Căn cứ tại điểm c Khoản 2 Điều 22 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân quy định về Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: “Lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nh
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH
TÊN ĐỀ TÀITÌM HIỂU VỀ ÁN LỆ VÀ ÁP DỤNG ÁN LỆ Ở VIỆT NAM
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1, Lí do chọn đề tài 1
2, Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
3, Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài 3
NỘI DUNG 4
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ÁN LỆ 4
1.1 Khái niệm và đặc điểm của án lệ ở Việt Nam 4
1.1.1 Khái niệm 4
1.1.2 Đặc điểm của án lệ Việt Nam 5
1.2 Ưu, nhược điểm của án lệ 7
1.2.1 Ưu điểm của án lệ 7
1.2.2 Hạn chế của án lệ 9
1.3 Phân loại án lệ 10
1.3.1 Theo vai trò 10
1.3.2 Theo chức năng 10
1.4 Ý nghĩa và vai trò của án lệ 11
1.4.1 Ý nghĩa của án lệ 11
1.4.2 Vai trò án lệ trong hoạt động xét xử của Tòa án 11
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 12
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG ÁN LỆ TẠI VIỆT NAM 13
2.1 Quy định hiện hành về án lệ 13
2.1.1 Tiêu chí lựa chọn bản án, quyết định để phát triển thành án lệ 13
2.1.2 Quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ 14
2.1.3 Áp dụng án lệ trong xét xử 18
2.1.4 Bãi bỏ án lệ 18
2.2 Thực tiễn áp dụng án lệ tại Việt Nam 20
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 24
Trang 3CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT, NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC ÁP DỤNG ÁN LỆ TẠI
VIỆT NAM 25
3.1 Một số thách thức trong áp dụng án lệ vào hoạt động xét xử ở Việt Nam hiện nay 25
3.2 Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật, nâng cao hiệu quả việc áp dụng án lệ tại Việt Nam 27
3.2.1 Nâng cao nhận thức về án lệ 27
3.2.2 Hoàn thiện quy định pháp luật về án lệ 28
3.2.3 Về chất lượng bản án, quyết định của Tòa án 29
3.2.4 Về trình tự thủ tục, cách thức công bố án lệ 29
3.2.5 Về công tác lựa chọn án lệ 30
3.2.6 Nâng cao kỹ năng cho đội ngũ Thẩm phán 30
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 31
KẾT LUẬN 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
Trang 4CT: Chỉ thị
Trang 5MỞ ĐẦU
1, Lí do chọn đề tài
Trong tình hình thế giới đang ngày một phát triển, kéo theo đó là những yêucầu ngày càng cao về điều hành trật tự Để đáp ứng được yêu cầu đó việc áp dụngpháp luật là điều cần thiết và càng được nâng cao trên thế giới nói chung và ViệtNam nói riêng Công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền đòi hỏi phải có một hệthống pháp luật chặt chẽ để quản lý, xây dựng hệ thống pháp luật và áp dụng mộtcách thống nhất Trước tình hình đó, ở nước ta việc áp dụng án lệ và điều cần thiết.Việc xây dựng án lệ còn nhiều bất cập nên việc áp dụng án lệ sao cho đúng, hợp lý,
để ít tốn trí lực và sức lực còn cần nhiều sự quan tâm và nghiên cứu
Án lệ là một nguồn luật phổ biến được nhiều quốc gia trên thế giới đưa vào
hệ thống pháp luật và có vai trò quan trọng Trải qua nhiều thời kỳ và nhiều biếnđộng, án lệ ngày càng được đề cao và có một chỗ đứng quan trọng trong hệ thốngpháp luật nói chung và dân luật nói riêng Án lệ là một cách khái quát để Tòa ánnhân dân tối cao lấy làm “tiền lệ” để xét xử những tình huống tương tự về sau, tạođược sự bình đẳng về pháp luật, tốn ít công sức và tiền của Việc chú trọng xâydựng án lệ là làm giảm đi những lỗ hổng trong hệ thống pháp luật do thiếu cácnguồn luật, đảm bảo kịp thời điều chỉnh các tranh chấp pháp lí phát sinh khôngngừng ở hiện tại và tương lai
Tại Việt Nam, hệ thống pháp luật của nhà nước đã thừa nhận và chú trọng
về việc xây dựng và điều chỉnh án lệ Căn cứ tại điểm c Khoản 2 Điều 22 Luật Tổchức Tòa án nhân dân quy định về Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
“Lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dântối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa
án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các Tòa án nghiên cứu, ápdụng trong xét xử” Ngoài ra, tại Nghị quyết 04/2019/NQ – HĐTP cũng đưa ranhững vấn đề cụ thể về việc lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ
1
Trang 6Để tìm hiểu rõ hơn về án lệ và việc áp dụng án lệ tại Việt Nam nên em đãchọn cho mình đề tài bài tiểu luận là: “Tìm hiểu về án lệ và áp dụng án lệ ở việtnam hiện nay.”
2, Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài: " Tìm hiểu về án lệ và áp dụng án lệ ở việt nam hiệnnay.”, nhằm mục đích như sau:
- Thứ nhất: Nghiên cứu những vấn đề lý luận về Án lệ theo quy định của phápluật
- Thứ hai: Liên hệ thực tiễn việc áp dụng án lệ tại Việt Nam hiện nay
- Thứ ba: Nêu ra những bất cập, tồn tại ở việc áp dụng án lệ tại Việt Nam hiệnnay, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật, nângcao hiệu quả việc áp dụng án lệ tại Việt Nam
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ cần phải triển khai bao gồm: Thứ nhất: Phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận về Án lệ: Khái niệm, nguồngốc ra đời Án lệ
Thứ hai: Liên hệ thực tiễn việc áp dụng án lệ tại Việt Nam từ đó phân tích vàlàm rõ những bất cập, tồn tại trong thực tiễn
Thứ ba: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng án lệ trên thực tế
3, Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Quy định của pháp luật Việt Nam về án lệ, việc áp dụng án lệ trong thựctiễn
Đề tài nghiên cứu dưới góc độ khoa học Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm2014; Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP ngày 18-6-2019 của Hội đồng Thẩm phánTòa án nhân dân tối cao về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ …
2
Trang 74, Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, bài tiểu luận sử dụng một số phương pháp như:phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp liệt kê,phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch
5, Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về đề tài giúp:
- Tìm hiểu một số quy định của pháp luật về án lệ
- Đánh giá được thực trạng vệc áp dụng án lệ tại Việt Nam
- Mở rộng hiểu biết về án lệ theo quy đinh pháp luật hiện hành
- Đưa ra những giải pháp để hoàn thiện quy định về áp dụng án lệ trong thựctiễn
3
Trang 8NỘI DUNG CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ÁN LỆ
1.1 Khái niệm và đặc điểm của án lệ ở Việt Nam.
1.1.1 Khái niệm
Theo hệ thống pháp luật Common Law, Án lệ là những phán quyết đã đượctuyên bố của tòa án mang giá trị quyền uy, bởi lẽ nó được quyết định bởi thẩmphán và có tính thực tiễn cao Án lệ không phải là quy phạm pháp luật và cũngkhông phải là nguồn của pháp luật dân sự nhưng án lệ giải quyết những câu hỏi vềpháp luật, từ đó án lệ đóng vai trò quan trọng, là cơ sở để thẩm phán giải quyết các
vụ việc xảy ra sau đó Nói cách khác, các thẩm phán có thể dựa vào những án lệtrước đây để đưa ra lí do, cũng như lập luận cho quyết định của mình trong các vụviệc mà mình đang xét xử Án lệ được hình thành bằng con đường tòa án, thôngqua hoạt động xét xử của các vụ án của các thẩm phán ở những tòa án nhất định.Theo hệ thống pháp luật Civil Law, cụ thể là theo một số quốc gia dưới đây,
án lệ lại được hiểu như sau:
Ở Pháp: khái niệm án lệ ở đất nước này chưa có sự thống nhất nào giữa cáchọc giả và cũng chưa được đề cập chính thức trong văn bản pháp luật cụ thể nên án
lệ có thể được hiểu như là một giải pháp pháp luật do tòa án tạo ra để giải đápnhững câu hỏi về pháp luật; án lệ không được coi là nguồn luật, nó chỉ là một dạngtập quán đặc biệt, phát triển liên tục và hình thành bằng các hoạt động tích cực củathẩm phán Tuy chưa phải là một nguồn luật chính thức, án lệ vẫn đóng vai trò rấtquan trọng trong việc đưa ra các quyết định của tòa án, vì nó là cốt lõi để giải thíchpháp luật một cách minh bạch và thống nhất
Ở Nhật: án lệ đã được tuyên bố theo một cách gián tiếp về sự tồn tại của nónhư một nguồn luật chính thức
Ở Việt Nam: khái niệm án lệ đã được quy định một cách rõ ràng, minh bạch
và chính thống trong các văn bản pháp luật “Án lệ là những lập luận, phán quyếttrong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể
4
Trang 9được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh ánTòa án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trongxét xử.” (Điều 1 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP về quy trình lựa chọn, công bố và
áp dụng án lệ)
1.1.2 Đặc điểm của án lệ Việt Nam.
Từ khái niệm “án lệ” được nêu ra tại Nghị quyết số 04/2019/ NQ-HĐTPngày 18 tháng 06 năm 2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, emthấy “án lệ” Việt Nam có những đặc điểm như sau:
Thứ nhất, nó phải là những “ lập luận”, “ phán quyết trong bản án”, “quyếtđịnh đã có hiệu lực pháp luật” về một vụ việc cụ thể mà trước đó đã được giảiquyết, đáp ứng được các tiêu chí sau: Nhắc tới án lệ là nhắc tới những lập luận,quyết định chứa đựng cách thức chung, quan điểm chung, được Tòa án áp dụngtrong việc giải quyết vấn đề pháp luật trong một vụ án và được áp dụng lặp đi lặplại trong nhiều vụ án tương tự sau đó Nội dung này thường thể hiện tại quan điểmpháp lý trong phần “xét thấy” của các quyết định giám đốc thẩm được lựa chọn.Nhìn vào các bản án lệ của nước ta, có thể thấy rõ đặc điểm này ở ngay phần đầubản án lệ với tiêu đề “ Nguồn án lệ” và “ Vị trí nội dung án lệ”
Thứ hai, nó phải được “Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao lựachọn” Trước đây khi chưa có án lệ, hàng năm Tòa án nhân dân tối cao đều tổ chứctổng kết rút kinh nghiệm thực tiễn, hướng dẫn công tác xét xử Từ các văn bảntổng kết hướng dẫn nghiệp vụ xét xử Tòa án nhân dân tối cao có thể kịp thời tháo
gỡ các vướng mắc trong công tác chuyên môn của Tòa án cấp dưới Văn bản này
có thể là nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, các Quyếtđịnh giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Bên cạnh đó, Tòa án nhân dân tốicao đã xúc tiến việc chọn lọc xuất bản dưới dạng “Sách chuyên khảo”; “Tạp chíTòa án nhân dân tối cao” đối với rất nhiều quyết định của Hội đồng Thẩm phánTòa án nhân dân tối cao trong mọi lĩnh vực từ Hình sự, Dân sự, Lao động đến Kinhdoanh thương mại,…phục vụ cho xét xử của các Tòa án cấp dưới, nghiên cứu khoa
5
Trang 10học của các chuyên gia và cho đông đảo người dân biết, vận dụng hoặc tham khảo.Tuy nhiên, chưa có văn bản nào khẳng định rằng đây được coi là án lệ Mặc dùvậy, rất nhiều Thẩm phán khi xét xử vẫn dựa trên các quyết định này để xét xửnhững vụ án tương tự, có lẽ các vị thẩm phán này đã ngầm định những quyết địnhcủa Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là khuôn mẫu để giải quyết cáctranh chấp tại Tòa án mình.
Nay khi án lệ đã thực sự được ghi nhận trong hệ thống pháp luật nước ta,HĐTP Toà án nhân dân tối cao sẽ có trọng trách đó là thảo luận và biểu quyếtthông qua các án lệ trên cơ sở báo cáo của Hội đồng tư vấn án lệ Để có được báocáo này, trước hết cần có sự đóng góp ý kiến từ các Chánh án Tòa án nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chánh án Tòa án quân sự quân khu vàtương đương; Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trungương, họ sẽ tổ chức hoạt động tổng kết thực tiễn xét xử để đề xuất những vấn đềcần hướng dẫn; căn cứ vào các tiêu chí hướng dẫn đã có tại Điều 2 của Nghị quyết
số 03/2015/ NQ - HĐTP tổ chức rà soát, phát hiện các bản án, quyết định có hiệulực pháp luật của Tòa án mình, các Tòa án thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ
và đề nghị Ủy ban Thẩm phán cùng cấp xem xét, đánh giá Nếu đáp ứng đủ cácđiều kiện các Chánh án của các Tòa sẽ gửi báo cáo tới Toà án nhân dân tối cao(thông qua Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học), trong đó ghi rõ đánh giá thực tiễnxét xử và pháp luật liên quan đến đề xuất lựa chọn án lệ; nêu rõ bản án, quyết định
có chứa đựng nội dung được đề xuất, lựa chọn phát triển thành án lệ; ý kiến đánhgiá của các Uỷ ban Thẩm phán cấp tương đương Vụ Pháp chế và Quản lý khoahọc sẽ nhận các báo cáo, đề xuất rồi tổng hợp, công khai lấy ý kiến đóng góp, tậphợp lại và báo cáo lên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, lấy ý kiến củaHội đồng tư vấn án lệ Hội đồng tư vấn án lệ tổ chức phiên họp để thảo luận về cácbản án, quyết định được đề xuất lựa chọn làm án lệ, báo cáo Chánh án Toà án nhândân tối cao kết quả phiên họp Chánh án Toà án nhân dân tối cao tổ chức phiên họptoàn thể Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao để thảo luận và biểu quyếtthông qua án lệ Như vậy để thông qua một bản án lệ phải trải qua rất nhiều công
6
Trang 11đoạn và sự quyết định quan trọng nhất thuộc về Hội đồng thẩm phán Tòa án nhândân tối cao, khẳng định vai trò to lớn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tốicao cũng như nâng tầm quan trọng của tòa án lên một bậc trong lĩnh vực tư pháp.Thứ ba, là “án lệ để các Toà án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử ” giá trị án
lệ phải là cơ sở cho Tòa án cấp dưới vận dụng khi xét xử một vụ án tương tự Cũngdựa trên tư tưởng công bằng của nhà triết học Aristote là “Các trường hợp giốngnhau phải được xử lý như nhau” Khi xét xử, các Thẩm phán, Hội thẩm phảinghiên cứu, áp dụng án lệ để giải quyết các vụ việc tương tự, bảo đảm những vụviệc có tình tiết, sự kiện pháp lý giống nhau phải được giải quyết như nhau Tínhtương tự ở đây được hiểu là tương tự nhau về tình tiết, sự kiện cơ bản và tương tự
về vấn đề pháp lý Nhưng khi áp dụng án lệ trong bản án, thẩm phán phải chỉ rõtính chất, tình tiết vụ việc mình đang giải quyết tương tự với tính chất, tình tiết vụviệc trong án lệ Nếu thẩm phán áp dụng án lệ thì phải viện dẫn, phân tích, làm rõtrong bản án, quyết định của tòa án Thẩm phán sẽ không bị bắt buộc phải áp dụng
án lệ nhưng sẽ có hai lựa chọn: Nếu không áp dụng thì thẩm phán phải chứng minhtình tiết trong vụ việc khác với tình tiết trong án lệ Nếu thẩm phán không chứngminh được mà vẫn không chịu áp dụng án lệ thì bản án đó sẽ bị hủy Nếu vụ việcđang giải quyết giống án lệ nhưng chứng minh được án lệ sai thì bản án đó có thểđược công nhận là án lệ để thay thế cho án lệ cũ Bởi án lệ có thể không sai vàothời điểm được lựa chọn nhưng theo thời gian, có thể án lệ sẽ không còn phù hợp
do sự thay đổi của pháp luật
1.2 Ưu, nhược điểm của án lệ
1.2.1 Ưu điểm của án lệ
Thứ nhất, án lệ kịp thời giải quyết các quan hệ xã hội pháp luật, khắc phụcnhững lỗ hổng của pháp luật thành văn, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của các
cá nhân, tổ chức Ở các nước theo hệ thống Thông luật, các Thẩm phán có vai tròquan trọng trong việc xây dựng và áp dụng luật dưới hình thức án lệ Đối vớinhững quan hệ xã hội có nhu cầu giải quyết bằng pháp luật trước tòa luôn đượcđáp ứng, không có trường hợp Tòa từ chối giải quyết với lý do không có luật, nếu
7
Trang 12chưa có tiền lệ thì có thể tạo ra tiền lệ mới Ngược lại các nước theo hệ thống Dânluật luôn xem trọng văn bản pháp luật thành văn là nguồn chủ yếu Thẩm phán với
tư cách là người áp dụng pháp luật thường xuyên gặp phải khó khăn bởi có nhữngquan hệ xã hội có nhu cầu cần điều chỉnh bằng pháp luật nhưng lại chưa có luật đểgiải quyết Luật pháp mang tính ổn định tương đối trong khi các quan hệ xã hộiluôn vận động và phát triển, vì vậy bao giờ cũng có khoảng cách giữa khả năngthực tế điều chỉnh của pháp luật và nhu cầu cần điểu chỉnh bằng pháp luật của cácquan hệ xã hội Khoảng trống này luôn tồn tại một cách khách quan và không thểnào có thể lấp đi được dù rằng nhà làm luật có khả năng dự báo xu hướng pháttriển của các quan hệ xã hội, thấy được nhu cầu cần điều chỉnh bằng pháp luật luôn
đi sau sự phát triển của các quan hệ xã hội Có thể nói đây là một trong nhữngquan hệ hạn chế cơ bản nhất của văn bản pháp luật thành văn so với hệ thống án lệ.Thứ hai, án lệ mang tính thực tiễn cao Tính thực tiễn của án lệ biểu hiện ởhai khía cạnh: các lý lẽ tạo ra án lệ mang tính nhân tạo chứ không phải mang tính
tự nhiên và các luật gia cố gắng giải thích tinh thần của pháp luật hơn là hình thức
từ ngữ của pháp luật Các Thẩm phán khi giải quyết vụ việc không nhằm mục đíchtạo ra các quy tắc mà chủ yếu nhằm giải quyết tranh chấp của các bên về nhữngvấn đề nhất định trong một vụ việc của thực tiễn Trong những tính huống nhấtđịnh luật pháp luôn đi tìm các pháp để giải quyết vấn đề từ thực tiễn, các giải phápnày không mang nặng lý thuyết, không thiên về lý luận mà dễ vận dụng Tráingược với pháp luật thành văn, các thẩm phán khi áp dụng các quy phạm pháp luật
là áp dụng một cách gián tiếp, có những ngôn ngữ pháp lý nặng nề về lý thuyết,đôi khi khó hiểu, gây mơ hồ, buộc các thẩm phán phải đi giải mã, tìm kiếm và giảithích về những quy định đó Cũng chính vì vậy mà án lệ vừa gần gũi với thực tếđời sống, vừa đảm bảo được tính khách quan
Thứ ba, án lệ mang tính mềm dẻo, linh hoạt Các luật gia của Common Lawrằng văn bản pháp luật thành văn là cái gì đó quán khô khan và cứng nhắc Cácquy phạm đôi khi không bắt kịp với xu thế vận động và phát triển không ngừngvủa các quan hệ xã hội, trở nên lạc hậu so với điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội
8
Trang 13mới Tình trạng này tạo ra sự đánh đố cho người áp dụng pháp luật – các thẩmphán, một mặt với yêu cầu của nguyên tắc pháp chế bắt học phải trung thành vớiluật của nghị viện, mặt khác khi áp dụng các quy phạm pháp luật bất hợp lý có thểdẫn tới sự thiếu công bằng Để khắc phục những quy phạm pháp luật này thì cầnphải sửa đổi, bổ sung luật thông qua một quy trình phức tạp tốn nhiều thời gian vàcông sức của Nghị viện Tuy nhiên, tiến trình này không có điểm kết thúc khắcphục những quy phạm pháp luật lạc hậu này thì các quy phạm pháp luật lạc hậukhác cũng được tạo ra Những hạn chế trên sẽ không tìm thấy trong hệ thống án lệ,
vì các quy tắc tồn tại trong các phán quyết của toà án không rõ ràng như các quyphạm pháp luật trong văn bản pháp luật thành văn nên khi một quy tắc không hợp
lý hoặc không phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội mới thì các thẩm phán sẽ tìmcách phân biệt để tránh áp dụng tiền lệ đó
Thứ tư, án lệ thể hiện tính khách quan và công bằng Một quy tắc án lệkhông phải hình thành từ một bản án cụ thể, mà phải được hình thành qua hàngloạt các vụ việc tương tự về sau, bản án đầu tiên chỉ là hình mẫu phác thảo nên mộtquy tắc án lệ
Thứ năm, án lệ góp phần giải thích pháp luật Với các nước thuộc hệ thốngdân luật, xuất phát từ quan niệm pháp luật mang tính cô đọng và tổng quát caonhất, nên khi ban hành một điều luật, cần có sự giải thích để được áp dụng vàothực tế Tuy nhiên, vấn đề giải thích luật không bao giờ cũng được diễn ra nhanhchóng Có những điều luật chưa được giải thích cụ thể, dẫn đến tranh cãi trongcách áp dụng Như vậy, cần thiết có sự hướng dẫn giải thích kịp thời để các Thẩmphán có thể vận dụng điều luật một cách đúng đắn Quá trình xây dựng án lệ chính
là hoạt động nhận thức và giải thích pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án.Thứ sáu, án lệ góp phần kích thích khả năng sáng tạo và khả năng lập luậncủa Thẩm phán Một án lệ ra đời khi chưa có luật điều chỉnh vụ án mà tòa đang xét
xử, hoặc đã có luật nhưng chưa đầy đủ và chưa dự liệu được tình huống phát sinh,khi đó Thẩm phán sẽ có sáng tạo luật để điều chỉnh các vụ án tương tự
9