1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu và phân tích về máy vật lý trị liệu sóng ngắn carupuls 419

87 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Và Phân Tích Về Máy Vật Lý Trị Liệu Sóng Ngắn Carupuls - 419
Tác giả Nguyễn Toàn Thắng
Người hướng dẫn PGS - TS Nguyễn Văn Khang, Đại Tá Đinh Quang Chiến
Trường học Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Chuyên ngành Khoa Điện Tử Viễn Thông
Thể loại Đồ Án Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2006
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 596,45 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I NGHIÊN CỨU CHUNG VỀ VẬT LÝ TRỊ LIỆU SÓNG NGẮN (5)
    • I.1. SỰ TÁC ĐỘNG TRONG VẬT LÝ TRỊ LIỆU SÓNG NGẮN (0)
    • I.2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BẰNG SÓNG NGẮN - VI SÓNG (12)
    • II.1. ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA MÁY (30)
    • II.2. NGUYÊN LÝ CHUNG CỦA MÁY VẬT LÝ TRỊ LIỆU SÓNG NGẮN CURAPULS - 419 (35)
  • CHƯƠNG III PHÂN TÍCH NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY TRỊ LIỆU SÓNG NGẮN CURAPULS - 419 (30)
    • III.1. QUY TRÌNH VẬN HÀNH MÁY (41)
    • III.2. PHÂN TÍCH SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ CỦA MÁY CURAPULS - 419 (42)
  • CHƯƠNG IV CÁC QUY TẮC AN TOÀN - SỬ DỤNG - CÁC HỎNG HÓC THÔNG THƯỜNG VÀ CÁCH SỬA CHỮA (41)
    • IV.1. CÁC QUY TẮC AN TOÀN (67)
    • IV.2. LIỀU ĐIỀU TRỊ (68)
    • IV.3. QUY TRÌNH VẬN HÀNH MÁY (0)
    • IV.4. MỘT SỐ HIỆU CHỈNH CỦA MÁY (70)
    • IV.5. QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG MÁY (78)
    • IV.6. CÁC HỎNG HÓC THÔNG THƯỜNG - CÁCH SỬA CHỮA (79)
  • KẾT LUẬN (82)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (83)

Nội dung

NGHIÊN CỨU CHUNG VỀ VẬT LÝ TRỊ LIỆU SÓNG NGẮN

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BẰNG SÓNG NGẮN - VI SÓNG

1 Khái quát : Điện trị liệu là một phần cơ bản của vật lý trị liệu, ra đời từ lâu và không ngừng phát triển mạnh mẽ dựa trên cơ sở các thành tựu đã đạt được trong lĩnh vực khoa học và công nghệ điện tử.

Với sự phát triển đó chúng ta không thể không kể đến các kỹ thuật điện trị liệu, bao gồm 2 yếu tố sau :

 Điều trị bằng dòng điện : dòng điện một chiều đều Galvanic và điện phân, dòng điện xung thấp tần và trung tần.

 Điều trị bằng điện từ trường : điện trường cao tần ( sóng ngắn và vi sóng ), cảm ứng D’ Arsonval, tĩnh điện từ trường, ion hoá không khí, điện trường cao áp.

Cơ sở của điện trị liệu dựa trên sự tương tác trực tiếp hay gián tiếp của dòng điện hoặc từ trường lên tổ chức cơ thể nhằm tạo ra các đáp ứng về mặt sinh lý học, hoá học… có tác dụng về sinh lý lâm sàng đối với từng bệnh nhân. Điều trị sóng ngắn và vi sóng ra đời từ cuối thế kỷ XIX tới nay đã có nhiều tiến bộ về cả nguyên lý vận hành máy cho đến khi bước vào thực hành cụ thể, vừa phát huy hiệu quả với nhiều kỹ thuật tiên tiến hợp lý vừa hạn chế mặt tác hại của điện trường cao tần đối với tổ chức sống - một vấn đề lâu nay còn có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau Dù có đánh giá như thế nào đi nữa thì ngày nay sóng ngắn và vi sóng vẫn được ứng dụng rộng rãi nhờ những đóng ghóp trong thành tựu khoa học về công nghệ mới, đa dạng về kỹ thuật sử dụng.

2 Cơ sở vật lý y sinh :

* Khái niệm đại cương về sóng ngắn và vi sóng :

Dòng điện cao tần là dòng xoay chiều với tần số dao động là 300.000 lần /s ( 300.000Hz ) Faraday ( 1791-1867 ) và Maxwell ( 1831-1879 ) qua nghiên cứu đưa ra giả thuyết là năng lượng điện từ trường có thể truyền lan trong không gian dưới dạng sóng điện từ, đồng thời nêu lên mối tương quan giữa điện trường và từ trường : một điện trường tạo ra một từ trường và ngược lại Hertz ( 1857-1894 ) chứng minh sự tồn tại của sóng điện từ, một trong những tính chất của sóng điện từ là truyền lan trong chân không với tốc độ ánh sáng : 300.000 km/s, khác với dòng điện là dòng điện tử tự do là sự chuyển dời trong dây dẫn với một vận tốc rất nhỏ mức ( < 2 mm / s ).

Có sự tương quan giữa độ dài của một chu kỳ xung ( bước sóng  ) với tần số ( dao động/s ), theo công thức : V=f 

Trong đó : V- là tốc độ sóng điện từ 300.000 km/s

 - là bước sóng ( m ) f - là tần số dao động Như vậy, bước sóng  tỷ lệ nghịch với tần số f Khi biết một trong hai thông số trên ta có thể tìm được thông số còn lại.

* Phân loại sóng điện từ trong thực hành :

Một cách phân loại khác theo phổ của sóng điện từ :

- Vi sãng có  : dưới 1m ( sóng dm, cm )

Cách phân loại này có thể suy ra tần số theo công thức f = V/ Phần quan trọng của sóng điện từ phụ thuộc vào tần số dao động của nó.

Theo quy ước về sử dụng sóng điện từ để tránh hiện tượng giao thoa hoặc nhiễu sóng điện từ sang nhau trong các thiết bị như radio, ti vi, thông tin liên lạc, y tế …thì vật lý trị liệu thường dùng sóng điện từ có bước sóng ngắn với bước sóng  = 11 - 22 ( m ); sóng cực ngắn có bước sóng là  = 7,6 ( m ); vi sóng có bước sóng là  = 12,2 ( cm ) Hiện nay chủ yếu chỉ sử dụng sóng ngắn với bước sóng là  = 11,06 ( m ) tương đương với tần số f = 27,12 ( MHz ) và vi sóng có bước sóng là  = 12,24 ( cm ) tương đương với tần số f = 2450 ( MHz ).

+ Quá trình ứng dụng điện cao tần trong y học là :

Bằng sự nghiên cứu của các nhà vật lý học đó là Dubois Reymond

( 1848 ), D’ Arsonval ( 1881 ), Lapicque ( 1903 ) đã chứng minh với dòng điện thấp tần và trung tần tác động lên cơ thể gây ra hiện tượng điện giật

( kích thích thần kinh - cơ ) với cường độ rất nhỏ ( mA ) và độ rộng xung ( ms ) - là cơ sở cho nghiên cứu ứng dụng dòng thấp tần và trung tần trong y học.

Hertz ( 1886 ) phát minh ra máy dao động điện với tần số dao động lên tới hàng nghìn MHz Với dòng điện có dao động trên 100 ( KHz ) hầu như không còn kích thích thần kinh bằng hiện tượng điện giật Các nhà vật lý Tesla, Thomson, Charrin, Oudin, Bergonie … đã xây dựng và tạo nền móng cho ứng dụng điện cao tần trong y học bằng các hiệu ứng sinh học bước đầu. Bordier và Lacomte ( 1900 ) phát hiện điện cao tần còn gây hiệu ứng nhiệt. Nhờ những thành tựu trên mà Lebedev, Esau, Schliephake … đã nghiên cứu và đề xuất vấn đề “ chữa bệnh khi điện được đặt cách xa ” có nghĩa là bằng điện trường ( không phải dòng điện trực tiếp ) Từ đó, các kỹ thuật điện cao tần được ứng dụng ngày càng phong phú : cao tần thâu nhiệt, dao mổ điện, sóng ngắn, sóng cực ngắn, vi sóng…

Những thành tựu to lớn về điện tử thế kỷ XX đã dần dần làm sáng tỏ nhiều vấn đề về dòng điện và điện trường cao tần cùng những tiến bộ vật lý y sinh học là cơ sở cho việc chế tạo những trang thiết bị chữa bệnh bằng điện trường cao tần hiện đại và phát triển kỹ thuật có hiệu quả như ngày nay.

+ Tương tác điện trường cao tần lên tổ chức cơ thể sống :

Cơ thể là một môi trường dẫn điện vì cấu trúc có nước, muối, ion âm, ion dương… Do phân bố không đồng đều và mỗi tổ chức có hằng số điện môi khác nhau nên không đồng nhất Mặt khác hoạt động sống của cơ thể rất phức tạp trong đó có hoạt động điện từ tạo ra dòng điện sinh học Dòng điện truyền dẫn trong tổ chức cơ thể là do chuyển dịch ion. Điện trường cao tần truyền dẫn trong không gian qua môi trường không khí, khi phần cơ thể bị đặt trong điện trường cao tần sẽ tạo ra trong tổ chức một dòng dịch chuyển hay nói cách khác là truyền năng lượng điện qua tổ chức tuỳ thuộc điện dung, cụ thể hơn là hằng số điện môi của tổ chức và một dòng dẫn của dao động xoay chiều làm tăng nhiệt của tổ chức Điều này phù hợp với lý thuyết về điện trường là dạng vật chất đặc biệt tồn tại xung quanh điện tích và tác dụng lên điện tích khác đặt trong nó.

+ Điện trường truyền dẫn trong tổ chức theo hai phương thức:

Dòng điện cao tần được dẫn ra hai điện cực kim loại, hai điện cực kim loại đặt cách nhau một khoảng không khí giống như một tụ điện Khi có dòng điện cao tần thì giữa hai điện cực kim loại có một điện - từ trường cao tần. Nếu đặt tổ chức điều trị vào giữa hai điện cực thì nhiệt độ của tổ chức sẽ tăng lên do hiệu ứng nhiệt của điện - từ trường cao tần sinh ra.

Hiệu ứng nhiệt của dòng điện cao tần tuân theo định luật Joule-Lentz :

Ttong đó : Q - nhiệt năng ( calo )

I - cường độ dòng điện cao tần ( A ) t - thời gian ( s )

Phương thức tụ điện tạo ra hai loại dòng điện trong tổ chức:

 Dòng dẫn I r : là dòng dịch chuyển của các ion và điện tử, sinh ra nhiệt năng trong tổ chức theo công thức:

Trong đó: Q - năng lượng nhiệt ( J )

Ir - cường độ dòng dẫn ( A )

Từ các biểu thức trên ta thấy mức độ cung cấp nhiệt năng cho tổ chức phụ thuộc vào các yếu tố sau đây :

+ R - Trở kháng của tổ chức

+ t - Thời gian dòng điện đi qua tổ chức

 Dòng dịch chuyển I c : thực chất không phải là một dòng điện mà do sự phân cực của tổ chức Dòng này không sinh ra nhiệt và truyền năng lượng mà bị chi phối bởi hằng số điện môi của tổ chức và tần số dao động điện từ Vì vậy, dòng dịch chuyển phát sinh trong tổ chức không đồng đều.

Tương quan giữa hai dòng Ir và Ic sinh ra trong tổ chức được coi như một mạch điện với một tụ điện và một điện trở mắc song song của một điện thế xoay chiều Hiệu ứng điện đối với mỗi loại tổ chức cơ thể phụ thuộc hằng số điện môi  và điện trở suất  của tổ chức đó Do vậy, ứng dụng đối với điện trường sóng ngắn xoay chiều ( 27, 12 MHz ) dòng dịch chuyển trong cơ và nội tạng cao hơn trong mỡ và xương vì điện trở xuất và hằng số điện môi khác nhau Trên cơ sở này có thể tính toán được năng lượng nhiệt sinh ra một cách tương đối, ví dụ trong tổ chức cơ so với mỡ khoảng 1:13 Qua sự nghiên cứu của Kebbel, Krause, Patzold thực nghiệm trên tổ chức mô phỏng tỷ lệ đó là 1:10 Trên vật thể sống cũng thấy nhiệt sinh ra trong tổ chức mỡ cao hơn nhiều so với trong cơ và nội tạng Biểu hiện tải nhiệt ở da và tổ chức mỡ ở dưới da là rất cao, khác với tổ chức cơ và nội tạng ( chứa nhiều chất lỏng và protein ) nên hằng số điên môi và điên trở xuất nhỏ Do vậy, ứng dụng tác dụng nhiệt một cách chọn lọc riêng cho từng tổ chức trong khi điều trị điện cao tần là không thể có được.

Theo phương thức tụ điện, như đã biết thì năng lượng điện mà tổ chức hấp thụ tăng theo tỷ lệ bình phương mật độ đường sức điện trường, điều này là cơ sở rất quan trọng trong việc chọn và đặt điện cực trong thực hành điều trị.

Dựa trên nguyên lý từ trường xoay chiều cao tần qua cuộn dây tạo ra dòng cảm ứng trong tổ chức gọi chung là dòng xoay hay dòng Foucault. Dòng xoay sinh ra nhiệt theo công thức: Q = I 2 t

I - cường độ dòng Foucault ( A ) t - thời gian ( s )

ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA MÁY

1 Máy vật lý trị liệu sóng ngắn Curapuls - 419 :

Máy vật lý trị liệu sóng ngắn Curapuls - 419 là thiết bị phát ra năng lượng điện cao tần được sử dụng để tạo ra hiệu ứng nhiệt và các hiệu ứng sinh vật học khác trong các mô của người bị bệnh, nó có thể can thiệp sâu vào cơ thể người bệnh và kích thích quá trình hàn gắn lại vết thương Điều này được thực hiện bằng cách chuyển dạng điện tần số cao qua cơ thể sống bằng hai điện cực phẳng ( được gọi tắt là “ điện cực tụ điện ” )

Phần cơ thể đó khi điều trị sẽ được đặt vào giữa hai tấm điện cực này. Lúc này, một dòng điện với tần số cao được tạo ra và chạy qua tụ điện, nhờ đó mà nhiệt độ ở cơ thể người bệnh được tạo ra trong lớp chất điện môi ( có nghĩa là phần cơ thể được đặt ở giữa hai tấm điện cực ) và có vai trò như là điện trở tiêu thụ.

Khi sử dụng các điện cực cảm ứng ( circuplode, diplode hay cáp cảm ứng ), các dòng điện xoáy được tạo ra, nó sẽ gây nên hiệu ứng nhiệt và các hiệu ứng sinh học khác biệt trong cơ thể người bệnh. Để chuyển được năng lượng cực đại từ máy phát sóng điện cao tần tới tải ( bệnh nhân ), mạch tải ( mạch bệnh nhân ) phải được duy trì sự điều hưởng liên tục với tần số phát ( tức là đồng bộ tần số phát ).

2.Thông số kỹ thuật ở máy vật lý trị liệu sóng ngắn Curapuls-419:

Máy có thể kết nối được với nhiều nguồn điện áp có giá trị là : 110 V,

127 V, 150 V, 220 V, 240 V Sai số của điện áp nguồn cung cấp là : ± 10 %. Tần số của nguồn cung cấp điện áp là : 50 / 60 ( Hz ).

* Tần số phát sóng ở đầu ra khối phát sóng cao tần là : f = 27.12 MHz

* Công suất đầu ra cực đại (đo được khi dùng tải giả tiêu chuẩn 70  ) là :

- Ở kiểu phát sóng liên tục là : 400 W

- Ở kiểu phát sóng dạng xung là : 1000 W

* Tần số xung dao động là có thể điều chỉnh được theo 10 nấc khác nhau từ 15 Hz đến 200 Hz.

* Độ rộng của chu kỳ một nhịp xung khi dao động là : 400 μs.s.

* Sai số cực đại khi vận hành máy liên tục ít nhất là 4 giờ đồng hồ có giá trị dưới 15%.

* Công suất tiêu thụ điện :

- Ở kiểu phát sóng dạng liên tục có công suất là 1300 W.

- Ở kiểu phát sóng dạng xung nhịp có công suất là 400 W.

* Dòng điện cực đại là : 300 mA.

* Dòng dò về đất là : 500 μs.A

* Trở kháng nối đất cực đại là : 0.2 

* Kích thước của máy là :

Trọng lượng : 80 kg đồng hồ thời gian

Khối điều khiển Khối bảo vệ

Khối phát sóng cao tần 27,12 MHz Bộ lọc và cách ly Mạch bệnh nhõn

Khối tách sóng pha Điều khiển mô tơ

Sơ đồ khối máy Curapuls - 419

3 Sơ đồ cấu tạo của máy vật lý trị liệu sóng ngắn Curapuls - 419 :

Máy vật lý trị liệu sóng ngắn Curapuls - 419 bao gồm các khối sau :

( 1 ) Khối nguồn cung cấp điện áp cho máy hoạt động

( 2 ) Khối phát ra sóng cao tần với giá trị 27.12 MHz và tạo ra xung nhịp thuộc dải tần từ 15 Hz đến 200 Hz.

( 3 ) Khối bộ lọc và cách ly

( 4 ) Khối điều khiển tự động và bảo vệ máy

( 5 ) Khối tách sóng dao động và điều khiển động cơ

( 6 ) Khối điện cực tụ điện và mạch bệnh nhân

( 7 ) Khối đồng hồ thời gian và hiển thị số

( 8 ) Đồng hồ thời gian điều khiển bằng máy tính

( 10 ) Quạt làm mát bộ phát sóng cao tần

( 11 ) Con ve báo hiệu bằng âm thanh

(16) Chỉ thị điều hưởng ( điều chỉnh cộng hưởng )

Khối đồng hồ thời gian và hiển thi

PHÂN TÍCH NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY TRỊ LIỆU SÓNG NGẮN CURAPULS - 419

QUY TRÌNH VẬN HÀNH MÁY

Cắm phích vào ổ cắm chính và bật máy bằng chuyển mạch chính Khi ấy đèn xanh trong chuyển mạch và đèn điều hưởng màu vàng sẽ sáng lên và hiển thị của đồng hồ thời gian của bộ vi xử lý sẽ chỉ vào số 0 thì nối bệnh nhân với máy, trong trường hợp bảo dưỡng máy thì được nối với tải giả.

Lựa chọn dạng điều trị mong muốn là dạng liên tục hay dạng xung hoặc bằng bộ chọn chế độ riêng cho từng trường hợp cụ thể. Đặt thời gian bằng chuyển mạch lên xuống ( + / - ) Ngay sau khi thời gian điều trị được đặt thì quạt làm mát bắt đầu chạy Đồng hồ thời gian để tự nó thì chưa làm việc mà phải đợi đến khi có tín hiệu của mạch điều chỉnh ở đồng hồ thời gian bắng hiển thị số.

Việc điều trị bây giờ có thể được bắt đầu bằng việc vặn núm điều khiển về cường độ hết cỡ theo chiều ngược chiều kim đồng hồ, sau đó quay cùng chiều kim đồng hồ tới ít nhất là vị trí “ 1 ” Khi đó đồng hồ thời gian bắt đầu chạy và việc điều hưởng tự động cũng bắt đầu làm việc.

Ngay khi đầu ra được điều hưởng, đèn điều hưởng màu vàng tắt và chỉ thị số tăng lên Phần vạch hiển thị chỉ ra dòng anốt của đèn phát Độ lệch toàn phần trên vạch hiển thị chỉ ra dòng anốt cỡ 280 mA.

Khi thời gian điều trị đã hết thì có một tín hiệu âm thanh báo và dòng cao tần bị tắt Tiến hành tắt công tắc nguồn và ngắt điện cho máy, tháo các điện cực cho bệnh nhân, vệ sinh các đầu tiếp xúc và cáp bệnh nhân, vệ sinh máy sau quá trình khám chữa bệnh cho bệnh nhân.

CÁC QUY TẮC AN TOÀN - SỬ DỤNG - CÁC HỎNG HÓC THÔNG THƯỜNG VÀ CÁCH SỬA CHỮA

CÁC QUY TẮC AN TOÀN

Sàn của buồng điều trị bằng dòng điện cao tần phải được cách điện tốt ( trải tấm nhựa dày 3mm hoặc lát gỗ có tấm chống ẩm ướt ) Diện tích buồng tối thiểu phải đạt 8m 2 cho mỗi một máy Buồng điều trị nên đặt ở nơi xa nhất của khoa tiếp giáp với vườn cây, đường lớn, hành lang.

Máy phải có dây nối đất, có rèm vải dệt bằng sợi kim loại để che chắn sóng hoặc lồng Faraday.

Nhân viên làm việc tại buồng điều trị bằng điện từ trường siêu cao tần nên thay đổi 6 tháng một lần, mỗi ngày một nhân viên chỉ nên điều trị 13 lần Hàng năm nhân viên cần được khám sức khoẻ, đặc biệt là khám chuyên khoa thần kinh, xét nghiệm máu

Không để vật bằng sắt ở khu vực đường kính 4 mét trong vùng điều trị sóng ngắn bởi vì vùng này có thể làm cho anten của các thiết bị mất tác dụng và có thể làm cho vật bị nhiễm từ, và do đó bị nhiễu sóng cao tần.

Một vài thiết bị điện tử hoạt động ở phạm vi đường kính 2-4 mét trong vùng điều trị có thể bị gây nhiễu đến mức không thu được kết quả nào.

Nếu tác động này vượt quá tầm kiểm soát, ta nên lắp đặt thêm một thiết nhằm ngăn chặn nhiễu sóng cao tần gọi là buồng Faraday Cần lưu ý là buồngFaraday trên thực tế làm phân tán 100% nhiễu do sóng cao tần gây ra ( sóng cao tần bị triệt hơn 60dB tại tần số 27MHz ).

LIỀU ĐIỀU TRỊ

Hiện nay máy sóng ngắn có nhiều loại công suất khác nhau : 30 W, 70 W,

200 W, 400 W, 1000W Còn máy vi sóng công suất thấp hơn ( 20 W - 100W ). Liều điều trị được tính theo giá trị của công suất ra ở đầu phát, đơn vị là W.

* Liều điều trị bao gồm các yếu tố như sau :

- Chế độ liên tục hay xung, nếu là chế độ xung dựa theo tần số lặp lại.

- Thời gian điều trị một lần, đợt điều trị.

Edel đưa ra lời khuyên rằng : ở trường hợp bệnh mãn tính thời gian điều trị lên tới 20 phút, bệnh cấp tính chỉ nên dừng lại ở 10 phút.

Nói chung là điều trị ở chế độ liên tục nên dùng liều thấp ( không ấm hoặc hơi ấm ) để tránh tác hại của tăng nhiệt tổ chức quá cao Khi điều trị ở chế độ xung có thể dùng công suất cao hơn nhưng không gây cảm giác ấm rõ.

Xu hướng ngày nay trong các bệnh viện từ địa phương cho tới bệnh viện trung ương thường dùng ở chế độ xung có thể đạt công suất cao mà không gây tác hại do tăng nhiệt tổ chức quá cao ( thường < 4 0 C ).

- Trường hợp người bệnh quá mẫn cảm với điện trường cao tần thì dù có dùng liều nhỏ cũng gây ra các tai biến ( như là nhức đầu, chóng mặt, choáng váng, mệt mỏi ) khiến người bệnh có cảm giác khó chịu.

IV.3 QUY TRÌNH VẬN HÀNH CỦA MÁY :

* Cách đặt điện cực : Đặt điện cực đối diện: hai điện cực được đặt đối diện nhau qua vùng điều trị

 Nếu hai điện cực có diện tích bằng nhau, khoảng cách tới da bằng nhau thì mật độ năng lượng tập trung ở lớp nông gần điện cực càng lớn.

 Nếu hai điện cực bằng nhau, bên điện cực nào gần da thì mật độ điện - từ trường tập trung ở ở lớp nông bên đó cao hơn.

 Nếu hai điện cực có diện tích khác nhau, khoảng cách từ điện cực tới da bằng nhau thì bên điện cực nhỏ có mật độ tập trung điện - từ trường cao hơn.

 Nếu hai điện cực bằng nhau, mật độ điện - từ trường tập trung ở vùng chi có tiết diện nhỏ nhất. Đặt hai điện cực cùng một mặt phẳng : Mật độ điện - từ trường tập trung ở phần nông giữa hai điện cực. Đặt hai điện cực tạo góc với nhau: mật độ điện-từ trường tập trung ở vùng góc giữa hai điện cực đó. Đặt điện cực dòng xoáy - đơn cực : cần để điện cực vuông góc với vùng điều trị Đặt điện cực cáp : chú ý tách biệt hai cáp, không để hai cáp tiếp xúc với nhau Điện cực được quấn xung quanh vùng điều trị, khoảng cách các vòng cáp là 15cm, nếu càng gần thì năng lượng càng lớn

Cắm phích vào ổ cắm chính và bật máy bằng chuyển mạch chính (1). Khi ấy, đèn xanh trong chuyển mạch và đèn điều hưởng màu vàng sẽ sáng và hiển thị của đồng hồ thời gian của bộ vi xử lý sẽ chỉ về 0.

Nối bệnh nhân với máy, hoặc trong trường hợp bảo dưỡng, nối với tải giả.

Lựa chọn dạng điều trị mong muốn, dạng liên tục hoặc dạng xung, bằng bộ chọn chế độ (2). Đặt thời gian điều trị bằng chuyển mạch lên xuống (+/-) (4) Ngay sau khi thời gian điều trị được đặt, quạt bắt đầu chạy Đồng hồ thời gian tự nó chưa khởi động được.

Việc điều trị bây giờ có thể được bắt đầu bởi việc vặn núm điều khiển cường độ hết cỡ theo chiều ngược chiều kim đồng hồ, sau đó quay cùng chiều kim đồng hồ tới ít nhất là vị trí “1” Khi đó đồng hồ thời gian bắt đầu chạy và việc điều hưởng tự động cũng bắt đầu làm việc.

Ngay khi đầu ra được điều hưởng, đèn điều hưởng màu vàng (8) tắt và chỉ thị vạch tăng lên Phần vạch hiển thị chỉ ra dòng anốt của đèn phát Độ lệch toàn phần trên vạch hiển thị chỉ ra dòng anốt cỡ 280mA.

Khi thời gian điều trị đã hết, có một tín hiệu âm thanh báo (từ con ve) và dòng cao tần bị tắt.

Tiến hành tắt công tắc nguồn và ngắt điện cho máy, tháo các điện cực cho bệnh nhân, vệ sinh các đầu tiếp xúc và cáp bệnh nhân, vệ sinh máy.

IV.4 MỘT SỐ HIỆU CHỈNH CỦA MÁY : Đồng hồ thời gian đang làm việc được thể hiện bởi chấm sáng trên đồng hồ hiển thị ( dấu thập phân nhấp nháy – xung nhịp được bật / tắt tùy trường hợp cụ thể ).

Có thể xảy ra tình huống, khi cao tần được bật bằng cách vặn hết cỡ núm điều khiển cường độ theo chiều ngược chiều kim đồng hồ sau khi thời gian điều trị đã được đặt, việc điều hưởng tự động không làm việc; đèn tín hiệu điều hưởng ( 8 ) khi đó vẫn sáng Điều này do cầu chì tự động ( 9 ) ở panen phía sau đang ở sai vị trí ( vị trí thấp ).

Nếu cầu chì ngắt do quá tải, nên có một sự tạm dừng trước khi bật máy lại ( tức là chờ một lúc rồi mới bật máy lại ).

Nguồn cung cấp bao gồm một máy biến thế chính cho 2  18V đối với phần điện tử và 5V đối với sợi đốt của đèn điện tử máy phát cao tần, và biến thế cao áp cung cấp điện áp anôt tới đèn điện tử của máy phát. Điện áp sơ cấp của biến thế cao áp được điều khiển bởi biến trở ( điều khiển cường độ ) Cao cáp chỉ có thể được bật sau khi đồng hồ thời gian được đặt, bằng cách quay tối đa núm điều khiển cao áp ngược chiều kim đồng hồ. Khi thời gian đặt trước trên đồng hồ thời gian đã hết, cao áp sẽ tắt.

Vạch hiển thị chỉ ra biên độ của dòng anốt Đối với tải chuẩn ( tải giả 1460.115 ), dòng anốt tỷ lệ với công suất ở đầu ra. Đồng hồ thời gian được thiết kế giống như một máy vi tính Thời gian được hiển thị bằng đèn LED 7 thanh đoạn Đồng hồ thời gian chỉ bắt đầu khi dòng cao tần được bật lên bằng việc vặn hết cỡ núm điều khiển cường độ ngược chiều kim đồng hồ cho đến vị trí cường độ cực tiểu.

Quạt làm mát khởi động ngay sau khi đặt thời gian Khi thời gian đặt trước đã hết sẽ có một tín hiệu âm thanh ngắn phát ra ( con ve ).

MỘT SỐ HIỆU CHỈNH CỦA MÁY

Đồng hồ thời gian đang làm việc được thể hiện bởi chấm sáng trên đồng hồ hiển thị ( dấu thập phân nhấp nháy – xung nhịp được bật / tắt tùy trường hợp cụ thể ).

Có thể xảy ra tình huống, khi cao tần được bật bằng cách vặn hết cỡ núm điều khiển cường độ theo chiều ngược chiều kim đồng hồ sau khi thời gian điều trị đã được đặt, việc điều hưởng tự động không làm việc; đèn tín hiệu điều hưởng ( 8 ) khi đó vẫn sáng Điều này do cầu chì tự động ( 9 ) ở panen phía sau đang ở sai vị trí ( vị trí thấp ).

Nếu cầu chì ngắt do quá tải, nên có một sự tạm dừng trước khi bật máy lại ( tức là chờ một lúc rồi mới bật máy lại ).

Nguồn cung cấp bao gồm một máy biến thế chính cho 2  18V đối với phần điện tử và 5V đối với sợi đốt của đèn điện tử máy phát cao tần, và biến thế cao áp cung cấp điện áp anôt tới đèn điện tử của máy phát. Điện áp sơ cấp của biến thế cao áp được điều khiển bởi biến trở ( điều khiển cường độ ) Cao cáp chỉ có thể được bật sau khi đồng hồ thời gian được đặt, bằng cách quay tối đa núm điều khiển cao áp ngược chiều kim đồng hồ. Khi thời gian đặt trước trên đồng hồ thời gian đã hết, cao áp sẽ tắt.

Vạch hiển thị chỉ ra biên độ của dòng anốt Đối với tải chuẩn ( tải giả 1460.115 ), dòng anốt tỷ lệ với công suất ở đầu ra. Đồng hồ thời gian được thiết kế giống như một máy vi tính Thời gian được hiển thị bằng đèn LED 7 thanh đoạn Đồng hồ thời gian chỉ bắt đầu khi dòng cao tần được bật lên bằng việc vặn hết cỡ núm điều khiển cường độ ngược chiều kim đồng hồ cho đến vị trí cường độ cực tiểu.

Quạt làm mát khởi động ngay sau khi đặt thời gian Khi thời gian đặt trước đã hết sẽ có một tín hiệu âm thanh ngắn phát ra ( con ve ).

Máy phát cao tần phát ra dao động có tần số 27.12MHz  0.6% Trong chế độ xung, máy phát cao tần tạo ra xung dòng cao tần có độ rộng cỡ 400s. Độ rộng xung có thể được hiệu chỉnh và tần số lặp xung có thể được đặt trong khoảng 15 đến 200Hz ( trong 10 bước ).

Năng lượng cao tần được lấy cảm ứng từ máy tạo dao động và được đưa tới một bộ lọc để làm suy giảm đáng kể các thành phần điều hoà.

Mạch tải ( mạch bệnh nhân ) được ghép cảm ứng với bộ lọc này Cả hai vòng cảm ứng trước và sau bộ lọc làm cách điện hoàn toàn ( 100% ) giữa máy tạo dao động và mạch bệnh nhân Mặt khác, bộ lọc lại được nối đất nên bệnh nhân được đảm bảo an toàn nhiều lần chống lại điện áp cao quá mức. Bệnh nhân là một phần của mạch tải, đây là một mạch nối tiếp có chứa một biến dung quay nhờ một động cơ điện trong mạch điều khiển động cơ.

Bộ tách sóng pha so sánh liên tục các pha của dòng điện và điện áp trong mạch bệnh nhân Khi dòng điện và điện áp lệch pha, bộ tách sóng pha tạo một tín hiệu đưa tới điều khiển động cơ Do vậy, động cơ này sẽ quay và làm quay biến dung Hoạt động điều hưởng này được báo hiệu bằng tín hiệu đèn điều hưởng Khi dòng điện và điện áp của mạch bệnh nhân đồng pha ( thuần trở ) động cơ sẽ dừng lại.

Các cuộn dây trong mạch bệnh nhân được mạ bạc để giảm tiêu hao công suất trong các cuộn dây tới mức nhỏ nhất.

Nếu chế độ làm việc được bật từ liên tục sang chế độ xung trong khi công suất cao tần đang bật, một mạch bảo vệ sẽ tắt nguồn cao tần Chuyển mạch tắt tương tự sẽ xảy ra trong chế độ xung nếu công suất trung bình vượt quá một giới hạn cho trước (ví dụ do một lỗi xảy ra trong máy).

1 Kiểm tra và điều chỉnh mạch điện :

Dùng một miliampe kế để đo dòng anôt và dòng lưới, nó được phân dòng bởi tụ điện ( e.g.0.1uF, 400V ) để bảo vệ cuộn dây hoạt động nên đề phòng dòng có trị số quá cao. Để đạt được mục đích trên, cần sử dụng các điện kế có cuộn xoay chiều riêng biệt thay vì sử dụng đồng hồ vạn năng do có H.F trong phần kết nối bên trong đồng hồ Mặt khác, phép đo là không chính xác và thậm chí còn thay đổi khi nối với đồng hồ vạn năng.

Tuy nhiên, đây cũng là điều xảy ra với nhiều dụng cụ đo hiện đại.

Tiến hành tất cả các điều chỉnh cho thiết bị trong chế độ liên tục.

- Vặn 8 ốc vít trên tấm vỏ máy phía sau để tháo rời ra.

- Rút 4 thanh kẹp kim loại của vỏ máy phát sóng cao tần.

1 Sau khi sửa chữa và bảo dưỡng, cần kiểm tra :

- Các đường dây và tiếp đất cho an toàn.

- Điện trở của dây nối đất.

- Dòng rò đất và dòng rò xung quanh thiết bị khi bình thường và trong điều kiện hỏng hóc đơn lẻ của linh kiện điện tử tích hợp đều phải đảm bảo Qui định dụng cụ sửa chữa, phân loại tần số.

2 Kiểm tra cầu chì và tất cả các núm, công tắc xem đã được bật và đóng chặt chưa.

3 Bật công tắc nguồn chính và kiểm tra điện áp.

Trường hợp 1 : +15V ± 5% trên hai chân 32 ( - ) và chân 23 ( + ) của bảng rơle.

Trường hợp 2 : -15V ± 5% trên hai chân 32 ( + ) và chân 28 ( - ) của bảng rơle. a Điều chỉnh dòng lưới:

Nối một ampe kế ( 100mA, một chiều ) đến rãnh phía sau của vỏ máy phát, rãnh màu đỏ kết nối vào cực âm Bỏ các cáp kết nối từ thiết bị tới bệnh nhân Bật công tắc của thiết bị như trong phần năng lượng cao tần và đặt cường độ cao nhất Dòng lưới nên là 90mA.

Chú ý là dòng lưới giảm xuống gần 2mA khi đóng vỏ thiết bị.

Nếu dòng lưới không đúng thì tắt phần cao tần (ngắt ra khỏi thiết bị) và kéo dài hoặc giảm cuộn L2 bằng cách kéo dãn hoặc nén nó một cách thích hợp Các thiết bị sử dụng cho mục đích điều chỉnh phải là tuvit, kìm được cách ly hoàn toàn Cần kiểm tra chắc chắn không có hiện tượng ngắn mạch

Bật lại phần năng lượng cao tần và kiểm tra lại dòng lưới Nếu cần thiết, có thể lặp lại quá trình trên cho đến khi đạt được tần số mong muốn.

Tắt thiết bị và ngắt ampe kế. b Điều chỉnh công suất ra, dòng anôt, tần số và thiết bị điều hưởng

Kết nối điện cực tụ lớn nhất ( 130mm ) vào phía trên thiết bị đầu cuối đến bệnh nhân và đặt tải giả vào giữa hai điện cực.

QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG MÁY

Để kéo dài tuổi thọ của máy trị liệu sóng ngắn, việc bảo dưỡng máy phải tiến hành theo đúng thời gian quy định và trình tự cho phép Các bước kiểm tra máy được tiến hành như sau :

 Ngắt nguồn cung cấp điện cho máy.

 Kiểm tra bằng mắt xem có sự cố bất thường nào không.

 Vệ sinh máy, chú ý các ổ cắm cáp bệnh nhân phải được sạch sẽ.

 Vệ sinh phòng máy để đảm bảo môi trường xung quanh máy phải được sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát v.v.

 Nên lập sổ ghi nhật ký sử dụng để theo dõi sát tình trạng sử dụng máy móc một cách khoa học nhất để công việc khám chữa bệnh được diễn ra liên tục.

CÁC HỎNG HÓC THÔNG THƯỜNG - CÁCH SỬA CHỮA

1 Công suất ra không có : Đầu tiên, kiểm tra mạch nguồn và bảng rơ le Bật công tắc chính “ S1 ”, đo điện áp ra từ khối nguồn, chỉ cần đo điện áp tại cuộn thứ cấp T2 hoặc từ hai bộ chỉnh lưu, nếu không có điện áp, kiểm tra hai cầu chì F1,F2 ( cần đặc biệt lưu ý là trong quá trình kiểm tra nên ngắt khối phát sóng cao tần để đảm bảo an toàn ), kiểm tra cầu chì F301, biến áp T2.

Nếu nguồn vẫn ổn định thì kiểm tra khối phát sóng cao tần, đèn điện tử có thể bị hỏng hoặc do cáp nối bị đứt Thông thường nếu dòng tự kích không có hoặc không đủ thì đèn điện tử cũng không làm việc hoặc phát không ổn định, điều này liên quan đến điện áp cấp cho sợi đốt đèn điện tử và điện áp cao áp cấp cho anot.

2 Công suất ra không đủ :

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến công suất ra không đủ hoặc không ổn định: a.Động cơ không làm việc :

Mô tơ điều hưởng không làm việc sẽ làm mất tác dụng điều hưởng, công suất ra không đạt cực đại Lúc này tiến hành việc tháo mô tơ ra khỏi bộ điều hưởng , đo và kiểm tra mô tơ bằng cách nối trực tiếp với điện áp ngoài Nếu mô tơ vẫn làm việc tiến hành kiểm tra mạch điều khiển mô tơ, đo nguồn cấp cho các IC 102,103 Nếu IC103 hỏng sẽ làm mất tín hiệu xung điều khiển mô tơ Đo mức điện áp tại điểm thử Mp4, nếu vượt quá 7,8V là không đúng, cần kiểm tra IC102IV. b Bộ so pha :

Tín hiệu lấy ra từ bộ so pha được đưa tới mạch lấy mẫu và mạch giữ, nếu bộ so pha hỏng thì chức năng truyền và giữ thông tin của mạch lấy mẫu và mạch giữ cũng mất tác dụng

Kiểm tra điện áp cấp cho IC101( XR2228CP ), đo điện áp ra U0’ Đo điện áp ra U0 của IC101 Liên hệ giữa U0’ và U0 :

Nếu có sự chênh lệch lớn so với giá trị tính toán thì cần kiểm tra các điện trở R117 và R110.

3 Đồng hồ chỉ thị thời gian không sáng :

Do mất điện áp cấp cho đồng hồ do cầu chì F301,F302,F303 bị đứt ( chú ý là khi máy bị quá tải cầu chì bị đứt, phải dừng máy tạm thời một lúc trước khi bật máy trở lại ).

4 Không có chế độ xung :

Bộ tạo tạo dao động không làm việc, kiểm tra giá trị điện dung ký sinh

Cag, kiểm tra các đầu nối giữa cuộn L2 với tụ C34 và đèn

Nếu cuộn L2 điều chỉnh không đúng giá trị thì mạch tạo dao động cũng không dao động được, để điều chỉnh cuộn L2 ta chỉ cần kéo dãn hoặc ép nhẹ nó.

Trường hợp tụ C33 không phóng điện hoặc phóng chưa dến ngưỡng tĩnh của đèn thì bộ dao động cũng không làm việc Khi đó cần kiêmtra lại tụ C33.

5 Dải hiển thị không làm việc :

Dòng cao tần được đưa vào chân 5 của IC204II Đầu tiên ta đo dòng cao tần tại đầu vào chân 5, nếu không có dòng cao tần thì kiểm tra hai cầu chì F3 và F304

Trường hợp vẫn có dòng cao tần mà dải chỉ thị vẫn không hoạt động chứng tỏ mạch chọn đỉnh xung mất tác dụng, khi này ta kiểm tra 2 IC khuyếch đại thuật toán IC204I và IC204II.

Ngoài ra, khi IC205 không làm việc ( không đảo pha ) thì bộ UAA180 không tương tác sẽ không có tín hiệu ra dẫn tới việc đèn hiển thị không làm việc, lúc này kiểm tra lại bộ đảo pha.

Ngày đăng: 20/07/2023, 16:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w