1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận cơ sở luật kinh tế đề tài tìm hiểu về công ty tnhh hai thành viên trở lên

19 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu về công ty TNHH hai thành viên trở lên
Tác giả Trương Việt Đức, Sử Hoàng Tú Quyên, Trương Thị Tường Vy, Nguyễn Lê Bích Thanh, Ngô Diễm Quỳnh, Nguyễn Thị Thanh Trâm, Lương Thị Anh Thư, Trần Lương Hoài Nam, Đỗ Như Tuyết Nhi, Lưu Thị Như Quỳnh, Trương Ngọc Như Quỳnh, Lê Thị Thùy An
Người hướng dẫn Trần Song Toàn
Trường học Trường ĐH Duy Tân
Chuyên ngành Cơ sở Luật Kinh tế
Thể loại bài tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 801,85 KB

Nội dung

Thành viên phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.Hiện nay, tại điều 46, Luật doanh nghiệp năm 2020

Trang 1

TRƯỜNG ĐH DUY TÂN

BÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC: CƠ SỞ LUẬT KINH TẾ

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ CÔNG TY TNHH HAI THÀNH

VIÊN TRỞ LÊN

GVHD: TRẦN SONG TOÀN LỚP: LAW 403 A

NHÓM SINH VIÊN: NHÓM 6

NĂM HỌC: 2023 – 2024

1

Trang 2

STT HỌ TÊN MSSV NỘI DUNG PHÂN TÍCH %

1 Trương Việt

Đức 27217142150 1 Sự hình thành chế định công ty TNHH tại Việt Nam

2 Khái niệm Công ty TNHH hai thành viên trở lên

100

2 Sử Hoàng Tú

Quyên

27217133352 3 Đặc điểm công ty TNHH hai thành

viên trở lên:

a Tư cách pháp lý

b Đặc điểm của thành viên

c Đặc điểm về trách nhiệm tài sản

100

3 Trương Thị

Tường Vy

4 Nguyễn Lê

Bích Thanh

(Nhóm phó)

27202429837 4 Chế độ pháp lý về vốn

a Điều kiện

• Đối tượng đăng ký

• Thực hiện góp vốn

100

5 Ngô Diễm

Quỳnh

28208228108 4 Chế độ pháp lý về vốn

b Quyền và nghĩa vụ

100

6 Nguyễn Thị

Thanh Trâm 28204353236 4 Chế độ pháp lý về vốnc Xử lý vốn góp

• Mua lại

• Chuyển nhượng

• Các trường hợp khác

100

7 Lương Thị

Anh Thư 27202302418 5 Cơ cấu tổ chức quản lý của công tya Sơ đồ tổ chức

100

8 Trần Lương

Hoài Nam

28214300546 5 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty

b Hội đồng thành viên:

• Vai trò

• Thẩm quyền

• Họp hội đồng thành viên

100

9 Đỗ Như Tuyết

Nhi

27207147294 5 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty

c Chủ tịch hội đồng thành viên

100

10 Lưu Thị Như

Quỳnh

28204352645 5 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty

d.Giám đốc, Tổng Giám đốc

100

11 Trương Ngọc

Như Quỳnh

27212302634 6 So sánh với loại hình doanh nghiệp

TNHH một thành viên

a Giống

b Khác

100

12 Lê Thị

Thùy An

(Leader)

27217142131 7 Liên hệ thực tế

* Hệ thống và chỉnh sửa nội dung, tổng hợp word

100

BẢNG PHÂN CHIA NỘI DUNG NHÓM 6

Trang 4

MỤC LỤC

I Sự hình thành chế định công ty TNHH tại Việt Nam 4

II Khái niệm Công ty TNHH hai thành viên trở lên 4

III Đặc điểm công ty TNHH hai thành viên trở lên: 5

3.1 Tư cách pháp lý 5

3.2 Đặc điểm của thành viên 5

3.3 Đặc điểm về trách nhiệm tài sản 5

IV Chế độ pháp lý về vốn 6

4.1 Điều kiện 6

Đối tượng đăng ký 6

Thực hiện góp vốn 6

4.2 Quyền và nghĩa vụ 7

4.3 Xử lý vốn góp 8

Mua lại 8

Chuyển nhượng 8

Các trường hợp khác 9

V Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty 9

5.1 Sơ đồ tổ chức 9

5.2 Hội đồng thành viên: 10

Vai trò 11

Thẩm quyền 11

Họp hội đồng thành viên 11

5.3 Chủ tịch hội đồng thành viên 13

5.4 Giám đốc, Tổng Giám đốc 14

VI So sánh với loại hình doanh nghiệp TNHH một thành viên 15

6.1 Giống 15

6.2 Khác 15

VII Liên hệ thực tế 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 5

I Sự hình thành chế định công ty TNHH tại Việt Nam

Công ty TNHH là một loại hình công ty được đánh giá là có nhiều tính ưu việt và được ưa chuộng bởi bản chất pháp lý của nó Việc thừa nhận loại hình công ty TNHH trong hệ thống pháp luật Việt Nam hải qua những giai đoạn lịch sử khá lâu dài Luật Công ty năm 1990 chỉ quy định loại hình công ty TNHH hai thành viên (nhiều thành viên) bên cạnh loại hình công ty cổ phần mà không quy định công ty TNHH một thành viên Việc không quy định loại hình công ty TNHH một thành viên đặt ra những hàng rào và sự trở ngại cho các nhà làm luật và nhà đầu tư Với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp bằng việc quy định công ty TNHH một thành viên như một chìa khoá hoá giải những trở ngại đó Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp chỉ quy định loại hình công

ty TNHH một thành viên do tổ chức thành lập mà chưa thừa nhận loại hình công ty TNHH một thành viên do một cá nhân là chủ sở hữu Sự ghi nhận và bảo đảm quyền con người mà một trong những quyền đó là quyền tự do kinh doanh đòi hỏi việc ra đời của một loại hình công ty TNHH do một cá nhân đầu tư vốn thành lập là một xu thế tất yếu Một thực tế cho thấy, hiện nay vẫn có nhiều quan điểm chưa thống nhất với nhau khi đánh giá về loại hình công ty này Có quan điểm cho rằng đây là loại hình công ty đối vốn, nhưng quan điểm khác thì cho rằng đây là loại hình công ty đối nhân Mặc dù vậy, việc thừa nhận loại hình công ty TNHH một thành viên đã dẫn đến sự thay đổi nhận thức công ty không chỉ là một hợp đồng mà có thể còn là một hành vi pháp lý đơn phương.1 Kế thừa và phát triển Luật Doanh nghiệp cũ Luật Doanh nghiệp tiếp tục quy định công ty TNHH bao gồm: công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty TNHH một thành viên

II Khái niệm Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, trong đó thành viên công ty có thể là cá nhân, tổ chức với số lượng thành viên trong công ty không vượt quá 50 người Thành viên phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp

Hiện nay, tại điều 46, Luật doanh nghiệp năm 2020 hiện đang có giá trị áp dụng thì công ty TNHH hai thành viên trở lên được quy định như sau:

Điều 46 Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật này

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần

5

Trang 6

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này

III Đặc điểm công ty TNHH hai thành viên trở lên:

3.1 Tư cách pháp lý

Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Pháp luật đặt ra chế định pháp nhân vì cần thiết phải có

sự tách biệt giữa công ty tồn tại độc lập, liên tục mà không phụ thuộc vào việc người thành lập ra

nó bị chết,mất tích, hạn chế mất năng lực hành vi dân sự hay bị tuyên bố phá sản

3.2 Đặc điểm của thành viên

Thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể là tổ chức và cũng có thể là cá nhân; tối thiểu là 02 thành viên và tối đa là 50 thành viên (Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020)

3.3 Đặc điểm về trách nhiệm tài sản

Công ty TNHH 2 thành viên sẽ tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình vì công

ty có tư cách pháp nhân

Thành viên công ty TNHH 2 thành viên sẽ chịu trách nhiệm liên quan đến các khoản nợ

và các nghĩa vụ về tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi về số vốn góp vào cho doanh nghiệp

Vào thời điểm thành lập công ty,vốn góp thường là 90 ngày được tính từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.Các thành viên chưa góp vốn hoặc góp vốn nhưng chưa đầy đủ với số vốn góp đã được cam kết từ trước sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng

về số vốn góp mà thành viên đã cam kết với nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong khoảng thời gian này

Khi công ty TNHH 2 thành viên trở lên bị Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản mà tài sản của công ty còn lại không đủ để thanh toán cho các chủ nợ thì thành viên của công ty không phải mất thêm tài sản của mình ngoài số vốn đã góp vào công ty để thanh toán cho chủ nợ Điều này thể hiện cụ thể tại khoản 4 điều 47 Luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau: Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn

đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp theo khoản 2 Điều này Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều

lệ và phần vốn góp của thành viên

Trang 7

IV.Chế độ pháp lý về vốn

4.1 Điều kiện

Đối tượng đăng ký

Mọi cá nhân, tổ chức có quyền thành lập và quản lý công ty được quyền đăng kỷ thành lập

Côngty TNHH hai thành viên trở lên trừ những đối tượng bị hạn chế theo Điều 13 của Luật

Doanh nghiệp 2005 Theo đó những tổ chức, cá nhân không được quyền thành lập và quản lý

doanh nghiệp tại Việt Nam bao gồm:

+ Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước

để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi rừng cho cơ quan, đơn vị mình

+ Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức

+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan,

đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan,

đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam

+ Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn số hữu nhà nước trừ

những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quân lý phần vốn góp của nhà nước tại

doanh nghiệp khác

+ Người chưa thành niên người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành

vi dân sự

+ Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Tòa án cấm hành nghề kinh doanh

+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản

Thực hiện góp vốn

Theo quy định tại khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì: “Vốn điều lệ là tổng

giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán ho đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần”

Tài sản góp vốn: Đồng Việt Nam; ngoại tệ tự do chuyển đổi; vàng; quyền sử dụng đất;

quyền sở hữu trí tuệ; công nghệ, bí quyết kỹ thuật

Số vốn góp: Hiện nay, Luật Doanh nghiệp năm 2020 chưa có quy định về mức vốn tối

thiểu mà doanh nghiệp cần đáp ứng hay mức vốn tối đa doanh nghiệp được phép đăng ký

Thời hạn góp vốn : Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam

kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Trường hợp không góp vốn đúng loại tài sản cam kết: Thành viên công ty chỉ được

góp vốn cho công ty bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành

của trên 50% số thành viên còn lại

7

Trang 8

Trường hợp quá thời hạn vẫn chưa góp vốn hoặc góp chưa đủ:

+ Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty; + Thành viên chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp;

+ Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên

4.2 Quyền và nghĩa vụ

Quyền của thành viên

Theo quy định tại Điều 50 Luật Doanh nghiệp 2020, thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên có các quyền sau đây:

- Tham dự họp, thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng thành viên:

- Được chia lợi nhuận theo tỷ lệ phần vốn góp;

- Được cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của công ty;

- Được yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình;

- Được tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác;

- Được yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng thành viên để giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng thành viên khi có ít nhất 1/3 tổng số thành viên có quyền biểu quyết đề nghị;

- Yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp giữa thành viên với công ty hoặc giữa các thành viên với nhau;

- Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty

Nghĩa vụ của thành viên

Theo quy định tại Điều 51 Luật Doanh nghiệp 2020, thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên có các nghĩa vụ sau đây:

- Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết;

- Tuân thủ Điều lệ công ty;

- Tuân thủ quy định của pháp luật về doanh nghiệp;

- Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 47 của Luật này;

- Chấp hành quyết định của Đại hội đồng thành viên, Hội đồng thành viên và Ban kiểm soát;

- Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty

Ngoài ra, thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên còn có các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty

Trang 9

4.3 Xử lý vốn góp

Mua lại

Công ty TNHH hai thành viên trở lên có quyền mua lại phần vốn góp của thành viên trong các trường hợp sau đây:

- Thành viên có yêu cầu mua lại phần vốn góp của mình

- Thành viên vi phạm nghiêm trọng quy định của Điều lệ công ty hoặc pháp luật mà chưa được khắc phục sau khi đã được Hội đồng thành viên yêu cầu

- Thành viên chuyển nhượng phần vốn góp cho người khác mà không được các thành viên còn lại chấp thuận

- Trình tự, thủ tục mua lại phần vốn góp của thành viên được quy định như sau:

Thành viên yêu cầu mua lại phần vốn góp của mình phải gửi văn bản đề nghị lên Hội đồng thành viên Trong văn bản đề nghị phải nêu rõ số lượng, giá mua phần vốn góp

và thời hạn thực hiện

Hội đồng thành viên xem xét, quyết định mua lại phần vốn góp của thành viên trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của thành viên

Hội đồng thành viên thông báo bằng văn bản cho thành viên về quyết định mua lại phần vốn góp

Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo giá thỏa thuận giữa công ty và thành viên Trường hợp không thỏa thuận được thì giá mua lại phần vốn góp được xác định theo nguyên tắc quy định tại Điều 51 Luật Doanh nghiệp 2020

Chuyển nhượng

- Thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác

- Chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên được thực hiện bằng văn bản và phải được Hội đồng thành viên chấp thuận

- Trình tự, thủ tục chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên được quy định như sau: Thành viên muốn chuyển nhượng phần vốn góp của mình phải gửi thông báo bằng văn bản đến các thành viên còn lại trong thời hạn 15 ngày trước ngày dự kiến chuyển nhượng Thông báo phải nêu rõ tên, địa chỉ, số lượng và giá chuyển nhượng phần vốn góp

Các thành viên còn lại trong công ty có quyền ưu tiên mua phần vốn góp của thành viên dự kiến chuyển nhượng theo giá và điều kiện được ghi trong thông báo Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, nếu các thành viên còn lại trong công ty không mua hoặc mua không hết phần vốn góp thì thành viên dự kiến chuyển nhượng được quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác Người nhận chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên phải là cá nhân, tổ chức có

đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quy định tại Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2020

9

Trang 10

Sau khi được Hội đồng thành viên chấp thuận, công ty phải đăng ký thay đổi thành viên trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày quyết định chấp thuận chuyển nhượng

có hiệu lực

Các trường hợp khác

Ngoài các trường hợp mua lại và chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên, Luật Doanh nghiệp 2020 còn quy định một số trường hợp khác liên quan đến việc xử lý phần vốn góp của thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên, bao gồm:

- Thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể dùng phần vốn góp của mình để góp thêm vào vốn điều lệ của công ty

- Thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể dùng phần vốn góp của mình để góp vốn thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp khác

- Trong trường hợp thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, người thừa kế, người quản lý tài sản, người giám hộ hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên đó có quyền chuyển nhượng, tặng cho, góp vốn bằng phần vốn góp của thành viên đó

- Trong trường hợp công ty giải thể, phần vốn góp của thành viên được chia theo quy định của pháp luật

V Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty

5.1 Sơ đồ tổ chức

HỘI ĐỒNG

Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm

Giám sát

GIÁM ĐỐC, TỔNG

GIÁM ĐỐC

Bổ

nhiệm

BAN KIỂM SOÁT (đối với công ty có chủ sở hữu công ty

là doanh nghiệp Nhà nước thì phải thành lập BKS )

Thành lập

PHÒNG BAN CHỨC

NĂNG

Điều hành

Giám sát

Giám sát

Ngày đăng: 24/04/2024, 16:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w