Du lịch đã trở thành một trong số các ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, đóng góp GDP rấtlớn cho Việt Nam.Việt Nam là một nước có nền văn hóa giàu bản sắc dân tộc, được ưu ái với những
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KHÁCH SẠN – DU LỊCH
-
-BÁO CÁO THẢO LUẬN
Đề tài: “Văn hóa du lịch trong xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng của các địa
phương”
Nhóm thực hiện: Nhóm 2
Môn học: Văn hóa du lịch
Lớp học phần: 2079TMKT4011
Giáo viên HD: Dương Hồng Hạnh
Hà Nội, 2020
Trang 2DANH SÁCH NHÓM 2
Tạ Quốc Khánh Nhóm trưởng Châu Lê Thùy Linh Thành viên
Trần Thị Hoài Linh Thành viên Dương Thị Chúc Linh Thành viên
Đỗ Thị Tuyết Lan Thành viên Nguyễn Thùy Linh Thành viên Hoàng Thị Thùy Linh Thành viên Nguyễn Thị Linh Thành viên
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển, dấu ấn du lịch Việt Nam cũng vì thế ngày càng đậm nét trên bản đồ du lịch thế giới Trong xu thế mở cửa hội nhập và phát triển, du lịch đóng vai trò đặc biệt quan trọng, cả về kinh tế và văn hóa Du lịch đã trở thành một trong số các ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, đóng góp GDP rất lớn cho Việt Nam
Việt Nam là một nước có nền văn hóa giàu bản sắc dân tộc, được ưu ái với những thắng cảnh tuyệt đẹp trên khắp mọi miền cả nước, lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước tạo dựng nên một nền văn hóa đa dạng và phong phú Với những tiềm năng phát triển cùng với vai trò ngày càng quan trọng của việc xây dựng sản phẩm du lịch của các địa phương thì văn hóa du lịch vô cùng quan trọng và cần thiết
Trang 5Phần I Lý thuyết chung
1.1 Cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch đặc thù
1.1.1 Khái niệm du lịch
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định
Những hình thức du lịch
- Người ta căn cứ vào những yếu tố sau đây để phân ra các hình thức du lịch:
Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ: Du lịch quốc tế; du lịch nội điạ
Căn cứ vào nhu cầu đi du lịch của du khách: Du lịch chữa bệnh; du lịch nghỉ ngơi giải trí; du lịch thể thao; du lịch tôn giáo; du lịch khám phá
Căn cứ vào phương tiện giao thông: Du lịch bằng xe đạp; du lịch tàu hỏa; du lịch tàu biển; du lịch ô tô; du lịch hàng không
Căn cứ theo phương tiện lưu trú: Du lịch ở khách sạn; du lịch nhà trọ; du lịch cắm trại
Căn cứ vào đặc điểm địa lý: Du lịch miền biển; du lịch miền núi; du lịch đô thị; du lịch đồng quê
Căn cứ vào hình thức tổ chức du lịch: Du lịch theo đoàn; du lịch cá nhân Căn cứ vào thành phần của du khách: Du khách thượng lưu ; du khách bình dân
Các loại hình du lịch mới: Du lịch sinh thái; Du lịch cộng đồng; Du lịch nông nghiệp
Du lịch Teambuilding; Du lịch MICE (Là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện); Du lịch Thiền…
1.1.2 Khái niệm văn hóa
Trang 6Khái niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Văn hóa là những sáng tạo và phát minh về: chữ viết, ngôn ngữ, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở
Khái niệm của GS TSKH Trần Ngọc Thêm
Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình
Khái niệm của UNESCO
Văn hóa là tất cả những gì tiêu biểu nhất được coi là cái tốt, cái đúng, cái đẹp của một dân tộc hay một cộng đồng người
1.1.3 Khái niệm văn hóa du lịch
Là khái niệm nói về “dân trí” và “quan trí”,về thế ứng xử của người trong một quốc gia nói chung và ứng xử của các cán bộ công nhân viên trong ngành du lịch nói riêng
1.1.4 Mối quan hệ giữa du lịch và văn hóa
- Văn hóa là nguồn tài nguyên độc đáo của du lịch (nguồn nguyên liệu để hình thành lên hoạt động du lịch)
- Biểu hiện qua hành vi ứng xử, đạo đức trong phục vụ hay trong giao dịch kinh doanh du lịch
- Du lịch cũng thể hiện một vai trò hết sức quan trọng với văn hóa
1.1.5 Khái niệm sản phẩm du lịch
- Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch
- Nhằm cung cấp cho khách hàng khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng
- Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch.”
Trang 7=> Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tài nguyên du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu của
khách du lịch
Đặc điểm của sản phẩm du lịch
Mang tính không cụ thể, không tồn tại dưới dạng vật thể, là một kinh nghiệm hơn là một món hàng cụ thể
Nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng đặc biệt của du khách (nhu cầu thưởng thức cái đẹp, nhu cầu tìm hiểu giá trị văn hóa…)
Được tạo ra thường gắn liền với yếu tố tự nhiên nên không thể dịch chuyển được
Mang đậm dấu ấn cá nhân, tổ chức, nhà khai thác
Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch diễn ra cùng một thời gian và địa điểm với nơi sản xuất ra chúng
Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch có tính thời vụ
Giá trị văn hóa đi kèm giá trị kinh tế xã hội
1.1.6 Khái niệm sản phẩm du lịch đặc trưng
- Là những sản phẩm du lịch được xây dựng dựa trên các giá trị đặc trưng, độc đáo (có thể là duy nhất), nguyên bản của tài nguyên du lịch, dựa trên các giá trị đặc sắc, thành tựu nổi trội của nền kinh tế xã hội, khoa học kĩ thuật… của mỗi điểm đến, mỗi địa phương, mỗi vùng, quốc gia…
- Với những dịch vụ không chỉ làm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch mà còn tạo được những ấn tượng bởi tính độc đáo, sáng tạo,… trong lòng du khách 1.2 Vai trò của sản phẩm du lịch đặc trưng
Cá biệt hóa du lịch của điểm đến, của địa phương
Tạo ra tính hấp dẫn cao, thu hút thị trường khách đặc biệt hoặc đại trà
Trang 8 Gây dựng hình ảnh du lịch, thương hiệu du lịch của điểm đến, địa phương
Tạo ra sức cạnh tranh cao cho điểm đến, địa phương
Là những điểm nhấn của hệ thống sản phẩm du lịch của điểm đến, địa phương
Có khả năng tạo ra các động lực cho các sản phẩm du lịch khác cùng phát triển
1.3 Biểu hiện của văn hóa trong xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương
Định vị thị trường
Tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù phục vụ phát triển du lịch
Sản phẩm du lịch có tính nghệ thuật, sáng tạo cao, có sức thu hút rất lớn đối với du khách
Chú trọng công tác nghiên cứu thị trường
Xác định nhu cầu các khách hàng, mục tiêu, tâm lý khách hàng
Phân tích đối thủ cạnh tranh
Phần II: Văn hóa du lịch trong xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1 Khái quát chung về Thừa Thiên Huế
2.1.1 Địa lý
- Nằm ở dải đất hẹp của miền Trung Việt Nam, đa dạng về cảnh quan thiên nhiên và có bề dày truyền thống lịch sử-văn hoá, Huế thật sự là một thành phố đẹp và là nơi lý tưởng để du lịch
- Thành phố Huế có cả vùng gò đồi và vùng đồng bằng Cách biển Thuận An 12km, cách sân bay Phú Bài 18km, cách cảng nước sâu Chân Mây 50km, nằm trên trục giao thông quốc lộ 1A, có tuyến đường sắt Bắc-Nam; là trung tâm khoa học kỹ thuật và đào tạo của miền Trung, trung tâm văn hoá du lịch Việt Nam,
Trang 9đặc biệt Huế có dòng sông Hương đi qua giữa thành phố và nhiều sông nhỏ: An Cựu, An Hoà, Bạch Đằng, Bạch Yến tạo ra sự hấp dẫn của thiên nhiên
2.1.2 Lịch sử
- Từng là kinh đô cũ của triêu đại nhà Nguyễn vì thế mà Huế được xem là một
trong những thành phố có bề dày lịch sử , văn hoá lâu đời nhất của nước ta
- Ngày nay Huế còn được biết đến là thành phố Festival của Việt Nam, được tổ chức lần đầu vào năm 2000 và hai năm tổ chức một lần
2.1.3 Di sản văn hoá
- Với di sản văn hoá thế giới, cảnh quan thiên nhiên, nhiều di tích lịch sử, các sản phẩm đặc sản, nhất là nhà vườn là một nét độc đáo tiêu biểu của thành phố Huế như: nhà vườn An Hiên, Lạc Tịnh Viên, nhà vườn Ngọc Sơn Công Chúa, Tỳ Bà Trang, Tịnh Gia Viên… cùng với hệ thống khách sạn, nhà hàng, các dịch vụ phục vụ khác, thành phố đã và đang trở thành một trung tâm du lịch rất hấp dẫn khách du lịch đến Huế
- Sông Hương - núi Ngự được coi là biểu tượng cho thiên nhiên thơ mộng xứ Huế Bên cạnh đó, tiềm năng nổi bật của Huế còn được thể hiện trong 300 công trình kiến trúc nghệ thuật được UNESCO công nhận là di sản văn hoá nhân loại vào năm 1993 Đó là, hệ thống thành quách, cung điện, lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn, các kiến trúc cung đình, kiến trúc dân gian, chùa chiền, miếu mạo, phủ đệ, hệ thống nhà vườn Tháng 11/2003, chương trình biểu diễn Nhã nhạc cung đình Huế được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thế giới, góp phần đem lại niềm tự hào cho người dân xứ Huế
- Ngoài ra ở Huế còn có những địa danh nổi tiếng như chùa Thiên Mụ với vẻ cổ kinh , thâm nghiêm và yên bình bên dòng sông Hương thơ mộng , Cung An Định – viên ngọc trăm năm của xứ Huế , thác Mơ , chùa Huyền Không Sơn Thượng , Hồ Tử Đàm, Đại nội Huế, Lăng Khải Định , Cầu Trường Tiền , Bãi biển Lăng Cô
2.1.4 Các khu du lịch và những nét đặc trưng tại Huế
- Có các tuyến du lịch như: khu văn hoá du lịch Kim Long, Nam Châu Hội Quán, phố cổ Gia Hội -Chi Lăng, phố đêm Bạch Đằng, Hàn Thuyên; nghe ca
Trang 10Huế trên sông Hương, đi thuyền dọc sông Hương, sông Ngự Hà Thưởng thức các món ăn đặc sản truyền thống rất phong phú, đa dạng, mang đậm đặc trưng của Huế như bánh bèo, nậm lọc, bánh khoái, thanh trà, tôm chua, mè xửng, cùng với các sản phẩm mỹ nghệ lưu niệm theo dấu ấn của lịch sử
- Huế không chỉ cuốn hút du khách bởi những nét đẹp văn hóa, lịch sử, những nét đẹp cổ kính, mà còn thu phục lòng người bởi sự thân thiện của con người xứ Huế, sự dịu dàng, ngọt ngào của người con gái Huế khiến ai cũng phải si mê hay những cơn mưa bất chợt tháng mười tạo nên những cảm giác trầm mặc, lắng đọng và cũng thật lãng mạn.Những nét đẹp ấy, khiến du khách không khỏi khôn nguôi, nhớ thương khi rời xa đất Huế Đến với Huế là đến với những nét đẹp nên thơ, hữu tình
2.2 Văn hóa du lịch trong xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng của Thừa Thiên-Huế
2.2.1 Sản phẩm du lịch đặc trưng của Huế
- Tour du lịch trải nghiệm “Một ngày làm người Pa Cô” tại làng du lịch cộng đồng A Nôr, huyện A Lưới; tham quan cầu ngói Thanh Toàn, chương trình tham quan Không gian lưu niệm Lê Bá Đảng tại thị xã Hương Thủy: Chương trình tham quan tại Làng du lịch sinh thái Về nguồn và khu nghỉ dưỡng Sankofa Village Hill resort and Spa tại phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà
- Lễ hội Aza Koond của đồng bào Pa Cô nơi vùng núi A Lưới cũng là một sản phẩm du lịch cộng đồng đáng để trải nghiệm
- Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã đưa vào khai thác dịch vụ thuyết minh tự động (Auto guide) phục vụ khách du lịch tại Quần thể di tích Cố đô Huế, Bên cạnh đó bổ sung hoạt động dịch vụ Không gian văn hóa tại Đông Khuyết Đài
- Tour tham quan hệ thống di sản Huế, chùa Thiên Mụ, đi thuyền rồng khám phá thượng nguồn sông Hương và các di tích nằm ở hai bên bờ sông; buổi tối, đoàn trải nghiệm các hoạt động ở phố đi bộ Phạm Ngũ Lão – Chu Văn An – Võ Thị Sáu, nghe ca Huế trên sông Hương…
Trang 112.2.2 Việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù được đặt ra như một nội dung chiến lược quan trọng của du lich Thừa Thiên-Huế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập.
- Thừa Thiên Huế cũng chú trọng nhóm các sản phẩm, dịch vụ du lịch đặc thù,
chuyên sâu của tỉnh nhằm tạo ra sự khác biệt, tạo thương hiệu riêng, bao gồm: Nhóm sản phẩm thông qua các hoạt động trải nghiệm nhằm đáp ứng nhu cầu khám phá, tìm hiểu của du khách Tài nguyên chính là những giá trị độc đáo của
di sản, văn hóa triều Nguyễn, của vùng văn hóa Huế “có một không hai”; di sản
và văn hóa làng cổ Phước Tích, kiến trúc đặc sắc của chùa cổ, làng cổ; di sản và văn hóa Chăm ở Huế; di tích cách mạng gắn với Chủ tịch Hồ Chí Minh, các nhà văn hóa lớn, các nhân vật nổi tiếng; văn hóa tộc người của các dân tộc ở phía Tây Thừa Thiên Huế… với các nhóm tiêu đề “Về Huế-cùng khám phá và tận hưởng”, “Tạo trải nghiệm văn hóa Huế cho riêng mình”, “Huế: Những khoảnh khắc thư thái và yên tĩnh…
- Thừa Thiên-Huế tổ chức phát triển sản phẩm, dịch vụ theo hướng tối ưu hóa các giá trị, đa dạng hóa, khác biệt hóa, phù hợp với xu hướng chuyển từ du lịch thụ hưởng sang du lịch chủ động và đáp ứng nhu cầu khám phá, trải nghiệm, tận hưởng của khách du lich, phù hợp với từng thị trường, trên cơ sở khai thác hiệu quả các tiềm năng: Di sản văn hóa và lễ hội; tôn giáo và tâm linh; biển và đầm phá; ẩm thực; thiên nhiên, kiến trúc nhà và vườn Huế, các khu bảo tồn… Quá trình phát triển sản phẩm phải gắn với quá trình nâng cấp chất lượng
cơ sở vật chất, kỹ thuật và dịch vụ, các điểm tham quan du lịch, với xúc tiến, quảng bá, marketingvà phát triển nguồn nhân lực du lịch; coi trọng liên kết vùng, lãnh thổ, điểm đến trong tổ chức thị trường và tiêu thụ sản phẩm; nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý và hướng dẫn đối với các dự án đầu tư phát triển sản phẩm du lich đặc thù thông qua việcđẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch và thẩm định các dự án của các cơ quan quản lý, tư vấn du lịch.Tổ chức phát triển sản phẩm phải gắn liền đồng thời với hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu điểm đến
- Bên cạnh đó, du lịch Huế đang từng bước phát triển, dù so với các địa phương khác có thể chậm hơn nhưng luôn dựa trên yếu tố bảo vệ môi trường, điều này
Trang 12được thể hiện rõ trong định hướng phát triển Đó là cơ sở để Huế phát triển bền vững và hiệu quả lâu dài hơn
2.2.3 Ảnh hưởng của dịch Covid 19 trong xây dựng sản phẩm đặc trưng của Thừa Thiên-Huế
Năm 2020, việc bùng phát dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động
du lịch của cả nước nói chung Thừa Thiên-Huế nói riêng Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động du lịch của tỉnh Thừa Thiên-Huế Tất cả các kế hoạch quảng bá, xây dựng sản phẩm mới đều bị ngưng trệ; một số đơn vị đứng trước nguy cơ phá sản; hàng ngàn lao động trong ngành du lịch bị cắt giảm, thôi việc, không có thu nhập Trong 6 tháng đầu năm 2020, thiệt hại doanh thu từ du lịch của tỉnh là khoảng 2.250 tỷ đồng, lượng khách giảm 55% so với cùng kỳ năm 2019 Những khó khăn dự báo sẽ còn kéo dài, đặt ra “bài toán” khó cho ngành du lịch Việt Nam cũng như miền Trung và Thừa Thiên - Huế Sau khi các ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng được kiểm soát, Thừa Thiên Huế đã mở lại các hoạt động đón khách tham quan phù hợp với tình hình mới Với tâm lý lo ngại Covid-19, người làm dịch vụ vẫn dè chừng, khách du lịch e ngại về vấn đề an toàn, Tỉnh đã có những hành động gì để “trấn an” và khuyến khích các đối tượng trên?
Để thu hút, trấn an khách du lịch đến Huế khi dịch bệnh được kiểm soát, nhiệm
vụ đầu tiên và quan trọng nhất đó là Tỉnh đã chủ động đưa ra thông điệp “Huế,
điểm đến an toàn, thân thiện”.
Ngoài ra, để cụ thể hóa điểm đến an toàn và kiểm soát đảm bảo an toàn tại các
cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, Tỉnh đã triển khai áp dụng bộ tiêu chí an toàn đối với dịch bệnh Covid-19 trong lĩnh vực du lịch đến các cơ sở lưu trú; các khu/điểm du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận chuyển, nhà hàng, biểu diễn nghệ thuật, giải trí trên địa bàn tỉnh để các đơn vị đảm bảo an toàn trong khai thác, kinh doanh
Đặc biệt, việc các cơ sở lưu trú đăng ký và khai báo y tế cho du khách đến Thừa Thiên Huế qua mạng theo phần mềm đã được xây dựng, thực hiện Tỉnh đề nghị thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, bảo đảm an toàn cho khách du lịch và cộng đồng dân cư Ngăn ngừa sự tái phát của dịch bệnh