1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn kế toán tài chính doanh nghiệp phương nam sản xuất và kinh doanh sản phẩ

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 666,48 KB

Nội dung

Doanh nghiệp Phương Nam sản xuất và kinh doanh sản phẩm, kinhdoanh và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán hàng tồn kho theophương pháp kê khai thường xuyên.. Do thanh toán s

Trang 1

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

BÀI TẬP LỚN MÔN: KẾ TOÁN TÀI CHÍNH NHÓM: 4

Thành viên:

1 Phạm Nguyễn Hoài Linh – 09 – 32.01/LT2 – Nhóm trưởng

2 Trần Thùy Dương – 26 – 32.01/LT2

3 Nguyễn Mai Nhung – Học ghép

4 Nguyễn Hải Yến – 19 – 32.01/LT2

5 Nguyễn Quang Huy – 07 – 32.01/LT2

HÀ NỘI 2023

Trang 2

Doanh nghiệp Phương Nam sản xuất và kinh doanh sản phẩm, kinh doanh và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên (đơn vị tính: 1.000 VNĐ)

Trong tháng 7/2023, tại doanh nghiệp Phương Nam phát sinh các nghiệp

vụ kinh tế như sau:

I MUA VẬT TƯ, CÔNG CỤ, HÀNG HÓA

1 Ngày 01/07/2023, doanh nghiệp mua hàng hóa với tổng giá trị 100.000,

thanh toán bằng tiền chuyển khoản Do thanh toán sớm nên nhà cung cấp

chiết khấu thanh toán 1% và doanh nghiệp đã chi khoản chiết khấu

thanh toán bằng chuyển khoản

BT1 - Nợ TK 156: 100.000

Có TK 112: 100.000

BT2 - Nợ TK 112: 1.000

Có TK 515: 1% x 100.000 = 1.000

2 Ngày 03/07/2023, doanh nghiệp tồn kho một hàng hóa kém chất lượng có giá bán niêm yết là 10.000 (chưa VAT) Công ty đã quyết định giảm giá bán đi 3.000 (chưa VAT) và đã bán được hàng biết thuế GTGT 10%

Nợ TK 111: 7.700

Có TK 511: 10.000 - 3.000 = 7.000

Có TK 3331: 7.000 x 10% = 700

3 Ngày 05/07/2023, Công ty Phương Nam bán hàng hóa cho công ty B,

đơn giá chưa VAT là 20.000/chiếc, số lượng là 2 chiếc, thuế GTGT 10% Doanh nghiệp xuất hóa đơn và giao hàng, công ty B nhập kho hàng hóa

và thanh toán bằng chuyển khoản đủ số tiền

Ngày 10/07/2023, công ty B phát hiện hàng hóa có dấu hiệu kém chất lượng Hai bên lập biên bản xác nhận hàng hóa giao ngày 05/07/2023 đều

bị lỗi Doanh nghiệp đã chấp nhận giảm giá hàng bán đi 2.000/chiếc (chưa VAT)

Trị giá hàng bán: 2 x 20.000 = 40.000

Thuế GTGT đầu ra: 40.000 x 10% = 4.000

Trang 3

Ngày 05/07/2023: Nợ TK 112: 44.000

Có TK 511: 40.000

Có TK 3331: 4.000

Ngày 10/07/2023: Nợ TK 511: 2 x 2.000 = 4.000

Có TK 5213: 4.000

4 Ngày 12/07/2023, Công ty Phương Nam mua vật liệu nhập kho 1000kg, đơn giá 50/kg, chưa trả tiền cho người bán, chi phí vận chuyển bốc dỡ

trả bằng tiền mặt 4/kg (phiếu nhập 01, phiếu chi 01), thuế GTGT 10% Trị giá hàng mua: 1000 x 50+ 1000 x 4 = 54.000

Thuế GTGT đầu vào: 1000 x 50 x 10% = 5.000

Nợ TK 152: 54.000

Nợ TK 1331: 5.000

Có TK 331: 55.000

Có TK 111: 4.000

5 Ngày 14/07/2023, doanh nghiệp mua vật liệu nhập kho 3000kg, đơn giá

10/kg, chưa trả tiền cho người bán, chi phí thuê kho trả bằng tiền mặt 7/kg (phiếu nhập 02, phiếu chi 01), thuế GTGT 10%

Trị giá hàng mua: 3000 x 10 + 3000 x 7 = 51.000

Thuế GTGT đầu vào: 3000 x 10 x 10% = 3.000

Nợ TK 152: 51.000

Nợ TK 1331: 3.000

Có TK 331: 33.000

Có TK 111: 21.000

6 Ngày 15/07/2023, doanh nghiệp mua vật liệu 2000 chiếc, đơn giá 10/chiếc về nhập kho, tiền chưa trả người bán (phiếu nhập 03), thuế GTGT 10%

Trị giá vật liệu: 200 x 10 = 20.000

Trang 4

Thuế GTGT hàng mua: 20.000 x 10% = 2.000

Nợ TK 152: 20.000

Nợ TK 1331: 2.000

Có TK 331: 22.000

7 Ngày 17/07/2023, doanh nghiệp mua hàng hóa trả bằng tiền chuyển

khoản, có đơn giá 15.000 và được hưởng chiết khấu 20% toàn bộ hàng hóa trên tổng hóa đơn, thuế GTGT 10%

Nợ TK 156: 15.000 x (1-20%) = 12.000

Nợ TK 1331: 15.000 x 10% = 1.500

Có TK 112: 13.500

8 Ngày 18/07/2023, doanh nghiệp có phát sinh mua hàng nhằm đạt doanh

số của nhà cung cấp 100.000 sẽ được chiết khấu 10%

Công ty Phương Nam đã thanh toán đủ tiền hàng bằng tiền chuyển khoản, thuế GTGT 10%

Lần 1: Mua hàng trị giá 10.000

Lần 2: Mua hàng trị giá 50.000

Lần 3: Mua hàng trị giá 40.000

Số tiền chiết khấu: 100.000 x 10% = 10.000

Nợ TK 156: 100.000 - 10.000 = 90.000

Nợ TK 1331: 90.000 x 10% = 9.000

Có TK 112: 99.000

II TĂNG GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

9 Ngày 06/07/2023, công ty mua 1 TSCĐ giá mua: 100.000, thuế GTGT: 10%, thanh toán bằng chuyển khoản Chi phí vận chuyển thanh toán bằng tiền mặt: 11.000, thuế GTGT 10% Thời gian sử dụng 3 năm

Nợ TK 211: 100.000 + 11.000/1,1=110.000

Nợ TK 1332: 11.000

Có TK 111: 11.000

Trang 5

Có TK 112: 100.000 x1,1= 110.000

10 Ngày 12/07/2023, mua một giàn máy vi tính cho phòng Giám đốc, giá

chưa thuế: 50.000, thuế GTGT 10% được đầu tư bằng quỹ đầu tư phát triển, đã thanh toán bằng chuyển khoản

Nợ TK 211: 50.000

Nợ TK 1332: 50.000 x 10% = 5.000

Có TK 112: 50.000 + 5.000 = 55.000

- Kết chuyển nguồn:

Nợ TK 414: 55.000

Có TK 411: 55.000

11 Ngày 18/7/2023, doanh nghiệp mua máy phát điện dùng ở phân xưởng

sản xuất, giá mua chưa có thuế GTGT là 180.000, thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng Chi phí lắp đặt chạy thử chi bằng

tiền mặt 6.000 Thời gian sử dụng 5 năm và được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản

- Tập hợp chi phí mua sắm, lắp đặt chạy thử:

Nợ TK 2411: 186.000

Nợ TK 1332: 18.000

Có TK 112: 198.000

Có TK 111: 6.000

- Kết thúc chạy thử:

Nợ TK 211: 186.000

Có TK 2411: 186.000

- Kết chuyển nguồn:

Nợ TK 441: 186.000

Có TK 411: 186.000

Trang 6

12 Ngày 21/7/2023, thanh lý 1 thiết bị sản xuất, nguyên giá 780.000 đã khấu hao 540.000 Thời gian sử dụng 13 năm Số tiền thu được từ thanh

lý là 200.000

- Ghi giảm TSCD:

Nợ TK 811: 240.000

Nợ TK 214: 540.000

Có TK 211: 780.000

- Ghi nhận thu nhập:

Nợ TK 111: 200.000

Có TK 711: 200.000

III TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

13 Ngày 17/7/2023, tính tiền lương phải trả cho người lao động trong tháng 07/2023:

- Trả cho công nhân trực tiếp sản xuất: 1.000.000

- Trả cho bộ phận bán hàng: 200.000

- Trả cho nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp: 300.000

- Trả cho bộ phận quản lý phân xưởng: 200.000

Nợ TK 622: 1.000.000

Nợ TK 627: 200.000

Nợ TK 641: 200.000

Nợ TK 642: 300.000

Có TK 334: 1.700.000

14 Ngày 18/7/2023, trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định

Phía doanh nghiệp:

Nợ TK 622: 235.000

Nợ TK 627: 47.000

Nợ TK 641: 47.000

Trang 7

Nợ TK 642: 70.500

Có TK 3383: 297.500

Có TK 3384: 51.000

Có TK 3386: 17.000

Có TK 3382: 34.000

Phía người lao động:

Nợ TK 334: 178.500

Có TK 3383: 136.000

Có TK 3384: 25.500

Có TK 3386: 17.000

15 Ngày 20/7, Thu hồi khoản tạm ứng lương cho nhân viên: 50.000

Nợ TK 334: 50.000

Có TK 141: 50.000

16 Thanh toán tiền lương cho nhân viên ngày 31/7 bằng tiền mặt.

(1.000.000 + 200.000 + 200.000 + 300.000) – 178.500 – 50.000 = 1.471.500

Nợ TK 334: 1.471.500

Có TK 111: 1.471.500

Bảng tính lương và trích theo lương

BẢNG TRÍCH THEO LƯƠNG

Bộ phận

Tiền

lương

tính

BHXH

BPSX 1,000,000 175,000 30,00

0 10,000 20,000 235,000 80,000 15,000 10,000 105,000

BPQLD

Tổng 1,700,000 297,500 51,00

34,00

25,50

Trang 8

IV KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Trong tháng 7, tại doanh nghiệp A áp dụng phương pháp nhập trước xuất trước tính giá vật liệu xuất kho, có các tài liệu liên quan đến nhập xuất vật tư như sau:

Dư đầu kì TK 152: 10.000.000 (số lượng 200.000kg)

17 Ngày 02/072023, nhập kho 90.000 kg nguyên vật liệu, giá mua chưa thuế là 42/kg, thuế GTGT 10% Doanh nghiệp đã trả bằng tiền mặt đầy

đủ cho người bán

Nợ TK 152: 90.000 x 42 = 3.780.000

Nợ TK 1331: 3.780.000 x 10% = 378.000

Có TK 111: 4.158.000

18 Ngày 05/07/2023, xuất kho 100.000 kg nguyên vật liệu cho phân xưởng dùng cho sản xuất sản phẩm

Đơn giá xuất kho = 10.000.000200.000 = 5.000

Nợ TK 621: 100.000 x 5.000 = 5.000.000

Có TK 152: 5.000.000

19 Ngày 09/072023, xuất kho 120.000 kg nguyên vật liệu cho phân xưởng dùng cho sản xuất sản phẩm

Nợ TK 621: 100.000 x 10.000.000/200.000 + 20.000 x 42 = 5.840.000

Có TK 152: 5.840.000

20 Ngày 15/07/2023, phế liệu bán thu hồi bằng tiền gửi ngân hàng: 6.000

Nợ TK 112: 6.000

Có TK 621: 6.000

21 Ngày 11/7/2023, chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong tháng là

250.000

Trang 9

Nợ TK 622: 250.000

Có TK 334: 250.000

22 Ngày 28/7/2023, chi phí điện, nước, điện thoại,… thuộc phân xưởng

bộ phận sản xuất là 300.000, đã thanh toán bằng tiền mặt

Nợ TK 627: 300.000

Có TK l11: 300.000

23 Ngày 28/7/2023, tổng hợp chi phí sản xuất chung khác phát sinh trong

kì gồm:

- Chi phí vật liệu: 40.000

- Chi phí dụng cụ sản xuất: 90.000

- Chi phí khấu hao TSCĐ: 80.000

Nợ TK 627: 210.000

Có TK 152: 40.000

Có TK 153: 90.000

Có TK 214: 80.000

24 Ngày 29/7/2023, Trị giá nguyên vật liệu xuất dùng không hết nhập lại kho: 45.000

Nợ TK 152: 45.000

Có TK 621: 45.000

25 30/7, Cuối tháng hoàn thành 1.000 sản phẩm nhập kho toàn bộ

Kết chuyển chi phí tính giá thành

Nợ TK 154: 13.031.000

Có TK 621: 5.000.000 + 5.840.000 – 6.000 – 45.000 = 10.789.000

Có TK 622: 250.000 + 235.000 + 1.000.000 = 1.485.000

Có TK 627: 300.000 + 210.000 + 200.000 + 47.000 = 757.000 Tổng giá thành sản phẩm:

Trang 10

Z = Chi phí dở dang đầu kì + Chi phí trong kỳ + Chi phí dở dang cuối kỳ

Z = 0 + 13.031.000 + 0

Z = 13.031.000

Giá thành đơn vị cho 1 sản phẩm:

Z = 13.031.0001.000 = 13.031

Nhập kho thành phẩm:

Nợ TK 155: 13.031.000

Có 154: 13.031.000

Bảng tính giá thành sản phẩm:

STT CHỈ TIÊU DỞ ĐẦU KÌ CP PHÁT SINH TRONG KÌ DỞ CUỐI KÌ GIÁ THÀNH TỔNG GIÁ THÀNH ĐƠN VỊ HOÀN THÀNH SL SP

1 Chi phí NVL trực tiếp 0 10.789.000 0 1,000

2 Chi phí NC trực tiếp 1.485.000

3 Chi phí sản xuất chung 757.000

TỔNG CỘNG 0 13.031.000 0 13.031.000 13.031

Công ty áp dụng tính giá thành phẩm xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cố định

Dư Nợ TK 155: 500.000 (số lượng: 5.000 sản phẩm A)

26 Ngày 12/7/2023, sản xuất hoàn thành 20.000 sản phẩm, trong đó nhập

kho 15.000 sản phẩm, gửi bán ngay cho đại lý Mai Linh 5.000 sản

phẩm, giá thành sản xuất 1 đơn vị sản phẩm là 110

- Nhập kho: Nợ TK 155: 15.000 x 110 = 1.650.000

Có TK 154: 1.650.000

- Gửi bán ngay:

Trang 11

Nợ TK 157 (đại lý Mai Linh): 5.000 x 110= 550.000

Có TK 154: 550.000

27 Ngày 13/07/2023, xuất kho 7.000 sản phẩm A bán cho công ty Z chưa thu tiền, giá bán chung 150/sp, thuế GTGT 10%

Đơn giá xuất kho = 500.000 1.650.0005.000 15.000++ = 107.5

- Ghi nhận giá vốn:

Nợ TK 632: 7.000 x 107.5 = 752.500

Có TK 155: 752.500

- Ghi nhận doanh thu:

Nợ TK 131 (công ty Z): 1.155.000

Có TK 511: 7.000 x 150 = 1.050.000

Có TK 3331: 105.000

28 Ngày 15/07/2023, nhập kho 500 sản phẩm A do công ty Z trả lại do hàng không đủ tiêu chuẩn theo quy định

- Ghi giảm giá vốn:

Nợ TK 155: 500 x 107.5= 53.750

Có TK 632: 53.750

- Ghi giảm doanh thu:

Nợ TK 5212: 500 x 150 = 75.000

Nợ TK 3331: 7.500

Có TK 131 (công ty Z): 82.500

29 Ngày 20/07/2023, xuất kho giao bán cho công ty Y 5.000 sản phẩm, công ty Y thanh toán 50% giá trị lô hàng bằng tiền gửi ngân hàng (đã nhận được Giấy báo Có)

- Ghi nhận giá vốn:

Nợ TK 632: 5.000 x 107.5 = 537.500

Có TK 155: 537.500

Trang 12

- Ghi nhận doanh thu:

Nợ TK 131 (công ty Y): 8.250.000/2 = 4.125.000

Nợ TK 112: 4.125.000

Có TK 511: 5.000 x 150 = 7.500.000

Có TK 3331: 750.000

30 Ngày 22/7/2023, Công ty Y đề nghị giảm giá 2% giá bán sản phẩm A do không đúng phẩm chất quy cách, doanh nghiệp đã chấp nhận và trừ vào

số tiền phải thu của Y

Nợ TK 5213: 7.500.000 x 2% = 150.000

Nợ TK 3331: 15.000

Có TK 131 (công ty Y): 165.000

31 Ngày 25/7/2023, Đại lý Mai Linh thông bán bán hết số hàng, đã chuyển

tiền gửi ngân hàng trả lại doanh nghiệp sau khi giữ lại hoa hồng đại lý

2% tính trên giá bán (đã nhận chứng từ ngân hàng)

- Ghi nhận giá vốn:

Nợ TK 632: 5.000 x 110= 550.000

Có TK 157 ( đại lý ML): 5.000 x 110= 550.000

- Ghi nhận chi phí:

Nợ TK 112: 810.000

Nợ TK 641: 2% x 750.000 =15.000

Có TK 511: 5.000 x 150 = 750.000

Có TK 3331: 75.000

VI CHI PHÍ BÁN HÀNG

30 Ngày 12/7/2023, chi trả bảo hiểm y tế cho nhân viên bốc dỡ hàng có trọng lượng lớn 800.000/nhân viên

Nợ TK 641: 800.000

Có TK 3384: 800.000

Trang 13

31.Ngày 14/7/2023, chi trả xe thuê để vận chuyển hàng hóa 10.000kg, có đơn giá 50/kg

Nợ TK 641: 500.000

Có TK 153: 10.000 x 50 = 500.000

30 Ngày 17/7/2023, mua máy in, đồ dùng văn phòng phẩm sử dụng ngay cho bộ phận bán hàng, số lượng 10 máy, có đơn giá

10.000/máy, thuế GTGT 10%

Trị giá hàng mua: 10 x 10.000 = 100.000

Nợ TK 642: 100.000 - 10.000 = 90.000

Nợ TK 1331: 100.000 x 10% = 10.000

Có TK 153: 100.000

31 Ngày 20/7/2023, chi trả, phân bổ dần chi phí sửa chữa TSCĐ

vào chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 30.000/kỳ

Nợ TK 642: 30.000

Có TK 242: 30.000

32 Ngày 18/7/2023, giá trị nguyên vật liệu phục vụ bán hàng phát sinh trong tháng là 150.000

Nợ TK 641: 150.000

Có TK 152: 150.000

33 Ngày 25/7/2023, trị giá đồ dùng văn phòng phẩm mua sử dụng ngay cho doanh nghiệp phát sinh trong tháng là 200.000

Nợ TK 642: 200.000

Có TK 153: 200.000

34 Ngày 26/7/2023, chi phí tài chính tập hợp được trong tháng: 50.000, đã thanh toán bằng chuyển khoản

Nợ TK 635: 50.000

Có TK 112: 50.000

Trang 14

35 Ngày 29/7/2023, doanh thu tài chính phát sinh trong tháng: 150.000, đã thu bằng tiền mặt

Nợ TK 111: 150.000

Có TK 515: 150.000

KẾT CHUYỂN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

1 Kết chuyển giảm trừ doanh thu

Nợ TK 511: 221.000

Có TK 5212: 75.000

Có TK 5213: 150.000 – 4.000 = 146.000

2 Kết chuyển doanh thu

Nợ TK 511: 750.000 + 7.500.000 + 1.050.000 – 7.000 – 40.000 – 4.000 – 221.000 = 9.028.000

Nợ TK 515: 150.000 + 1.000 = 151.000

Nợ TK 711: 200.000

Có TK 911: 9.028.000 + 151.000 + 200.000 = 9.379.000

3 Kết chuyển chi phí

Nợ TK 911: 4.478.750

Có TK 632: 752.500 + 537.500 + 550.000 – 53.750 = 1.786.250

Có TK 641: 200.000 + 47.000 + 15.000 + 800.000 + 500.000 + 150.000 = 1.712.000

Có TK 642: 300.000 + 90.000 + 70.500 + 30.000 + 200.000 = 690.500

Có TK 635: 50.000

Có TK 811: 240.000

4 Lợi nhuận trước thuế

Trang 15

- LNTT = 9.379.000 - 4.478.750 = 4.900.250

- Thuế TNDN phải nộp = 4.900.250 x 20% = 980.050

Nợ TK 8211: 980.050

Có TK 3334: 980.050

- Kết chuyển CP thuế TNDN:

Nợ TK 911: 980.050

Có TK 8211: 980.050

5 Lợi nhuận sau thuế = 4.900.250 - 980.050 = 3.920.200 Kết chuyển lãi:

Nợ TK 911: 3.920.200

Có TK 4211: 3.920.200

Ngày đăng: 17/05/2024, 12:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w