1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hãy sưu tầm một bản án sơ thẩm của Toà án liên quan đến việc giải quyết tranh chấp về lối đi chung của các bất động sản mà theo quan điểm của nhóm bản án đó chưa phù hợp với quy định của pháp luật, và giải quyết các yêu cầu

26 21 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hãy Sưu Tầm Một Bản Án Sơ Thẩm Của Toà Án Liên Quan Đến Việc Giải Quyết Tranh Chấp Về Lối Đi Chung Của Các Bất Động Sản Mà Theo Quan Điểm Của Nhóm Bản Án Đó Chưa Phù Hợp Với Quy Định Của Pháp Luật, Và Giải Quyết Các Yêu Cầu
Tác giả Nguyễn Hương Ngọc Nhi, Đoàn Trang Nhung, Đoàn Tuấn Phong, Trần Hà Phương, Lê Phương Thảo, Trịnh Nhật Quang, Phạm Thủy Tiên
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Dân Sự 1
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 363,37 KB

Nội dung

Đây là vấn đề nhạy cảm, bởi lẽ,việc mở lối đi qua ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của chủ sở hữu BĐS.Chủ sở hữu BĐS có lối đi qua không thể hạn chế quyền sử dụng lối đi củachủ sở hữu B

Trang 1

BÀI TẬP NHÓM MÔN: LUẬT DÂN SỰ 1

Đề số 13:

Hãy sưu tầm một bản án sơ thẩm của Toà án liên quan đến việc giải quyết tranh chấp về lối đi chung của các bất động sản mà theo quan điểm của nhóm bản án đó chưa phù hợp với quy định của

pháp luật, và giải quyết các yêu cầu.

NHÓM 2 LỚP 4632B (N14.TL4)

Nguyễn Hương Ngọc Nhi 463229

LÀM BÀI TẬP NHÓM HỌC PHẦN LUẬT DÂN SỰ 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Trang 2

ký tên

Đánh giácủa giáo viên

Điểm(số)

Điểm(chữ)

GVkýtên

Tên bài tập: “ Hãy sưu tầm một bản án sơ thẩm của Toà án liên quan đến vệc giải quyết tranh chấp về lối đi chung của các bất động sản mà theo quan điểm của nhóm bản án đó chưa phù hợp với quy định của pháp luật, và giải quyết các yêu cầu” Xác định mức độ

tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm Kết quảnhư sau:

- Kết quả điểm bài viết:

Trang 3

+ Giáo viên chấm thứ nhất:

+ Giáo viên chấm thứ hai:

- Kết quả điểm thuyết trình:

- Giáo viên cho thuyết trình:

- Điểm kết luận cuối cùng Giáo viên đánh giá cuối cùng:

Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2022

Trưởng nhóm Nhi Nguyễn Hương Ngọc Nhi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TTKTTNVMT : Trung tâm kỹ thuật Tài nguyên và Môi

trường

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

1 TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ VIỆC DƯỚI DẠNG TÌNH HUỐNG 1

2 NHỮNG ĐIỂM CHƯA PHÙ HỢP TRONG BẢN ÁN SƠ THẨM 2

2.1 Quy định về bất động sản liền kề: 2

2.1.1 Khái quát 2

2.1.2 Điều kiện áp dụng quyền về lối đi quy định: 3

2.1.3 Căn cứ xác lập của quyền về lối đi qua 4

2.1.4 Hiệu lực của quyền về lối đi qua 5

2.2 Một số điểm chưa phù hợp theo quan điểm của nhóm trong bản án 5

2.2.1 Tòa án sơ thẩm tuyên “Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn về việc buộc bị đơn phải tháo dỡ cổng rào chắn …” 5

2.2.2 Bản án kiến nghị UBND quận N Điều chỉnh lại giấy chứng nhận QSDĐ số CH01001 và CH01002, cấp ngày 22/11/2013 6

3 QUAN ĐIỂM CỦA NHÓM VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC 8

4 KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH CỦA NHÓM TỪ VIỆC PHÂN TÍCH VỤ ÁN TRÊN 9

KẾT LUẬN 10 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 5

MỞ ĐẦU

Thực tiễn cuộc sống cho thấy, trường hợp BĐS bị vây bọc bởi các BĐSthuộc nhiều chủ sở hữu khác nhau rất phổ biến Khi đó, chủ sở hữu BĐS bịvậy bọc có quyền yêu cầu chủ sở hữu BĐSLK thỏa mãn những nhu cầu thiếtyếu, một trong số đó là nhu cầu có lối đi qua Đây là vấn đề nhạy cảm, bởi lẽ,việc mở lối đi qua ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của chủ sở hữu BĐS.Chủ sở hữu BĐS có lối đi qua không thể hạn chế quyền sử dụng lối đi củachủ sở hữu BĐS bị vây bọc Đồng thời, chủ sở hữu BĐS bị vây bọc không thểtùy tiện mở lối đi qua một BĐS không thuộc sở hữu của mình

Hiểu được tầm quan trọng, nhóm đã chọn đề 13, phân tích Bản án dân sự

sơ thẩm số 21/2020/DS-ST, ngày 19/5/2020 của Tòa án quận N, Cần Thơ, vànhận thấy những điểm chưa phù hợp trong giải quyết tranh chấp về lối đichung Từ đó, nhóm đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện quy định của phápluật

NỘI DUNG

1 TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ VIỆC DƯỚI DẠNG TÌNH HUỐNG

Ngày 12/5/2018, ông M.V.H và bà P.T.T.V có nhận chuyển nhượngQSDĐ của bà Ng.K.Tr về thửa đất số 175 (852,7m2) và thửa đất số 232(169m2), tờ bản đồ số 07, tọa lạc tại Phường P, quận N, thành phố Cần Thơtheo giấy tờ chứng nhận QSDĐ số CH01001 và CH01002 do UBND quận Ncấp ngày 22/11/2013 Sau khi nhận chuyển nhượng thì ông H, bà V đã chỉnh

lý sang tên vào ngày 16/5/2018 Trên các giấy tờ chứng nhận QSDĐ đều thểhiện mảnh đất có lối đi kéo dài, tiếp giáp từ đường giao thông công cộng đếnđoạn giữa thửa đất số 175

Ngày 17/08/2004, Bà P.T.T.X được CQNN có thẩm quyền cấp giấychứng nhận quyền sử dụng thửa đất số 00700 (thửa đất số 04, diện tích547,50m2 (ODT), tờ bản đồ số 11 và thửa đất số 253 có diện tích 69,60m2

(ODT), tờ bản đồ số 07), tọa lạc tại Phường X, quận N, Cần Thơ, nguồn gốc

Trang 6

lă nhận chuyển nhượng của bă B.T.H trước năm 1990; Tiếp giâp đất của nhẵng H, bă V, có lối đi kĩo dăi đến đầu thửa đất 04.

Tuy nhiín, sau khi ông bă nhận chuyển nhượng QSDĐ của bă Tr thì phíachủ sử dụng đất liền kề lă bă P.T.T.X đê lăm cổng răo chắn ngang lối đi văothửa đất 175, gđy khó khăn cho ông H, bă V trong việc đi lại do đđy lă lối điduy nhất từ đường giao thông văo thửa đất Do đó, ông H, bă V khởi kiện yíucầu Tòa ân buộc bă P.T.T.X thâo dỡ cổng răo chắn ngang lối đi, trả lại hiệntrạng lối đi thông thoâng

Ngăy 19/5/2020, Tòa ân Quận N, Cần Thơ ra quyết định: Không chấpnhận yíu cầu khởi kiện của nguyín đơn về việc buộc bị đơn thâo dỡ cổng răothuộc giấy chứng nhận QSDĐ số 00700, cấp ngăy 17/8/2004 cho bă P.T.T.Xđứng tín (phần đất được ký hiệu (A) theo Bản trích đo địa chính số96/TTKTTNMT, ngăy 03/10/2019 của TTKTTNVMM Cần Thơ); Kiến nghịUBND quận N điều chỉnh lại giấy chứng nhận QSDĐ số CH01001văCH01002, cấp ngăy 22/11/2013 cho bă Ng.K.Tr đứng tín (đê chỉnh lý sangtín bă V vă ông H); Tuyín về ân phí, chi phí tố tụng vă quyền khâng câo

2 NHỮNG ĐIỂM CHƯA PHÙ HỢP TRONG BẢN ÂN SƠ THẨM

với BĐSLK Việc quy định quyền năy giúp bảo vệ, cđn bằng quyền vă lợi íchcâc chủ thể

Trang 7

2.1.2 Điều kiện áp dụng quyền về lối đi quy định

Điều 254 BLDS 2015 quy định:

“1 Chủ sở hữu có BĐS bị vây bọc bởi các BĐS của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu BĐS vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên BĐSLK nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của BĐS bị vây bọc và thiệt hại gây

ra là ít nhất cho BĐS có mở lối đi.

Chủ sở hữu BĐS hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu BĐS chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2 Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, CQNN có thẩm quyền khác xác định.

3 Trường hợp BĐS được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”

Theo quy định tại Điều 254 BLDS 2015 thì điều kiện áp dụng quyền nàylà:

Thứ nhất, BĐS phải bị vây bọc bởi các BĐS khác: Có thể hiểu BĐS bị vây

bọc là bị bao vây bởi một hoặc nhiều BĐS xung quanh dẫn đến không thể trựctiếp lưu thông với đường công cộng hoặc đường lưu thông quá nhỏ dẫn đếnviệc sử dụng, khai thác BĐS bị hạn chế BLDS 2015 sử dụng cụm từ “BĐS bịvây bọc” thay vì “BĐSLK” tại BLDS 2005, giúp mở rộng đối tượng - chủ sởhữu có quyền về lối đi chung, theo đó sẽ giúp cho chủ sở hữu BĐS bị vây bọc

có thể yêu cầu chủ sở hữu BĐS vây bọc (có thể hiểu là chủ sở hữu củaBĐSLK hoặc trong quá trình khai thác, sử dụng BĐS bị vây bọc, có thể yêucầu không chỉ BĐSLK mà còn lên những BĐS xung quanh).1

1 Nguyễn Thanh Thư, Nguyễn Tấn Hoàng Hải,” Quyền lối đi qua bất động sản liền kề trong BLDS 2015”,

Tạp chí Tòa án nhân dân.

Trang 8

Thứ hai, không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng: Điều này được

hiểu là không có bất cứ lối đi nào ra đường công cộng; Có lối đi nhưng lối đikhông đủ, quá hẹp hoặc quá ngắn để chủ sở hữu BĐS bị vây bọc có thể đi rađường công cộng

Như vậy, khi đảm bảo hai điều kiện trên thì chủ sở hữu BĐS bị vây bọc cóquyền yêu cầu chủ sở hữu BĐS vây bọc mở lối đi cho mình Tính thuận tiện vàhợp lý được thể hiện ở chỗ phải bảo đảm chủ sở hữu BĐS bị vây bọc có thểkhai thác, sử dụng BĐS có hiệu quả nhất Tuy nhiên, chủ sở hữu BĐS bị vâybọc không thể tự mình chỉ định “lối đi”, mà cần phải có sự đồng ý của chủ sởhữu BĐSLK, phải tính toán xem mở ra sao phù hợp với vị trí địa lí và đặcđiểm của vị trí, lợi ích của BĐS bị vây bọc và khả năng gây thiệt hại cho BĐSvây bọc.2

Về vấn đề đền bù, đứng trên phương diện là chủ sở hữu thì chủ sở hữu chịuhưởng quyền có toàn quyền khai thác và sử dụng đối với BĐS của mình Tuynhiên, vì phải dành cho chủ sở hữu BĐS hưởng quyền một lối đi nên quyềnkhai thác, sử dụng BĐS của họ bị hạn chế Theo quy định tại Điều 254 BLDS

2015 thì giá trị đền bù không phải là điều kiện để mở lối đi mà chỉ là hệ quảcủa việc mở lối đi

2.1.3 Căn cứ xác lập của quyền về lối đi qua

Căn cứ Điều 246 BLDS 2015, quyền về lối đi qua được xác lập như sau:

Thứ nhất, được xác lập do địa thế tự nhiên

Thứ hai, được xác lập theo quy định của luật, thông qua khoản 1, Điều 254

BLDS 2015: Chủ sở hữu BĐS bị vây bọc khi không có hoặc không đủ lối đi

ra đường công cộng có quyền yêu cầu được mở lối đi, được xác lập trực tiếptheo quy định của luật

Thứ ba, xác lập theo thỏa thuận thông qua khoản 2, Điều 254 BLDS 2015:

chủ sở hữu BĐS bị vây bọc không được tự ý mở lối đi qua BĐSLK mà cần

2 Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2015 – PGS.TS Nguyễn Văn Cừ & PGS.TS Trần Thị Huệ, Nxb Công an nhân dân.

Trang 9

phải thỏa thuận với chủ sở hữu cácBĐSLK khác để việc mở lối đi ít gây thiệthại nhất

Thứ tư, xác lập theo di chúc - văn bản thể hiện ý chí đơn phương của người

lập Khi một người có quyền đối với BĐSLK hoàn toàn có thể “truyền lại”quyền đó cho người thừa kế mảnh đất của mình để thuận tiện trong việc sửdụng đất sau này, tránh những tranh chấp có thể xảy ra Vì vậy, sự định đoạtthể hiện ý chí đơn phương của người lập di chúc thể hiện trong nội dung của

di chúc là căn cứ để xác lập quyền đối với BĐSLK cho một chủ thể khác, cóđược quyền này thông qua việc lập di chúc, có thể là người thừa kế nhưngcũng có thể không với tư cách là người thừa kế.3

2.1.4 Hiệu lực của quyền về lối đi qua

Căn cứ Điều 247 BLDS 2015 quy định: “Quyền đối với BĐSLK có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân và được chuyển giao khi BĐS được chuyển giao, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác”.

2.2 Một số điểm chưa phù hợp theo quan điểm của nhóm trong bản án

2.2.1 Tòa án sơ thẩm tuyên “Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn về việc buộc bị đơn phải tháo dỡ cổng rào chắn …”

Ta thấy được BĐS của nguyên đơn bị vây bọc, vì “lối đi này đã được lát

bê tông và là đây là lối đi duy nhất để đi vào thửa đất số 175 của nguyênđơn” Cụ thể, theo nội dung bản tự khai và quá trình giải quyết vụ án thì thửađất số 253 của bà X (giấy chứng nhận QSDĐ số 00700 ngày 17/8/2004) tiếpgiáp với thửa đất số 175 của ông H, bà V (giấy chứng nhận số CH01001 ngày22/11/2013), giấy chứng nhận của cả hai thửa đất thể hiện rằng lối đi chung rađường giao thông công cộng hiện tại chính là ở vị trí (A) theo Bản trích đocủa địa chính số 96/TTKTTNMT, ngày 3/10/2019 của TTKTTNMT thànhphố Cần Thơ, và trên giấy chứng nhận cấp cho bà Tr có lối đi kéo dài từ đầuđường giao thông công cộng đến đoạn giữa thửa đất số 175 (cụ thể tính từ đầu

3 Đoàn Thị Ngọc Hải, “Quyền đối với bất động sản liền kề theo quy định của pháp luật dân sự”

https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2387, truy cập lúc 8h ngày 10/6/2022.

Trang 10

thửa đất 232 đến giữa thửa đất 175, lối đi có chiều dài 30,6m và chiều rộng4m)

Theo khoản 1 Điều 254, BLDS 2015, tức là, phần đất của bà X chính làphần đất vây bọc lên phần đất của bà V và ông H Căn cứ theo quy định trêncủa pháp luật về quyền về lối đi qua, nếu mảnh đất thuộc quyền sở hữu củanguyên đơn bị vây bọc, không có lối ra đường công cộng thì nguyên đơnđương nhiên sẽ có quyền yêu cầu chủ sở hữu BĐSLK dành cho mình một lối

đi trên BĐS của họ Điều đó chứng tỏ bà V, ông H hoàn toàn có quyền yêucầu bà X dành cho mình một lối đi hợp lí Ngoài ra, có thể thấy rằng nếunguyên đơn muốn khai thác BĐS thì họ buộc phải thực hiện trên những BĐScòn lại thì mới đạt được quyền khai thác đó Đặc biệt, mục đích của việc khaithác không phải vì mục đích kinh tế hay tư lợi cá nhân mà là vì nhu cầu sinhhoạt chung của hộ gia đình xung quanh BĐS đó

Ngoài ra, việc dựng hàng rào chịu sự chi phối của các quy định chung vềxây dựng Căn cứ Điều 176 BLDS 2015 quy định về mốc giới ngăn cách cácBĐS, Bà X là chủ sở hữu BĐS được xây dựng tường rào chắn ngăn giữa cácBĐSLK khi được sự đồng ý của chủ sở hữu BĐSLK là bà V ông H Trườnghợp xây tường rào mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu BĐSLK vì lý dochính đáng thì phải dỡ bỏ tường rào nói trên Theo nhóm, bà H ông V khôngđồng ý với bà X nên bà khởi kiện với lý do hoàn toàn chính đáng bởi đây làđường đi duy nhất

Tóm lại, với phán quyết của tòa án, về mặt pháp lí, tòa đã tước đi quyền

về lối đi qua theo Điều 254 BLDS 2015 của nguyên đơn Không chỉ vậy, trênthực tế thì, khi tòa đưa ra phán quyết trên, nguyên đơn sẽ gặp bất lợi trongsinh hoạt thường ngày vì lối đi tranh chấp chính là lối đi duy nhất vào thửađất số 175 của bị đơn Do đó, việc tòa tuyên bị đơn có quyền lập rào chắn hợppháp trên phần đất tranh chấp và bác bỏ yêu cầu mở lối đi của nguyên đơn làkhông phù hợp cả về mặt pháp luật lẫn thực tiễn

Trang 11

2.2.2 Bản án kiến nghị UBND quận N Điều chỉnh lại giấy chứng nhận

QSDĐ số CH01001 và CH01002, cấp ngày 22/11/2013

Đại diện ủy quyền của bà X là ông Ng T trình bày “nguồn gốc đất được

bà X nhận chuyển nhượng của bà B.H từ trước năm 1990.” Tiếp giáp với phầnđất của bà X là đất của ông H, bà V (nhận chuyển nhượng của bà Ng K Trvào năm 2018), có lối đi kéo dài đến đầu thửa đất số 04 Đến đầu năm 2018,khi bà Tr chuyển nhượng phần đất lại cho ông H, bà V thì bà X mới biết đượcgiấy chứng nhận QSDĐ cấp cho bà Tr đã thể hiện phần lối đi lấn vào đất của

bà Do vậy, bà X đã làm cổng rào nhằm đảm bảo an toàn trong việc giữ gìn tàisản của mình Tuy nhiên, lời khai này chưa thực sự thuyết phục và việc Tòacăn cứ vào hình thức được thể hiện trong giấy xác nhận số 982/XN.ĐĐ94,ngày 20/6/1994 của Chi cục quản lí đất đai và bản đồ địa chính lập vào tháng9/1998 để cho rằng lối đi của nguyên đơn chồng lấn lên thửa đất số 04 và 253

mà bị đơn được cấp giấy chứng nhận và đưa ra kiến nghị Điều chỉnh lại giấychứng nhận QSDĐ do bà Tr đứng tên là không phù hợp, vì:

Từ trước thời điểm bị đơn nhận được giấy chứng nhận QSDĐ, các bênđương sự đều đã thống nhất rằng có một lối đi chung được sử dụng để đi rađường giao thông công cộng Đó chính là phần lối đi tranh chấp được thể hiệntrên giấy chứng nhận QSDĐ của nguyên đơn Lối đi này vốn tồn tại từ trướcnăm 1975 và được các chủ cũ sử dụng làm lối đi chung để đi ra đường giaothông công cộng, nên không thể nói lối đi đó lấn vào mảnh đất nhà bà X (từthời chủ cũ của mảnh đất đó là bà B.T.H thì lối đi vào thửa đất số 175 đã đượcthống nhất là lối đi chung, đồng nghĩa với việc diện tích của lối đi đó và cácBĐSLK đã được thống nhất bởi toàn bộ các hộ gia đình lân cận) Hơn nữa,Toà án càng không thể dựa vào giấy xác nhận số 982/XN.ĐĐ94, ngày20/6/1994 của Chi cục quản lí đất đai và bản đồ địa chính lập vào tháng9/1998 để đưa ra kết luận lối đi nó chống lấn lên mảnh đất nhà bà X Bởi lẽ, lối

đi thể hiện trên các giấy chứng nhận QSDĐ mà ông H được cấp lần đầu vào

Trang 12

năm 2002 (cũng như thể hiện qua các lần cấp đổi sang tên bà Tr và chỉnh lýsang tên ông H, bà V vào năm 2018) đều có các hộ tứ cận chứng kiến và kýgiáp ranh, là thửa đất không tranh chấp, trong đó có ông Ng.Ch.H (chồng của

bà X) và hồ sơ kỹ thuật thửa đất do Trung tâm Đo đạc bản đồ - Sở Địa chínhCần Thơ lập ngày 18/7/2002 đều thể hiện lối đi kéo dài từ đầu đường giaothông công cộng đến đoạn giữa của thửa đất số 175 Và phía bên bị đơn đượccấp giấy chứng nhận QSDĐ lần đầu vào ngày 17/8/2004, tức sau gần 02 năm,ngày ông H được cấp các giấy chứng QSDĐ lần đầu vào ngày 20/9/2002 và01/10/2002 Trên thực tế vẫn tồn tại trường hợp làm sổ đỏ “chui” trên BĐSLK,tiến hành đo số liệu và làm giấy tờ xác nhận QSDĐ không có sự chứng kiến và

ký giáp ranh của tứ hộ gia đình lân cận khi quá trình đo đạc diện tích đất đangđược diễn ra nhưng vẫn được công nhận là sổ đỏ hợp lệ, nên Tòa không thểhoàn toàn dựa vào hình thức được thể hiện trên giấy chứng nhận mà cho rằnglối đi chung lấn sang đất nhà bà X, càng không thể kiến nghị Điều chỉnh mảnhđất mà ông H, bà V đứng tên (vì họ làm sổ đỏ hoàn toàn hợp pháp – có bốn hộlân cận ký giáp ranh làm chứng)

Từ những phân tích nêu trên, lối đi mà các bên đang tranh chấp có diệntích 86,2 m2, đã tồn tại hiện hữu từ lâu, được chủ sử dụng các thửa đất liền kề

sử dụng đi chung từ trước đến nay Lối đi này cần được thể hiện trên giấychứng nhận QSDĐ của nguyên đơn theo quy định tại khoản 1 Điều 166 Luật

Đất đai 2013 về quyền chung của người sử dụng đất: “Được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

3 QUAN ĐIỂM CỦA NHÓM VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC

Với những điểm chưa hợp lí trên, nhóm đưa ra một số quan điểm đểhoàn thiện quyết định của bản án sơ thẩm như sau:

Thứ nhất, căn cứ theo khoản 1 Điều 254 BLDS 2015; khoản 3 Điều 248

BLDS 2015: “Không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với BĐS hưởng quyền trở nên khó khăn.” và khoản 2 Điều 6 Luật đất đai 2013: “Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và

Trang 13

không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.”, Tòa án cần chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn về việc

buộc bị đơn tháo dỡ cổng rào chắn, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp củanguyên đơn, phù hợp với quy định của pháp luật Khi ấy, bên bị đơn phải tháo

dỡ cổng rào và khôi phục lối đi chung ra đường công cộng như ban đầu, đồngthời, có nghĩa vụ “đền bù” cho bên nguyên đơn vì đã có hành động xây ràochắn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp, gây ra khókhăn sinh hoạt thường ngày

Thứ hai, do lối đi đang bị tranh chấp đã tồn tại từ lâu (trước năm 1975)

và được các chủ sở hữu BĐSLK sử dụng đi chung từ trước đến nay, cũngđược thể hiện trên giấy chứng nhận QSDĐ của nguyên đơn, việc lối đi nàyđược các bên cùng sử dụng để ra đường công cộng, phục vụ cho đời sống sinhhoạt là hoàn toàn phù hợp và đảm bảo hài hòa về lợi ích Vì vậy, cần phải kiếnnghị UBND quận N thu hồi, điều chỉnh lại giấy chứng nhận QSDĐ số 00070,cấp ngày 17/8/2004 cho bà P.T.T.X đứng tên để đo đạc, thể hiện chính xácphạm vi, diện tích của lối đi chung theo vị trí (A), Bản trích đo địa chính số96/TTKTTNMT, ngày 03/10/2019 của TTKTTNVMM Cần Thơ

4 KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH CỦA NHÓM TỪ VIỆC PHÂN TÍCH VỤ ÁN TRÊN

Thứ nhất, cần phải xác định phương thức, mức đền bù cụ thể, thời hạn

đền bù và chế tài nếu không thực hiện việc đền bù đó của chủ sở hữu BĐShưởng quyền cho chủ sở hữu BĐS chịu hưởng quyền nhằm đảm bảo quyền vàlợi ích hợp pháp của cả hai bên Về phương thức đền bù, có thể đền bù bằngcách trả tiền, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể trong việc giao – nhậncũng như sử dụng tiền đền bù của bên được đền bù Về mức đền bù, hiện cóhai loại giá cho số tiền được đền bù đó là giá đất theo bảng giá của UBNDcấp tỉnh và theo giá thị trường Tuy nhiên, hai loại giá này có sự chênh lệchrất lớn, do đó, mức bồi thường cụ thể cần được xác định dựa trên giá thịtrường, bởi chủ sở hữu của BĐS chịu hưởng quyền khi mở lối đi cho chủ sở

Ngày đăng: 04/03/2024, 13:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w