ thống cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyên môn tham mưu, giúp cơ quan có thẩm quyền chung cùng cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước

Trang 10

III Mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn

Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 có quy định rõ mối quan hệ về tổ chức giữa HĐND và UBND thì Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu

ra, là cơ quan chấp hành của HĐND, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và các cơ quan hành chính nhà nước cấp trên Ðối với cơ quan chuyên môn, một mặt phụ thuộc vào cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chung cùng cấp, mặt khác thì phụ thuộc vào cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cấp trên trực tiếp Mối quan hệ này giúp cho cấp trên có thể tập trung quyền lực Nhà nước để chỉ đạo hoạt động cấp dưới, tạo nên một hoạt động chung thống nhất để đảm bảo lợi ích chung thống nhất cho địa phương, từng ngành và vùng lãnh thổ Đối với cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn bên cạnh việc phụ thuộc vào cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung thì ngoài ra còn phụ thuộc vào cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cấp trên trực tiếp Vì thế, ngay tại thời điểm với tình hình dịch bệnh hiện tại thì mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung

và cơ quan chuyên môn được phối hợp một cách chặt chẽ, có sự quan tâm, hỗ trợ việc tăng cường kiểm soát Điều đó cho thấy được mối quan hệ của các cấp được thể hiện

sự “tương thân, tương ái” trong việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19

IV Những yêu cầu đặt ra đối với cơ quan hành chính nhà nước trong chính quyền thành phố Thủ Đức

Đầu tiên, UBND thành phố Thủ Đức cần phải được tổ chức lại các cơ quan chuyên môn phù hợp với điều kiện của chính quyền thành phố ở thời điểm hiện tại Nếu không

có gì thay đổi thì hiện nay sẽ có 10 cơ quan chuyên môn được tổ chức gồm: Phòng Nội vụ; Phòng Tư pháp; Phòng Tài chính – Kế hoạch; Phòng Tài nguyên và Môi trường; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; Phòng Văn hóa và Thông tin; Phòng Giáo dục và Đào tạo; Phòng Y tế; Thanh tra Thành phố; Văn phòng UBND Ngoài ra, 2 cơ quan chuyên môn là Phòng Kinh tế và Phòng Quản lý đô thị sẽ được tổ chức phù hợp với chính quyền đô thị Cần phải nghiêm túc trong cách thức tổ chức và vận hành một

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w