1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận pháp luật kinh tế mô hình và cơ cấu tổ chức của công ty tnhh hai thành viên trở lên

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mô hình và cơ cấu tổ chức của công ty TNHH hai thành viên trở lên
Tác giả Đặng Ngọc Hà, Đào Vân Hà, Phạm Ngân Hà, Đinh Thu Hằng, Trịnh Thuý Hạnh, Bá Thị Thanh Hiền, Hà Thị Thuý Hiền, Đỗ Ngọc Hoài, Nguyễn Trung Hiếu, Trần Thị Thu Hương
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền
Trường học Trường Đại học Thủy lợi
Chuyên ngành Pháp luật kinh tế
Thể loại bài tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 668,81 KB

Nội dung

Căn cứ vào khoản 1 điều 46 luật doanh nghiệp 2020: Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có số lượng thành viên không vượt quá 50 người và các thành v

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

BỘ MÔN KINH TẾ - -  

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN HỌC: Pháp luật kinh tế

Nội dung: Mô hình và cơ cấu tổ chức của công ty

TNHH hai thành viên trở lên

Giảng viên: TS Nguyễn Thị Thanh Huyền

Lớp: 64KTA2 Nhóm: 3 Tên trưởng nhóm: Đào Vân Hà

Tên các thành viên :

- Đặng Ngọc Hà

- Phạm Ngân Hà

- Đinh Thu Hằng

- Trịnh Thuý Hạnh

- Đỗ Ngọc Hoài

- Trần Thị Thu Hương

- Đào Vân Hà

- Bá Thị Thanh Hiền

- Hà Thị Thuý Hiền

- Nguyễn Trung Hiếu

HÀ NỘI, 2023

Trang 2

 Mức độ hoàn thành bài làm của các thành viên:

STT Tên thành viên Mức độ hoàn thành

Trang 3

MỞ ĐẦU

Công ty TNHH may mặc Ngân Hà là một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh quần áo thời trang có uy tín tại Việt Nam Công ty được thành lập ngày 2/6/2018, có trụ sở chính tại

Hà Nội Với mục tiêu trở thành một trong những nhà sản xuất quần áo thời trang hàng đầu Việt Nam, Công ty không ngừng thay đổi và hoàn thiện để có thể ngày càng đáp ứng như cầu khách hàng và cho đến ay công ty TNHH May Ngân Hà đã và đang phát triển mạnh mẽ, khẳng định vị thế của mình trên thị trường Công ty hiện đang có hệ thống nhà máy sản xuất tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, với đội ngũ cán bộ, nhân viên lên đến gần 1.000 người Sản phẩm của công ty được phân phối rộng rãi trên toàn quốc và xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới

Với sự thành công như hiện tại công ty TNHH May Ngân Hà không thể không nhắc đến cơ cấu tổ chức với bộ máy lãnh đạo tài tình, đưa đến những quyết định chính xác, đặt nền móng cho những phát triển vượt bậc của công ty

Từ lý do này em lựa chọn đề tài “Mô hình và cơ cấu tổ chức công ty TNHH Hai thành viên trở lên” làm đề tài nghiên cứu và phân tích

Câu 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN:

1.1 Khái niệm công ty TNHH hai thành viên trở lên:

Trang 4

Căn cứ vào khoản 1 điều 46 luật doanh nghiệp 2020: Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có số lượng thành viên không vượt quá 50 người và các thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn đã góp

1.2 Đặc điểm loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên:

Căn cứ vào Điều 46 Luật doanh nghiệp 2020 Công ty TNHH hai thành viên trở lên mang những đặc điểm cơ bản sau:

- Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

- Không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần nhưng được quyền phát hành chứng khoán: Được phát hành trái phiếu và các loại chứng khoán theo quy định của pháp luật trử cổ phiếu

- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này

- Có quyền chuyển nhượng vốn một phần hoặc toàn bộ vốn góp của mình

- Chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của công ty

Câu 2 CÁC NỘI DUNG TRONG 7 VĂN BẢN LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TY :

TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN:

STT Tên văn bản

luật

Các nội dung liên quan đến công ty TNHH hai thành viên trở

lên

1 Luật Doanh

nghiệp (2020)

1 Đặc điểm:

- Thành viên: từ 2 – 50 thành viên

- Chế độ trách nhiệm: Các thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của công ty

- Quyền phát hành trái phiếu và các loại chứng khoán theo quy định của pháp luật

- Tư cách pháp lý: Có tư cách pháp nhân

- Chuyển nhượng cố vấn: Một phần hoặc toàn bộ cổ phần

2 Cơ cấu tổ chức và quản lý:

- Ban kiểm soát: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên; Tổng giám đốc (Giám đốc)

- Điều kiện họp Hội đồng thành viên: (Điều 18)

- Điều kiện thông qua Nghị quyết của Hội đồng thành viên: (Khoản 3 điều 59)

Trang 5

- Tổng giám đốc: Được bổ nhiệm hoặc được thuê về; Các tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc, Tổng giám đốc (Điều 64); Quyền và nhiệm vụ của Giám đốc và Tổng giám đốc (Điều 63)

- Quyền của các thành viên (Điều 49) và Nghĩa vụ của các thành viên (Điều 50)

- Ban kiểm soát (Điều 65): từ 1 – 5 thành viên, nhiệm kì không quá 5 năm và có thể đưcọ bổ nhiệm với số kì không hạn chế

3 Các vấn đề về vốn của công ty:

- Góp vốn (Điều 47): Vốn điều lệ của công ty TNHH hai thành viên trở lên khi đăng kí thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp và ghi trong điều lệ công ty

- Chuyển nhượng vốn góp (Điều 52): phải chào bá phần vốn góp

đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ vốn góp của các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với cùng điều kiện và có thể chuyển nhượng cho người không phải thành viên nhưng phải theo quy định

- Mua lại phần vốn góp (Điều 51): Có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp được thỏa thuận theo giá thị trường hoặc theo điều lệ nếu công ty không mua có thể chuyển nhượng

- Tăng giảm vốn điều lệ (Điều 68): tăng vốn góp hoặc tiếp nhận thêm vốn góp

- Lợi nhuận, thu hồi (Điều 69): chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác

2 Luật đầu tư

(2020)

- Hình thức góp vốn, mua cổ phần vốn góp (Điều 25)

- Mua phần vốn góp của thành viên thuộc công ty TNHH để trở thành thành viên của công ty TNHH

- Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua phần vốn góp (Điều 26): Nhà đầu tư góp vốn, mua phần vốn góp của các thành viên công ty TNHH phải đáp ứng các điều kiện thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông theo quy định của pháp luật

- Các hình thức đầu tư theo dạng góp vốn, mua phần góp vốn của công ty TNHH hai thành viên không cần phải thực hiện thủ tục giấy chứng nhận đăng ký

3 Luật Trọng tài

thương mại

(2010)

1 Thẩm quyền giải quyết:

- Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại

- Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại

- Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài

2 Nguyên tắc giải quyết:

- Tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội

Trang 6

- Độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật.

- Giải quyết tranh chấp được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác

3 Áp dụng giải quyết tranh chấp:

- Đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp

- Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏa thuận thì Hội đồng trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho

là phù hợp nhất

4 Hình thức thỏa thuận:

- Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng

- Phải được xác lập dưới dạng văn bản

4 Luật Phá sản

(2014) 1 Người có quyền, nghĩa vụ yêu cầu mở thủ tục phá sản:- Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần

- Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp

cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở

- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

- Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

2 Nghĩa vụ thông báo khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán:

- Cá nhân, cơ quan, tổ chức khi phát hiện công ty TNHH hai thành viên trở lên mất khả năng thanh toán có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho những người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản quy định

- Cá nhân, cơ quan, tổ chức thông báo phải bảo đảm tính chính xác của thông báo nếu không sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật

3.Thẩm quyền giải quyết thủ tục phá sản công ty TNHH hai thành viên trở lên:

- Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty TNHH hai thành viên trở lên đặt trụ sở có thẩm quyền giải quyết thủ tục phá sản của công

ty TNHH 2 thành viên trở lên

- Thẩm quyền sẽ thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi đăng ký doanh nghiệp tại tỉnh đó tại 1 số trường hợp

4 Nghĩa vụ trả nợ khi phá sản:

(Quy định tại điều 53 Luật Phá sản năm 2014)

5 Thứ tự ưu tiên thanh toán khi bị phá sản:

- Chi phí phá sản

- Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y

tế, quyền lợi theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể

đã ký kết

- Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích

Trang 7

phục hồi hoạt động

- Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm; khoản nợ có bảo đảm

5 Bộ luật Tố

tụng Dân sự

(2015)

- Điều 30 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án: Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty TNHH hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức công ty

- Các khoản 1, 2, 3 Điều 30 quy định rõ những tranh chấp có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh Tranh chấp phát sinh trong : hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng

ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận; Tranh chấp

về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận; Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty

6 Bộ luật Dân sự

(2015)

* Điều 143 của Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định về hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, cụ thể: Giao dịch dân sự do người đại diện công ty TNHH xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ một trong các trường hợp

* Chương IV quy định về pháp nhân (Từ Điều 74 đến Điều 96) đối với tất cả các tổ chức kinh tế bao gồm cả công ty TNHH hai thành viên trở lên

1 Nội dung về điều kiện để một Công ty TNHH Hai thành viên trở lên được công nhận là pháp nhân (Điều 74)

2 Công ty TNHH hai thành viên trở lên căn cứ vào mục đích thành lập, hoạt động của pháp nhân, phân loại pháp nhân trong quan hệ dân sự theo hai loại: Pháp nhân thương mại (Điều 75) và Pháp nhân phi thương mại (Điều 76)

* Công ty TNHH hai thành viên trở lên có các thành tố cơ bản

Trang 8

của pháp nhân theo:

- Điều lệ (Điều 77) - Quốc tịch (Điều 80)

- Tên gọi (Điều 78) - Tài sản (Điều 81)

- Trụ sở (Điều 79) - Cơ cấu tổ chức (Điều 83)

- Chi nhánh, văn phòng đại diện (Điều 84)

* Cách thức và quy định thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên, đăng ký pháp nhân theo Điều 82

* Công ty Công ty TNHH hai thành viên trở lên phải tuân thủ quy định về đại diện của pháp nhân theo Điều 85

* Công ty TNHH hai thành viên trở lên có khả năng mang quyền, nghĩa vụ dân sự theo Điều 86 và phải có Trách nhiệm về thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân theo Điều 87

* Công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức của pháp nhân theo Điều 88 đến Điều 92

* Công ty TNHH hai thành viên trở lên giải thể pháp nhân theo quy định và phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về tài sản theo Điều 93

* Công ty TNHH hai thành viên trở lên thanh toán tài sản của pháp nhân bị giải thể theo thứ tự ,sau thanh toán phần còn lại phân theo mục đích sử dụng để chuyển giao theo Điều 94

- Công ty TNHH hai thành viên trở lên phá sản phải thực hiện theo quy định của Pháp luật theo Điều 95 và Chấm dứt tồn tại pháp nhân trong trường hợp nhất định theo Điều 96

Trang 9

7 Luật thương

mại (2005 sửa

đổi bổ sung

2017, 2019)

- Công ty TNHH hai thành viên trở lên có đầy đủ đặc điểm và tuân thủ theo các quy định chung của Luật Thương mại:

+ Thương nhân và quyền hoạt động thương mại của thương nhân theo Điều 6

+ Nghĩa vụ đăng ký kinh doanh của thương nhân (Điều 7) + Những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại (Mục 2, Điều 11 đến Điều 15)

+ Chế tài trong thương mại và giải quyết tranh chấp trong thương mại (Chương VII, Điều 292 đến Điều 319)

+ Xử lý vi phạm pháp luật về thương mại (Chương VIII, Điều 320 đến Điều 322)

Câu 3: VÍ DỤ THỰC TIỄN: Tổng công ty hàng không Viẹt Nam - CTCP Vietnam Airlines:

Trong giai đoạn đầu quá trình phát triển sản xuất kinh doanh thì mọi quyết định, kế hoạch, chiến lược, chiến thuật được đưa ra từ ban lãnh đạo và các phòng chức năng của công ty TNHH May Ngân Hà Các phòng ban này có nhiệm vụ phải phối hợp chặt chẽ với nhau cùng nhau giải quyết mọi vấn đề đặt ra và cùng ban lãnh đạo phối hợp điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh

3.1 Cơ cấu tổ chức:

 Sơ đồ cơ cấu, tổ chức

Trang 10

 Chức năng các phòng ban:

- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất, tất cả các cổ đông có quyền biểu

quyết, hoạt động thông qua cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên, bất thường và thông qua việc lấy ý kiến bằng văn bản

- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý, chỉ đạo thực hiện các hoạt động kinh doanh của

Tổng công ty, có toàn quyền nhân danh Tổng công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Tổng công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội

cổ đông Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Tổng Giám Đốc và người quản lý khác, Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Luật pháp và Điều lệ Tổng công ty, các quy chế nội bộ của Tổng công ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ quy định

+ Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty; Quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện;

+ Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty; tăng hoặc giảm vốn điều lệ; quyết định dự án đầu tư phát triển công ty; thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản, hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty…

Trang 11

- Ban kiểm soát: Là cơ quan do ĐHĐCĐ bầu ra Có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp

pháp trong hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Tổng công ty Hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và BGĐ Ban kiểm soát còn có trách nhiệm thực hiện kiểm tra và đánh giá hiệu lực của hệ thống kiểm toán nội bộ, kiểm soát nội bộ cũng như quản lý rủi ro và cảnh báo sớm cho công ty Hơn nữa, sẽ xem xét sổ kế toán cũng như quá trình ghi chép kế toán và các tài liệu khác của công ty

+ Ngoài ra ban kiểm soát còn có thể kiến nghị đại hội đồng cổ đông biện pháp bổ sung, sửa đổi và cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý cũng như giám sát, điều hành hoạt động của công ty là một trong nhiệm vụ của ban giám sát Ngoài ra, có thể tham gia thảo luận tại các cuộc họp đại hội đồng cổ đông hay các cuộc họp khác của công ty (nếu có)

- Tổng giám đốc (Giám đốc): là người đại diện của tổng công ty trong việc điều hành mọi

hoạt động sản xuất kinh doanh Tổng giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và pháp luật về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty; Phó tổng giám đốc: Các phó tổng giám đốc giúp việc cho tổng giám đốc điều hành mọi hoạt động của tổng công ty trong các lĩnh vực theo sự phân công và ủy quyền của Tổng Giám đốc, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công, ủy quyền

- Các phòng chức năng: Các phòng chịu trách nhiệm chức thực hiện và tham mưu cho

TGĐ và công việc thuộc phạm vi chức năng của phòng đồng thời phối hợp với các đơn vị trực thuộc trong việc thực hiện mục tiêu và chiến lược chung cuộc tổng công ty

- Các xí nghiệp, chi nhánh phụ thuộc và các công ty liên doanh liên kết: cho phép tập

hợp lượng nguồn lực lớn hơn để cung ứng hàng hoá và dịch vụ, hoạt động một cách độc lập nhưng có sự ràng buộc nhất định

 Hệ thống cơ cấu tổ chức công ty TNHH May Ngân Hà đã được xây dựng và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo cho Công ty hoạt động hiệu quả, phát triển bền vững

3.2 Các cổ đông góp vốn:

Theo báo cáo tài chính năm 2022 của Công ty TNHH May NgânHà, các cổ đông góp vốn của công ty mẹ bao gồm:

 Công ty Cổ phần Dệt may Ngân Hà với tỷ lệ sở hữu 83,66% (Với hai thành viên nắm giữ tỷ lệ vốn góp cao nhất là bà Nguyễn Thị Thanh Hiền (44,5%) và ông Trần Huy Hiếu (39,16%)

Ngày đăng: 16/05/2024, 16:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w