1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Anh/chị hãy phân tích, bình luận về những thuận lợi và thách thức của quản lí nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số, xét từ thực tiễn quản lí thương mại điện tử hiện nay (bao gồm cả hoạt động kinh doanh trên các phương tiện mạng xã hội)

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích, bình luận về những thuận lợi và thách thức của quản lí nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số, xét từ thực tiễn quản lí thương mại điện tử hiện nay (bao gồm cả hoạt động kinh doanh trên các phương tiện mạng xã hội)
Tác giả Trần Đình Trường
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật
Chuyên ngành Luật Hành Chính
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 827,82 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT --- oOo --- TIỂU LUẬN MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH ĐỀ 3 Anh/chị hãy phân tích, bình luận về những thuận lợi và thách thức của quản lí nhà nước khi thúc

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

- oOo -

TIỂU LUẬN MÔN

LUẬT HÀNH CHÍNH

ĐỀ 3

Anh/chị hãy phân tích, bình luận về những thuận lợi và thách thức của quản lí nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số, xét từ thực tiễn quản lí thương mại điện tử hiện nay (bao gồm cả hoạt động kinh doanh trên các phương tiện mạng xã hội)

Họ và tên : Trần Đình Trường

Lớp : K65B

Mã sinh viên : 20061308

Hà Nội – 2021



Trang 2

Mục Lục

A.Mở đầu 3

B Nội dung 3

1 Khái niệm Kinh tế số 3

2 Thực trạng kinh tế số hiện nay 3

3 Những thuận lợi và thách thức của quản lí nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số 4

3.1 Quản lý nhà nước khi thúc đẩy kinh tế số hiện nay 4

3.2 Thuận lợi 5

3.3 Những thách thức 6

4 Để kinh tế số trở thành cơ hội phát triển cho Việt Nam 8

C.Kết Luận 10

D Danh mục tham khảo 11

Trang 3

A.Mở đầu

Hiện nay, trong thời kỳ cuộc cách mạng 4.0, để phù hợp với xu hướng của thời đại, tất

cả các quốc gia trên thế giới đều thay đổi phương thức hoạt động kinh tế một cách mạnh mẽ và đất nước Việt Nam ta cũng không phải là ngoại lệ Các trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa cá nhân,

tổ chức, doanh nghiệp đã bắt đầu dự trên ứng dụng công nghệ số Để thích ứng với nền kinh tế khi đang chuyển sang nền kinh tế số thì đất nước ta cũng đã thực hiện đổi mới về mô hình và cách thức áp dụng công nghệ số trong quản lý kinh tế sao cho phù hợp Bên cạnh đó, ta cũng gặp nhiều thuận lợi và cũng không ít khó thách thức của quản lý nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số

B Nội dung

1 Khái niệm Kinh tế số

Thuật ngữ “Kinh tế số” ( digital economy) được dùng khá lâu trước khái niệm cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) Đã có rất nhiều định nghĩa về thuật ngữ này nhưng theo định nghĩa chung của nhóm kinh tế số của Oxford thì kinh tế số là “ một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số , đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet” Kinh tế số hiện diện trên tất cả các lĩnh vực và nền kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải, tài chính ngân hàng, … ) mà công nghệ số được áp dụng

2 Thực trạng kinh tế số hiện nay

Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần và mọi quy mô đang gia tăng sự phụ thuộc vào nền tảng internet an toàn, ổn định và đáng tin cậy, giúp doanh nghiệp thực hiện các hoạt động vận hành hàng ngày Chính có nền kinh tế số mà hiệu suất kinh tế đạt được nhiều thành quả cao, các ngành công nghiệp có bước chuyển biến đột phá trong mô hình kinh doanh, từ thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến trên các trang mạng xã hội (Facebook, instagram), giải trí (Netflix, Pinterest), đến giao thông vận tải (Uber, Grab, goViet) đến phân phối, bán buôn và bán lẻ (Lazada, Shoppe) Đã xuất hiện nhiều mô hình kinh doanh hoàn toàn khác biệt so với truyền thống như các hãng truyền thông toàn cầu nhưng không sở hữu quyền tác giả của một

Trang 4

tin tức nào, hãng taxi toàn cầu nhưng không sở hữu chiếc xe nào, hãng khách sạn toàn cầu nhưng không sở hữu phòng khách sạn nào đã và đang góp phần định hình nên một thời đại kinh tế mới, thời đại của kinh tế số

Về thương mại điện tử ,Thực trạng thương mại điện tử ở Việt Nam được dự báo sẽ còn tiếp tục phát triển nhanh do sự bùng phát của đại dịch đã tạo nên xu hướng tiêu dùng mới trong

bộ phận người tiêu dùng trẻ Nielsen đã thống kê được rằng, từ khi đại dịch bùng phát năm

2020, nhu cầu mua sắm thông qua các sàn thương mại điện tử đã tăng mạnh Tính tới nay, có hơn 70% dân số Việt Nam tiếp cận với mạng internet, trong đó 53% người dân sử dụng ví điện

tử và thanh toán mua hàng qua mạng Đặc biệt, 2 đô thị lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh chiếm tới 70% tổng lượng giao dịch trên các sàn thương mại điện tử

Không chỉ dừng lại ở các con số, thực tế cũng đã chứng minh mô hình kinh doanh online mang lại nhiều ưu thế hơn trong mùa dịch Có tới 24,1% các nhà bán lẻ đa kênh trên các sàn thương mại điện tử, Facebook, Instagram, website ghi nhận sự tăng trưởng trong và thậm chí là sau dịch bệnh

3 Những thuận lợi và thách thức của quản lí nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số

3.1 Quản lý nhà nước khi thúc đẩy kinh tế số hiện nay

Thứ nhất, hạ tầng và dịch vụ số bao gồm hạ tầng cứng và mạng lưới viễn thông làm nền tảng để tạo ra hạ tầng mềm là dịch vụ số giúp tối ưu các hoạt đọng của nền kinh tế

Thứ hai, tài nguyên số gồm hệ sinh thái dữ liệu và trí thức mở có lợi ích cho việc dự đoán kịp thời và ra quyết định mang lại hiệu quả kinh tế cao

Và cuối cùng là chính sách chuyển đổi số, bao gồm các dịch vụ, chính sách chuyển đổi từ Chính phủ điện tử sang Chính phủ số, chính sách đào tạo nhân lực số

chất lượng cao, chính sách đầu tư kinh doanh số, chính sách an toàn thông tin, chủ quyền số

và sở hữu trí tuệ

Trang 5

Đầu tiên, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, coi trọng và phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, từ những năm 2000, đã xác định đó

là động lực góp phàn thúc đẩy công cuộc đổi mới tạo khả năng phát triển nhanh, đi trước đón đầu để thực hiện thắng lợi quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước

Thứ hai, Đã đề ra những mục tiêu tại Nghị quyết 36a/NQ-CP của Chính phủ, đặc biệt mục tiêu quan trọng nhất là “ đến hết năm 2017, Việt Nam nằm trong nhóm 3 quốc gia đứng đầu ASEAN về chỉ số dịch vụ công trực tuyến (OSI) và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử (EDGI) của Liên hợp quốc”

Thứ tư, Đối với việc công khai tiến bộ 63/63 tỉnh, thành phố và 19/30 bộ ngành đã công khai tiến độ xử lý trên cổng thông tin điện tử Chính phủ, Văn phòng Chính phủ cũng như công khai việc xử lý văn bản của lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, lãnh đạo chính phủ

3.2 Thuận lợi

Việt Nam có dân số trẻ, nhanh nhạy trong nắm bắt công nghệ, nằm trong tốp đầu các quốc gia có tốc độ tăng trưởng về số người dùng Internet, điện thoại thông minh, và sử dụng mạng xã hội Chuyển đổi số, trong khi chưa cần đến một chiến lược ở cấp quốc gia và hành động của Chính phủ, thì thực chất khu vực tư nhân và người dân đã đi trước một bước

Ngành viễn thông công nghệ thông tin đã tạo ra hạ tầng viễn thông 3G, 4G phủ 95% cả

nước, sắp tới sẽ triển khai 5G, đây là một nền tảng quan trọng của nền kinh tế số ở Việt Nam

Để không bỏ lỡ cơ hội này, trước hết, Chính phủ phải tự đổi mới, chuyển đổi để trở thành một Chính phủ của thời đại 4.0, có đủ năng lực quản trị phát triển quốc gia trong thời đại

số Đồng thời, các cấp, các ngành và toàn xã hội cần có những thay đổi từ nhận thức đến hành động để phát huy được những thuận lợi do việc ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số mang lại và đáp ứng được những thách thức của thời đại kinh tế số Với quyết tâm chính trị, thống nhất quan điểm “hành động nhanh, kết quả lớn, làm đâu chắc đấy”, “nghĩ lớn, nghĩ tổng thể nhưng bắt đầu từ những việc nhỏ nhất nhưng có hiệu quả lớn”, Chính phủ đã giao Văn phòng Chính phủ chủ trì soạn thảo Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025, xác

Trang 6

định rõ mục tiêu, vai trò, trách nhiệm, lộ trình cụ thể và thiết lập hệ thống chỉ số giám sát hiệu quả thực thi, tránh tình trạng làm hình thức mà không bảo đảm yêu cầu

3.3 Những thách thức

3.3.1 Những vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nước đối với nền kinh tế số ở Việt Nam

Như chúng ta đã biết Internet có tính đặc thù là không biên giới trong đó lãnh thổ và địa

lý trở thành tương đối, các doanh nghiệp thậm chí ở nước ngoài có thể kinh doanh ở Việt Nam, điều này đặt ra khó khăn trong việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động, cho việc tính và thu thuế Ngoài ra, nếu chính sách quản lý quá chặt thì với đặc thù có thể kinh doanh xuyên biên giới, các doanh nghiệp nước ngoài vốn không bị quản lý bởi chính sách của Việt Nam và với tiềm năng tài chính của mình có thể tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng với các doanh nghiệp nội

Thêm vào đó vấn đề tin giả, thông tin không chính xác và các phát ngôn cực đoan trên môi trường mạng xã hội “Ngồi lê đôi mách” là thứ văn hóa nghìn năm của con người Nhưng chuyện nói xấu, chuyện bịa đặt, trong môi trường “lũy tre làng” khi đưa lên mạng - vốn không biên giới, và tốc độ lan tỏa, chia sẻ nhanh như ánh sáng - trở thành vấn nạn không chỉ tổn hại lợi ích từng cá nhân, cộng đồng mà còn là toàn thể xã hội

Về khía cạnh kinh tế, trong đó tập trung vào quản lý, đặc biệt là vấn đề thu thuế thế nào với các hoạt động thương mại và cung cấp dịch vụ xuyên biên giới Internet là không biên giới, lãnh thổ và địa lý trở thành tương đối khi ngồi ở đâu doanh nghiệp cũng có thể làm việc, kinh doanh Cản trở lưu thông thông tin và dữ liệu là cắt đường huyết mạch của kinh tế số Nhưng thu thuế thế nào, đảm bảo quyền lợi cho người lao động thế nào khi Grab, Netflix, Airbnb không ở Việt Nam nhưng lại kinh doanh ở Việt Nam?

3.3.2 Trong lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam

Theo báo cáo, sự tin tưởng của người tiêu dùng vào các sản phẩm mua bán điện tử còn thấp tỷ lệ người lựa chọn thanh toán theo phương thức COD – thanh toán khi nhận hàng – còn rất cao, lên tới 88% Về trải nghiệm mua hàng, chỉ có 48% đối tượng được khảo sát hài lòng với việc mua hàng trực tuyến Con số này cho thấy các nhà phát triển sàn thương mại điện tử còn phải cố gắng hơn rất nhiều trong việc tối ưu trải nghiệm người dùng

Trang 7

Môi trường cạnh tranh.Trong top 10 các sàn thương mại điện tử có lưu lượng truy cập lớn nhất Việt Nam, những cái tên đứng đầu là các ông lớn như Shopee, Lazada,…vốn là các doanh nghiệp có nguồn vốn lớn từ nước ngoài Tuy có sự xuất hiện của các sàn thương mại điện tử đến từ các doanh nghiệp trong nước nhu FPT, Tiki, thegioididong, … nhưng chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ chỉ khoảng 20% thị trường

Về vấn đề bảo mật thông tin, an toàn cho doanh nghiệp và khách hàng Công nghệ càng phát triển, vấn đề bảo mật thông tin cá nhân càng cần được chú trọng Đây cũng là một vấn đề nan giải không chỉ các doanh nghiệp mà cả cơ quan nhà nước đang rất quan tâm Trong thời gian qua, nhiều văn bản pháp luật yêu cầu các doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử phải đảm bảo được quyền lợi của người tiêu dùng cũng như đảm bảo an ninh trong môi trường số

Một phần người mua hàng lựa chọn hình thức mua hàng COD là bởi họ không có lựa chọn thanh toán trực tuyến nào phù hợp Tuy các ví điện tử, các cổng thanh toán được mở ra rất nhiều nhưng số người sử dụng chưa cao Nguyên nhân là bởi các ví điện tử và các ngân hàng tại Việt Nam vẫn gặp khó khăn trong việc đồng bộ Ngoài hình thức thanh toán qua ví điện tử, hình thức thanh toán trực tuyến của các ngân hàng vẫn còn chậm, gây mất thời gian và khó khăn trong sử dụng Chính sự khó khăn này đã ảnh hưởng rất nhiều tới việc tạo nên thói quen thanh toán trực tuyến của khách hàng

Cơ sở hạ tầng ở đây để chỉ về cả công nghệ lẫn cơ sở giao thông vận chuyển Về công nghệ, các sàn thương mại vẫn chưa tối ưu được hệ thống máy chủ, điều này dẫn đến hiện tượng tắc nghẽn sàn thương mại điện tử trong những chương trình lớn Về hệ thống giao thông chưa được phát triển dẫn tới thời gian giao hàng lâu cũng như chi phí giao hàng còn nhiều bất hợp

3.3.3 Nếu như chúng ta nhìn từ góc độ các doanh nghiệp

Trước hết, đó là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nội Quy mô của đa số doanh nghiệp Việt Nam là vừa và nhỏ, thiếu vốn và trình độ công nghệ thấp Và khi đa số các doanh nghiệp với quy mô nhỏ, sử dụng công nghệ lạc hậu từ 2 - 3 thế hệ thì rõ ràng đây là rào cản lớn

cho chuyển đổi sang kinh tế số

Ngoài ra, như đã nói ở trên, khi lãnh thổ và địa lý trở thành tương đối trong nền kinh tế

số, các doanh nghiệp nước ngoài dễ dàng thâm nhập vào thị trường Việt Nam Điều này sẽ tạo

ra một cuộc cạnh tranh bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước

Trang 8

ngoài ngay tại thị trường Việt Nam Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp có tên tuổi của nước ngoài, như Lazada, Shopee hay các sàn có vốn đầu tư nước ngoài như Tiki, Sendo…, đều chịu

lỗ để thu hút người dùng và giành thị phần trong lĩnh vực thương mai điện tử Hay trong lĩnh vực vận chuyển, hai cái tên chiếm lĩnh thị trường là Grab và Uber, và sau này có thêm Go-Viet,… Trong các lĩnh vực khác, như cung cấp các dịch vụ lưu trú, lữ hành, vận chuyển, tư vấn

và kết nối shopping, ẩm thực, giải trí,… cũng đang bị chiếm lĩnh bởi các doanh nghiệp lớn của nước ngoài

4 Để kinh tế số trở thành cơ hội phát triển cho Việt Nam

Như chúng ta đã biết kinh tế số đã mang lại cho chúng ta không ít thuận lợi trong phát triển kinh tế nhưng chúng ta vẫn còn đầy rẫy những khó khăn với nền kinh tế số sẽ là một xu hướng lớn, mở ra cơ hội đuổi kịp cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam Để phát triển kinh tế số ở Việt Nam cần tập trung vào một số giải pháp sau:

Một là, đồng bộ trong quá trình đầu tư và phát triển hạ tầng dựa vào ứng dụng công

nghệ thông tin.Đẩy mạnh chương trình Chính phủ điện tử trong tất cả các lĩnh vực, bao gồm giao thông, du lịch sẽ thúc đẩy quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực

Hai là, mạnh dạn tháo gỡ chính sách quản lý trong lĩnh vực Internet Sự chuyển đổi rất

nhanh của các mô hình kinh doanh trong nền kinh tế số đã dẫn tới một số quy định pháp luật đã không theo kịp Tiến tới định hình các tiêu chuẩn quốc tế và các quy tắc thương mại kỹ thuật

số

Ba là, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số hiện nay Quyền sở hữu trí tuệ là

nền tảng theo đó sáng tạo được chia sẻ, tính sáng tạo được khuyến khích và sự tin cậy của khách hàng được thúc đẩy Nhưng thế giới số đặt ra một thách thức mới, đó là làm thế nào để quản lý sự cân bằng khi khách hàng là người sáng tạo, khi chi phí biên sao chép là 0, khi việc thực thi luật bản quyền hiện nay là rất khó khăn và khi việc tiếp cận thông tin là “miễn phí” và nội dung được nhiều người xem được yêu cầu phải trở thành một quyền

Bốn là, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, có cơ chế, chính sách hoàn thiện để điều

chỉnh hoạt động của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong lĩnh vực này Việc chậm cấp giấy phép từ cơ quan quản lý cũng khiến các doanh nghiệp không thể chủ động triển khai các

Trang 9

dịch vụ mới ở Việt Nam, làm giảm cơ hội của các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến sự nâng cấp chất lượng và tốc độ của Internet di động cho doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ kinh tế số đòi hỏi Internet tốc độ cao

Năm là, hỗ trợ huy động các nguồn lực, có những chính sách ưu đãi về thuế cho ngành

phần mềm, các khu công nghệ cao, các công viên phần mềm Thí điểm xây dựng những “đặc khu ảo” để thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp Internet, tương tự như việc hình thành đặc khu kinh tế Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, phát triển, kinh doanh công nghệ mới tiến tới xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo ở Việt Nam Bên cạnh đó, cũng cần có những chính sách để bảo đảm không ai bị tụt hậu lại phía sau, như hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi tự động hóa, cần bằng công nghệ số và những kỹ năng cốt yếu,… Tình trạng ngày càng có nhiều người lao động, nhất là những lao động có kỹ năng thấp bị mất việc làm sẽ dẫn đến gia tăng bất bình đẳng và có thể gây xung đột xã hội

Sáu là, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế số Sự

thiếu hụt nguồn nhân lực công nghệ thông tin được xem là một trong những mối thách thức lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế số của Việt Nam Vì vậy thay đổi chương trình đào tạo theo kịp các xu thế công nghệ mới, đẩy nhanh việc xã hội hóa giáo dục công nghệ thông tin bằng việc tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên sớm tiếp cận lĩnh vực này thì cũng rất cần thay đổi giáo dục theo hướng tăng tính tự học, tự cập nhật và học suốt đời Có chính sách kết nối với cộng đồng khoa học công nghệ trong nước với nước ngoài, đặc biệt với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Bảy là, phát động cuộc cách mạng toàn dân khởi nghiệp công nghệ số, phổ cập công

nghệ số ở Việt Nam Cách nhanh nhất để đẩy nhanh nền kinh tế số là sử dụng công nghệ số để thay đổi cách chúng ta đang sản xuất, đang làm việc

Cuối cùng, tuyên truyền nâng cao nhận thức toàn xã hội về nền kinh tế số Các cơ quan

báo chí, tuyền thông cần định hướng dư luận, giúp cho các doanh nghiệp, người dân và toàn xã hội có nhận thức đúng về nền kinh tế số, qua đó có sự chuẩn bị tốt nhất cho thích ứng xu hướng phát triển này Cần làm cho xã hội nhận thức được rằng Chính phủ, doanh nghiệp và người dân đều có trách nhiệm và vai trò riêng biệt trong nền kinh tế số Các doanh nghiệp cần tích cực chuẩn bị để nắm bắt các cơ hội cũng như bảo đảm tính cạnh tranh quốc tế trong nền kinh tế số toàn cầu, phải sẵn sàng cho một tương lai kỹ thuật số với các hình thức kinh doanh mới, phải

Trang 10

đầu tư cho hạ tầng công nghệ, cho nguồn nhân lực và cho công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng Các cá nhân cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế số Mỗi cá nhân cần tự trang

bị và nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ kỹ thuật số phục vụ cho các công việc trong tương lai, và phải biết tự bảo vệ trước các nguy cơ bị đe dọa hay lấy cắp thông tin cá nhân trực tuyến

C.Kết Luận

Chúng ta đã bỏ qua nhiều cơ hội để bứt phá, Cách Mạng Công Nghiệp 4.0 và chuyển đổi

số đang trao cho chúng ta một “cơ hội vàng” mới Để nắm bắt được nó cần phải có sự nỗ lực từ nhiều phía, từ Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp đến người dân Mong rằng, với một quyết tâm chính trị cao, cách tiếp cận đúng đắn, Việt Nam sẽ tận dụng được cơ hội này để bứt phá thành công

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w