1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất tại huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa

44 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN

KHOA MOI TRƯỜNG, BIEN DOI KHÍ HẬU VÀ DO THỊ

Đề tài: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐÈ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG

CƯỜNG CONG TAC QUAN LÝ VÀ SỬ DUNG DAT TẠI HUYỆN NONG

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xIn cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân thực hiện, không saochép, cắt ghép các báo cáo hoặc chuyên dé của người khác; nêu sai phạm tôi xin

chịu kỷ luật với Nhà trường.

Hà Nội, ngay thang nam 2021Ký tên

Nguyễn Thị Hoài

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTDANH MỤC BẢNG

PHẢN MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài.

2.Mục tiêu nghiên cứu.

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

4.Phương pháp nghiên cứu.

4.1.Nguồn số liệu.

4.2.Phương pháp phân tích số liệu.

5.Kết cấu chuyên dé.

PHAN NOI DUNG

CHUONG 1:CO'SO LY LUAN VA THUC TIEN VE QUAN LY VA SU DUNG

1.2.4 Công cụ quản lý và sử dụng đất đai

1.3 Kinh nghiệm quản lý và sử dụng đất đai ở một số quốc gia trên thế giới(hoặc ở một sô địa phương ở Việt Nam)

CHUONG 2:THUC TRANG QUAN LÝ VÀ SỬ DỤNG DAT TẠI HUYỆN NONG

CONG, TINH THANH HÓA

2.1.GIỚI THIỆU TONG QUAN VE HUYỆN NÔNG CONG, TINH THANH

HÓA

Trang 4

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.2.Đặc điểm kinh tế xã hội.

2.2.THỰC TRANG QUAN LÝ VÀ SỬ DỤNG DAT TẠI HUYỆN NONG

CÓNG, TỈNH THANH HÓA

2.2.1 Tình hình đất đai (biến động đất đai) tại tại huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa2.2.2 Thực trạng quản lý và sử dụng đất tại huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa

- Tổ chức bộ máy quản lý đất đai

- Tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai

- Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất

- Công tác quản lý giao đất, cho thuê dat, thu hồi đất- Công tác giải quyết tranh chấp đất đai

2.3 ĐÁNH GIA CHUNG VE CÔNG TAC QUAN LÝ VÀ SỬ DỤNG DAT DAI

TẠI HUYỆN NONG CONG, TÍNH THANH HOA

2.3.1 Kết quả đạt được

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân

CHUONG III ĐÈ XUẤT MOT SO GIẢI PHAP TANG CƯỜNG CÔNG TÁCQUAN LY VÀ SU DỤNG DAT TẠI HUYỆN NÔNG CONG, TÍNH THANH

HÓA TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1 Giải pháp về thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai3.2 Giải pháp về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

3.3 Giải pháp về đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính cấp giấychứng nhận quyên sử dụng đất

3.4 Giải pháp vệ quản lý giao dat, cho thuê dat, thu hồi dat

3.5 Giải pháp về giải quyết tranh chấp đất đai

3.6 Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

3.7 Giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai.

KET LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

DANH MỤC CAC TỪ VIET TATUBND : Ủy ban nhân dân

HĐND : Hội đồng nhân dânGPMB : Giải phóng mặt bằng

GCNQSD : Giấy chứng nhận quyền sử dungQD : Quyết định

ND-CP : Nghi dinh- Chinh PhuTBA : Tram bién ap

MBQH : Mat băng quy hoạch

Trang 6

PHAN MỞ DAU1.Ly do chon dé tai

Dat dai là tài nguyên quý bau và có hạn,là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thaythế được của một quôc gia.N guon lực này là một bộ phận quan trọng của môi trường

sống,là nơi phan bồ các khu dân cư,xây dựng các cơ sở kinh tế,văn hóa xã hội,an ninh

quốc phòng Dat đai ngày càng trở nên khan hiểm do sử dụng dat đai lãng phí, không

hiệu quả cùng với đó là sự gia tăng dân số ở các khu đô thị.Công tác Quản ly Nha

nước về đất đai ở các cấp chính quyền cơ sở còn nhiều van dé bat cập.Đây là điều

quan tâm hàng đầu của toàn xã hội.

Ngày nay, xã hội ngày một phát triển, dân số trên toàn thế giới gia tăng sẽ dẫn

đến ngày càng xuất hiện nhiều van dé về đất đai.Bởi lẽ dat là nguôn tài nguyên cóhạn của thiên nhiên, thậm chí hiện nay do các hiện tượng biến đôi của khí hậu, sự

lấn vào của biển cả khiến cho quỹ đất vốn đã có hạn nay càng trở nên “ eo hẹp” hơnnữa.Mỗi đất nước đều có điều luật và chính sách cụ thé dé bảo vệ chủ quyên,lãnh

thổ, phân bố sử dụng đất dai va cach quan ly vé dat dai Tuy nhién van dé nay van

còn vô cùng nan giải với mỗi quốc gia, nhất là các nước đang phát triển như Việt

Nam hiện nay.

Hiện nay, tại huyện Nông Cống việc quản lý và sử dụng đất trên địa bàn vẫn tồntại một số bat cập, nhân sự còn hạn ché,co sở vật chất eo hẹp dan đến một sé sai

phạm còn tôn tại như : việc lan chiếm dat, sử dụng đất không đúng quy hoạch,muabán trái phép đất không như quy định Ở một số xã, thị tran còn xảy ra tình trạng

sai phạm quản lý, sử dụng đất đai, để cho người dân sử dụng đất không đúng mục

đích, lắn chiếm các đất đề dùng vào mục đích cá nhân; cho thuê thầu đất thuộc côngích không đúng với quy định,không thực hiện thủ tục dau giá,chưa được cấp phép

nhưng tự ý xây dựng công trình, chuồng trại, đào ao.

Từ những van dé cấp thiết trên nên em lựa chọn chủ đề: “ Đánh giá thực trạngvà dé xuât giải pháp nhắm tăng cường công tác quản lý và sử dung dat tại

huyện Nông Công, tỉnh Thanh Hóa”

2.Mục tiêu nghiên cứu

Chuyên đê được thực hiện đê đạt được các mục tiêu nghiên cứu sau:

Trang 7

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý ,sử dụng đất đai.

- Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất đai tại huyện Nông Cống, tinh ThanhHoa, làm rõ những kết quả đã đạt được và các van dé còn tổn tại trong quản lý và sửdụng đất trên địa bàn huyện Nông Cống trong thời gian qua.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quan lý va sử dụng đất dai

tại huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới.

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1.Đỗi tượng

Đối tượng nghiên cứu là quản lý và sử dụng đất đai.3.2.Phạm vi

e Về không gian: tại huyện Nông Cống,tỉnh Thanh Hóa.e Về thời gian: từ năm 2018 đến nay.

e Véndi dung nghiên cứu: Chuyên đề tập trung nghiên cứu về công tác lập quy

hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đăng ký quyên sử dụng đất, giao dat, cho thué

dat, giải phóng mặt bang thu hồi đất, giải quyết tranh chấp dat dai 4.Phương pháp nghiên cứu

4.1.Nguon số liệu

Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp về hoạt động quản lý và sử dụng đất tại địa bànhuyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, được thu từ Phòng TN & MT của huyện,cùng vớiđó thu thập thêm các thông tin từ website chính thống và uy tín như tổng cục thốngkê , trên các báo và công trình nghiên cứu khoa học và các thông tin từ các nguôn

Internet đáng tin cay,

4.2.Phương pháp phân tích số liệu

e Phương pháp tông hợp và phân tích: Trong quá trình thực hiện đề tai,tong hợpthu thập các thông tin, tài liệu, số liệu liên quan đến đất đai, vấn đề quản lý và

sử dụng đất tại huyện Nông Céng.Sau đó ,thé hiện các số liệu đó qua các bảng

và biêu đồ.Từ số liệu phân tích ảnh hưởng đến thực trạng công tác quản lý và

Chương 1:Co sở lý luận và thực tế về quan lý và sử dụng đất.

Chương 2:Thực trạng quản lý và sử dụng đất tại huyện Nông Cống,tỉnh Thanh Hóa.

Trang 8

Chương 3:Dé xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất tại

huyện Nông Công,tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới.

CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN VE QUAN LÝ VÀ SỬ DỤNG

“ Đất đai là một diện tích cụ thé của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu thành

của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: khí hậu bề mặt, thổ

nhưỡng, dang địa hình, mặt nước, các lớp tram tích sát bề mặt cùng với nước ngầm

và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con

người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại dé lại ( san nền, hồchứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường sá, nhà cửa) ”’

Sự kết hợp giữa địa hình và không gian tự nhiên của tông thé vật chất đó gọi là

dat đai.Đât đai có ranh giới, vi trí và diện tích cụ thê.

Luật Đất dai năm 2013 của nước cộng Hòa XHCN Việt Nam có ghi:“ Đất đai là

tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan

trọng hàng đầu của môi trường sông, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng

các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng”.

Về mặt kinh tế : Đất đai được xem như nguồn của cải chủ yếu của một quốc

gia.Đất đai không chỉ tài nguyên mà còn là tài sản.Đất đai hình thành do hoạt độngkhai thác nhiều lần của loài người, nó không chỉ là sản phẩm tự nhiên — vật chất đất

dai, mà là tiền vốn dưới hình thức dat dai do lao động của con người đã đầu tư vàođất, đó chính là thứ tài sản vô hình và hữu hình Vì thế, đất và các sản phâm của đất

Trang 9

có giá trị kinh tế khi đất được chuyên đổi thành hàng hóa hoặc dịch có giá trị sử

1.1.2 Đặc điểm của đất dai

Đất có ba đặc điểm chính:

Đất đai thuộc sở hữu nhà nước:

Theo Điều 17,18 Hiến pháp năm 1992 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam : “ Đất đai thuộc sở hữu toàn dân” và “Nhà nước thống nhất quản lý

toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật bảo đảm sử dụng đúng mục đích

và có hiệu quả”

Nội dung cơ bản của quyền sở hữu của Nhà nước về đất đai:+ Quyền chiếm hữu: Nhà nước nắm ‘gitt toàn bộ đất đai.

+ Quyền sử dụng: Nhà nước CÓ quyền dùng đất đai vào các mục đích khác

nhau;Nha nước trao quyền sử dụng một phan đất đai cho các tổ chức,cá nhân

và khi cần thiết thì có thé thu hồi lại đất.

+ Quyền định đoạt: Nhà nước xác định từng loại đất có mục đích sử dụng

riêng Nhà nước giao dat cho thuê,thu hồi đất, quy định các quyền,nghĩa vụcủa người sử dụng.

Đất là tư liệu san xuat dac biét:

Dat dai có tính cố định về vị trí,không di chuyén được.Do đó đất có giới hạnvề quy mô theo không gian và bị các yếu tô môi trường nơi có đất chỉ

phéi.Dat dai là có hạn,vì vậy mà nó không được sinh thêm qua quá trình sảnxuất.

Đất đai là hàng hóa đặc biệt, dù đất thuộc sở hữu của Nhà nước nhưng mọi

người dân có thể sử dung, tac động vào nhằm tạo ra các sản phẩm, của cải vật

chat đáp ứng nhu cầu sử dụng của cuộc sống.Hoặc có thé mang đi trao đổihay mua bán và chuyền nhượng

Đất khi sử dụng phải được xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng :

Hiện nay hiện tượng hệ thống 6 (Ong nước hay cáp ngầm làm sau khi đường sáđã xong còn tương đối phổ biến.Nâng cao hiệu quả sử dung đất tránh việc cáccơ sở hạ tầng đập đi xây lại.

1.1.3 Phân loại đất dai

Theo quy định tại Điêu 10.Phân loại đất Luật đất đai 2013

“ Căn cứ vào mục đích sử dung, dat dai được phân loại như sau:1 Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

a) Dat trong cây hàng năm gồm dat trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

b) Dat trồng cây lâu năm;c) Dat rừng sản xuất;

d) Dat rừng phòng hộ;

Trang 10

trên đất; xây dựng chuông trại chăn nuôi gia súc, gia câm và các loại động vật

khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chomục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống vàđất trồng hoa, cây cảnh;

2 Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;

c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

d) Dat xây dựng công trình sự nghiệp gôm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự

nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thểthao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;

đ) Dat sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gôm đất khu công nghiệp, cụm

công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất co Sở sản xuất phi nông

nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng,

làm đồ gốm;

e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm dat giao thông (gồm cảng hàng

không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ

thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử

-văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí

công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đấtchợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;

g) Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;

h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;

1) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng:

k) Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao độngtrong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho va nhà dé chứa nông sản, thuốc bảo vệthực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đấtxây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh

doanh mà công trình đó không găn liền với đất ở;

3 Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng”.

1.1.4 Vai trò của đất doi với sự phát triển kinh tế-xã hộia, Vai trò dai doi với sự phát triên của xã hội

Các Mác việt : “ Dat dai là tài sản mãi mãi với loài người, là điêu kiện đê sinhtồn, là điều kiện không thé thiếu được dé sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong

nông , lâm nghiệp”.

10

Trang 11

Đất đai đóng vai trò là không gian sống,môi trường sống: là nơi phát sinh ra con

người, nơi tồn tại và phát triển của con người và sinh động vật.

Đất đóng vai trò quan trọng Nó cung cap cho con người các tư liệu để sản xuất

tạo ra của cải vật chat đề sinh tồn và phát trién.La nơi dé con người xây dựng chỗ ở,

tránh nắng mưa và điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên và là nguôn tạo ra việc làm

cho lao động gia đình.Ngoài ra, đất đai có thể làm tài sản thế chấp đề tiếp cận tín

Theo Chủ nghĩa Mác-Lê Nin : “Đất đai — địa bàn thực hiện các hoạt động của

Con người: Đất đai là sản phẩm tự nhiên, có trước lao động và cùng với quá trình

phát triên kinh tế -xã hội, đất dai là điều kiện chung của lao động.Các hoạt động sảnxuất đều cần có đất làm yếu t6 đầu tiên then chốt”.

b, Vai trò của dat đai với sự phát triển kinh té

Con người không thé tồn tại néu như không có dat.Dat đóng vai trò quan trong

trong nền kinh tế.Có thé nói dat là cơ sở dé hình thành nên công trình,nhà ở, cơ sở

bão, mưa, năng, lốc gió Đất đai là phương tiện để con người thực hiện hoạt động

sản xuất dé tồn tại, là địa điểm dé xây dựng các công trình thiết yếu cho cuộc sông

:nhà máy, cửa hàng, trường học, bệnh viện

Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai không chỉ là nơi để Con người gieo trồng và

cũng chính là nơi cung cap đồ ăn, chất dinh dưỡng cho nuôi trồng.Đất đai là tư liệu

sản xuất không thé thay thé.Sé không thé sản xuất kinh doanh nông nghiệp nêu

không có đất.

Trong nông nghiệp đất đai là đối tượng lao động thé hiện ở chỗ thông qua lao

động của người tác động vào đất dé biến dat từ không trồng trọt được thành đất có

thê trồng trọt được, từ dat xâu thành đất màu mỡ, giàu chất dĩnh dưỡng tạo điều kiệnđể sản xuất thuận lợi hơn và làm tăng năng suất cây trồng, tăng sản lượng nông sản.

Trong ngành công nghiệp và dịch vụ, đất đai giữ vai trò là không gian thiết yếu

cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh Nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngànhcông nghiệp khai thác, chế biến và nguồn đề xuất khẩu sang các nước là những tàinguyên khoáng sản ở trong lòng đất và trên bề mặt của đất.

Dat đai không chỉ là môi trường sống thiết yếu của người,một trong những tàisản quan trọng của mọi người là quyền sử dụng đất và các quyền này được dùng

11

Trang 12

trong quan hệ giao dịch dân sự và kinh tế của các tổ chức, hộ gia đình hay cá nhân.Là phương tiện hữu ích và phô biến đề tạo ra nguồn vốn cho đầu tư và phát triển, dođất đai như một tài sản được đem ra đảm bảo và thế chấp, bão lãnh bằng quyền sử

dụng đất.

Đất dai cũng là nguồn lực tạo ra nguồn thu nhập ôn định và bền vững cho ngân

sách Nhà nước bằng việc thu thuế sử dụng đất, cho thuê, giao đất và các loại phí liênquan đất đai khác.

Dat sẽ là cơ sở quan trọng dé phát triển thị trường đất đai lành mạnh khi được

pháp luật thừ nhận quyên sử dụng đất như một hàng hóa và được cấp giấy chứng

nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà và các tài sản găn liền với đất.Đây là nhiệm vụ nhằm

xây dựng đồng bộ hệ thống thị trường ở nước ta và tăng trưởng kinh tế.

1.2 Quản lý và sử dụng đất đai

1.2.1 Khái niệm quản lý và sử dụng đất

Quản lý là một chức năng bắt nguồn từ tính xã hội của lao động trong điều kiện

phát triển kinh tế, quản lý được xem như là thước đo của hầu hết các hoạt động kinh

tế- xã hội.Tùy theo đối tượng quản lý mà người ta có thê chia thành các loại như:quản lý đô thị,quản lý công nghiệp trong đó có quản lý đất đai ( Quản lý xã hội

được Các Mác coi là chức năng quản lý đặc biệt được sinh ra từ tính chất xã hội hóalao động.)

Quan lý dat dai là tổng thé các giải pháp, các chính sách, các công cụ mà chủ théquản lý tác động vào các nhân tô của đât đai nhăm đảm bảo cho quá trình sử dụng

dat đai ở đô thị được dùng một cách hợp lý, tiệt kiệm va đạt hiệu quả cao.

Quan lý dat đai là quá trình sử dụng các công cụ và phương pháp quản lý dé thựchiện các vấn đề : hoạch định,quy hoach,té chức,chỉ đạo,thanh kiểm tra các quan hệkinh tế- xã hội trong hoạt động sử dụng dat dé đạt được các mục tiêu đã dé ra nhằmhướng ý chí và hành động của các chủ thé quan lý vào mục tiêu chung,két hợp hàihòa lợi ích của tập thể, lợi ích của cá nhân và lợi ích của Nhà nước.

Các mối quan hệ phát sinh trong quản lý và sử dụng đất bao gồm : quyền Sửdụng đất đai „chuyên quyền sử dụng đất, giao dat cap giây chứng nhận quyên sửdụng đất, chuyên đổi mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, giá đất, đền bù đất giải

phóng mặt bang và những van dé cơ ban liên quan là quyền sử dung đất đai và

quyền sở hữu dat đai.

1.2.2 Nguyên tắc quản lý và sử dụng đất đaiTheo quy định tại Điều 6 „Luật đất đai 2013:

Điều 6 Nguyên tắc sử dụng đất ; ;

1 Dung quy hoạch, kê hoạch sử dung dat và dung mục dich sử dung dat.

12

Trang 13

2 Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm ton hại đến lợi íchchỉnh đáng của người sử dụng đất xung quanh.

3 Người sử dụng đất thực hiện quyên, nghĩa vụ của minh trong thời hạn sửdụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên

Cần phải thực hiện các mục tiêu đặt ra cơ quan quản lý tuân thủ theo pháp luật,các nguyên tắc quản lý để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý Đó là các tiêuchuẩn khách quan, khoa học mà cơ quan quản lý Nhà nước cần phải tuân thủ trong

qua trình hoạt động

Hệ thống nguyên tắc quản lý và sử dụng đất phải phù hợp với các nguyên tắc quảnlý Nhà nước, phải hướng tới thực hiện các mục tiêu đã đề ra,tuân thủ các quy luậtkhách quan liên quan đến công tác quản lý và sử dụng đất, trong khi đó vẫn phải phùhợp với tình hình kinh tế-xã hội cả nước nói chung và các địa phương nói riêng Đâylà những điều kiện tiên quyết ảnh hưởng to lớn đến kết quả của công tác quản lý vàsử dụng đất, cũng như tâm lý của người dân, của tô chức.

Do đó cần phải thực hiện dựa trên các nguyên tắc quản lý của Để nâng cao hiệu

quả công tác quản lý và sử dụng đất,Nhà nước, tuân thủ pháp luật, phân cấp quản lý

theo quy định Thực hiện một cách công khai, minh bạch và công bằng.

e Thuc hiện tuân thủ theo pháp luật:

- Hoạt động quản lý và sử dụng, đất có mục tiêu sau cùng là góp phần vào pháttriển kinh tế - xã hội, tận dụng tối đa các nguồn lực xã hội Nhưng không vì thếmà quản lý một cách chủ quan, tùy tiện, thiếu nghiêm túc Cần dựa trên nhữnghành lang pháp lý nhất định dé quan lý và sử dụng đất.

- Cụ thé, căn cứ vào Luật Dat đai và các văn ban quy phạm pháp luật để xâydựng hệ thống văn bản, quy định quản lý và sử dụng đất sao cho phù hợp.Trongquá trình thực hiện và kiêm soát các công tác quản lý đất cũng cần thực hiệnmột cách nghiêm túc tuân thủ luật, tránh buông lỏng quản lý.

e Thực hiện phân cấp quản lý:

- Các van dé cơ bản và quan trọng về quản lý và sử dụng đất được Nhà nước ỞTrung ương va cấp trên có thâm quyết định Các cơ quan Nhà nước ở cấp địaphương có quyền đóng góp ý kiến với các cơ quan cấp trên trong việc ra quyếtđịnh, ban hành pháp luật, đường lối, các chủ trương, chính sách, nhưng phải

thực hiện và phục tùng những quyết định, chỉ thị của các cơ quan cấp cao.

- Nguyên tắc phân cấp quản lý đòi hỏi sự kiểm tra thường xuyên, thanh tratrong thực hiện các quyết định và chỉ thị, cần báo cáo, thông tin thường xuyêngiữa cấp trên và cấp dưới, giữa các cấp quản lý với nhau; đảm bảo tính kỷ luật

minh bạch, đúng pháp luật trong tổ chức và quá trình hoạt động của cơ quanNhà nước ; ; „

- Phan cap quan lý va sử dung dat phải đông bộ và phù hợp với phân cap quản

lý Nhà nước.

13

Trang 14

- Cần phải đảm bảo tính hiệu quả, tính công bằng, quản lý và kiểm soát tốt cáccông tác quản lý.

e Tính công khai, minh bạch:

- Một trong những nguyên tắc cơ bản của công tác quản lý và sử dụng đất làcông khai và minh bạch Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc này sẽ tránh tiêucực, lãng phí, giúp các cơ quan có thâm quyền đánh giá được sự hiệu quả trong

công tác quản lý, hơn thế nữa còn tạo được sự lòng tin của nhân dân, tránh

được bức xúc trong dư luận.

e© Tính công bằng:

- Quản lý và su dung dat phai dam bảo sự công bằng giữa các đối tượng quảnlý Nguyên tắc này yêu câu trong quan lý, các văn bản pháp luật, các quyđịnh, phải công bằng về: sự tuân thủ các quy định, quy hoạch, GPMB, cấpLÀN đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, mua bán đất đai, đấu giáđất,

1.2.3 Nội dung quản lý và sử dụng đất đai

Hiện nay,theo Điều 22, Luật Dat đai 2013 của Việt Nam :“ Điều 22 Nội dung quan lý nhà nước về dat đai

1 Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức

thực hiện văn bản đó.

2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lậpbản dé hành chính.

3 Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản

đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựnggiá đất.

4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

5 Quan ly viéc giao đất, cho thuê dat, thu hôi đất, chuyền mục đích sử dụngđât.

6 Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.

7 Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.8 Thống kê, kiêm kê đất dai.

9 Xây dựng hệ thong thông tin đất đai.

10 Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.

11 Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.12 Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy địnhcủa pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.

13 Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.

14 Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lývà sử dụng đất đai.

15 Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai”.

14

Trang 15

1.2.4 Công cụ quản lý và sử dụng đất đaiCác công cụ quản lý và sử dụng đất đai :

Công cụ Luật pháp:

- Pháp luật là công cụ quản lý Nhà nước về đất đai quan trọng góp phần bảo

VỆ, củng có và phát triển quỹ đất của nhà nước.Trong xã hội, van dé về dat

đai luôn gắn liền với lợi ích vật chat và tinh thần của các chủ thé dùng đất nên

những vân dé liên quan đến dat dai dé phát sinh ra mâu thuẫn.Có những mâu

thuẫn không thể dùng biện pháp nhẹ mà phải dùng đến pháp luật mới xử lýđược.Pháp luật được xem là công cụ, là chuẩn mực đề mọi chủ thé thực hiệntheo Tất cả mọi người, các tô chức buộc phải thực hiện nghĩa vụ thuế và các

nghĩa vụ khác đối với Nhà nước.

Công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:

- Đây là một trong những công cụ quản lý quan trọng và là một nội dung

không thể thiếu Nhà nước căn cứ theo quy hoạch và pháp luật mà quản lý

đất dai Thong qua quy hoạch, các kế hoạch sử dụng dat đã được phê duyệt dé

giám sát mọi diễn biến về tình hình đất đai để giúp ngăn chặn kịp thời và xử

lý những sai phạm trong sử dụng đất đai tránh lãng phí.Các đối tượng sử

dụng đất chỉ được phép sử dung phan dat trong phạm vi ranh giới đã quy định

trong quy hoạch.Công cụ tài chính:

- Đây là công cụ cuối cùng của quản lý nhà nước về đất đai Đây là tất các

môi quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tạo dựng, phân bổ` và sử dụngcác nguôn lực của các chủ thé kinh tế,xã hội Các công cụ tài chính gồm:

thuế, lệ phí và giá cả.

- Hiện nay, theo Nghị định số 188/ 20041NĐ-CP ngày 16/11/2004 của ChínhPhủ, Nước ta đã ban hành khung giá chung cho các loại đất.Đây là cơ sở

chung cho UBND cấp tinh căn cứ dé tính giá của dat, thu thuế sử dụng dat,

thu tiền từ hoạt động giao đất, cho thuê đất và cho phép chuyền đôi mục đích

sử dụng, công tác bồi thường và hỗ trợ khi thực hiện việc thu hôi đất.

- Việc sử dụng hệ thống các ngân hàng trong quan hệ tài chính là quan trọngnhất.Đây là nguồn vốn đề cung cấp cho các lệnh về cải tạo đất, khai hoang

Trang 16

pháp và các chính sách vê đât luôn được đặt vê sự cân băng giữa lợi ích riêng của

người sử dụng đât và lợi ích chung của Nhà nước lên hàng đâu.

Bộ Luật Đất đai của nước Thụy Điền được coi như là “ sách mẫu” về văn bản phápluật quản lý đất đai trên thé giới, nó gồm những van đè và phương hướng giải quyết

các van đề giữa đất đai và các hoạt động của toàn thé xã hội bao gồm 36 đạo luật khác

; Bo luu trữ dữ liệu các thông tin đất dai o Thuy Dién sé quan ly cac hoat dong cu

thê như: bat động san, đăng ky sử dung dat, quy hoạch sử dụng đât,thông tin ve diachinh,

1.3.1.2 Trung Quốc

Trung Quốc là một quốc gia xây dựng mô hình phát triển dựa theo hình thái XHCN

mang đặc trưng Từ năm 1949, đã tiến hành cải cách ruộng đất và chia ruộng đất cho

nhân dan.Ché độ sở hữu tập thé và Nhà Nước được thiết lập từ thập kỷ 50 của thé ky

Chương trình Trung Quốc của Viện Chính sách Đất đai Lincoln đã được thành lập

vào năm 2003 và tiếp tục tập trung vao việc nâng cao chất lượng của các cuộc tranh

luận và quyết định công khai liên quan đến chính sách đất đai và phát triển đô thị ởTrung Quốc.

Chính quyền trung ương ở Trung Quốc duy trì kiểm soát trực tiếp hơn, bao gồmviệc phân phối trách nhiệm sử dụng đất giữa các chính quyền trung ương, khu vực và

địa phương, ban hành lệnh hành chính quốc gia và cung cap thông báo vê quyết định

nhất định của hội nghị.Hơn nữa, ở mỗi cấp chính quyền, các chương trình quản lý đấtđai khác nhau được thực hiện bởi các thành phần chính phủ khác nhau.

Đề đạt được hiệu quả trong công tác quản lý đất đai và các mục tiêu đã đề ra.TrungQuốc khuyến khích thu phí đất dai, tao điều kiện cung cấp đất đai, chỉ định các đặc

khi, hạn ngạch và tập trung quyền phê duyệt cho việc thu hồi đất Trong việc quản lý

tăng trưởng đất đô thị, chính quyên trung ương tập trung chủ yếu vào việc kiêm soát

mức độ và thời gian phát triển.Tiến hành trưng dụng đất, chuyên đổi các mục đích sử

dụng của đất từ nông nghiệp sang đô thị dé phát trién đô thị.

16

Trang 17

Các công tác và biện pháp giải quyết về vấn đề tái định cư ở Trung Quốc có hiệuquả dẫn đến công tác giải phóng mặt được tiền hành khá thuận lợi Tại Hiên pháp năm2002, Công nhận quyên sở hữu tư nhân về bất động sản tạo điều kiện cho việc giao

dich bat động sản trên thị trường được hoạt động hop phap.Thi trường đất phát triển

mạnh mẽ góp phần vào phát triển đất nước.

Với số lượng dân cư lớn nhất trên thế giới, Trung Quốc đề cao chủ trương tiết kiệmđất, sử dụng hợp lý đất và bảo bệ đất đai canh tác trong quản lý đất đai Tại đây, đất

cũng được phân chia gần giống như ở Việt Nam, bao gồm:

° Đất nông nghiệp: là đất trực tiếp được sử dụng trong sản xuất ngành nông

nghiệp Dat nông nghiệp gồm các loại sau: đất canh tác, đất mặt nước nuôi

chồng, đất rừng, đất dùng trong công trình thủy lợi và đồng cỏ;

e Đất xây dựng: Là đất được dùng dé xây dựng cơ sở hạ tang, nhà ở đô thị và ởnông thôn, phục vụ mục đích cho công cộng, đất dùng trong công nghiệp, công

nghệ, khai thác khoáng, sản và đất dùng công trình an ninh quốc phòng.

e Đất chưa sử dụng: là đất còn lại.

1.3.1.3.Kinh nghiệm của Mỹ

Diện tích đất tự nhiên của Mỹ khoảng 9,41 triệu km”, có khoảng hơn 300 triệu

dân,trong đó đất đô thị chuyên dùng chiếm 11,9% Do là một quôc gia phát triển, nên

hệ thống pháp luật về đất đai ở đây cũng rat phát triển Quyền sở hữu tư nhân về đấtđai được luật đất đai của Mỹ quy định công nhận và khuyến khích được bảo hộ nhưmột quyền cơ bản của công đân Vai trò và vị trí của Nhà nước về quản lý đất đai ngàycàng được khang định trong Luật đất đai của Mỹ.

Mỹ phân chia các loại đất rất cụ thê thành từng khu vực phát triển.Nhà nước quantâm và bảo vệ diện tích đât đảm bảo không bị thu hẹp khi sử dụng các mục đích khác

Nhà nước có các quyền như: quyên quyết định về quy hoạch và kế hoạch sử dụng

đất, mục đích sử dụng đất, quyền xử lý các tranh chấp về quyền sử dụng đất, thu hồi

đất, quyền quy định quy hoạch kiến trúc đô thị và các công trình Thực chất quyềnsở hữu tư nhân về đất của Mỹ tương đương quyền sử dụng đất ở Việt Nam.

1.3.2.Chính sách quản lý đất dai tại Việt NamTheo Điều 200, Luật Dat dai năm 2013:

“ Điều 200.Hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai:1 Hệ thống theo déi và đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai được sửdụng đê đánh giá việc thi hành pháp luật vê dat đai, hiệu qua quản ly va sử

17

Trang 18

dụng đất đai, sự tác động của chính sách, pháp luật về đất đai đến kinh tế - xãhội và môi trường trên phạm vi cả nước và các địa phương.

2 Hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai được xâydựng dựa trên hệ thống thông tin đất đai và việc thu thập các thông tin khác từquá trình thi hành pháp luật về đất đai

3 Cơ quan tainguyên và môi trường có trách nhiệm quản lý hệ thống theo dõivà đánh giá; tô chức thực hiện đánh giá việc thực thi pháp luật, hiệu qua quản:lý và sử dụng đất đai, tác động của chính sách, pháp luật về đất đai đến kinh tế- xã hội và môi trường trên phạm vi cả nước và các địa phương; kết quả đánhgiá được gửi định kỳ đến Chính phủ, Quốc hội.

4 Cơ quan nhà nước lưu giữ thông tin quy định tại khoản 2 Điều này có tráchnhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin cho cơ quan quản lýhệ thống theo dõi và đánh giá Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách

nhiệm cập nhật các thông tin trong hệ thống theo dõi, đánh giá vào hệ thốngthông tin đất đai.

5 Hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai được côngkhai dé các tô chức, cá nhân tìm hiểu thông tin theo quy định của pháp luật.

6 Chính phủ quy định chỉ tiết về việc xây dựng và vận hành hệ thống theo dõivà đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai”.

Theo Điều 23,Luật đất đai 2013 :

“ Điều 23 Trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai

1 Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước.

2 Bộ Tài nguyên và Môi trường chiu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc

thông nhat quản lý nhà nước ve dat dai.

Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn củamình có trách nhiệm giúp Chính phủ trong quản lý nhà nước về đất đai.

3 Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai tại địa

phương theo thâm quyên quy định tại Luật này”.

Một số giải pháp cho Việt Nam trong quản lý đất đai hiện nay:

- Hệ thống các văn bản pháp luật cần được ban hành đồng bộ, kịp thời,ốn định,đồng thời đảm bảo tính kế thừa khi điều chỉnh các quy định pháp luật.

- Xây dựng hệ thống co sở dit liệu thông tin về đất đai phải thống nhất, đồng bộtrên cơ sở dùng công nghệ tin học điện tử hiện đại từ cấp trên đến cấp dưới, từ trungương đến địa phương Trên thực tế, hệ thống hồ sơ địa chính được lưu trữ ở nước rachưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, còn rất kém và chấp vá Vì thế cần tang cường

công tác đầu tư dé đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu tạo nên độ tin cậy cao nhất ở tất cả các

xã, địa phương Thực hiện theo chỉ đạo của trung ương, triển khai công tác lập hồ SƠđịa chính ở các địa phương cùng một thời điểm dé các số liệu tổng hợp ở các cấp độ

18

Trang 19

có độ chính xác nhất.Thường xuyên cập nhật thông tin về đất để quản lý một cách

chặt chẽ.Cần hiểu rõ việc đăng ký quyên về tài sản không chỉ là lơi ích của cá nhânmà đó còn là lợi ích của cả đất nước Cần tạo ra những sự thay đổi về mặt nhận thức

và trình độ của bộ máy quản lý cũng như đội ngũ công chức Nhà nước.

19

Trang 20

CHƯƠNG 2:THUC TRANG QUAN LÝ VÀ SỬ DỤNG DAT TẠI HUYỆN NONG

CÔNG, TĨNH THANH HÓA

2.1.GIỚI THIỆU TONG QUAN VE HUYỆN NÔNG CONG, TINH THANH

huyện Đông Sơn, Tây giáp huyện Như Thanh, Đông giáp huyện Tĩnh Gia và Quảng

Xương.Huyện có diện tích là 292,5m?.Toàn huyện có thị tran Chuối là trung tâm và

có 32 đơn vị xã.

Hình 1: Ban do địa giới hành chính huyện Nông Cống.

“Nguồn: Cổng thông tin điện tw công khai quy hoạch- UBND tinh Thanh Hóa ”

Huyện có trục giao thông chính là quốc lộ 45 và có tuyến đường Bắc — Namchạy qua.Huyện có điều kiện thuận lợi dé thúc đây phát triển kinh tế do có mạnglưới giao thông của huyện tương đối đồng đều,nối khu đô thị công nghiệp trọng

điểm đi qua huyện như :Nghi Sơn- Tĩnh Gia, Sam Sơn-Thanh Hóa với các huyện,

tỉnh và cả nước.

Nông Cống có địa hình tương đối da dang, được chia thành 2 vùng:

- Vùng địa hình đôi núi, có diện tích là 7500 ha Dãy núi Nưa có đỉnh cao nhất là

414m năm ở xã Tây Bắc.Đây được xem như là mái nhà của huyện, nơi chứa nước

mưa cung cấp cho các xã ở vùng đồng bằng.Chủ yếu trồng các loại cây như cây mía

đường, cây lâm nghiệp va có tài nguyên thiên nhiên như : quặng Crôm.Secfentin,các nguyên liệu dùng làm phân bón hoặc làm phụ gia cho xi măng.

20

Trang 21

- Vùng đồng bang, cé diện tích là 21.156 ha, được chia thành các địa hình nhỏ,

thỉnh thoảng có núi đá vôi, đôi độc lập.

Huyện nằm trong vùng khí hậu đồng băng bắc Trung bộ, với đặc trung chủ yếunhư :

- _ Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 8500-8600°C.Nhiét độ thấp nhất 2°C vàcao nhất chưa vượt quá 41,5°C Từ tháng 12 đến tháng 3, nhiệt độ trung bìnhdưới 20°C và từ thang 5 đến tháng 9 là 25°C.Trung bình năm có tông số giờ

nang là 1659 giờ và bức xạ là 225- 231 Kcal/cm?.

- Luong mưa trung bình hang năm là 1500- 1950 mm Tháng 9 có lượng mưacao nhất, xap xỉ 410 mm va tháng 12 có lượng mưa thấp nhất.

- Mua đông có độ am trung bình là 84-§5%,khoảng thang 12 độ âm có ngày tụtxuống 50%,đến mùa Xuân, vào những ngày mưa phùn, độ 4m không khí lên

đến 88%.Tir tháng 1 đến tháng 4, trên địa bàn huyện có nguy cơ xảy ra hạn

hán Và tháng 7,8 có nguy cơ xảy ra bão.

Với các đặc điểm tự nhiên trên vừa tạo điều kiện thuận lợi cho Nông Cống phát

triển kinh tế vừa gây nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống của nhân dân trên

địa bàn huyện.

b,Tài nguyên thiên nhiên

Nông Cống là huyện có tài nguyên thiên nhiên rất phong phú và đa dạng, đặcbiệt là ngu6n tài nguyên khoáng sản như

- Tài nguyên đất đai:Toan huyện có 28.656,53 ha diện tích đất tự nhiên, datnông nghiệp chiếm 62,37% ( 17.861,51 ha), đất phi nông nghiệp chiếm 27,75% (7952,9 ha), còn lại 9,85% là đất chưa sử dụng ( 2824,27 ha).

Các loại đất trên địa bàn huyện là: đất phù sa không được bồi đắp hàng năm,đất mặn ít và đất đồi núi.Thích hợp trồng các loại cây nông nghiệp hàng năm và lâunăm, phát triển nền nông nghiệp cây đa canh.

Có nhiều loại đất điển hình như : Đất phù sa bão hòa bazơ có diện tích 820 ha

thích hợp trồng các loại cây như lạc, đậu đỗ, ngô, khoai.Đát phù sa bão hòa bazơ kết

von nông, có diện tích 421 ha, là loại đất thịt, phù hợp trồng cây như lạc, đỗ, rau

màu Dat phù sa chua kết von nông, có điện tích khoảng 2800 ha thích hợp trồng lúavà màu.và các loại đất khác như: Dat phù sa biến đổi cơ giới li mon, diện tích 2500ha; Dat đỏ vàng trên macma bazơ trung tính,d ién tích 1500 ha

- Tài nguyên khoáng sản:Huyện được đánh giá là có nguồn tài nguyên khoáng

sản phong phú và có trữ lượng lớn của tinh Thanh Hóa, tạo điều kiện dé phát triểncác ngành công nghiệp như khai thác, chế biến khoáng sản và vật liệu xây dựng.

Do có một trữ lượng khoáng sản đáng kể, đã tạo nền tảng dé phat trién nganh

công nghiệp khai thác tại dia phương :Trên dia bàn huyện có mo Crômit Cô Dinh

chạy dọc theo núi Nua là một mỏ có trữ lượng lớn nhât ở Việt Nam , khoảng 28

21

Trang 22

triệu tắn.Hiện dang được khai thác phục vụ cho công nghiệp luyện kim.Mỏ

Nilen-Coban Bãi Ang khoảng 55,557 tan, 5 điểm quặng sắt cũng đã khảo sát dé làm phụgia xi măng tại xã Tượng Son, với trữ lượng ban đầu là 485,186 tan Mỏ SecpenttinBãi Ang trữ lượng 15,354 triệu tan, phục vụ cho sản xuất phân lân.Mỏ đất sét làmgạch ngói Cau Vay, trữ lượng khoảng 32.800 m?; mỏ đá vôi thuộc Yên Thái với

diện tích 2-3km,trữ lượng khoảng 1,5-2 trăm triệu tan, là vùng phục vụ nguyên liệucho phát triển ngành xi măng.

-Tài nguyên nước: Huyện có nhiều hồ và sông ngòi tự nhién Luong mưa hàng

năm lớn, do đó có nguồn nước mặn đồi dào.Các dòng chảy của sông ngòi cung câp

trung bình | tỷ mỶ tông lượng nước cho huyện môi năm, lượng nước mưa là 400triệu m°.Nguồn nước mặn chủ yếu do các sông như : sông yên, sông Nhơm, sông

Hoàng, sông Thị long, sông Mực, hồ Yên Mỹ cung cấp.

_ Bên cạnh đó, huyện cũng có ngu6n tài nguyên nước ngầm phòng phú.Theo

điêu tra của Trạm dự báo khí tượng- Thủy văn Thanh Hóa thì:

“ Nông Cống nam trên dai nước ngầm của đồng bang Thanh Hóa với địa chấtlà trầm tích hệ thứ 4, có 3 lớp nước ngâm với bề dày trung bình 60cm, lưu lượng hồ

khoan mạnh, có nơi tới 221/s, độ khoáng hóa từ 1-2,3g/l Nước có chất lượng tốt,

chưa bị ô nhiễm Nguồn nước này có khả năng đáp ứng đủ nhu cầu nước cho sảnxuất tiêu thủ công nghiệp vệ sinh hoạt hiện tại và trong tương lai.”

-Tài nguyên rừng: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp của huyện khoảng 2.932,5

ha, trong đó diện tích đất có rừng bao phủ là 2.177,22 ha, bao gôm rừng tự nhiên

chiếm 14,85 ha và rừng trồng chiếm 2.162,7 ha.

2.1.2.Đặc điểm kinh tế xã hộia, Đặc điểm kinh tế

Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thônmới,giai đoạn 2010-2020.Nông thôn mới huyện Nông Cống đã có nhiều đổi mới

tích cực Tỷ trọng ngành nông,lâm,thủy sản có xu hướng giảm, thay vào đó có sự

tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ.Các ngành

nghề tại nông thôn có xu hướng chuyên dich gắn liền với sản xuất hàng hóa thị

trường, tạo ra nhiều việc làm cho lao động, tăng thu nhập của họ từ đó làm giảm

được tỷ lệ hộ nghèo.Chú trọng và tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp các công trìnhhạ tầng giao thông, kinh tế-xã hội.Đời sống của người dân được cải thiện và nâng

cao,nhận thức rõ rệt về trách nhiệm đối với xây dựng nông thôn mới.

Bảng 2.1.Kết quả đạt được qua các năm sau khi thực hiện Xây dựng Nông

thôn mới 2010-2025.

Năm | 2011 2018 2021 Mục tiêu

Tiêu chí 2025

22

Ngày đăng: 20/05/2024, 00:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Ban do địa giới hành chính huyện Nông Cống. - Chuyên đề thực tập: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất tại huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa
Hình 1 Ban do địa giới hành chính huyện Nông Cống (Trang 20)
Hình 2.1: Cơ cấu diện tích tự nhiên huyện Nông Cống năm 2020. - Chuyên đề thực tập: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất tại huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa
Hình 2.1 Cơ cấu diện tích tự nhiên huyện Nông Cống năm 2020 (Trang 28)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w