Lý thuyết chuỗi cung ứngChuỗi cung ứng Supply Chain là một hệ thống gồm những tổ chức,hoạt động, thông tin, con người, và các nguồn lực liên quan cả trực tiếp lẫngián tiếp đến vận chuyển
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI
TIỂU LUẬN
Ứng dụng phương pháp phân tích thứ bậc AHP
trong việc ra quyết định
Giảng viên hướng dẫn : TS Vũ Quốc Hưng
Sinh viên thực hiện : Doãn Thị Hương Giang
Mã số sinh viên : 0039068
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 4
I Khái quát cơ bản về chuỗi cung ứng 4
I.1 Lý thuyết chuỗi cung ứng 4
I.2 Tình hình chung của chuỗi cung ứng tại Việt Nam 4
II APPLE 6
II.1 Giới thiệu chung về APPLE 6
II.2 Những sản phẩm Apple kinh doanh 6
II.3 Những thành tựu mà Apple đã đạt được 6
III Chuỗi cung ứng của APPLE 7
III.1 Mô hình chuỗi cung ứng của Apple 7
III.2 Công đoạn cung ứng 8
IV Những yếu tố giúp Apple trở thành một “Bậc thầy” về chuỗi cung ứng 14
IV.1 Xây dựng mối quan hệ bền chặt với các nhà cung cấp 14
IV.2 Áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến 14
IV.3 Phát triển mạng lưới cơ sở sản xuất và phân phối toàn cầu 14
IV.4 Thực hiện các sáng kiến bền vững 14
V Những thách thức đối với chuỗi cung ứng của Apple 15
PHẦN KẾT LUẬN 16
DANH M C TÀI LI U THAM KH Ụ Ệ ẢO 17
PHẦN MỞ ĐẦU
2
Trang 3Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp bắt đầu có sự phân cực, cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt hơn Cùng với đó là sự hình thành và phát triển của các nghành mới Logistics – một ngành không mới ở các nước khác trên thế giới nhưng nó lại mới bắt đầu phát triển ở Việt Nam Nói đến Logistics người ta không thể không nhắc đến vai trò vô cùng quan trọng của hoạt động này trong ngành kinh tế hiện nay Apple là một trong những “ông lớn” trong lĩnh vực công nghệ với các phát minh mang tính thương hiệu
Để có được như ngày hôm nay Apple có những nhân tố không thể thiếu, đóng vai trò cốt cán trong hàng ngũ nhân sự để điều hành và phát triển Nổi bật nhất là CEO Tim Cook – một chuyên gia về chuỗi cung ứng, đã giúp cho Apple đáp ứng được những nhu cầu của thị trường thế giới Bài tiểu luận này nhằm mục đích phân tích chuỗi cung ứng của Apple, những yếu
tố cốt lõi giúp làm nên sự thành công của Apple và những thách thức đối với chuỗi cung ứng của Apple
Trong quá trình làm bài, do hiểu biết của em về đề tài “PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG CỦA APPLE” còn nhiều hạn chế nên bài làm khó tránh khỏi những thiếu sót Mong thầy xem và góp ý thêm cho em để bài làm ngày càng hoàn thiện Em xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG
I Khái quát cơ bản về chuỗi cung ứng
3
Trang 4I.1 Lý thuyết chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng (Supply Chain) là một hệ thống gồm những tổ chức, hoạt động, thông tin, con người, và các nguồn lực liên quan cả trực tiếp lẫn gián tiếp đến vận chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng
Một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh nhất sẽ được cấu thành từ 5 thành phần sau:
Nhà cung cấp nguyên liệu thô
Nhà sản xuất
Nhà phân phối
Đại lý bán lẻ
Khách hàng
Quản trị chuỗi cung ứng
Quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Managemant - SCM) là hoạt động quản lý cung cầu cho toàn bộ hệ thống bao gồm tất cả các hoạt động hậu cần như lập kế hoạch, tìm nguồn cung ứng, sản xuất và hoạt động Logistics
I.2 Tình hình chung của chuỗi cung ứng tại Việt Nam
Khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019 với tâm dịch đầu tiên bắt đầu từ thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung Quốc đại lục, đại dịch Covid-19 nhanh chóng lan ra khắp Trung Quốc và tiếp đó toàn thế giới Đại dịch Covid-19 đã tác động nghiêm trọng đến các nước trên thế giới Nền kinh tế toàn cầu bị đẩy vào thời kỳ suy thoái Nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng không chỉ hứng chịu những hậu quả chưa từng có từ đại dịch Covid-19 mà còn đứng trước nguy cơ khó khăn trong việc khôi phục nền kinh tế do các biến chủng mới từ Viruss
4
Trang 5Corona Việt Nam đang có những cơ hội rất lớn để tiếp cận với nền kinh tế thế giới nhưng lại chịu nhiều tác động của đại dịch và những bất ổn trong chính trị Mọi lĩnh vực đều bị ảnh hưởng nặng nề, chuỗi cung ứng, dòng chảy thương mại đều bị gián đoạn, các hoạt động sản xuất và kinh doanh đều bị trì trệ
Trong giai đoạn đầu đối phó với đại dịch, nhiều quốc gia đã phải thực hiện các biện pháp giãn cách thậm chí là đóng cửa nền kinh tế Việc này khiến cho các hoạt động trao đổi hàng hóa gặp nhiều thách thức Hành động đóng cửa nền kinh tế đã ảnh hưởng trực tiếp đến với chuỗi cung ứng, tác động tiêu cực đến với các hoạt động xuất nhập khẩu Khó khăn trong việc vận chuyển gây ra tình trạng chi phí hàng hóa tăng cao
Tuy nhiên, Việt Nam cũng đã có những quyết định đúng đắn và hiệu quả Minh chứng rõ nhất cho những động thái của Việt Nam đó là chuỗi cung ứng trong nước và xuất nhập khẩu đã được phục hồi một cách rõ rệt Tính đến chung năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 336,25 tỷ USD, tăng 19% so với năm trước đó Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu nước ta trong năm 2021 cũng được ghi nhận 89,07 tỷ USD, tăng 16%
so với năm 2020
Nền kinh tế Việt Nam được khôi phục là thế nhưng đến đầu năm
2022, xung đột giữa 2 nước Nga và Ukraine tiếp tục gây ra những khó khăn cho chuỗi cung ứng tại Việt Nam Vấn đề lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt với sự kiện này đó là tình trạng “đói đơn hàng” Ông Nguyễn Hoàng Thanh – Phó tổng giám đốc công ty CP Vận tải và thương mại đường sắt – cho biết: "Từ khi xảy ra chiến tranh giữa Nga và Ukraine toàn bộ các tập đoàn ở Châu Âu gia công ở Việt Nam họ đều cho dừng từ cuối tháng 3 hết rồi Bởi vì các chủ hàng họ sợ khi hàng đi qua Nga bị giữ lại nên họ dừng lại hết Vì thế toàn bộ các hoạt động vận chuyển hàng hóa
5
Trang 6đến Châu Âu đang bị dừng, chỉ trừ một số chủ hàng Châu Á, ví dụ như hàng điện tử của LG thì vẫn đi bình thường" Ảnh hưởng từ hậu quả của đại dịch Covid-19 vẫn còn tồn dư, cùng đó là những khó khăn từ xung đột Nga và Ukraine kèm theo những lệnh trừng phạt của các quốc gia phương Tây đối với Nga đã chuỗi cung ứng tại Việt Nam ít nhiều bị ảnh hưởng
II APPLE
II.1 Giới thiệu chung về APPLE
Apple Inc là một công ty công nghệ đa quốc gia có trụ sở tại Cupertino, California, Hoa Kỳ Apple được sáng lập bởi Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronald Wayne vào ngày 1 tháng 4 năm 1976 Kể từ khi được thành lập và đi vào hoạt động, Apple đã có tất cả 7 vị CEO, nổi bật nhất trong đó là Steve Jobs và Tim Cook bởi những thành tựu to lớn mà họ đạt được để giúp Apple trở nên thành công như hiện tại
II.2 Những sản phẩm Apple kinh doanh
Apple đã trở thành một ông lớn, một con “quái vật” thực sự trong Sillcon Valley, sánh ngang với các ông lớn như Microsoft, Google, Amazon hay Facebook.Tính đến nay, Apple đã cho ra mắt vô vàn các sản phẩm của mình bao gồm các sản phẩm công nghệ như iPhone, iPad, Mac, Apple Watch và mới nhất là sản phẩm mang tên Vision Pro – chiếc kính thực tế ảo chạy hệ điều hành visionOS, có thiết kế đặc biệt, kết hợp các tính năng như điều khiển bằng mắt, tay và giọng nói
Bên cạnh những sản phẩm công nghệ, Apple cung cấp các dịch vụ như App Store, iTunes, iCloud, Apple Pay cùng nhiều dịch vụ khác
II.3 Những thành tựu mà Apple đã đạt được
Sự cách mạng hóa ngành công nghiệp với iPod, iPhone và iPad
Tháng 8 năm 2018, Apple trở thành công ty đầu tiên đạt giá trị vốn hóa nghìn tỷ đô dưới thời của Tim Cook
6
Trang 7 Hai lần cho ra mắt 2 dòng sản phẩm được cho là đột phá về thiết kế
và mở ra tương lai của smartphone: iPhone 5 và iPhone X
Thành công trong phát triển các mảng dịch vụ như: Apple Music, News +, Fitness+, Apple Pay, Apple TV+, v.v
Trình làng thế giới công nghệ một sản phẩm kính thực tế ảo
“VisionPro”, mở ra kỷ nguyên mới cho ngành công nghệ
Không chỉ vậy, Apple còn rất nhiều những thành tựu “vô tiền khoáng hậu”
III Chuỗi cung ứng của APPLE
Apple nổi tiếng với sự đổi mới và thiết kế Nhưng ít người biết rằng cách Apple hoạt động chuỗi cung ứng cũng là yếu tố dẫn đến thành công Trên thực tế, Chuỗi cung ứng của Apple đã dẫn đầu danh sách Top 25 chuỗi cung ứng của Gartner kể từ năm 2013 Đặc biệt, trong năm 2015, Gartner đã xếp Apple cùng với P&G vào một danh sách mới – “Bậc thầy”
về chuỗi cung ứng thay vì xếp trong danh sách 25 công ty đứng đầu như trước đây Sự đổi mới này là ghi nhận của Gartner về sự dẫn đầu liên tục trong lĩnh vực quản trị chuỗi cung ứng trong nhiều năm của Apple
III.1 Mô hình chuỗi cung ứng của Apple
Các bước lập kế hoạch chuỗi cung ứng
Theo nghiên cứu của đại học Stanford, chuỗi cung ứng của Apple bao gồm 5 bước cơ bản Các bước này được hoạch định thành kế hoạch chi tiết như sau:
7
Trang 8Giống với nhiều công ty khác, Apple cũng bắt đầu từ việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm để thống nhất mẫu mã, tính năng cần có Sau đó,
họ hợp tác cùng các nhà cung cấp nguyên liệu sản xuất thành phẩm, thử nghiệm thực tế
Trước khi chính thức công bố, đội ngũ chuyên gia sẽ giải quyết mọi hạn chế còn tồn đọng để chính thức giới thiệu, mở bán sản phẩm Cuối cùng, Apple tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả đạt được và tối ưu hóa chi phí, doanh thu theo từng giai đoạn
III.2 Công đoạn cung ứng
Về cơ bản, Apple quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu với phần phát triển sáng tạo ở Hoa Kỳ và thuê ngoài các công đoạn sản xuất ở các quốc gia Châu Á và mua linh kiện từ các nguồn khác nhau trên thế giới Linh kiện sẽ được vận chuyển đến nhà máy ở Trung Quốc bằng đường hàng không giúp tiết kiệm chi phí và thời gian
Thành phẩm sẽ được vận chuyển đến với người dùng mua sắm trực tuyến thông qua dịch vụ chuyển phát (UPS/FedEx)
8
Trang 9Đối với cửa hàng bán lẻ của Apple hoặc các nhà phân phối sản phẩm của Apple sẽ dc Apple trữ hàng tại các kho bãi ở Elk Grove, California và giao sản phẩm từ các kho này
Ngoài ra, Apple có các dịch vụ bảo hành và thu hồi các sản phẩm hư hỏng, không còn khả năng sử dụng để tiến hành tái chế
III.2.1 Apple nhập linh kiện từ các công ty trên toàn thế giới
TPK Holdings
Là một nhà phân phối lớn nhất trên toàn thế giới với các đối tác đến
từ hơn 30 quốc gia khác nhau, TPK Holdings chịu trách nhiệm với Apple trong việc vận chuyển tới Apple những tấm cảm ứng
Intel
Bắt đầu hợp tác với Apple từ năm 2005, khi cựu CEO của Apple Steve Jobs tuyên bố thay đổi bộ xử lý của Intel cho máy tính Macintosh thay vì sử dụng của IBM như trước
SamSung Electronics
9
Trang 10Mặc dù là đối thủ với nhau và vẫn luôn được đặt lên bàn cân so sánh với Apple, thế nhưng hãng công nghệ khổng lồ đến từ “Xứ sở kim chi” này vẫn đang duy trì mối quan hệ làm ăn với “Táo khuyết” bằng việc cung cấp chip, ổ đĩa flash và tấm nền OLED
LG Display
Hiện tại Apple đã dần chuyển sang sử dùng tấm nền OLED thay vì
sử dụng tấm nền LCD của Toshiba như trong quá khứ Nếu như trước đây Apple phải nhập hoàn toàn tấm nền OLED từ SamSung thì giờ đây Apple còn đối tác thứ cấp là LG Ngoài ra, BOE cũng được có thể là nhà cung cấp màn hình OLED cho Apple trong các mẫu iPhone thế hệ mới trong tương lai
Ngoài ra còn có Wintek, Qualcomm, Murata Manufacturing…
III.2.2 Các nhà sản xuất của Apple
Hiện tại, Big 3 các nhà sản xuất gia công cho Apple bao gồm: Foxconn, Luxshare, Goertek Nếu như Foxconn thường được gọi là nhà lắp ráp iPhone của Apple thì Luxshare và Goertek thường được biết đến là công ty sản xuất sản phẩm Airpods cho nhà Táo
Ngoài ra, Apple cũng còn Wistron đến từ Đài Loan giúp mở rộng sản xuất tại Ấn Độ Công ty này tập trung sản xuất bảng mạch in cho iPhone
III.2.3 Các nhà phân phối của Apple
a Chuỗi cửa hàng bán lẻ của Appe
Apple hiện nay đang có hơn 500 cửa hàng mang thương hiệu “Apple Store” được đặt ở 25 quốc gia trên thế giới Apple có thể tự phân phối các sản phẩm của mình thông qua chuỗi cửa hàng riêng Cựu CEO của Apple – Steve Jobs – vốn là người nhiệt huyết và tỉ mỉ, ông yêu cầu mỗi cửa hàng bán lẻ của Apple phải như một tác phẩm nghệ thuật đầu tư kỹ lưỡng
10
Trang 11Trên mạng xã hội hay lưu truyền một câu chuyện: Một băng cướp đập vỡ kính bên ngoài Apple Store xông vào cướp hàng loạt sản phẩm Ngày hôm sau, khi cửa hàng kiểm kê tài sản, tổng thiệt hại về sản phẩm là 31.000 USD, nhưng riêng tấm kính là 47.000 USD Nhiều người vẫn thường nói đùa rằng, thứ rẻ nhất trong các Apple Store là sản phẩm nằm trên kệ Trên thực tế đây, điều này không phải không có lý Tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới rất biết chăm chút cho cửa hàng của mình Những bức tường kính tại Apple Store đều được đặc chế Ngay cả ghế trong đó cũng có thể là sản phẩm của nhà thiết kế hàng đầu Phần Lan Các thiết bị trong WC cũng thuộc thương hiệu cao cấp DURAVIT của Đức Apple mong muốn cửa hàng của mình không chỉ là nơi bán lẻ mà còn là nơi giúp mọi người thư giãn
Hiện nay, Apple đã có những cửa hàng bán lẻ được đầu tư và thiết kế
tỉ mỉ với lối kiến trúc độc nhất như Apple Marina Bay Sands tỏa sáng Singapore được cấu thành từ 114 miếng kính cong bao bọc cửa hàng tạo thành một hình cầu nổi bật trên mặt nước, hay Apple DownTown Brooklyn tại Mỹ được thiết kế với vẻ ngoài hào nhoáng và cách âm gần như hoàn toàn với những con phố nhộp nhịp NewYork Ngược lại với những kiến trúc tiên tiến, Apple Sainte-Catherine, Bordeaux, Cộng hòa Pháp lại mang nét hoài cổ, đậm nét kiến trúc Pháp
b Các kênh phân phối sản phẩm của Apple
Apple chia thị trường thành 3 mức tiềm năng, trong đó đương nhiên mức 1 sẽ là Mỹ, Singapore hay Trung Quốc Mức 2 có thể kể đến Thái Lan, còn Việt Nam đang ở mức thứ 3 Dĩ nhiên Apple sẽ không bao giờ bỏ sót bất cứ thị trường tiềm năng nào Chiến lược phân phối của Apple tại Việt Nam là phân hạng và ủy quyền tùy theo năng lực đáp ứng của từng đối tác bán lẻ Thị trường tại Việt Nam sẽ được Apple phân thành 2 hạng
11
Trang 12tiêu chuẩn phân phối khác nhau là AAR và APR Trong đó, AAR – Apple Authorised Reseller – Đơn vị được ủy quyền bởi Apple Còn APR – Apple Premium Reseller – Đơn vị ủy quyền cấp cao của Apple
Chiến lược phân phối của Apple qua đơn vị uỷ quyền
Đơn vị được uỷ quyền bởi Apple có đầy đủ các quyền lợi và nghĩa vụ, trong việc cung cấp đến thị trường những sản phẩm phần mềm lẫn phần cứng chính hãng Apple.Tiêu chí quan trọng nhất để một đơn vị bán lẻ được công nhận tiêu chuẩn AAR, chính là doanh số bán ra các sản phẩm chính hãng Apple hàng năm.Bên cạnh đó họ còn phải đáp ứng tốt nhiều tiêu chí khắt khe khác về vị trí cửa hàng, chất lượng nhân
sự hay chất lượng của nền tảng kinh doanh trực tuyến.Có thể kể tên một vài đơn vị bán lẻ “quen mặt” tại thị trường Việt Nam, từ lâu đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn AAR như CellphoneS, Di Động Việt, Minh Tuấn Mobile,…
Chiến lược phân phối của Apple qua đơn vị ủy quyền cấp cao
So với AAR, APR được phép cung cấp đa dạng về cả sản phẩm lẫn dịch vụ Mức giá niêm yết của từng sản phẩm cũng tỉ lệ thuận theo danh tiếng và độ uy tín của một đơn vị ủy quyền cấp cao Khi trở thành APR, các đơn vị cũng phải chấp nhập “hi sinh” nhiều hơn so với AAR Các cấu trúc, thiết kế Apple đều được phép can thiệp, thậm chí là trong cả khâu tuyển chọn nhân sự cùng với những tiêu chí sàng lọc khắt khe hơn Tại Việt Nam, đơn vị bán lẻ đầu tiên đạt tiêu chuẩn APR là F-Studio của tập đoàn FPT và mới đây nhất là TopZone – chuỗi bán lẻ đến từ TGDD
c Sự phức tạp trong chuỗi cung ứng của Apple
Một số người nói rằng Chuỗi cung ứng của Apple không phức tạp đến vậy Để hiểu rõ hơn hãy cùng tìm hiểu một số đặc điểm của Chuỗi cung ứng của Apple
12