Dù việc giết Parker là cố ý nhưng cậu là người có khả năng sống sót thấp nhất và lúc giết Parker, cậu vô cùng yếu ớt, gần như là sắp chết.- Bị đơn chỉ ra một vụ án tương tự: vụ án Saint-
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM
MÔN: KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU
VÀ PHÂN TÍCH ÁN LỆ
ĐỀ BÀI: ĐỀ SỐ 04
NHÓM: 06
LỚP: N01.TL2
Hà Nội, 2023
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
TÓM TẮT VỤ ÁN 3
Background: 3
Facts: 3
Material Fact: 4
Vấn đề pháp lý: 4
Câu 1: Anh/chị có đồng ý với lập luận của các bên và lời tuyên án của tòa không? Tại sao? 4
Phía bị đơn: 4
Phía nguyên đơn: 5
Lời tuyên án của Toà: 5
Nhận xét: 6
Câu 2: Anh/chị hãy chỉ ra những vấn đề pháp lý, các vấn đề này đã được giải quyết như thế nào? 7
Vấn đề pháp lý: 7
Vấn đề đã được giải quyết như sau: 7
Câu 3: Anh/chị hãy đưa ra một số lập luận và lời tuyên án khác 8
KẾT LUẬN 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO 9
2
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Liệu việc làm hại hay thậm chí giết một ai đó để cứu sống bản thân và những người khác có được chấp nhận?Vấn đề nhức nhối và nan giải này đã được cả thế giới tranh luận trong hàng thập kỷ qua, cũng như được đưa ra phân tích và giảng dạy ở nhiều trường đại học Bởi lẽ, vấn đề ở đây không đơn thuần nằm ở phạm vi pháp luật có thể điều chỉnh mà còn gắn liền với đạo đức con người Trong vụ án Dudley và Stephens đã sát hại một thủy thủ học việc Parker để cứu bản thân họ khỏi cái chết đói gây ra nhiều luồng ý kiến trái chiều Vậy nên, nhóm 06 xin phép làm rõ những quan điểm về vấn đề nêu trên trong án lệ
Regina v Dudley and Stephens (1884) QBD 273 DC
TÓM TẮT VỤ ÁN Background:
Người bị hại: Richard Parker (17 tuổi - Thuyền viên tập sự)
Bị đơn: Thomas Dudley (Thuyền trưởng), Edwin Stephens (Thuyền phó)
Tòa xét xử: Tòa Nữ hoàng thuộc Tòa án Cấp cao (Vương quốc Anh)
Facts:
Ngày 19/5/1884: Tàu Mignonette gồm Thomas Dudley, Edwin Stephens, Edmund Brooks và Richard Parker ra khơi từ Southampton đi Sydney
Ngày 5/7/1884: Tàu đi đến phía Tây Bắc của Mũi Hảo Vọng (Nam Phi) thì gặp thời tiết xấu, tàu bị sóng đánh chìm
Thuyền trưởng Thomas Dudley ra lệnh cho thủy thủ đoàn xuống xuồng cứu sinh, cả 4 thành viên đều lên được xuồng
Vớt được một vài dụng cụ định vị, 2 hộp củ cải muối, không có nước ngọt
Ngày 8/7/1884: Đoàn thủy thủ ăn hết hộp củ cái muối đầu tiên
Ngày 9/7/1884: Bắt được một con rùa, ăn thịt và kể cả xương
Ngày 17/7/1884: Ăn hết con rùa và hộp đựng củ muối thứ hai
Ngày 24/7/1884: Thuyền trưởng Thomas Dudley đề nghị bốc thăm để chọn ra người hi sinh mạng sống để ba người còn lại được cứu Edmund Brooks từ chối ý tưởng đó và việc bốc thăm bị hủy bỏ
Ngày 25/7/1884: Thomas Dudley bảo Brooks quay mặt đi và ra hiệu với Stephens thực hiện kế hoạch đã bàn, sau đó cầu nguyện và dùng dao giết chết Parker Phần xác của cậu bé được chia ra làm 3 phần cho Dudley, Stephens và kể cả Brooks, giúp họ sống sót thêm 4 ngày
3
Trang 4 Ngày 29/7/1884: Các thủy thủ đoàn Được con tàu đi ngang qua cứu và đưa trở lại nước Anh
Material Fact:
Thomas Dudley bảo Brooks quay mặt đi và ra hiệu với Stephens thực hiện kế hoạch đã bàn, cầu nguyện và dùng dao giết chết Parker, phần xác của cậu bé được chia ra làm 3 phần cho Dudley, Stephens và kể cả Brooks, giúp họ sống sót thêm 4 ngày
Issue:
Sự biện hộ của “Sự cần thiết” có cho phép tha bổng cho việc giết người hay không?
Câu 1: Anh/chị có đồng ý với lập luận của các bên và lời tuyên án của tòa không? Tại sao?
Phía bị đơn:
- Trong trường hợp lênh đênh, cận kề cái chết trên biển, các bị đơn cho rằng, họ không còn lựa chọn nào khác và ý định của họ là để bảo toàn mạng sống của họ Dù việc giết Parker là cố ý nhưng cậu là người có khả năng sống sót thấp nhất và lúc giết Parker, cậu
vô cùng yếu ớt, gần như là sắp chết
- Bị đơn chỉ ra một vụ án tương tự: vụ án Saint-Christopher1:
Vào đầu thế kỷ 17, một nhóm gồm 7 người quốc tịch Anh đã gặp sự cố bị mất tích trong
17 ngày Trong thời gian đói khát này, một người đã đưa ra gợi ý bốc thăm xem ai sẽ là người hi sinh để duy trì sự sống cho 6 người còn lại Việc bốc thăm được tiến hành và kết quả là người phải hi sinh chính là người đàn ông đề xuất ra gợi ý trên Người đàn ông này
đã chấp nhận và điều này đã giúp 6 người còn lại sống sót tới Saint Martin
Sau đó, họ đã bị đưa trở lại Saint Christopher xét xử vì tội giết người Tuy nhiên, thẩm phán đã ra quyết định tha tội cho họ vì “sự cần thiết không thể tránh khỏi” (inevitable necessity)
- Bị đơn cho rằng họ không phạm tội giết người vì đây là “sự cần thiết” Điều này được trích ra từ Điều 32 Luật Hình sự Anh về “Sự cần thiết”: “sự cần thiết” sẽ là “lá chắn” cho một hành động.2 Nếu không có “sự cần thiết” này, một tội ác sẽ được tạo ra
1 State v St Christopher, (1975), STATE of Minnesota, Respondent, v Daniel ST CHRISTOPHER, Appellant
2 THE QUEEN v DU DLEY AND STEPHENS (1884), The University of Texas at Austin, page 3
4
Trang 5Phía nguyên đơn:
- Nguyên đơn cho rằng Parker đã bị giết một cách cố ý trong khi cậu không hề muốn bị như vậy Dù cậu là người có cơ hội sống thấp nhất, nhưng giả sử 4 người họ tìm được thêm đồ ăn, hay ngay khi đó có tàu cứu hộ đi qua, Parker hoàn toàn có thể sống sót khoẻ mạnh trở lại
- Nguyên đơn chỉ ra một vụ án tương tự: U.S v Holmes:
Vào năm 1841, tàu William Brown của Hoa Kỳ đã bị chìm sau khi đâm vào một tảng băng trôi Các thuỷ thủ đoàn, trong đó có Alexander Holmes, quyết định ném một số hành khách xuống biển và một số ở lại tàu bị đắm, vì cho rằng phao cứu sinh sẽ bị chìm nếu có quá nhiều người được cứu
Sau khi trở lại đất liền, Holmes bị đem ra xét xử vì tội giết người Phán quyết cuối cùng đưa ra là anh ta phải ngồi tù 6 tháng và nộp phạt 20 đô.3
- Trong Luật tự nhiên và quốc gia của Pufendorf4, một người tước đi mạng sống của người khác theo bản năng tự nhiên chỉ có thể được chấp nhận trên cơ sở tự vệ khi người
đó bị tấn công Trong vụ án này, Parker chẳng hề gây nguy hiểm tới tính mạng của 3 người còn lại tới mức họ phải giết Parker để bảo vệ mạng sống Nguyên đơn cho rằng, nếu Parker có đồ ăn và anh ấy bị cướp, Dudley và Stephens sẽ phạm tội ăn cướp, nếu Parker bị giết vì có đồ ăn, 2 người kia sẽ phạm tội giết người Vì vậy, trong trường hợp này, Dudley và Stephens đã phạm tội cố ý giết người
Lời tuyên án của Toà:
- Các thẩm phán thấy rằng các bị cáo đã giết Parker trong tình trạng yếu ớt, thoi thóp nhưng chưa hoàn toàn mất đi tất cả các cơ hội sống Việc giết Parker và ăn thịt, uống máu cậu bé đã hoàn toàn tước đi tất cả các cơ hội trên, không thể vì vậy cho rằng đây là “sự cần thiết” theo Điều 32 Luật Hình sự Anh
- Parker đã ở trong tình thế không thể phán kháng và không hề có một hành động nào đe doạ tới những người còn lại, nên không thể cho rằng đây là giết người do tự vệ - lí do hợp pháp để tước đi mạng sống của người khác Thậm chí, Parker còn vô cùng sợ hãi với gợi
ý bốc thăm người phải chết để duy trì sự sống cho 3 người còn lại của Dudley
3 United States v Holmes, 26 F Cas 360, 1 Wall Jr 1 (1842), Harvard Law School, Caselaw Access Project, https://cite.case.law/f-cas/26/360/
4 Pufendord’s Moral and Political Philosophi, (31/03/2021), Stanford Encyclopedia of Philosophi,
https://plato.stanford.edu/entries/pufendorf-moral/
5
Trang 6- Các hành động của bị cáo trong trường hợp này là cố ý giết người Các lí lẽ, sự kiện mà
họ đưa ra không phải là sự biện minh hợp pháp cho việc giết Parker Trong phiên xét xử cuối cùng, Thẩm phán Coleridge, C.J, đưa ra phán quyết của Toà án: “Một người không thể lấy dục vọng, cám dỗ của bản thân để biện minh cho tội ác của mình Sự khoan
nhượng đối với những tội phạm này sẽ làm suy yếu tính đúng đắn của pháp luật”.5 Hình phạt cuối cùng dành cho Dudley và Stephens là tử hình
Nhận xét:
Theo quan điểm của nhóm 6, nhóm đồng ý với lập luận từ phía nguyên đơn Điều này được giải thích bởi các lí do sau đây:
- Thứ nhất, mạng sống của mỗi người luôn là điều thiêng liêng, không thể dễ dàng bị tước đoạt cũng như đặt lên bàn cân so sánh với giá trị cuộc sống của người khác Việc Parker bị chọn để giết và làm thức ăn sinh tồn cho những người còn lại cho thấy họ coi mạng sống của Parker kém giá trị, ít quan trọng hơn Hơn nữa, việc giết Parker dù cậu đã bày tỏ sự không đồng ý với việc này từ trước, “điều cần thiết” mà bị cáo nêu ra và hoàn toàn không thuyết phục
- Thứ hai, việc cố ý giết chết Parker đồng nghĩa với các bị cáo đã tước đi tất cả các cơ hội sống của cậu bé dù là nhỏ nhất Nếu họ tìm được thức ăn khác từ biển, hay từ vài tiếng tới một ngày sau đó họ được cứu hộ bởi một con thuyền khác thì việc giết Parker là hoàn toàn vô nghĩa, trái với đạo đức và pháp luật
- Thứ ba, luật pháp quy định một người chỉ có thể tước đi mạng sống người khác để chống lại người đang cố gắng lấy đi mạng sống của mình, đó là quyền “tự vệ” hợp pháp Tuy nhiên, trong trường hợp này, Parker còn chẳng hề gây nguy hiểm tới tính mạng của 3 người còn lại để họ phải giết Parker để tự vệ bản thân Không có một hành động khiêu khích nào từ Parker nên rõ ràng Dudley và Stephens đã phạm tội cố ý giết người
- Thứ tư, cũng là mấu chốt quan trọng nhất, “Sự biện hộ của “sự cần thiết” có cho phép tha bổng cho việc giết người hay không?” Theo quan điểm của nhóm cũng như nhiều quan niệm, quy tắc khác của các nhà luật học, “sự cần thiết” biện minh cho việc giết người chia ra hai loại: đầu tiên là quyền tự vệ, thứ hai là vì lợi ích hợp pháp và sự an toàn của xã hội Bên cạnh loại đầu tiên đã được phân tích ở trên, loại thứ hai rõ ràng là không
5 Lord Coleridge, C.J., Regina v Dudley and Stephens, (09/12/1884), Judicial Academy,
https://judicialacademy.nic.in/sites/default/files/1453024280_Dudley%20Stephens.pdf
6
Trang 7“cần thiết” trong trường hợp vụ án này: thực tế Parker hoàn toàn vẫn có cơ hội sống sót
và không gây ra bất kỳ một ảnh hưởng xấu hay một sự đe doạ nào tới bất cứ ai trên tàu Thực tế, cậu chính là người cần được chăm sóc tốt hơn vì đang trong tình trạng sức khoẻ
tệ hơn 3 người còn lại Do đó, nguyên đơn cho rằng Stephens và Dudley cố tình giết Parker là hợp lí
Cũng qua các lập luận trên, nhóm đồng tình với việc Toà tuyên án Stephens và Dudley
cố ý giết người và hình phạt cho cả 2 là tử hình là hoàn toàn phù hợp và thích đáng
Câu 2: Anh/chị hãy chỉ ra những vấn đề pháp lý, các vấn đề này đã được giải quyết như thế nào?
Vấn đề pháp lý:
Dudley và Stephens giết Parker để cứu chính mình đang trong tình trạng đói khát có được xác định là hành vi giết người hay không khi nghiên cứu và xem xét các tình tiết của
vụ án này?
Vấn đề đã được giải quyết như sau:
Thuyền viên Edmund Brooks vô tội, Thomas Dudley và Edwin Stephens bị xử hình phạt cao nhất là tử hình Lập luận được đưa ra là một người không bao giờ được lấy mục đích để biện minh cho bất cứ hành động phạm tội nào và không có quyền tuyên bố sự cám
dỗ là một cái cớ, mặc dù bản thân anh ta có thể đã nhượng bộ nó
Ngoài ra, không thể cho phép lòng trắc ẩn đối với việc phạm tội làm thay đổi hoặc suy yếu theo bất kỳ cách nào đối với định nghĩa pháp lý về tội phạm, cũng như khiến cho pháp luật yếu đi bởi những dục vọng, cám dỗ đó của con người Áp lực của sự cần thiết
về nạn đói không thể biện minh cho bất kỳ sự tước đoạt nào đối với một người, chứ chưa nói đến việc giết họ Dudley và Stephens đã bị cám dỗ để giết Parker, tuy nhiên bản thân cám dỗ không phải là cái cớ hợp pháp để biện minh cho việc giết anh ta
Việc Dudley và Stephens chọn người có thể trạng yếu nhất làm nạn nhân cũng không
có nghĩa là Parker không có khả năng sống sót Trong trường hợp này, người yếu nhất, trẻ nhất, không có khả năng phản kháng nhất đã được chọn Vậy có cần thiết phải giết anh ta
thay vì một trong những người đàn ông trưởng thành? Câu trả lời là KHÔNG, và vì vậy
hoàn cảnh bất hạnh của họ cũng sẽ không cho phép định nghĩa pháp lý về tội giết người được khoan hồng
7
Trang 8Câu 3: Anh/chị hãy đưa ra một số lập luận và lời tuyên án khác
- Lord Hale đã đưa ra lập luận rằng "sự cần thiết biện minh cho tội giết người có hai loại: (1) sự cần thiết mang tính chất riêng tư (Neccessity of private nature); (2) sự cần thiết liên quan đến công lý và an toàn (Neccessity of public justice and safety)
Loại đầu tiên là sự cần thiết buộc một người phải tự bảo vệ và bảo vệ mình, điều này đòi hỏi những câu hỏi sau: Có thể làm gì để bảo vệ mạng sống của chính một người? Lord Hale coi sự cần thiết riêng tư, thứ đã được biện minh chỉ đơn thuần để biện minh, việc lấy
đi mạng sống của người khác vì mục đích bảo vệ chính mình thường được gọi là “tự vệ”6 Bản thân Lord Hale đã nói rõ, nếu bị đe dọa tính mạng và không có lối thoát thì luật pháp cho phép người đó giết kẻ tấn công nếu cần thiết nhưng không thể dung túng cho việc giết một người vô tội nếu cần thiết luật pháp cho phép sử dụng vũ lực khi cần thiết hướng đến
sự tự vệ chứ không phải hướng đến người vô tội
- Một giả thuyết được đưa ra đó là, nếu tất cả mọi người trên thuyền lúc đó đồng ý quyết định ai là người hi sinh thông qua việc bốc thăm thì việc giết người có được thừa nhận? Một bài tường thuật ngắn gọn của thẩm phán Stephen trong vụ In United States v
Wharton về tội giết người đã được trích dẫn để giải thích cho vụ United States v Holmes: thủy thủ đoàn không có quyền ném hành khách xuống biển để cứu chính họ Nhưng liệu phương thức trên có thích hợp khi quyết định rằng ai là người sẽ hi sinh thông qua việc bỏ phiếu kín? Từ đây một câu hỏi nữa được đặt ra: “Tôi có quyền tự quyết định mạng sống của mình hay không?” Nếu câu trả lời là có, khi có hành vi bạo lực nào ảnh hưởng
nghiêm trọng thì cũng không bị truy cứu trách nhiệm hình sb, bởi lẽ mọi người đều ủng
hộ quan điểm chúng ta luôn có quyền sở hữu vô hạn đối với cơ thể của chính mình, ngoại trừ những hành vi liên quan đến cơ thể bị pháp luật cấm như: bán dâm, bán nội tạng cơ thể
KẾT LUẬN
Mọi người có quyền sống Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ và không ai bị tước đoạt tính mạng trái pháp luật Đây là quyền con người cơ bản và thiêng liêng của công dân dù ở bất kỳ hoàn cảnh, địa vị xã hội nào Nếu sự nhân nhượng được dành cho Dudley và Stephens, chắc chắn sẽ còn rất nhiều đối tượng khác về sau lợi dụng kẽ hở pháp luật này để tiến hành những hành vi trái luật tương tự Điều này sẽ tác động không nhỏ tới trật tự, sự an toàn của xã hội và hơn hết là tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật Khi đó, liệu pháp luật có còn là công cụ để bảo vệ quyền sống của con người?
Do đó, việc Toà án đưa ra phán quyết cuối cùng và đưa quyết định này thành án lệ đã bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật và giữ cho định nghĩa “đạo đức” không bị sai lệch
6 Hale's Pleas of, the Crown, i 478
8
Trang 99
Trang 10TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 THE QUEEN v DUDLEY AND STEPHENS (1884), The University of Texas at Austin, page 3, https://la.utexas.edu/users/jmciver/357L/QueenvDS.PDF
2 United States v Holmes, 26 F Cas 360, 1 Wall Jr 1 (1842), Harvard Law School, Caselaw Access Project, https://cite.case.law/f-cas/26/360/
3 Pufendord’s Moral and Political Philosophy, (31/03/2021), Stanford Encyclopedia of Philosophy, https://plato.stanford.edu/entries/pufendorf-moral/
4 Lord Coleridge, C.J., Regina v Dudley and Stephens, (09/12/1884), Judicial Academy, https://judicialacademy.nic.in/sites/default/files/1453024280_Dudley%20Stephens.pdf
5 Hale's Pleas of, the Crown, i 478
6 State v St Christopher, (1975), STATE of Minnesota, Respondent, v Daniel ST CHRISTOPHER, Appellant
10