Pháp luật nước ta cụ thể là BLDS 2015 ra đời đã có những quy định tiến bộ về thừa kế thể hiện rằng các nhà làm luật đang không ngừng cố gắng hoàn thiện luật pháp để bảo vệ quyền công dân
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM
MÔN: Luật Dân sự 1
ĐỀ SỐ 18
Hãy sưu tầm một bản án sơ thẩm của Toà án liên quan đến việc giải quyết tranh chấp về xác định người thừa kế mà theo quan điểm của nhóm bản
án đó chưa phù hợp với quy định của pháp luật,
và giải quyết các yêu cầu.
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
NỘI DUNG 5
I/ Tóm tắt nội dung bản án 5
II/ Những điểm chưa phù hợp trong quyết định của bản án sơ thẩm 6
III/ Quan điểm về việc giải quyết vụ việc 7
1 Quan điểm đồng tình 7
2 Quan điểm không đồng tình và cách giải quyết hợp lí hơn 8
3 So Sánh với thực tế 11
IV/ Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành 11
KẾT LUẬN 13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
MỞ ĐẦU
Vấn đề về thừa kế nói chung luôn có một vị trí đặc biệt quan trọng, tranh chấp thừa kế ở nước ta cũng được xem là loại án dân sự phổ biến, phức tạp Bởi lẽ nó không đơn gian chỉ là việc chuyển giao tài sản giữa một người đã chết cho một người còn sống mà còn liên quan tới quyền và lợi ích của mỗi chủ thể, tính công bằng và nhân đạo giữa những người có liên quan Hơn nữa, tranh chấp di sản thừa kế là tranh chấp xảy ra giữa những mối quan hệ trong gia đình, quan hệ cùng huyết thống nên vấn đề này càng trở nên phức tạp hơn Pháp luật nước ta
cụ thể là BLDS 2015 ra đời đã có những quy định tiến bộ về thừa kế thể hiện rằng các nhà làm luật đang không ngừng cố gắng hoàn thiện luật pháp để bảo vệ quyền công dân, lợi ích của những cá nhân được hưởng thừa kế cũng như bảo
vệ, tôn trọng ý chí của người để lại di sản Tuy nhiên trong quá trình tiến hành
áp dụng vào các vụ án cụ thể, vẫn còn tồn tại những bản án đưa ra cách giải quyết chưa thực sự thoả đáng và phù hợp Một mặt là do tính phức tạp của vấn
đề, mặt khác các quy định của pháp luật vẫn cần được hoàn thiện Vì vậy, nhóm chúng em lựa chọn đề tài: “Hãy sưu tầm một bản án sơ thẩm của Toà án liên quan đến việc giải quyết tranh chấp về xác định người thừa kế mà theo quan điểm của nhóm bản án đó chưa phù hợp với quy định của pháp luật, và giải
Trang 3quyết các yêu cầu” Nhóm áp dụng đề bài này với bản án sơ thẩm số 32/2017/DS/ST ngày 18/07/2017 về tranh chấp thừa kế tài sản của Toà án nhân dân huyện G, tỉnh Tây Ninh
NỘI DUNG
* Ghi chú: Nhóm trình bày dưới hình thức các mục số la mã tương ứng với các
câu hỏi được đưa ra trong yêu cầu của đề bài:
Câu 1: Từ bản án, quyết định đã sưu tầm được, hãy tóm tắt nội dung vụ việc dưới dạng tình huống
Câu 2: Hãy chỉ ra những điểm chưa phù hợp trong quyết định hoặc bản án sơ thẩm mà nhóm đã sưu tầm và giải thích vì sao nhóm lại cho rằng chưa phù hợp? Câu 3: Hãy đưa ra quan điểm của nhóm về việc giải quyết vụ việc phù hợp với quy định của pháp luật
Câu 4: Từ việc phân tích vụ án, nhóm hãy đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành
I/ Tóm tắt nội dung bản án:
Ngày 18 tháng 07 năm 2017, tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện G, tỉnh Tây Ninh xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số 32/2017/DS-ST về “Tranh chấp thừa kế tài sản”
Theo bản án, ông Lê Văn T và bà Mai Thị M (bị đơn) nhận nuôi Lê Thị T (có giấy khai sinh hợp pháp), chị T đã có chồng ở riêng, từ khi ông T chết vợ chồng chị T về ở chung với bà M đến nay Ông Lê Văn T có 3 người em là Lê Văn C, Lê Thị C1 và Lê Thị C2 (cũng chính là nguyên đơn)
Cha mẹ ông T có cho vợ chồng ông 2000m2 đất sau khi ông T và bà M lấy nhau Sau đó, phần đất được cho này đã được ông T và bà M bán, đồng thời đổi bò lấy một phần đất khác, làm nhà ở, sử dụng đến hiện nay Về phần đất này, ông T đăng ký và đã được Ủy ban nhân dân huyện G cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng ngày 14/01/2010 đã chỉnh lý thu hồi 4.429m2, ngày 15/5/2013 thì chuyển nhượng cho bà Nguyễn Thị Lo 532,5m2 Diện tích đất còn lại thực tế
bà M và chị T đang quản lý sử dụng là 3.169,7m2 Trên đất có trồng cây Tràm Vàng, một căn nhà cấp 4A trị giá 209.356.227 đồng, một Nhà tạm loại B đã hết
Trang 4niên hạn sử dụng, một Nhà tạm loại A trị giá 10.386.961 đồng và một mái che phía trước nhà cấp 4A trị giá 13.920.768 đồng
Năm 2015, ông T trước khi chết có lập di chúc tặng cho các em của ông là Lê Văn C, Lê Thị C1 và Lê Thị C2 phần đất có diện tích 1.200m2 với tứ cận như sau: Hướng Đông giáp đường xe (Đ); Hướng Tây giáp bác Sáu T; Hướng Nam giáp đường xe (B); Hướng Bắc giáp em Y Sau khi ông T chết, ông C yêu cầu bà
M thực hiện di chúc nhưng bà M không đồng ý vì bà cho rằng: Tài sản là quyền
sử dụng đất mà ông T được cha mẹ cho đã không còn; di chúc không rõ ràng; ông T không tạo lập được tài sản; tài sản trong thời kì hôn nhân chưa được phân chia nên ông T không có quyền lập di chúc; di chúc không hợp pháp vì không có công chứng, chứng thực; lúc ông T lập bản di chúc bà không biết cũng như không được nghe kể bất kì điều gì về việc này Chính vì thế ông C, bà C1 và bà C2 đã khởi kiện “Yêu cầu chia di sản thừa kế theo di chúc” của ông Lê Văn T lập ngày 20/12/2010, yêu cầu bà M phải thực hiện di chúc của ông T giao lại cho ông C, bà C1 và bà C2 phần di sản mà ông T để lại
Tại phiên xét xử sơ thẩm, Toà án đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn về yêu cầu chia thừa kế tài sản của ông T và công nhận bản di chúc
do ông T lập là hợp pháp Bên cạnh đó, Toà án cũng xác định chi tiết tứ cận phần đất mà các nguyên đơn được hưởng và tuyên về chi phí đo đạc định giá tài sản quyền yêu cầu thi hành án, lãi suất chậm thi hành, án phí và quyền kháng cáo của đương sự
II/ Những điểm chưa phù hợp trong quyết định của bản án sơ thẩm:
Thứ nhất, về việc Toà sơ thẩm chia diện tích đất được thừa kế cho các đươ
ng sự
- Căn cứ vào Điều 676 của BLDS năm 2005: Người thừa kế theo pháp luật, thì bà Mai Thị M (vợ) và chị Lê Thị T (con nuôi hợp pháp của ông T và b
à M) thuộc hàng thừa kế thứ nhất sẽ được hưởng thừa kế theo pháp luật
- Căn cứ vào Điều 669 BLDS 2005, bà M là người được hưởng 2/3 một su
ất của thừa kế theo pháp luật đối với di sản của ông T mà không phụ thuộ
c vào nội dung di chúc trong phần di sản mà ông T để lại là quyền sử dụn
Trang 5g đất có diện tích 1.584,2 m2 Vậy bà M sẽ được hưởng 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật
Vậy di sản của ông T còn lại là 1.055,92 m2 nhưng di chúc tặng cho ông C, bà C
1, bà C2 1.200 m2 là gây thiệt hại cho bà M Do đó, di chúc do ông T lập chỉ có hiệu lực pháp luật một phần theo quy định tại khoản 4 Điều 667 của Bộ luật Dâ
n sự 2005
Trong khi đó, Tòa án đã công nhận bản di chúc của ông T, chấp nhận toàn bộ yê
u cầu của nguyên đơn mà không xem xét đến quyền lợi của bà M Đây thực sự l
à một thiếu sót trong quá trình xét xử, yêu cầu phải có sự khắc phục kịp thời
Thứ hai, về việc Toà sơ thẩm yêu cầu các nguyên đơn trả tiền tương ứng vớ
i giá trị của hoa lợi trên phần đất mà mỗi nguyên đơn được nhận.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 684 của Bộ luật Dân sự năm 2005 thì trong trư ờng hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo lợi tức, lợi tức thu được từ hiện vật đó Theo đó, Tòa án yêu cầu mỗi nguyên đơn trả 2.017.000 đồng, giá trị 605 cây Tràm Vàng trên đất ông C, bà C1, bà C2 được sở hữu số cây trên là chưa hợp lí
Thứ ba, việc xác định tứ cận cho 3 nguyên đơn trong bản án sơ thẩm cũng chưa công bằng
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 684 của Bộ luật Dân sự năm 2005, việc phân ch
ia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không x
ác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những ngườ
i được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thoả thuận khác Nhưng di chúc
để lại không ghi rõ chiều dài của các cạnh tứ cận, nên khi phân chia di sản, Tòa
án cấp sơ thẩm không xem đường lộ chính và điều kiện sử dụng đất của các bên
để giao vị trí mặt tiền phần đất là chưa phù hợp Theo ý kiến của cán bộ địa chín
h xã Phước Đông xác định trong Biên bản thẩm định tại chỗ lập ngày 15/09/201
7, thì đường đất hướng Nam là đường xã quản lý (đường chính) và thực tế căn n
hà bà M đang sử dụng cửa nhà mở về hướng Nam (đường xã quản lý, đường ch ính), nếu xác định vị trí như Tòa án cấp sơ thẩm đã phân chia thì chiều dài phần đất sẽ tiếp giáp với mặt tiền nhà của bà M là không hợp lý
Trang 6III/ Quan điểm về việc giải quyết vụ việc:
1 Quan điểm đồng tình:
Thứ nhất, đồng tình với việc TAND huyện G tỉnh Tây Ninh đã xác định vụ
án thuộc thẩm quyền giải quyết của mình để đưa ra những phán quyết đúng theo căn cứ đã được quy định tại điểm a khoản 1 điều 29, điểm a khoản 1 điều 35, khoản 5 điều 36 BLTTDS năm 2015
Thứ hai, đồng tình với việc tuyên xử của Toà tại một số điểm sau:
- Căn cứ khoản 1 điều 623 BLDS, Tòa đã xác định thời hiệu để người thừa
kế yêu cầu chia di sản vẫn còn, tòa đã tiếp nhận và giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật Theo đó ông Lê Văn T lập di chúc vào ngày 20/12/2010 và ông C, bà C1, bà C2 khởi kiện ngày 28/11/2016
- Căn cứ điều 630 BLDS, Tòa công nhận bản di chúc của ông T là hoàn toàn hợp pháp vì nội dung của bản di chúc thể hiện rõ ý chí của ông T và chữ kí và dấu vân tay là của ông Tại điều 625 BLDS thể hiện ông T hoàn toàn có đủ điều kiện lập di chúc để định đoạt tài sản của mình Bên cạnh
đó, Tòa cũng tôn trọng ý chí của người lập di chúc và phân chia di sản thừa kế thuộc phần tài sản của ông T theo di chúc (Căn cứ vào điều 624 BLDS năm 2015)
- Căn cứ khoản 1 điều 27 luật hôn nhân và gia đình do mảnh đất của bà M
và ông T được tạo lập trong thời kì hôn nhân nên đó là tài sản chung
- Căn cứ vào Điều 626 của BLDS năm 2015, theo di chúc ông T để lại cho ông C, bà C1 và bà C2 mảnh đất 1200 m2 là hợp pháp vì nó thuộc phần
di sản của ông T
- Căn cứ khoản 1 điều 246 BLDS năm 2015 thì bà M và chị T có quyền được hưởng 605 cây tràm Tòa án yêu cầu ông C, bà C1 và bà C2 thanh toán cho bà M và chị T số tiền là 2.017.000 đồng, giá trị 605 cây tràm vàng trên đất mà ông C, Bà C1 và bà C2 được sở hữu
2 Quan điểm không đồng tình và cách giải quyết hợp lí hơn:
* Về việc xác định di sản của ông Lê Văn T để lại:
Trang 7Căn cứ Khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, di sản thừa kế riêng của ông T khi chết để lại sẽ bằng nửa khối tài sản chung Tài sản chung của ông Lê Văn T và bà Mai Thị M có được trong thời kỳ hôn nhân bao gồm diện tích đất 3.169,7 m2 thuộc thửa số 656, tờ bản đồ số 13 (được định giá tương 40.000.000 đồng/m ngang) cùng với tài sản khác là nhà, mái che trị giá là 234.663.956 đồng và các vật dụng khác nhưng không định giá.Vì thế di sản của ông Lê Văn T có quyền để lại sẽ là như sau:
a Đất: 3.169,7 : 2 = 1.584,85 (m2)
Tiền: 234.663.956 : 2 = 117.331.978 (đồng)
* Về việc chia di sản của ông Lê văn T để lại :
Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 651 BLDS 2015, khi chia thừa kế theo pháp luật, người được hưởng thừa kế của ông T gồm 2 người là bà Mai Thị M (vợ hợp pháp) và chị Lê Thị T (con nuôi hợp pháp của ông T và bà M)
a Một suất thừa kế theo pháp luật là quyền sử dụng đất của ông T có diện tích:
1.584,85 : 2 = 792,425 (m2) Căn cứ điều điều 644 BLDS 2015, Bà M được hưởng một phần bằng 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật
a Suất thừa kế là quyền sử dụng đất mà bà M phải được hưởng là:
792,325 x 2/3 = 528,28(m2 ) Vậy di sản của ông T sau khi trừ đi phần mà bà M được hưởng là:
1.584,85 – 528,28 =1.056,57 (m2) Phần còn lại là 1.056,57m2 ông T mới được tặng cho ông C, bà C1, bà C2 chứ không được di tặng cho ông C, bà C1, bà C2 số đất là 1.200m2 như trong di chúc, việc này là gây thiệt hại cho bà M Do đó, di chúc do ông T lập chỉ có hiệu lực pháp luật một phần theo quy định tại khoản 4 Điều 643 BLDS 2015
Căn cứ Khoản 1 Điều 659 BLDS 2015), di sản trên sẽ được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc: ông C, bà C1, và bà C2 Với phần diện tích đất 1.056,57m2, mỗi nguyên đơn sẽ được hưởng 352,19m2 với chiều dài 40m và chiều ngang khoảng 8,8m
Trang 8* Về việc xác định tứ cận :
Từ ý kiến của cán bộ địa chính xã Phước Đông ông Nguyễn Trần Hòa Hải được xác định trong Biên bản thẩm định tại chỗ lập ngày 15-9-2017, thì đường đất hướng Nam là đường xã quản lý (đường chính) và thực tế căn nhà bà M đang sử dụng cửa nhà mở về hướng Nam (đường xã quản lý, đường chính), nếu xác định vị trí như Tòa đã phân chia thì chiều dài phần đất sẽ tiếp giáp với mặt tiền nhà của bà M là không hợp lý
Phần đất được chia cho các nguyên đơn cần điều chỉnh lại theo chiều ngang như sau:
- Hướng Bắc giáp phần đất còn lại của bà M đang sử dụng (em Y theo di chúc) chiều dài 25m
- Hướng Nam giáp đường đất dài (đường xã quản lý) (B theo di chúc) chiều dài 25m
- Hướng Đông giáp đường đất (đường liên ấp) (Đ theo di chúc) chiều dài 40m
- Hướng Tây giáp đất, nhà bà M đang sử dụng (Bác 6 T theo di chúc nay là
bà L đang sử dụng) chiều dài 40m
Cụ thể các nguyên đơn sẽ được nhận như sau:
- Ông Lê Văn C được quyền sử dụng phần đất diện tích 352,19 m2 với tứ cận như sau:
Hướng Đông giáp đường đất chiều dài 40m
Hướng Tây giáp phần đất của bà Lê Thị C1 chiều dài 40m
Hướng Nam giáp đường đất chiều ngang dài 8,8m
Hướng Bắc giáp phần đất còn lại của bà M dài 8,8m
- Bà Lê Thị C1 được quyền sử dụng phần đất diện tích 352,19m2 với tứ cận như sau:
Hướng Đông giáp đất ông C chiều dài 40m
Hướng Tây giáp phần đất của bà Lê Thị C2 chiều dài 40 m
Hướng Nam giáp đường đất chiều ngang dài 8,8 m
Hướng Bắc giáp phần đất còn lại của bà M dài 8,8m
Trang 9- Bà Lê Thị C2 được quyền sử dụng phần đất diện tích 352,19m2 với tứ cận như sau:
Hướng Đông giáp đất bà C1 chiều dài 40m
Hướng Tây giáp phần đất của bà Mai Thị M chiều dài 40m
Hướng Nam giáp đường đất chiều ngang dài 8,8m
Hướng Bắc giáp phần đất còn lại của bà M dài 8,8m
Ông C, bà C2, bà C1 được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm d Điều 99 của Luật Đất đai
3 So Sánh với thực tế:
Hiện phần di sản ông C được chia phần di sản là 401,1 m2 đất, phần di sản đáng lẽ được hưởng là 352,19 m2, như vậy thực tế bị thừa so với phần di sản đãng lẽ được hưởng là 48,91 m2 Bà C1, C2 được chia phần di sản là 400 m2 đất, phần di sản đáng lẽ được hưởng là 352,19 m2, như vậy thực tế bị thừa so với phần di sản đáng lẽ được hưởng là 47,19 m2
Vì vậy, theo quan điểm của nhóm Ông C, bà C1, C2 phải hoàn trả phần di sản chênh lệch cho bà M và con của bà là chị T
IV/ Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành:
Thứ nhất, mặc dù quy định tại khoản 1 điều 644 của BLDS 2015 đã thể hiệ
n tính công bằng và nhân đạo nhưng trong quá trình triển khai và thi hành vẫn c
òn một số hạn chế như: không quy định cụ thể hơn về di sản được chia theo phá
p luật để xác định 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật là di sản nào, là di sản được định đoạt trong di chúc hay toàn bộ di sản Điều này dẫn đến có nhiều cách hiểu và áp dụng luật khác nhau Hoặc sẽ có những trường hợp, người thừa kế kh ông phụ thuộc vào nội dung di chúc khi áp dụng điều 644 này lại được hưởng m
ột phần di sản nhiều hơn so với người thừa kế có tên trong di chúc (trường hợp n
ày chỉ xảy ra khi chỉ có duy nhất một người thừa kế) Điều này là chưa tôn trọng
ý chí của người để lại di sản thừa kế khi phần nhiều tài sản lại thuộc về người kh ông hề được nêu trong di chúc Vì thế Bộ Luật Dân sự 2015 cần quy định thêm một số trường hợp ngoại lệ của người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc tại Điều 644 khi số phần được hưởng của họ vượt quá số phần của người đ
Trang 10ược nêu trong di chúc như quy định yêu cầu số phần tối đa hoặc không được nhi
ều hơn một suất thừa kế thực tế được hưởng thì mới phù hợp Ngoài ra, BLDS 2
015 cần quy định rõ hơn về việc di sản được chia theo pháp luật để xác định 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật là di sản nào, là di sản được định đoạt trong
di chúc hay là toàn bộ di sản
Thứ hai, kiến nghị bổ sung điều khoản cho điều 631 BLDS yêu cầu người
để lại di chúc cần thông tin chi tiết, rõ ràng hơn về phân chia di sản của mình tro
ng nội dung di chúc Điều này cũng giúp các nhà làm luật có căn cứ chặt chẽ để giải quyết các vụ việc thuận lợi, dễ dàng hơn Đặc biệt, đối với những di sản là đ
ất thì cần xác định rõ kích thước và tứ cận của mảnh đất trong di chúc
Ngoài ra tại điều khoản này cũng tồn tại một số bất cập mà có thể dẫn tới việc k
hó khăn khi áp dụng trong thực tế Ví dụ Khoản 1 Điều 631 BLDS năm 2015 qu
y định: “Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau…” Cách thể hiện này tạo nên c ách hiểu đây là điều khoản chỉ dẫn áp dụng, tức là có thể có hoặc không đưa vào nội dung của di chúc Bên cạnh đó, quy định của khoản 1 và khoản 2 điều này sẽ không mâu thuẫn với nhau nếu xác định khoản 1 là nội dung cần phải có và kho
ản 2 là chỉ dẫn thêm nội dung khác
Vậy nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy định của BLDS năm 2015 về nội dung di chúc, nóm kiến nghị sửa đổi khoản 1, 2 Điều 631 BLDS năm 2015 theo hướng l
àm rõ hơn nội dung của di chúc như sau:
1 Nội dung của di chúc do người lập di chúc định đoạt.
2.Trong nội dung của di chúc phải có:
a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;
b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
d) Di sản để lại và nơi có di sản
e) Phân định rõ ràng, chi tiết di sản trong di chúc
Thứ ba, về quyền sử dụng đất do người để lại di chúc viết, cần phải được c
hú ý về diện tích tối thiểu để người nhận thừa kế có thể tách thửa Đồng thời, để