KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TIỂU LUẬN LUẬT HÀNH CHÍNH Phân tích, bình luận mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền trung ương và địa phương, giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ q
Trang 1KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TIỂU LUẬN LUẬT HÀNH CHÍNH Phân tích, bình luận mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền trung ương và địa phương, giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn từ
thực tiễn chống dịch Covid 19
Họ Và Tên: Nguyễn Minh Tuấn
Lớp: k65 CLC MSSV: 20062064 Giảng Viên: TS.GS Phạm Hồng Thái
Hà nội 2021
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ………3 THÂN BÀI……… 4
1 KHÁI NIỆM……… 5
2 PHÂN TÍCH BÌNH LUẬN MỐI QUAN HỆ………… 8 KẾT BÀI……… 12
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Để phòng, chống dịch Covid-19, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đề nghị, tỉnh nào chưa có dịch thì hết sức cảnh giác, dịch có thể xảy ra bất
cứ lúc nào và khi có dịch phải rất bình tĩnh, tránh lơ là, mất cảnh giác hoặc cực đoan, gây hoang mang, hoảng loạn, có những quyết sách không cần thiết, gây phức tạp tình hình; đồng thời, kiên trì nguyên tắc thứ nhất là "ngăn chặn - cách
ly - khoanh vùng - dập dịch - điều trị hiệu quả"; nguyên tắc thứ hai là thực hiện trạng thái bình thường mới, các cá nhân thực hiện thông điệp 5K, đặc biệt là đeo khẩu trang; các cơ quan, tổ chức phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc việc tự đánh giá định kỳ phòng, chống dịch cập nhật lên hệ thống antoancovid.vn; nguyên tắc thứ ba là "4 tại chỗ" Qua lời khuyên của phó thủ tuong chính phủ Vũ Đức Đam chúng ta có thể thấy tình hình dịch bệnh covid hiện nay tại Việt nam là căng thẳng, phức tạp và rất nguy hiểm Trong nhưng thời điểm như vậy cần có
sự vào cuộc của bộ máy hành chính nhà nước, cơ quan chức năng để có thể dẫn dắt nhân dân vượt qua dịch bệnh phát triển kinh tế chính trị Để có thể làm được điều đó cần phải sự phối hợp quản lý, điều hành giữa chính quyền trung ương
và địa phương, cùng với đó là cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn cũng đặc biệt quan trọng
2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học
Trang 4Mối quan hệ phối hợp của chính quyền trung ương và chính quyền địa phương, cơ quan thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn khi phòng chống dịch bệnh covid 19 chính là quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực điều chỉnh của luật hành chính Phát sinh trong khi các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện các chức năng chấp hành và điều hành trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội
Cụ thể ở đây là mối quan hệ giữa cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới theo hệ thống dọc( Chính phủ và ủy ban nhân dân thành phố hà Nội )
Giữ cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung và cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cùng cấp hay cơ quan
chuyên môn trực thuộc nó
Giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cấp trung ương và cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung cấp tỉnh nhằm thực hiện chức năng theo pháp luật
- Thực tiễn
Trong thực tế việc phòng chống covid 19 trên cả nước phải có sự vào cuộc của bộ máy chính trị nhà nước từ trung ương cho tới địa phương để
có thể đảm bảo dập dịch một cách triệt để an toàn trung ương sẽ đưa ra chỉ thị và địa phương sẽ triển khai trên tinh thần nghiêm túc và chặt chẽ đồng thời trung ương cũng lắng nghe ý kiến của địa phương nhắm tạo mọi điều kiện để cấp dưới, địa phương phát huy sự chủ động sáng tạo nhằm huy động mọi khả năng về trí tuệ, lao dộng để hoàn thành tốt
nhiêm vụ được giao, triển khai phòng chống dịch phù hợp với điều kiện của từng địa phương
3 Mục Tiêu Nghiên Cứu
Trang 5Nhận ra và phát huy cùng với điều chỉnh ưu và nhược điểm của các cơ quan
hành chính nhà nước trong quá trình thực hiện hoạt động chấp hành và điều chỉnh, quản lý tỉnh hình dịch bệnh covid 19
Phân tích bình luận việc quan hệ phối hợp của trung ương và địa phương, cơ quan thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn trên thực tế dịch bệnh covid 19
và so sánh hiệu quả so với quốc tế
THÂN BÀI
I KHÁI NIỆM
1 MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÍNH QUYỀN CHUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
Mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và đại phương được quy định bởi
mô hình tổ chức nhà nước và các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức quyền lực nhà nước Nhà nước Việt nam là một nhà nước kiểu đơn nhất mà đặc trưng hình thức nhà nước kiểu đơn nhất là quyền lực tập trung thống nhất Nguyên tắc cơ bản trong tổ chức bộ máy nhà nước là “tập chung dân chủ” Vì vậy chính quyền trung ương có chức năng điều hành quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối nội, đối ngoại… thông qua việc ban hành pháp luật, quản lý nguồn lực chủ yếu của dất nước, đặc biệt là ngân sách nhà nước, quản lý điều hành điều hành chính quyền địa phương đảm bảo mọi chính sách kế hoạch của nhà nước được triển khai, thực thi đúng pháp luật Quốc hội là cơ quan quyền lực quan nhất của nhà nước thực hiện chức năng lập hiến lập pháp quyết định các vấn đề quan trọng với đất nước Chính Phủ là
cơ quan chấp hành của quốc hội cơ quan hành chính cao nhất của cả nước, ban hành các chính sách quy hoạch kế hoạch, đảm bảo các điều kiệm để chính
quyền địa phương thực hiện các mục tiêu chung của đất nước và quản lý Nhà nước ở địa phương Mặc dù chính quyền trung ương có vai trò lãnh đạo chỉ đạo
Trang 6giám sát kiểm tra đối vưới chính quyền địa phương nhưng chính quyền địa phương cũng có những sự độc lập nhất định trong việc quyết định quản lý nhà nước về kinh tế xã hội tại địa phương theo quy định của pháp luật Ngoài thực hiện đúng theo chủ trương của nhà nước HĐND cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định các chủ truong biện pháp có tính chất đặc thù nhằm phát huy tiềm năng của địa pương Sự độc lập còn thể hiện ở việc chịu trách nhiệm trước chính quyền trung ương trước mọi hành động của mình.Tuy chưa thực sự rõ nét nhưng đang
đã quyết định đúng đắn theo xu thế phát triển của toàn thế giới khi thực hiện phân cấp quản lý nhà nước cực mạnh mẽ nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương
CHUNG VÀ CƠ QUAN CHUYÊN MÔN
Cơ quan có thẩm quyền chúng chính là cơ quan hành chính do quốc hội hoặc hội đồng nhân dân lập ra thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trên mọi linh vực đời sống xã hội ở chung ương và địa phương như: Chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp
Cơ quan có thẩm quyền chuyên môn là cơ quan hành chính nhà nước được thành lập ra ở trung ương để giúp cơ quan hành chính thực hiện chức năng quản lý hành chính về chuyên môn, nghiệp vụ như: Bộ và cơ quan ngang bộ
Mối quan hệ giữa cơ quan thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn là mối quan hệ mệnh lệnh của cơ quan có thẩm quyền chung đưa ra đường lối
kế hoạch, giải quyết vấn đề còn cơ quan có thẩm quyền chuyên môn thực hiện chức năng để đảm bảo giải quyết vấn đề hoàn thành suất sắc nhiệm vụ được ra cùng với đó là đề cử phương án giải quyết vấn đề theo góc nhìn chuyên môn
Trang 7II Phân tích, bình luận mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền
trung ương và địa phương, giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn từ thực tiễn chống dịch Covid
19
Việt Nam là một nhà nước kiểu đơn nhất và nguyên tắc cơ bản trong tổ chức bộ máy nhà nước là “tập trung dân chủ” vậy nên trong tình hình dịch covid 19 đang diễn biến nguy hiểm như hiện nay Ta sẽ đi phân tích và bình luận mối quan hệ phối hợp chính quyền trung ương và địa phương, giữa cơ quan có thẩm quyền chung với cơ quan có thẩm quyền chuyên môn trên cơ sở của nguyên tắc tập trung dân chủ
1 Chỉ thị của chính quyền trung ương tới địa phương sau khi xem xét tình hình dịch bệnh tại Thành phố Hồ Chí Minh
Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 914/CĐ-TTg về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 để thực hiện mục tiêu kép
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các chỉ đạo và các hướng dẫn, quy định về phòng, chống dịch với tinh thần chủ động, quyết liệt, mạnh
mẽ, thực chất và hiệu quả nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu kép Thực hiện nghiêm các giải pháp ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng dập dịch, điều trị tích cực Đặc biệt lưu ý thực hiện các quy định về giãn cách, khoanh vùng; tránh tình trạng khoanh rộng bên ngoài, lỏng lẻo bên trong; phải tổ chức tốt việc cung cấp lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm cho người dân trong khu vực phong tỏa, cách ly y tế, giãn cách xã hội
Trang 8UBND TPHCM tăng cường chỉ đạo các biện pháp mạnh mẽ, dứt khoát, triệt
để hơn nhằm sớm cắt đứt các chuỗi lây nhiễm, khống chế các ổ dịch
- Ta có thể dễ dành nhận thấy mối quan hệ lãnh đạo chỉ đạo của chính quyền trung ương đối vưới chính quyền địa phương và các cơ quan
chuyên môn qua ví dụ trên nhưng cùng với đó để hoạt động chống dịch ở thành phố Hồ Chí Minh diễn ra hiệu quả cần có sự phối hợp của chính quyền địa phương trong việc kiểm soát tình hình dịch bệnh tại khu vực của mình Cụ thể trong công điện số 914/CĐ-ttg thì chính quyền chung ương yêu cầu ra chỉ thị có chính quyền đị phương tiếp tục thắt chặt quản
lý dịch bệnh khoanh vùng dập dịch và thực hiện các biện pháp chống dịch của bộ y tế một cách quyết liệt và mạnh mẽ và yêu cầu bộ y tế công khai danh sách các vùng dịch một cách sớm nhất trên cổng thông tin điện
tử Để làm được những điều đó cần sự phối kết hợp của chính quyền địa phương và cơ quan có thẩm quyền chuyên môn đó là bộ y tế Bộ y tế hỗ trợ có chính quyền địa phương nhân lực trang thiết bị y tế để có thể sẵn sàng chữa trị cho các bệnh nhân bị lây nhiêm covid 19 Chính quyền địa phương muốn khoang vùng dập dịch hiệu quả cần có sự giúp đỡ phối họp của cơ quan chuyên môn đó là công an, bộ đội đóng quân trên địa bàn Và để đảm bảo thông tin có thể tới với người dân một cách nhanh chóng và kịp thời cần có sự phối kết hợp giữa chính quyền trung ương, địa phương cúng với cơ quan thẩm quyền chuyên môn đó là bộ thông tin
và truyền thông Lý giải cho việc này đó là vai trò của chính quyền trung ương là đưa ra quyết định và giám sát chỉ đạo đảm bảo điều kiện thực hiện dập dịch tại địa phương, mà địa phương đóng vai trò trực tiếp thực hiện chỉ thị và áp dụng theo tình hình thực tế vây nên phải có sự phối kết hợp của cả ba mói có thể đưa thông tin nhanh chính xác nhất tới người dân
Trang 92 Quyết định của chính quyền trung ương sau khi xem xét lời đề nghị của cơ quan ban ngành
- 7/7 năm 2021 theo đề nghị của bộ trưởng bộ lao động thương binh và xã hội thủ tướng chính phủ ban hành quyết đinh số 23/2021/QĐ-ttg về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao dộng gặp khó khắn tron dịch covid19
Ngày 14/06/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 16/CT-TTg về bảo đảm việc làm bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân lao động
Trong đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Lao động-Thương binh và
Xã hội khẩn trương hoàn thành, trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách hỗ trợ khó khăn cho công nhân lao động, doanh nghiệp vượt qua đại dịch COVID-19 và kịp thời tổ chức triển khai thực hiện bảo đảm ổn định tình hình lao động, việc làm, duy trì có hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế; chủ động xây dựng các chương trình đào tạo nhằm nâng cao trình độ, tay nghề cho công nhân lao động để hỗ trợ thích ứng, phù hợp với các điều kiện, hoàn cảnh thay đổi trong và sau dịch COVID-19
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình, chính sách tín dụng giải quyết việc làm, nâng cao mức sống của người lao động; phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho đối tượng là người lao động có thu nhập thấp, người dân ở vùng khó khăn Tập trung hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ cho người sử dụng lao động vay để trả lương ngừng việc và phục hồi sản xuất do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy hoạch, bố trí, huy động nguồn lực tài chính đầu tư xây dựng hạ tầng
Trang 10xã hội, dịch vụ phục vụ lao động sản xuất, đời sống, sinh hoạt, học tập, giải trí của công nhân, lao động và gia đình Tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường tại nơi ở và nơi làm việc của công nhân Có biện pháp ngăn ngừa công nhân lao động tham gia các hoạt động đi vay, cho vay, đòi nợ liên quan đến “tín dụng đen”, đề xuất các chính sách tín dụng vi mô hỗ trợ công nhân lao động
Vậy để có thể thực hiện được nhuững quyết định, chỉ thị này cần
có sự phối kết hợp làm việc của chính quyền trung ương và địa phương cùng với đó là bộ lao động thương binh xã hội để có thể hỗ trợ tới đúng người đúng đại điểm không có gian trá trong quá trình triển khai khiến những cứu trợ không tới đúng người mà tới tay nhưng phần tử cơ hội không thực sự cần giúp đỡ Nhưng trên hết xuất phát điểm của quyết định này là sự đề cập của bộ trưởng bộ lao động thương binh và xã hội tới chính quyền địa phương việc này cho ta thấy sự sẵn sàng lắng nghe của chính phủ với nhaan dân và các cơ quan ban ngành, là một chính quyền của dân do dân và vì dân
3 Sự chủ động, sáng tạo của chính quyền địa phương trên nền tảng chỉ đạo của chính quyền trung ương
Ngày 8/7, UBND TPHCM ban hành văn bản khẩn về việc áp dụng các
biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo Chỉ thị 16 trên địa bàn
TPHCM
Theo đó, UBND TP yêu cầu thực hiện cách ly xã hội toàn TP theo chỉ thị số
16 trong vòng 15 ngày kể từ 0h ngày 9/7 theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, tổ dân phố cách ly với tổ dân phố, khu phố cách ly với khu phố, xã phường thị trấn cách ly với xã phường thị trấn, quận huyện cách ly với quận huyện
Trang 11Người dân được yêu cầu ở nhà, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết gồm: Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác; Các trường hợp khẩn cấp (cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn, tang lễ); làm việc tại cơ quan, đơn vị Nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao Trường hợp ra khỏi nhà phải đảm bảo nguyên tắc 5K
Bên cạnh đó, UBND TP yêu cầu tạm dừng hoạt động bán vé số của đại lý vé
số và bán vé số dạo trên địa bàn TP, tạm dừng các dịch vụ ăn uống mang về trong vòng 15 ngày kể từ 0h ngày 9/7
TP tiếp tục tạm dừng tất cả các loại hình kinh doanh dịch vụ không thiết yếu
Đối với chợ đầu mối, chợ truyền thống, nếu không đảm bảo các tiêu chí an toàn phòng, chống dịch thì tạm thời đóng cửa và thực hiện các biện pháp khắc phục
Các lĩnh vực được tiếp tục hoạt động gồm: Cơ sở sản xuất, công trường, công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên
liệu ); ngân hàng, kho bạc, cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (công chức, luật sư, đăng kiểm, đưang ký giao dịch bảo đảm ), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch
vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ Người đứng đầu các cơ sở này chịu trách nhiệm bảo đảm thực hiện
an toàn biện pháp phòng, chống dịch Trường hợp không bảo đảm phải dừng hoạt động
UBND phường, xã, thị trấn tổ chức các đội tuần tra, giám sát, hoạt động 24/24, không để xảy ra các trường hợp tập trung đông người và xử lý
nghiêm các trường hợp vi phạm công tác phòng, chống dịch; đặc biệt tăng cường xử phạt vi phạm hành chính đối với những trường hợp người dân ra