1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở quận long biên thành phố hà nội theo quy định của pháp luật việt nam hiện nay liên hệ và đánh giá tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở quận long biên

21 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Hiện nay đã có những thay đổi và điều chỉnh đối với Chính quyền địa phương như : Điều chỉnh địa giới hành chính; thay đổi tổ chức chính quyền địa phương đô thị; Thí điểm tổ chức chính qu

Trang 1

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIAKHOA HÀNH CHÍNH HỌC

CHỦ ĐỀ 2

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG ỞQUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO QUY ĐỊNH CỦA

PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY LIÊN HỆ VÀ ĐÁNH GIÁ TỔCHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở QUẬN

LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Chính quyền địa phươngMã phách:

HÀ NỘI – 2023

Trang 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 3

1.1.1 Khái niệm địa phương 6

1.1.2 Khái niệm chính quyền địa phương 6

1.1.3.Vị trí pháp lý của chính quyền địa phương 6

1.1.4 Chính quyền địa phương ở Quận 6

1.2 Cách tổ chức của chính quyền địa phương ở Quận 7

1.2.1 Hội đồng nhân dân Quận 7

1.2.2 Ủy ban nhân dân Quận 8

1.3 Hoạt động của Chính quyền địa phương ở Quận theo pháp luật Việt Nam hiện hành 9

1.3.1 Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân Quận 9

1.3.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân Quận 10

Chương II Liên hệ và đánh giá cách thức tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương tại Quận Long Biên, thành phố Hà Nội 11

2.1 Giới thiệu chung về Quận Long Biên 11

2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 11

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 12

2.2 Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở Quận Long Biên, thành phố Hà Nội theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay 12

Trang 4

2.2.1 Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân Quận Long Biên hiện nay 12

2.2.2 Tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân Quận Long Biên hiện nay 14

Chương III Đánh giá và Kiến nghị nâng cao công tác tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở Quận Long Biên, thành phố Hà Nội 16

3.1 Đánh giá về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở Quận Long Biên thành phố Hà Nội hiện nay ………16

3.2 Kiến nghị nâng cao công tác tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở Quận Long Biên, thành phố Hà Nội 17

C Kết luận 20DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 5

A.MỞ ĐẦU

Chính quyền địa phương có thể coi là một trong những bộ phận cấu thành cơ bản của Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam , đây là một thuật ngữ chuyên dùng khi nói đến việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước ở địa phương

Hiện nay , Chính quyền địa phương là một trong những nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước Những thay đổi , hoàn thiện của việc tổ chức và hoạt động của mô hình chính quyền địa phương gắn liền với các văn bản chỉ đạo của Đảng , các chính sách , pháp luật của Nhà nước căn cứ theo Hiến Pháp 2013 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng tới các vấn đề cơ bản nhất trong công việc quản lý xã hội của Nhà nước Hiện nay đã có những thay đổi và điều chỉnh đối với Chính quyền địa phương như : Điều chỉnh địa giới hành chính; thay đổi tổ chức chính quyền địa phương đô thị; Thí điểm tổ chức chính quyền 1 cấp, 2 cấp; Thí điểm bỏ tổ chức Hội đồng nhân dân ở một số Thành phố trực thuộc Trung ương ;các vấn đề về bộ máy hành pháp như vấn đề phân cấp phân quyền ;vấn đề hành chính công vụ; cán bộ ,công chức…

Tôi chọn đề tài bài tập lớn về tổ chức và hoạt động của Chính quyền địa phương Quận Long Biên – là chính quyền địa phương cấp Huyện ở đô thị theo quy định của Pháp luật Việt Nam và Hiến pháp hiện nay, liên hệ và đánh giá thực tế bắt nguồn từ lí do Quận Long Biên là Quận có diện tích lớn nhất trong các Quận tại thành phố Hà Nội, có thể nói là địa phương có diện tích lớn nhất trong các tổ chức đơn vị hành chính đô thị cấp quận của Thủ Đô Hà Nội , có tốc độ đô thị hóa cao trong những năm gần đây Những hoạt động của Chính quyền địa phương Quận Long Biên trong công tác xây dựng chính phủ số, dịch vụ công quốc gia luôn xung phong đi đầu và dẫn trước Vì vậy nên việc nghiên cứu về Chính quyền địa phương quận Long Biên có tính tiêu biểu , có thể đại diện chung cho chính quyền địa phương các quận tại Thành Phố Hà Nội được tổ chức theo pháp luật hiện hành.

Trang 6

B NỘI DUNG

Chương I Cơ sở lý luận chung về chính quyền địa phương ở Quận1.1 Khái niệm

1.1.1 Khái niệm địa phương

Địa phương là từ dùng để chỉ một không gian lãnh thổ gắn với những đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội, truyền thống, phong tục, tập quán,… của một cộng đồng dân cư Trong nhiều khái niệm khác có liên quan thì địa phương còn có thể liên quan tới cách thức tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, phân định giữa cách tổ chức bộ máy ở trung ương và địa phương, giữa các vùng , đơn vị hành chính , các cấp hành chính.

1.1.2 Khái niệm chính quyền địa phương

Chính quyền địa phương là thuật ngữ được sử dụng để chỉ những thiết chế nhà nước, có tư cách quyền lực công, được thành lập một cách hợp hiến, hợp pháp để quản lý điều hành mọi mặt đời sống, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trên một đơn vị hành chính - lãnh thổ của một quốc gia, trong giới hạn thẩm quyền, cách thức, thủ tục do pháp luật quy định.

1.1.3.Vị trí pháp lý của chính quyền địa phương

Theo Hiến định : Hiến pháp năm 2013, chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Cấp chính quyền địa phương gồm có hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định.

Theo Luật định : Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2019, Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Cấp chính quyền địa phương gồm có hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

1.1.4 Chính quyền địa phương ở Quận

Trang 7

- Chính quyền địa phương ở quận là cấp chính quyền địa phương, trừ trường hợp cụ thể Quốc hội quy định không phải là cấp chính quyền địa phương Cấp chính quyền địa phương ở quận gồm có HĐND quận và UBND quận.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở quận:

+ Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn quận + Quyết định những vấn đề của quận trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định và quy định khác của pháp luật có liên quan.

+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền.

+ Kiểm tra, giám sát tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở phường.

+ Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở quận.

+ Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn quận.

1.2 Cách tổ chức của chính quyền địa phương ở Quận 1.2.1 Hội đồng nhân dân Quận

1 Hội đồng nhân dân quận gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở quận bầu ra.

Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân quận được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

Quận có từ một trăm nghìn dân trở xuống được bầu ba mươi đại biểu; có trên một trăm nghìn dân thì cứ thêm mười lăm nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu;

Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân ở quận có từ ba mươi phường trực thuộc trở lên do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của

Trang 8

Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương, nhưng tổng số không quá bốn mươi đại biểu.

2 Thường trực Hội đồng nhân dân quận gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân quận Chủ tịch Hội đồng nhân dân quận có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân quận là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.

3 Hội đồng nhân dân quận thành lập Ban Pháp chế và Ban Kinh tế - xã hội Ban của Hội đồng nhân dân quận gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân do Hội đồng nhân dân quận quyết định Trưởng ban của Hội đồng nhân dân quận có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân quận là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.

4 Các đại biểu Hội đồng nhân dân quận được bầu ở một hoặc nhiều đơn vị bầu cử hợp thành Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân Số lượng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, Tổ trưởng và Tổ phó của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân do Thường trực Hội đồng nhân dân quận quyết định

1.2.2 Ủy ban nhân dân

1 Ủy ban nhân dân quận gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên Ủy ban nhân dân quận loại I có không quá ba Phó Chủ tịch; quận loại II và loại III có không quá hai Phó Chủ tịch.

Ủy viên Ủy ban nhân dân quận gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.

2 Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận gồm có các phòng và cơ quan tương đương phòng.

Trang 9

1.3 Hoạt động của Chính quyền địa phương ở Quận theo pháp luậtViệt Nam hiện hành

Khi nói đến hoạt động của Chính quyền địa phương ở Quận ta sẽ nói đến Chính quyền địa phương ở đó làm gì ? Làm việc đó dựa trên nguyên tắc gì, theo quy định về thẩm quyền như thế nào để thực hiện nhiệm vụ Đó chính là chức năng và nhiệm vụ theo luật định về chính quyền địa phương , và đi kèm với đó là quyền hạn của Chính quyền địa phương được quy định rõ ràng theo hệ thống pháp luật Việt Nam.

1.3.1 Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân Quận

Đối với nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng nhân dân quận được quy định tại Điều 47 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 như sau:

1 Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân quận.

2 Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân quận; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân quận; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm Tòa án nhân dân quận.

3 Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và hằng năm của quận trước khi trình Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt.

4 Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách quận; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; quyết định, chủ trương đầu tư chương trình, dự án trên địa bàn quận trong phạm vi được phân quyền.

5 Quyết định các biện pháp để thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp; quyết định việc phân cấp cho chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở quận.

Trang 10

6 Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận.

7 Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân quận; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp và văn bản của Hội đồng nhân dân phường.

8 Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân quận bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này.

9 Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận; bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân phường.

10 Giải tán Hội đồng nhân dân phường trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân và trình Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương phê chuẩn.

11 Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân quận và chấp nhận việc đại

biểu Hội đồng nhân dân quận xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu 1.3.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân Quận

Căn cứ Điều 49 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân quận như sau:

1 Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân quận quyết định các nội dung quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều 47 của Luật này và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân quận.

2 Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận.

3 Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, xây dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động,

Trang 11

chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

4 Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.

5 Phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân phường, cơ quan, tổ chức khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân quận.

- Ngoài ra về nguyên tắc hoạt động của UBND quận

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 như sau:

1 Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.

2 Hiện đại, minh bạch, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân.

3 Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.

4 Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể Ủy ban nhân dân kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

Theo đó, Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể Ủy ban nhân dân kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

Chương II Liên hệ và đánh giá cách thức tổ chức và hoạt động củachính quyền địa phương tại Quận Long Biên, thành phố Hà Nội

2.1 Giới thiệu chung về Quận Long Biên

Long Biên là một quận nội thành thuộc thành phố Hà Nội, Việt Nam Long Biên là quận duy nhất nằm ở tả ngạn sông Hồng thuộc thành phố Hà Nội Long Biên còn là quận nổi bật về tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ trong những năm trở lại đây

2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Trang 12

Ngày 6/11/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 132/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập Quận Long Biên thuộc Thành phố Hà Nội Long Biên có Sông Hồng là giới hạn với quận Hoàn Kiếm, Thanh Trì, Tây Hồ, Hai Bà Trưng; Sông Đuống là giới hạn với Huyện Gia Lâm, Đông Anh Phía Đông giáp huyện Gia Lâm; phía Tây giáp quận Hoàn Kiếm, phía Nam giáp huyện Thanh Trì; phía Bắc giáp huyện Gia Lâm, Đông Anh.

Long Biên có diện tích 6.038,24 ha với trên 190.000 nhân khẩu, có 14 đơn vị hành chính trực thuộc là các phường: Cự Khối, Thạch Bàn, Long Biên, Bồ Đề, Ngọc Thụy, Ngọc Lâm, Gia Thụy, Thượng Thanh, Việt Hưng, Phúc Đồng, Sài Đồng, Phúc Lợi, Giang Biên, Đức Giang với 305 tổ dân phố Mật độ dân số bình quân 2,83 nghìn người trên km2

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Quận Long Biên có 1 vị trí chiến lược rất quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của Hà Nội và đất nước Nơi đây có các tuyến đường giao thông quan trọng như đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, đường không nối liền với các tỉnh phía bắc, đông bắc; có sân bay Gia Lâm, khu vực quân sự, nhiều khu công nghiệp liên doanh với nước ngoài như: khu công nghiệp kỹ thuật cao Sài Đồng B, khu công nghiệp Sài Đồng A, nhiều công trình kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, cơ quan nhà máy, đơn vị sản xuất kinh doanh của Trung ương, Thành phố và địa phương Đặc biệt với lợi thế vị trí cửa ngõ của Hà Nội, nối liền với trục tam giác kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh, đồng thời cũng là trục kinh tế sôi động hội nhập nền kinh tế trong khu vực và thế giới Đó là những yếu tố cơ bản thuận lợi cho quận Long Biên phát triển nhanh, mạnh và bền vững về kinh tế- xã hội.

2.2 Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở Quận LongBiên, thành phố Hà Nội theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay

2.2.1 Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân Quận Long Biênhiện nay

Về cơ bản thì những qui định về tổ chức của HĐND quận Long Biên đều căn cứ theo những qui định trước đó của pháp luật Một số văn bản khác không

Ngày đăng: 22/04/2024, 22:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w