1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Anh/ chị hãy phân tích, bình luận về những thuận lợi và thách thức của quản lý nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số, xét từ thực tiễn quản lí thương mại điện tử hiện nay ( bao gồm cả hoạt động kinh doanh trên các phương tiện mạng xã hội)

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BỘ MÔN LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

LUẬT HÀNH CHÍNH

TS Nguyễn Thị Minh Hà

Hà Nội - 2021

Trang 2

A Đặt vấn đề

Là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế số hàng đầu khu vực ASEAN, quá trình số hóa và sự phát triển của các công nghệ mới đang tạo ra sự phát triển năng động và toàn diện của kinh tế - xã hội Việt Nam

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động mạnh đến Việt Nam, tạo ra thời cơ mới cho Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn và hiệu quả hơn vào nền kinh tế thế giới, tiến thẳng vào lĩnh vực công nghiệp mới, tranh thủ các thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến để đẩy nhanh hơn tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và thu hẹp khoảng cách phát triển Kinh tế số thời gian gần đây đã có sự phát triển mạnh mẽ Theo báo cáo nghiên cứu của Google và Temasek (Singapore), kinh tế số của Việt Nam đạt quy mô khoảng 3 tỷ USD năm 2015, tăng lên 9 tỷ USD năm 2018 và dự báo đạt 30 tỷ USD vào năm 2025 Còn theo một nghiên cứu khác của Tổ chức Data61 (Australia), GDP Việt Nam có thể tăng thêm khoảng 162 tỷ USD trong 20 năm nếu Việt

Với những thành tựu nêu trên, em cảm thấy nền kinh tế số ở Việt Nam đang trên đà phát triển vượt trội Đó là lí do em chọn đề tài này để trình bày với thầy cô

Mục tiểu nghiên cứu của em đề ra cho bài tiểu luận là:

- Hiểu được rõ hơn về nền kinh tế số ở Việt Nam, về thương mại điện tử ở Việt Nam

- Đưa ra những thuận lợi và thách thức còn tồn tại đối với thương mại điện tử trong nước

330697.html

Trang 3

https://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/xu-huong-phat-trien-kinh-te-so-tren-the-gioi-va-ham-y-cho-viet-nam Hiểu rõ được các vấn đề trong công tác quản lý đối với lĩnh vực kinh doanh online

- Tìm hiểu them nhiều biện pháp khắc phục những vấn đề ấy, đồng thời phát huy các ưu điểm của nền kinh tế thị trường

- Về phương pháp nghiên cứu, ngoài đọc tài liệu trong giáo trình, cá nhân còn trau dồi qua Internet, tìm hiểu thông tin thông qua thư viện điện tử của trường…

B Nội dung

- Hoạt động kinh tế không chỉ là việc trao đổi hàng hóa một cách đơn thuần mà được dựa trên nền tảng kỹ thuật số, đó chính là nền kinh tế số ( còn được gọi là kinh tế web, kinh tế internet hay kinh tế mới) Theo các nhà nghiên cứu, kinh tế số là “ một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số”, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet

- Kinh tế số bao gồm tất cả các lĩnh vực và nền kinh tế ( công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải,

- Phát triển kinh tế số sẽ nâng quy mô và tốc độ tăng trưởng cho nền kinh tế vì đây là cách thức tốt nhất để tăng năng suất lao động- một yếu tố mà Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực Bên cạnh đó, kinh tế số còn

https://iaict.vn/kinh-te-so-la-gi-bid41.html#:~:text=Kh%C3%A1i%20ni%E1%BB%87m%3A%20Kinh%20t%E1%BA%BF%20s%E1%BB%91,ti%E1%BA%BFn%20h%C3%A0nh%20th%C3%B4ng%20qua%20Internet.&text=V%E1%BB%81%20b%E1%BA%A3n%20ch%E1%BA%A5t%2C%20%C4%91%C3%A2y%20l%C3%A0,%E1%BB%A9ng%20d%E1%BB%A5ng%20c%C3%B4ng%20ngh%E1%BB%87%20s%E1%BB%91

Trang 4

làm cho nền kinh tế thay đổi phương thức sản xuất ( nguồn lực, hạ tầng, cách thức vận hành sản xuất kinh doanh) và thay đổi cấu trúc kinh tế - Kinh tế số cũng giúp tăng trưởng bền vững hơn bởi phát triển công nghệ sẽ

cho ra những giải pháp tốt, hiệu quả hơn đối với việc sử dụng tài nguyên, xử lý các vấn đề ô nhiễm môi trường Đồng thời, với chi phí tham gia thấp, dễ tiếp cận, kinh tế số cũng tạo ra cơ hội cho nhiều người hơn, cho mọi thành phần và khu vực, qua đó góp phần làm giảm khoảng cách giàu nghèo, giải quyết các vấn đề xã hội

- Sự phát triển sôi động của kinh tế số tại Việt Nam hứa hẹn sẽ mang lại cơ hội cho nhiều doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ Các nền tảng thương mại điện tử có thể đưa doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ đến với những thị trường lớn cả trong và ngoài nước Khi tham gia vào thị trường lao động trong nền kinh tế số, người lao động phải đổi mới để thích nghi vì các kỹ năng, kiến thức và các phương thức kinh doanh truyền thống trước đây cũng chuyển sang môi trường số Việc này sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn cho doanh nghiệp và người lao động

số tại việt Nam, xét từ thực tiễn quản lý thương mại điện tử Thương mại điện tử là nơi các công nghệ tiên tiến của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 được ứng dụng rộng rãi để tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh, góp phần hiện đại hóa hệ thống phân phối, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu Trong đó, doanh nghiệp là lực lượng nòng cốt triển khai ứng dụng thương mại điện tử, còn nhà nước đóng vai trò quản lí, thiết lập hạ tầng tạo môi trường cho thương mại điện tử phát triển Việc hỗ trợ, tạo động lực phát triển cho thương mại điện tử, kinh tế số được thực hiện có nhiều thuận lợi và thách thức cùng song song tồn tại

Trang 5

1 Thuận lợi trong thúc đẩy nền kinh tế số:

Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế số nói chung và thương mại điện tử nói riêng:

- Số người sử dụng điện thoại thông minh ( smartphone ) rất cao, có thể truy cập Internet ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào, số lượng người dùng trẻ am hiểu kỹ thuật số lớn, hạ tầng kinh tế số đang dần được cải thiện về cơ bản… - Xuất hiện nhiều ứng dụng thông minh từ thương mại điện tử, quảng cáo trực

tuyến trên các trang mạng xã hội ( Facebook, Instagram…), phân phối, bán buôn, bán lẻ ( Shopee, Lazada ), giao thông vận tải ( grab, Uber, GoViet ) Cụ thể, quy mô thị trường thương mại điện tử khoảng 5 tỷ USD, truyền thông trực tuyến rơi vào khoảng 3 tỷ USD, gọi xe công nghệ khoảng 1 tỷ

- Nước ta trở thành nơi đón nhận nguồn vốn đầu tư đứng thứ 3 trong khu vực

- Đặc biệt, trong đại dịch covid-19, chúng ta thấy rõ sự nổi trội của thương mại điện tử:

- Đã có hơn 23 triệu người dân sử dụng ứng dụng công nghệ để chống dịch

5https://danang.gov.vn/chinh-quyen/chi-tiet?id=11353&_c=100000174

Trang 6

toán qua ví điện tử, smartbanking… rất tiện ích, thuận lợi trong thời đại 4.0 và đặc biệt là trong lúc đại dịch đang diễn biến phức tạp

- Cùng với sự đồng thuận của dân chúng trên cả nước, việc đưa thương mại điện tử, công nghê thông tin vào đời sống cũng rất thuận lợi, là bước đệm quan trọng đối với việc thúc đẩy nền kinh tế số ở Việt Nam hiện nay

2 Một số thách thức trong việc thúc đẩy nền kinh tế số:

Bên cạnh những thuận lợi cơ bản để thúc đẩy phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam, chúng ta vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế, thách thức vẫn đang tồn tại song song trong việc quản lý, giám sát thương mại điện tử:

“ Dự báo, trong khoảng hai đến ba năm tới, tỷ lệ gian lận thương mại trên TMÐT sẽ chiếm khoảng 50 đến 60% so với tổng thể các hình thức gian lận

Ông Trần Hữu Linh – Tổng cục trưởng Quản lý thị trường ( Bộ Công thương) cho biết Theo em, lời của ông Linh không phải là không có cơ sở khi chúng ta đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như sau: - Nhiều hàng hóa được bán không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng giả, hàng

nhái… xuất hiện trên các trang mạng xã hội thông qua hình thức livesream bán hàng gây thiệt hại đến quyền lợi của người tiêu dùng Nhiều mặt hàng khi được chuyển đến tay người tiêu dùng cho ra hiệu quả rất tệ, mẫu mã khác hẳn như lời quảng cáo… điều này đang là một vấn đề gây hoang mang cho hầu hết người mua hàng trực tuyến

- Môi trường pháp lý và thể chế cho phát triển kinh tế số ở nước ta vừa thiếu, vừa nhiều lỗ hổng, chưa chặt chẽ, đồng bộ, minh bạch và mang tính kiến tạo Thời gian qua, do sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, kinh tế số cùng các phương thức kinh doanh và các ý tưởng sáng tạo mới xuất

6https://nhandan.vn/tin-tuc-kinh-te/thach-thuc-trong-quan-ly-thuong-mai-dien-tu-646207/

Trang 7

hiện, chưa có tiền lệ đã làm cho các cơ quan quản lý nhà nước khá lúng túng trong quản lý các hoạt động kinh tế số

- iện nay, để quản lý TMĐT, đã có hàng loạt quy định được xây dựng trong Luật Giao dịch TMĐT, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về TMĐT, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, Luật An ninh mạng, Luật Quản lý thuế… Tuy nhiên, theo em các quy định này chưa đầy đủ, chưa đồng bộ nên các bên tham gia hoạt động TMĐT, các cơ quan quản lý nhà nước, trực tiếp là ộ Công Thương và ộ

bản pháp luật chưa theo kịp sự phát triển công nghệ, chế tài xử lý chưa thực sự mang tính răn đe Nếu những quy định ấy có hiệu quả thì đã không để cho những gian lận, những cá nhân, tổ chứ vi phạm, lách luật trong các giao dịch thương mại, vừa mang ảnh hưởng cho nền kinh tế nước nhà vừa gây nên sự hoang mang trong mắt người tiêu dùng

- Thực tế cho thấy, giao dịch thương mại điện tử qua biên giới đang rất dễ dàng và thiếu sự kiểm soát Như vậy có thể nói rằng các cơ quan quản lý chưa nhận diện được hết các thủ đoạn kinh doanh trên thương mại điện tử nên chưa kiểm soát chặt chẽ các hành vi gian lận

- Cơ sở hạ tầng công nghệ chưa tốt không chỉ khiến cho TMĐT của Việt Nam khó cạnh tranh với các quốc gia phát triển khác, có thể đối mặt với các sự cố không mong muốn hoặc thách thức về an ninh mạng

- Một tình trạng khá phổ biến trong kinh doanh thương mại điện tử là: nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam không tiến hành đăng ký kinh doanh, khiến việc theo dõi, giám sát của cơ quan nhà nước gặp nhiều khó khăn

- Việc kê khai, nộp thuế đối với loại hình bán hàng qua mạng, quảng cáo trực tuyến… gặp nhiều hạn chế Nhiều tổ chức, cá nhân bán hàng qua livestream

Trang 8

( doanh thu rất lớn) nhưng không kê khai và đóng thuế Hoặc đối với trường hợp bán hàng giả, nhập lậu, không rõ nguồn gốc, thì càng ít có khả năng thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước

C Kết luận

Như vậy, có thể thấy được rất nhiều vấn đề đang tồn tại xoay quanh nền kinh tế số ờ Việt Nam hiện nay đặc biệt liên quan đến thương mại điện tử Để giải quyết những vấn đề này đòi hỏi nhà nước và các doanh nghiệp cần đưa ra những biện pháp thiết thực nhằm nâng cao cơ sở hạ tầng công nghệ, bảo vệ người tiêu dung, nâng cao lòng tin của người tiêu dùng với hoạt động mua sắm trực tuyến, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho thương mại điện tử, đảm bảo an toàn trong các giao dịch…

Ngoài ra ông Trần Hữu Linh cũng cho biết: “ Hiện Tổng cục Quản lý thị trường đã kiến nghị, tham mưu ộ Công thương chuẩn bị trình Chính phủ Nghị định thay thế Nghị định 52/2013/NÐ-CP về thương mại điện tử, đặt ra những cách thức quản lý mới Coi và đối xử bình đẳng giữa thương mại điện tử và thương mại truyền thống, yêu cầu thương mại điện tử phải tuân thủ những quy định như thương mại truyền thống Bên cạnh đó, các mô hình thương mại điện tử sẽ được đưa vào quản lý một cách chặt chẽ hơn, quy

Tuy nhiên, ngoài những điều ông Trần Hữu Linh nói trên, theo em, các bộ ngành và các cơ quan liên quan cần phối hợp, liên kết để cùng tham gia quản lý, đưa ra những biện pháp tốt nhất để hạn chế tối thiểu những rủi ro Từng bước hoàn thiện

7https://nhandan.vn/tin-tuc-kinh-te/thach-thuc-trong-quan-ly-thuong-mai-dien-tu-646207/

Trang 9

cơ chế, chính sách quản lý phù hợp tình hình thực tế, có chế tài xử phạt đủ sức răn đe mới có thể làm trong sạch môi trường kinh doanh, không làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của thị trường thương mại điện tử trong tương lai

Thương mại điện tử là cơ hội để thúc đẩy nền kinh tế số, là môi trường thuận lợi cho việc ứng dụng các mô hình kinh doanh Sự phát triển song song giữa thương mại truyền thống và thương mại điện tử, các vấn đề trong giao dịch TMĐT phát sinh cũng là bài toán được đặt ra với cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý và bảo vệ người tiêu dùng Với việc hoàn thiện những sửa đổi trong Nghị định 52/NĐ-CP cũng như các nhóm giải pháp trong hệ sinh thái “Phát triển nền tảng tín nhiệm thương mại điện tử” ở Việt Nam sẽ góp phần xây dựng một thị trường trực tuyến lành mạnh, tạo dựng lòng tin đối với người tiêu dùng, hỗ trợ các doanh nghiệp và mang đến những phát triển vượt bậc cho bức tranh thương mại điện tử ở Việt Nam

https://anninhthudo.vn/dua-hoat-dong-kinh-doanh-tren-mang-xa-hoi-vao-

Trang 10

Trên đây là một số thuận lợi và thách thức trong việc thúc đẩy nền kinh tế số ở Việt Nam và một số ý kiến mà em đưa ra Nếu có sai sót gì mong thầy/cô góp ý và sửa chữa giúp em ạ! Em cảm ơn!

MỤC LỤC

A Đặt vấn đề 2

B Nội dung 3

Trang 11

I Khái niệm nền kinh tế số 3

II Vai trò, ý nghĩa của việc thúc đẩy nền kinh tế số ở Việt Nam 3

III Những thuận lợi và thách thức trong việc quản lý thúc đẩy nền kinh tế số tại việt Nam, xét từ thực tiễn quản lý thương mại điện tử 4

1 Thuận lợi trong thúc đẩy nền kinh tế số: 5

2 Một số thách thức trong việc thúc đẩy nền kinh tế số: 6

C Kết luận 8

Một số tài liệu tham khảo: 9

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w