1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hãy sưu tầm một quyết định sơ thẩm của Tòa án liên quan đến việc giải quyết tranh chấp về lối đi chung của các bất động sản mà theo quan điểm của nhóm quyết định đó là chưa phù hợp

14 21 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hãy sưu tầm một quyết định sơ thẩm của Tòa án liên quan đến việc giải quyết tranh chấp về lối đi chung của các bất động sản mà theo quan điểm của nhóm quyết định đó là chưa phù hợp
Tác giả Trần Quốc Tình, Bạch Đào Kiều Trang, Lê Thị Quỳnh Trang, Trần Thảo Trang, Nguyễn Tài Tú, Nguyễn Tiến Vũ, Trần Việt Anh, Đàm Quang Dũng, Đặng Thu Hiền, Hoàng Thu Huệ, Lý Thị Huệ, Đinh Thị Mỹ Lệ, Dương Thị Huyền My, Lương Thị Kim Oanh, Lâm Thị Thanh Trúc, Trần Thị Quỳnh Chi
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Dân Sự
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 577,44 KB

Nội dung

Thủ Dầu Một khẳng định lối đi hai đương sự đang tranh chấp là đường bê tông 3m do UBND phường Phú Hòa quản lý theo biên bản xác minh về việc xác định các công trình hạ tầng kĩ thuật và c

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

-

BÀI TẬP NHÓM

Đề số 13

Hãy sưu tầm một quyết định sơ thẩm của Tòa án liên quan đến việc giải quyết tranh chấp về lối đi chung của các bất động sản mà theo quan điểm của nhóm quyết định đó là chưa phù hợp

H à Nội, 2022

Trang 2

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ

KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM

STT Mã SV Họ và tên Công việc thực hiện Đánh giá của SV Đánh giá của GV

1 460946 Trần Quốc Tình - quyết vụ việc Đưa ra quan điểm giải A

2 460947 Bạch Đào Kiều Trang

3 460948 Lê Thị Quỳnh Trang

- Đưa ra một số điểm chưa phù hợp

- Tổng hợp nội dung bài

A

4 460949 Trần Thảo Trang

- Phân công công việc

- Tóm tắt tình huống

- Tổng hợp nội dung bài

A

5 460950 Nguyễn Tài Tú - quyết vụ việc Đưa ra quan điểm giải A

6 460951 Nguyễn Tiến Vũ - Đưa ra kiến nghị

- L àm slide phần 1,2 A

7 460953 Trần Việt Anh - chưa phù hợp Đưa ra một số điểm A

8 460954 Đàm Quang Dũng - Đưa ra kiến nghị

- Viết phần kết luận A

9 460955 Đặng Thu Hiền - Đưa ra kiến nghị B

10 460956 Hoàng Thu Huệ - Đưa ra kiến nghị

- Tổng hợp slide B +

11 460957 Lý Thị Huệ - Đưa ra quan điểm giải quyết vụ việc B

12 460958 Đinh Thị Mỹ Lệ - quyết vụ việc Đưa ra quan điểm giải B

13 460960 Dương Thị Huyền My - Làm slide phần 3,4 B

14 460962 Lương Thị kim Oanh - Viết phần mở đầu B

15 460963 Lâm Thị Thanh Trúc - Đưa ra kiến nghị B

16 460964 Trần Thị Quỳnh Chi - Tóm tắt tình huống D

Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2022

Nhóm trưởng

Trần Thảo Trang

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG I Tình huống 1

II Những điểm chưa phù hợp 1 Căn cứ pháp lý 2

2 Lập luận 3

III Quan điểm của nhóm về việc giải quyết vụ việc phù hợp với quy định của pháp luật 1 Căn cứ pháp lý 5

2 Đặt trong tình huống 5

IV Kiến nghị 1 Ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện quy định của pháp luật 7

2 Hoàn thiện pháp luật theo chủ trương cải cách tư pháp 7

3 Kiến nghị hoàn thiện quy định về tranh chấp lối đi chung 8

KẾT LUẬN 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề là một trong số những quyền quan trọng và nhạy cảm bởi lẽ đất đai và những tài sản liên quan đến đất đai có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người Vì vậy, việc sử dụng, khai thác bất động sản liền kề trở thành mối quan tâm hơn hết Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập trong vấn đề về lối đi chung dẫn đến tranh chấp kéo dài, gây khó khăn cho công tác xét xử Chính vì thế, nhóm 4 chúng em chọn đề tài: “Hãy sưu tầm một bản án sơ thẩm của Toà án liên quan đến việc giải quyết tranh chấp về lối đi chung của các bất động sản mà theo quan điểm của nhóm bản án đó chưa

phù hợp với quy định của pháp luật” và đưa ra một trường hợp cụ thể là Bản

Một để làm rõ những yêu cầu của đề bài

NỘI DUNG

I Tình huống

Nguyên đơn: bà Lê Kim Huệ (1983), địa chỉ: số 19 đường Bàu Bàng, tổ 66,

Bị đơn: ông Nguyễn Minh Tiếp (1963), địa chỉ: số 172 đường Nguyễn Thị

Tóm tắt nội dung bản án:

Bà Huệ là chủ sử dụng hợp pháp thửa đất số 2240, tờ bản đồ số 57, tọa lạc khu phố 8, phường Phú Hòa, TP Thủ Dầu Một Hiện nay, bà Huệ chỉ có một lối

đi duy nhất để ra vào thửa đất là con đường bê tông 3m nối liền với đường Nguyễn Thị Minh Khai Tương tự, ông Nguyễn Thanh Bình cũng có 3 thửa đất liền kề với thửa đất của bà Huệ, cũng sử dụng lối đi duy nhất này Sau khi được UBND3 TP

2 TP: Thành Ph

3 UBND: Ủy ban Nhân Dân

Trang 5

2

Thủ Dầu Một cấp GPXD4, gia đình bà Huệ khởi công xây nhà vào ngày 3/9/2019, thì bị ông Nguyễn Minh Tiếp, dùng lưới B40 rào chắn con đường vì cho rằng phần đường là đất của gia đình tự mở, không cho bà Huệ sử dụng Sau nhiều lần hòa giải nhưng ông Tiếp vẫn không đồng ý Bà Huệ khởi kiện, được TAND TP Thủ Dầu Một thụ lý ngày 18/12/2019, giao thẩm phán Nguyễn Thị Minh Nga giải quyết Ngày 9/9/2020, thẩm phán Nga và thư ký đến UBND phường Phú Hòa làm

việc để xác minh về “hiện trạng, nguồn gốc, việc quản lý, sử dụng đối với lối đi

đang xảy ra tranh chấp” Trong biên bản xác minh, Chủ tịch UBND phường Phú

Hòa cung cấp cho Tòa án, xác định rõ lối đi tranh chấp giữa các đương sự nêu trên là lối đi công cộng, đã được thể hiện trên bản đồ địa chính chính quy Ngày 11/1/2021, ông Đặng Huy Cường, Phó giám đốc Văn phòng Đăng kí đất đai TP Thủ Dầu Một khẳng định lối đi hai đương sự đang tranh chấp là đường bê tông 3m do UBND phường Phú Hòa quản lý theo biên bản xác minh về việc xác định các công trình hạ tầng kĩ thuật và có được thể hiện trên bản đồ địa chính chính quy Tại phiên toà, phía nguyên đơn yêu cầu HĐXX5buộc ông Tiếp tháo dỡ hàng rào lưới B40, trả lại hiện trạng lối đi chung Phía bị đơn cho rằng đây là con đường riêng của gia đình nên yêu cầu toà không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Sau khi nghị án kéo dài, ngày 4/6/2021 HĐXX tuyên Bản án dân sự sơ thẩm

số 40/2021/DS-ST: “Không nhận yêu cầu của nguyên đơn bà Lê Kim Huệ về việc

“Tranh chấp quyền sử dụng đất (lối đi chung)” đối với bị đơn ông Nguyễn Minh Tiếp” Theo HĐXX, mặc dù lối đi là đường bê tông rộng 3m được thể hiện trên

bản đồ địa chính chính quy năm 2000, năm 2014 nhưng có căn cứ xác định con đường này có nguồn gốc gia định bị đơn thống nhất chừa ra để anh chị em trong gia đình sử dụng Nên việc nguyên đơn cho rằng đây là lối đi chung là không có

căn cứ

II Những điểm chưa phù hợp

1 Căn cứ pháp lý

4 GPXD: Giấy phép xây dựng

5 HĐXX: Hội đồng xét xử

Trang 6

 Điều 245 BLDS62015: Quyền đối với bất động sản liền kề

 Điều 246 BLDS 2015: Căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kề

 Khoản 1 Điều 254 BLDS 2015: Quyền về lối đi qua

 Điều 256 BLDS 2015: Chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề

2 Lập luận

Thứ nhất, nguyên đơn khởi kiện tranh chấp “lối đi chung”, không có tranh

chấp nội dung khác; phía bị đơn không có đơn phản tố Thế nhưng, HĐXX xác định quan hệ trong vụ án tranh chấp “quyền sử dụng đất (lối đi chung)” là không đúng Cả nguyên đơn và bị đơn đều không tranh chấp quyền sử dụng đất

Thứ hai, con đường bê tông 3m là lối đi công cộng tồn tại từ trước, đã được

lãnh đạo UBND phường Phú Hòa và Văn phòng đăng ký đất đai TP Thủ Dầu Một có văn bản khẳng định Thẩm phán Nguyễn Thị Minh Nga cũng kí vào biên bản xác minh khẳng định con đường được thể hiện trên bản đồ địa chính chính quy năm 2000, đến thời điểm tranh chấp đã hơn 20 năm Sở TN&MT7 tỉnh Bình Dương cũng xác định là lối đi công cộng hiện hữu trên bản đồ địa chính chính quy nên mới duyệt cấp GCN8 quyền sử dụng đất cho bà Huệ và ông Bình Viện Kiểm sát cũng xác định đây là đường công cộng nên mới kết luận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là có cơ sở Thế nhưng HĐXX lại cho rằng con đường này thuộc quyền sử dụng đất của ông Tiếp

Thứ ba, ở đây, Tòa án nhận định “ có căn cứ xác định con đường này có

nguồn gốc của gia đình bị đơn thống nhất chừa ra để anh chị em trong gia đình bị đơn sử dụng Nên việc nguyên đơn cho rằng đấy là lối đi chung (lối đi công cộng)

là không có căn cứ” Theo như hồ sơ vụ án thì có căn cứ xác định lối đi chung mà các bên tranh chấp được hình thành từ năm 1996 do các anh chị em gia đình ông Tiếp thoả thuận chừa ra để làm lối đi chung Tuy nhiên, từ khi nhà nước cấp lại

sổ đỏ vào năm 2017 cho đến nay đều thể hiện lối đi chung 3m trên giáp với đất của anh chị em gia đình ông Tiếp và bà Huệ, ông Bình Khi được phát sổ đỏ thì

6 BLDS: Bộ Luật Dân sự

7 TN&MT: Tài nguyên và Môi Trường

8 GCN: Giấy chứng nhận

Trang 7

4

gia đình ông Tiếp cũng không có ý kiến phản hồi hay tranh chấp gì thêm Điều đó

có nghĩa là họ đã chấp nhận đấy là lối đi công cộng

Căn cứ theo khoản 1 Điều 211 BLDS 2015 thì con đường 3m kia đã trở thành lối đi công cộng và đương nhiên các hộ dân đều được quyền sử dụng, quản lý con đường này Việc ông Tiếp rào chắn con đường là hoàn toàn trái với quy định của pháp luật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông, đi lại của các hộ dân chỉ có con đường này là lối qua duy nhất Dù như vậy nhưng ông Tiếp vẫn không bị Tòa yêu cầu tháo dỡ rào chắn

Thứ tư, Căn cứ theo tình huống của vụ án, chúng tôi có giả thiết rằng nếu

như ông Tiếp là chủ sở hữu hợp pháp của con đường bê tông 3m thì ông Tiếp cũng không có quyền dựng rào, bịt kín lối đi duy nhất của nguyên đơn là bà Huệ Bởi theo khoản 1 Điều 254 BLDS 2015, gia đình bà Huệ chỉ có con đường bê tông 3m kia là lối đi duy nhất nên bà Huệ có quyền yêu cầu chủ sở hữu vây bọc

là ông Tiếp cho đi qua lối đi này và gia đình bà Huệ phải đền bù một khoản tiền cho ông Tiếp

Thứ năm, với hàng loạt văn bản của các cơ quan chức năng, các GCN quyền

sử dụng đất của bà Huệ và ông Bình đều xác định có quyền sử dụng con đường rộng 3m, bởi vì đây là lối đi công cộng, đã tồn tại từ lâu, thể hiện trên bản đồ địa chính chính quy năm 2000; và không thuộc quyền sử dụng riêng của ông Tiếp HĐXX bác đơn của bà Huệ là hoàn toàn không có căn cứ Chưa hết, HĐXX vô tình biến con đường giao thông công cộng được chính quyền địa phương và các

cơ quan có thẩm quyền công nhận trở thành đường riêng của ông Tiếp nhưng không xem xét đối với bốn thửa đất của bà Huệ và ông Bình là không đúng quy định pháp luật

Thứ sáu, trong phần quyết định của bản án sơ thẩm đã nêu căn cứ pháp lý là

Điều 245, 246, 254, 256 của BLDS 2015; Điều 166 của Luật Đất đai 2013 là không phù hợp Ở đây, việc Tòa cho rằng có căn cứ xác định con đường 3m này

có nguồn gốc của gia đình bị đơn chừa ra để sử dụng là không đúng vì không đáp

Trang 8

ứng Điều 254 Vì vậy, do xác định sai nên việc áp dụng Điều 245, 246, 256 là chưa phù hợp

Cuối cùng, tại phần Quyết định của Bản án, HĐXX tuyên“Không nhận yêu

cầu của nguyên đơn…”, thiếu mất từ “chấp” quan trọng nhất (chính xác phải là

“Không chấp nhận…”) Do HĐXX tuyên thiếu từ “chấp” khiến cho phần Quyết

định của bản án trở nên mù mờ và không rõ ràng Thẩm phán là người được Đảng

và Nhà nước giao quyền cầm cân nảy mực, kết quả phán xét như thế này có thể gây hệ lụy nghiêm trọng nên không thể chấp nhận việc xét xử thiếu khách quan,

ra bản án sai sót dù là nhỏ nhất

III Quan điểm của nhóm về việc giải quyết vụ việc phù hợp với quy định của pháp luật

1 Căn cứ pháp lý

 Điều 2, 9, 11, 14 BLDS 2015

 Điều 189 BLDS 2015: Quyền sử dụng

 Điều 211 BLDSB 2015: Sở hữu chung của cộng đồng

 Điều 254 BLDS 2015: Quyền về lối đi qua

 Điều 10, 11, 12, 31, 171 Luật đất đai 2013

 Điều 3 và Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP

2 Đặt trong tình huống

Căn cứ vào những điểm mà nhóm cho là chưa phù hợp trong bản án, nhóm xin phép đưa ra quan điểm của nhóm để giải quyết vụ việc trên cho phù hợp hơn

với quy định của pháp luật

Thứ nhất, việc HĐXX xác định quan hệ trong vụ án này là tranh chấp

“quyền sử dụng đất (lối đi chung)” là hoàn toàn khác hẳn với yêu cầu khởi kiện tranh chấp “lối đi chung” của nguyên đơn, bên cạnh đó cả nguyên đơn và bị đơn đều không tranh chấp quyền sử dụng đất mà chỉ tranh chấp “lối đi chung” là con

đường bê tông 3m nối liền với đường Nguyễn Thị Minh Khai Theo Điều 189

Trang 9

6

quyền này là khác nhau nên việc xác định quan hệ tranh chấp trong vụ án không chính xác sẽ dẫn tới sai sót trong quá trình điều tra và xét xử cũng như ảnh hưởng tới kết quả của vụ án Ở đây, HĐXX cần xác định quan hệ trong vụ án này là tranh chấp “lối đi chung” theo đúng yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn

Thứ hai, phía bị đơn cần chứng minh cho HĐXX cùng các bên liên quan

rằng 3m lối đi đó có được ghi nhận trong bất kỳ giấy tờ nào của gia đình ông Tiếp không, chẳng hạn như sổ đỏ, giấy chuyển quyền sử dụng đất, biên bản khai nhận

di sản thừa kế Trong trường hợp này, theo các tài liệu, chứng cứ do đương sự cung cấp và do Tòa án thu thập trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ xác định lối đi chung các bên đang tranh chấp được hình thành từ năm 1996 do sự đóng góp đất của anh em ông Tiếp nhưng được xác định là lối đi chung cho các

hộ gia đình đi ra đường Nguyễn Thị Minh Khai Kể từ khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp lại sổ đỏ năm 2007 đến nay, ông Tiếp cũng như những anh em khác của ông đều biết trên sổ đỏ của mình có thể hiện lối đi chung 3m Trên bản đồ địa chính chính quy các bìa đỏ của các hộ xung quanh con đường 3m cũng thể hiên rõ đây là lối đi công cộng Việc HĐXX cho rằng con đường 369,6

m2 này thuộc quyền sử dụng đất của ông Tiếp là hoàn toàn không có căn cứ, làm trái lại các chứng cứ trước đó đã được đưa ra và đã được xác thực bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền Chính vì vậy, HĐXX cần công nhận con đường này là lối đi chung

Thứ ba, căn cứ vào các Điều 2, 9, 11, 14 BLDS năm 2015 và Điều 10, 11,

31, khoản 1 Điều 171 Luật đất đai 2013 thì HĐXX cần chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là bà Lê Kim Huệ và cho phép bà Huệ được thực hiện quyền dân sự đối với lối đi công cộng, được đi lại trên lối đi công cộng có vị trí được thể hiện trên bản vẽ trích đo bản đồ địa chính chính quy Căn cứ theo Điều 211 BLDS năm 2015 thì có thể xác định con đường 3m là đường công cộng do anh em ông Tiếp chừa ra làm lối đi chung Vì bây giờ là lối đi công cộng nên tất cả hộ dân xung quanh và cả gia đình bà Huệ đều có quyền sử dụng lối đi này một cách hợp pháp Tức là được sử dụng lối nhưng không được dựng rào bịt kín lối đi như hành

vi của ông Tiếp Ở đây xảy ra tranh chấp là do ông Tiếp cho rằng con đường 369,6

Trang 10

m2này là lối đi của nhà ông và anh em trong nhà Mặc cho trong bản đồ địa chính chính quy đã thể hiện con đường này là lối đi công cộng thì ông Tiếp vẫn cố tình dựng hàng rào gây cản trở giao thông Bên cạnh đó, gia đình nguyên đơn cũng đã

có thiện chí góp 500 triệu cho ông Tiếp vì ông ấy đã bỏ tiền ra làm đường Theo quy định của pháp luật thì đương nhiên bà Huệ sẽ được đi qua lối đi này và chỉ cần góp số tiền theo thỏa thuận Vì vậy HĐXX cần yêu cầu ông Tiếp phải phá bỏ hàng rào, trả lại hiện trạng lối đi để gia đình bà Huệ cũng như các hộ gia đình xung quanh được đi lại tự do

Đồng thời, dựa trên Điều 12 Luật đất đai 2013 và Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì hành vi của ông Tiếp được coi là hành vi lấn chiếm đất công, hành vi này đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình bà Lê Kim Huệ và những người xung quanh về quyền được lưu thông, di chuyển Vì vậy, cơ quan có thẩm quyền cần xử phạt hành chính đối với ông Tiếp theo quy định khoản

1 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP dựa vào diện tích đất đã lấn chiếm Tùy theo mức độ của hành vi, cá nhân vi phạm có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai đối với hành vi cản trở sử dụng đất Ngoài phạt tiền, cá nhân vi phạm còn bị buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, khôi phục tình trạng ban đầu trước khi vi phạm

IV Kiến nghị

Sau quá trình xem xét và nghiên cứu, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị

để hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành như sau:

1 Ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật

Hiện nay, việc giải quyết các vụ việc dân sự nói chung cũng như giải quyết tranh chấp lối đi chung đã được pháp luật quy định Tuy nhiên, ban hành là một chuyện, còn việc thực hiện những quy định ấy trong thực tiễn lại là một chuyện khác Vẫn còn tình trạng luật khung, các văn bản hướng dẫn còn ít hoặc chậm ban hành Có nhiều quy định vẫn gây sự lúng túng cho cơ quan có thẩm quyền trong việc áp dụng để giải quyết vụ việc thực tế Dẫn đến việc thực hiện không đồng

Ngày đăng: 05/03/2024, 15:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN