Bài Giảng Thị Trường Tài Chính ( Combo Full Slides 3 Chương )

40 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Bài Giảng Thị Trường Tài Chính ( Combo Full Slides 3 Chương )

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

(FINANCIAL MARKETS)

Trang 2

NỘI DUNG

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

CHƯƠNG II THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ (MONEY MARKET)

CHƯƠNG III THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI (FOREIGN EXCHANGE MARKET)

Trang 3

Chương I

TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

I CHỨC NĂNG CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH (TTTC)

1 Khái niệm về TTTC:

+ Thị trường giao dịch, mua bán, trao đổi các sản phẩm tài chính ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để đáp ứng nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong nền kinh tế.

- Đối với các chủ thể “ thừa” vốn: Tìm kiếm lợi nhuận thông qua hoạt động đầu tư

- Đối với các chủ thể “thiếu” vốn: Bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các nhu cầu đầu tư khác

+ Thị trường tài chính là loại thị trường bậc cao chỉ tồn tại và hoạt động trong điều kiện của nền kinh tế thị trường.

2 Cơ sở hình thành TTTC:

+ Thể chế thị trường được duy trì trong nền kinh tế tài chính

+ Các nhu cầu giao lưu vốn trong xã hội được khuyến khích mạnh mẽ trong khuôn khổ luật pháp :

Trang 4

- Giao lưu vốn trực tiếp

- Giao lưu vốn gián tiếp thông qua các tổ chức tài chính trung gian.+ Các đình chế tài chính được hình thành và hoạt động có hiệu quả:

- Các Ngân hàng thương mại

- Các định chế tài chính phi ngân hàng - Các tổ chức trung gian khác

-Cá nhân, hộ gia đình

-Đơn vị kinh tế

-Tổ chức đoàn thể, xã hội

TÀI CHÍNH

Trang 5

+Kích thích tiết kiệm và đầu tư

- Tích luỹ tiền tệ: Thói quen của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội dẫn đến việc tích luỹ tiền tệ một cách thường xuyên.

- Đầu tư: Làm cho đồng tiền tích lũy được bảo toàn và sinh lời - Thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển

+ Làm gia tăng tính thanh khoản cho các tài sản tài chính.- Khả năng chuyển hoá thành tiền cao

- Giúp chủ sở hữu các tài sản tài chính dễ dàng chuyển đổi danh mục đầu tư theo yêu cầu.

- Tạo thuận lợi cho các công cụ tài chính lưu thông thông suốt

II PHÂN LOẠI THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

1 Phân loại TTTC theo thời hạn luân chuyển vốn:

+ Thị trường tiền têä: Thị trường giao dịch mua bán các chứng từ có giá ngắn hạn

+ Thị trường hối đoái: Thị trường giao dịch, mua bán, trao đổi ngoại tệ và các phương tiện thanh toán quốc tế.

+ Thị trường chứng khoán: Thị trường giao dịch, mua bán các chứng từ có giá trung hạn và dài hạn

Trang 6

2 Phân loại TTTC theo cơ cấu của thị trường:

+ Thị trường sơ cấp: Thị trường phát hành lần đầu các chứng từ có giá để huy động và tập trung vốn.

+ Thị trường thứ cấp: Thị trường mua bán trao đổi các chứng từ có giá trị đã phát hành lần đầu.

3 Phân loại TTTC theo tính chất luân chuyển vốn:

+ Thị trường công cụ nợ: Thị trường phát hành, mua bán các chứng khoán nợ :

- Công cụ nợ ngắn hạn - Công cụ nợ trung hạn- Công cụ nợ dài hạn

+ Thị trường công cụ vốn: Thị trường phát hành, mua bán các chứng khoán vốn :

- Cổ phiếu

- Chứng chỉ quỹ đầu tư …

Trang 7

III VAI TRÒ CỦA TTTC

1 Tạo lập nguồn vốn cho nền kinh tế:

+ Tạo lập nguồn vốn qua hệ thống NHTM (vốn gián tiếp)

+ Tạo lập nguồn vốn qua thị trường chứng khoán: (vốn trực tiếp)

2 Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế.

+ Khai thác triệt để các nguồn lực tài chính

+ Kích thích việc sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả

3 Đẩy nhanh quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế

+ Tự do hoá tài chính

- Tự do hoá lãi suất (lãi suất thỏa thuận)- Thực hiện cơ chế quản lý tỷ giá linh hoạt - Tự do hoá giao dịch vãng lai

- Tự do hoá giao dịch vốn

- Thực hiện chuyển đổi đồng bản tệ + Hội nhập quốc tế:

- Hội nhập trong lĩnh vực Kinh tế - Thương mại - Hội nhập trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng

- Hội nhập trong các lĩnh vực khác (XH ngoại giao, văn hoá, )

Trang 8

Chương II

THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ (MONEY MARKET)

I CHỨC NĂNG CỦA THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ (TTTT)

1 Khái niệm về TTTT:

+Một bộ phận không thể chia cắt của thị trường tài chính

+ Là thị trường phát hành, giao dịch, mua bán các chứng từ có giá ngắn hạn

+ Là thị trường vốn ngắn hạn

2 Các chủ thể tham gia TTTT

+ Ngân hàng Trung Ương + Kho bạc Nhà Nước

+ Các Ngân hàng Thương Mại

+Tổ chức tín dụng phi ngân hàng (Cty TC, CTy cho thuê TC).+ Các tổ chức tài chính phi Ngân Hàng (Cty BH,CK, Quỹ đầu tư).+ Các doanh nghiệp (Cty, Tổng Cty)

+ Các cá nhân

Trang 9

3 Công cụ của thị trường tiền tệ.

+ Tín phiếu kho bạc

+ Tín phiếu Ngân Hàng TW+ Chứng chỉ tiền gửi

+ Ký phiếu ngân hàng + Hối phiếu, lệnh phiếu

+ Các giấy nợ ngắn hạn khác

4 Chứng năng của TTTT

- Tạo lập và cung ứng vốn ngắn hạn cho nền kinh tế

- Tạo môi trường đầu tư an toàn và có hiệu quả cho các chủ thể trong xã hội

- Làm lành mạnh tình hình lưu thông tiền tệ

Trang 10

II CƠ CẤU CỦA THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ

1 Thị trường tiền gửi: (Deposit Market)

+Thị trường tiền gởi là thị trường tập trung nguồn vốn thông qua hệ thống NNTM và các tổ chức tín dụng.

+ Thị trường tiền gởi là thị trường giao dịch giữa các NHTM các tổ chức tín dụng với các tổ chức và cá nhân trong xã hội

+ Thị trường tiền gửi có vị trí quan trọng và là bộ phận cốt lõi của thị trường tiền tệ.

+ Các công cụ của thị trường tiền gửi rất đa dạng và phong phú đồng thời là thị trường có tính cạnh tranh cao

2 Thị trường tín dụng (cho vay) (Lend Market)

+Thị trường tín dụng là thị trường cung ứng vốn cho nền kinh tế theo nguyên tắt hoàn trả.

+ Thị trường tín dụng là thị trường giao dịch giữa bên cho vay (lender) và bên đi vay (Borrower)

Trang 11

Trong đó: Bên cho vay gồm:

- Các NHTM

- Các Công ty tài chính - Quỹ tín dụng

- Chính phủ

- Các tổ chức kinh tế

Bên đi vay gồm:

- Các loại hình doanh nghiệp- Cá nhân

- Chính phủ

+ Phạm vi hoạt động của thị trường tín dụng là rất lớn:

- Tín dụng ngân hàng:

- Các NHTM, TCTD cho vay vốn đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân, hộ gia đình.

Trang 12

- Cho vay ngắn hạn tài trợ kinh doanh , chiết khấu chứng từ có giá …

- Tài trợ dự án đầu tư - Cho thuê tài chính

- Tín dụng thương mại:

- Cho vay giữa các tổ chức kinh tế với nhau thông qua mua bán chịu hàng hoá (trả chậm, trả sau)

- Công cụ hoạt động của các tín dụng thương mại là hối phiếu (Bill of Exchange) hoặc lệnh phiếu (Promissory Note)

- Tín dụng nhà nước:

- Các tổ chức và cá nhân cho nhà nước vay vốn để đầu tư cho công trình dự án cơ sở hạ tầng của nền kinh tế

- Công cụ hoạt động của tín dụng nhà nước là trái phiếu (Bonds) 3 Thị trường Liên ngân hàng (Interbank Market)

a Khái niệm: Thị trường liên ngân hàng là thị trường vay và cho vay lẫn nhau giữa các NHTM dưới sự tổ chức và quản lý của NHTW

Trang 13

b Các chủ thể tham gia thị trường liên ngân hàng

+ Ngân hàng trung ương:

- Người tổ chức và điều hành hoạt động TTLNH

- Người cho vay cuối cùng để cân bằng cung cầu vốn ngắn hạn giữa các NHTM

+ Các NH thương mại:

- Là người đi vay nếu thiếu vốn khả dụng- Là người cho vay nếu thừa vốn khả dụng

c Các giao dịch trên thị trường Liên ngân hàng.

+ Vay và cho vay để bổ xung nguồn vốn ngắn hạn giữa các NH thương mại.

- Công cụ điều chỉnh: lãi suất thị trường liên ngân hàng (Inter Bank offered Rate – IBOR)

IBOR tăng khi cầu > cungIBOR giảm khi cung > cầu

Trang 14

Sau khi điều chỉnh IBOR mà vẫn không xáp lập được cân bằng cung – cầu thì NHTW sẽ tham gia

- Tác dụng: Sử dụng triệt để nguồn vốn khả dụng của toàn hệ thống ngân hàng thương mại.

+ Cho vay thanh toán:

NH trung ương cho vay các NH thương mại bị thiếu hụt vốn trong thanh toán NHTW có thể áp dụng 1 trong 2 phương thức cho vay.- Cho vay qua đêm (Overnight Lend)

- Thấu chi (Overdraft)

Tác dụng: Thúc đẩy hệ thống thanh toán được thực hiện nhanh chóng

4 Thị trường mở (Open Market)a Khái niệm:

+ Là nơi diễn ra hoạt động giao dịch mua bán chứng từ có giá ngắn hạn giữa NHTW với các NHTM và các tổ chức khác.

Trang 15

Nghiệp vụ thị trường mở: + Là nghiệp vụ của NHTW để tiến hành mua bán, chứng từ có giá ngắn hạn với các NHTM các tổ chức khac nhằm thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia.

(khoản 4, điều 9 luật NHNNVN (luật số 01/1997/QH10)

“ Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua, bán các chứng từ có giá ngắn hạn do NHNNVN thực hiện trên thị trường tiền tệ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia”

+ Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ của NHTM để điều hành chính sách tiền tệ

phải giảm khối tiền cung cứng: NHTW sẽ bán chứng từ có giá

NHTW cần gia tăng khối tiền cung ứng thì NHTW sẽ mua chứng từ có giá

b Hàng hoá của thị trường mở:

* Đặc điểm của hàng hoá trên thị trường mở:

+ Có tính thanh khoản cao

+ Được chuyển nhượng và giao dịch thuận lợi

+ Phần lớn được phát hành theo phương thức chiết khấu

Trang 16

* Các điều kiện của hàng hoá trên thị trường mở

+ Các chứng từ có giá được phát hành và lưu thông hợp pháp

+ Các chứng từ có giá phải được đăng ký tại Sở GD ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

+ Chứng từ có giá được phát hành và thanh toán bằng VNĐ

+ Có thời hạn hiện lưu còn lại tối đa là 90 ngày(đối với giao dịch mua bán hẳn)

+ Tín phiếu kho bạc: Đây là chứng từ có giá ngắn hạn, là giấy nhận nợ của chính phủ đối với người mua, trái phiếu kho bạc với sự cam kết mặc định, trong việc thanh toán vốn và lãi cho người sở hữu TPKB.

+ Tín phiếu NHTW: Đây cũng là chứng từ có giá ngắn hạn do NHTW phát hành thông qua thị trường mở để thực hiện chính sách tiền tệ trong từng giai đoạn, là giấy nhận nợ của NHTW đối với các NHTM và các tổ chức tài chính Khi đáo hạn NHTW thanh toán theo giá trị tín phiếu cho người mua tín phiếu.Tín phiếu NHTW có thời hạn rất phong phú:28 ngày,56 ngày 84 ngày, 182 ngày& 365 ngày

+ Các loại khác (như trái phiếu chính phủ, chứng chỉ tiền gửi, chứng từ có giá khác)

Trang 17

c Các chủ thể tham gia thị trường mở:

* Ngân hàng Trung ương:

+ Người tổ chức và điều hành hoạt động của thị trường mở

+ Người tham gia bán, mua chứng từ có giá với các chủ thể khác của thị trường nhưng không vì mục tiêu lợi nhuận

* Đối tác của Ngân hàng Trung ương

Người trực tiếp tham gia mua bán chứng từ có giá với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận.

Các đối tác phải đáp ứng các điều kiện sau:

Trang 18

- Được thành lập và hoặt động kinh doanh theo luật pháp hiện hành của nước Việt Nam

- Có phiếu đăng ký tham gia thị trường, được NH Nhà nước Việt Nam chấp thuận và cấp mã số giao dịch (code) mã khoá, mã chữ ký của những người có liên quan để tiến hành giao dịch trên thị trường mở (gồm người có thẩm quyền, người kiểm soát và người giao dịch).- Phải có tài khoản tiền gửi không kỳ hạn tại sở giao dịch NHNNVN hoặc tại chi nhánh NHTW tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương.- Trang bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật hiện đại (mạng vi tính, fax, diện thoại ghi âm), để giao dịch trên thị trường mở với NHNN.- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của quy chế nghiệp vụ thị trường mở.

Trang 19

+ Các thành viên là đối tác của NHTW gồm:

NHTM nhà nước (5/5 NH tham gia) NH cổ phần (25/37NH tham gia)

NH nước ngoài (20/36 chi nhánh nước ngoài tham gia)

Công ty tài chính

Công ty cho thuê tài chính

Quỹ tín dụng Nhân dân

- Các thành viên khác (Cty Chứng khốn ,quỹ đầu tư , cơng ty Bảo hiểm)

Trang 20

d Các nghiệp vụ giao dịch trên thị trường mở

* Giao dịch không hoàn lại:

+ NHTW giao dịch mua hoặc bán chứng từ có giá với đối tác của mình mà không có bất kỳ cam kết nào về việc bán hoặc mua lại các chứng từ đó (mua, bán hẵn)

+ Công thức xác định giá cả mua bán chứng từ có giá GT

GMB=

LS x T100 x 365

GT: giá trị đáo hạn của chứng từ

LS: Lãi suát (L/S công bố hoặc L/S trúng thầu)

T: Thời hạn còn lại của chứng từ (hoặc thời hạn ban đầu)

1 +

Trang 21

* Giao dịch có hoàn lại (REPO)

- Đây là giao dịch mua bán chứng từ có giá giữa NHTW với các đối tác của thị trường Trong đó bên bán cam kết sẽ mua lại chứng từ có giá đã bán, khi đến hạn quy định.

- Công thức xác định giá bán và giá mua lại chứng từ có giá: GT

1 +

Trang 22

Trong đó:GB: giá bán chứng từ có giá

GT: giá trị đáo hạn của chứng từ

LS: Lãi suất (L/s công bố hoặc L/s trúng thầu)

GM: giá mua lại chứng từ có giá đã bán trước đây

e Phương Thức Đấu Thầu

* Đấu thầu khối lượng (đầu thầu)

+ NHTW thông báo khối lượng (giá trị) chứng từ cần bán hoặc cần mua với lãi suất được xác định ( lãi suất công bố)

+ Các đối tác đăng ký khối lượng mua hoặc bán trong phạm vi khối lượng thông báo, với mức tối thiểu là 100tr VND

* Đấu thầu lãi suất (đấu giá)

+ NHTW chỉ thông báo khối lượng cần bán hoặc cần mua mà không đưa ra mức lãi suất nào

+ Các đối tác đăng ký khối lượng mua hoặc bán kèm theo các lãi suất tương ứng (tối đa 5 mức lãi suất khác nhau)

Trang 23

f Phương Thức Xét Thầu

* Xét thầu khối lượng

+ Nếu khối lượng thông báo > Tổng khối lượng đấu thầu: Mỗi đơn dự thầu hợp lệ đều được xét thầu (trúng thầu)+ Nếu khối lượng thông báo < Tổng khối lượng đấu thầuKhối lượng trúng thầu được phân bố theo công thức sau:

Khối lượng trúngKhối lượng đấu Khối lượng thông báo

thầu thành viên i thầu thành viên iTổng khối lượng đặt thầu

* Xét duyệt lãi suất (áp dụng 1 trong 2 phương thức xét thầu)

+ Xét thầu lãi xuất thống nhất (Xét thầu một giá kiểu Châu Âu)

- Xác định lãi xuất trúng thầu thống nhất: Đó là mức lãi xuất mà tại đó khối lượng đấu thầu lũy kế (cộng dồn) ≥ khối lượng thông báo

Trang 24

- Sau đó xác định khối lượng trúng thầu và giá cả mua bán chứng từ có giá theo lãi suất thống nhất

- Thí dụ: NHTW thông báo bán tín phiếu NHTW với khối lượng là 2,200 tỷ VND – theo phương thức đấu thầu lãi suất – xét thầu lãi xuất thống nhất Các NH đã nộp đơn dự thầu với khối lượng và lãi xuất theo bảng dưới đây.

Trang 25

+ Xét thầu lãi suất riêng lẽ (Xét thầu nhiều giá – kiểu Mỹ)

- Nếu NHTW bán chứng từ có giá: Thì lãi suất trúng thầu riêng lẽ ≤ lãi suất trúng thầu cao nhất.

- Nếu NHTW mua chứng từ có giá: Thì lãi suất trúng thầu riêng lẽ ≥ lãi suất trúng thầu thấp nhất.

tại đó khối lượng công dồn lớn hơn hoặc bằng (≥) khối lượng thông báo

- Xác định khối lượng trúng thầu tương ứng với các lãi suất riêng lẽ- Sau đó sử dụng lãi suất trúng thầu riêng lẽ để xác định giá cả giao dịch

Trang 26

Chương III

THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI

(FOREIGN EXCHANGE MARKET)

I KHÁI NIỆM , ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA TTHĐ

1 Khái niệm

+ Khái niệm về ngoại hối:

Tất cả các phương tiện được sử dụng trong giao dịch thanh toán quốc tế.

- Ngoại tệ

- Công cụ thanh toán bằng ngoại tệ - Chứng từ có giá bằng ngoại tệ

- Vàng

- Đồng tiền quốc gia (khi xuất hoặc nhập)

+ Khái niệm về thị trường hối đoái:

- Thị trường diễn ra các hoạt động giao dịch, mua bán ngoại tệ và các phương tiện thanh toán có giá trị ngoại tệ khác

- Là nơi hình thành tỷ giá hối đoái theo quan hệ cung cầu

- Là bộ phận của thị trường tài chính có trình độ phát triển cao

Trang 27

2.Đặc điểm của TTHĐ

+ TTHĐ không tồn tại trong một không gian cụ thể nhất định mà hoạt động của nó thông qua các phương tiện thông tin hiện đại.

+ Có tính quốc tế hoá cao.

+ Giao dịch mua bán các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi.

+ Giao dịch với khối lượng lớn (khối lượng tối thiểu và doanh số)3.Vai trò của TTHĐ

+ Tạo điều kiện để kết nối các nhu cầu giao dịch ngoại tệ trong nền kinh tế

+ Làm cho các giao dịch mua bán trao đổi ngoại hối đi vào nề nếp, ổn định, góp phần ổn định thị trường tài chính

+ Giúp NHTW nắm bắt được thông tin về thị trường để tham mưu cho chính phủ trong việc thực hiện chính sách quản lý ngoại hối.

+ Tạo điều kiện để hội nhập với thị trường tài chính quốc tế.

Trang 28

II THÀNH VIÊN THAM GIA THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI

1 Đối Với Thị Trường Ngoại Tệ Liên Ngân Hàng:(thị trường bán buôn)

Có 2 thành viên tham gia:

+ Người tổ chức và điều hành hoạt động của thị trường LNH

+ Người thực hiện việc mua bán ngoại tệ để điều tiết thị trường nhằm thực mục tiêu của CSTT:

- NHNN mua ngoại tệ khi cung > cầu (tỷ giá giảm)

NHNN mua ngoại tệ dẫn đến kết quả như sau: * Dự trữ ngoại hối nhà nước tăng

* Lương tiền cung ứng tăng (áp lực lạm pháp)* Hoạt động xuất khẩu được khuyến khích

- NHNN bán ngoại tệ khi cầu > cung (tỷ giá tăng cao)

Ngày đăng: 20/05/2024, 03:43

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan