1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thảo luận quản lý điểm đến du lịch đề tài phân tích nội dung marketing điểm đến du lịch thành phố hội an

57 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Nội Dung Marketing Điểm Đến Du Lịch Thành Phố Hội An
Người hướng dẫn TS. Dương Thị Hồng Nhung
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Quản Lý Điểm Đến Du Lịch
Thể loại bài thảo luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 7,52 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH (7)
    • 1.1. Khát quát về marketing điểm đến du lịch (7)
      • 1.1.1. Khái niệm và vai trò của marketing điểm đến du lịch (7)
      • 1.1.2. Tổ chức marketing điểm đến du lịch (8)
    • 1.2. Nội dung chủ yếu của marketing điểm đến du lịch (8)
      • 1.2.1. Nghiên cứu thị trường (8)
      • 1.2.2. Xác định thị trường mục tiêu (9)
      • 1.2.3. Triển khai hoạt động marketing (10)
  • PHẦN 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH HỘI AN (11)
    • 2.1. Giới thiệu chung về tình hình du lịch tại Hội An (11)
      • 2.1.1. Khái quát chung về điểm đến du lịch Hội An (11)
      • 2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tại điểm đến Hội An (15)
    • 2.2. Thực trạng hoạt động marketing tại điểm đến du lịch Hội An (18)
      • 2.2.1. Hoạt động nghiên cứu thị trường tại điểm đến du lịch Hội An (18)
      • 2.2.2. Xác định thị trường mục tiêu tại điểm đến du lịch Hội An (28)
      • 2.2.3. Triển khai các hoạt động marketing tại điểm đến du lịch Hội An (30)
    • 2.3. Đánh giá chung hoạt động marketing tại điểm đến du lịch Hội An (35)
      • 2.3.1. Thành công và nguyên nhân (35)
      • 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân (38)
  • PHẦN 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH HỘI AN..................................Error! Bookmark not defined. 3.1. Đề xuất về nghiên cứu thị trường (41)
    • 3.2. Đề xuất về xác định thị trường mục tiêu (42)
    • 3.3. Đề xuất về triển khai hoạt động marketing (42)
  • KẾT LUẬN (44)
  • PHỤ LỤC (47)
    • 1. Đề cương (47)
    • 2. Biên bản họp nhóm (48)
    • 3. Biên bản phản biện nhóm 7 (49)

Nội dung

Nhưvậy, thông qua các hoạt động marketing điểm đến du lịch, thành phố Hội An nói riêng vàtỉnh Quảng Nam nói chung có cơ hội trở thành một trong những điểm đến du lịch pháttriển mạnh mẽ n

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH

Khát quát về marketing điểm đến du lịch

1.1.1 Khái niệm và vai trò của marketing điểm đến du lịch

Theo Tổ chức Marketing điểm đến đô thị Canada: “Marketing điểm đến du lịch là quá trình liên hệ với những du khách tiềm năng để gây ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến tới ý định du lịch của họ và hơn hết là điểm đến và sản phẩm du lịch cuối cùng mà họ lựa chọn”.

Theo Nguyễn Văn Đảng (2010): “Marketing điểm đến du lịch là quá trình quản trị cho phép tổ chức marketing tạo dựng duy trì mối quan hệ giữa điểm đến du lịch và khách du lịch (khách du lịch hiện tại và tiềm năng), thông qua việc dự báo và đáp ứng nhu cầu của khách du lịch đối với điểm đến và có khả năng dễ dàng giao tiếp liên hệ với điểm đến du lịch”.

Như vậy, khái niệm marketing điểm đến du lịch được hiểu là một tổ hợp những chiến lược nhằm phát triển, khuếch trương những thế mạnh sẵn có của một điểm đến từ đó tạo ra các kênh thông tin đa chiều, tạo tác động tích cực đến hình ảnh điểm đến trong tâm trí khách du lịch hiện tại và tiềm năng, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch và đem lại những lợi ích hài hòa giữa khách du lịch, doanh nghiệp và người dân tại điểm đến du lịch đó.

1.1.1.2 Vai trò của marketing điểm đến du lịch Đối với điểm đến du lịch: Marketing điểm đến du lịch góp phần làm nổi bật sự khác biệt đặc trưng của điểm đến và tạo lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh Bên cạnh đó, việc marketing điểm đến nhằm cung cấp thông tin chính xác về điểm đến cho du khách, giúp điểm đến kết nối với khách hàng một cách dễ dàng hơn Marketing điểm đến tạo sự kết nối chặt chẽ, đồng bộ giữa các lĩnh vực, các ban ngành, các chủ thể trong phát triển điểm đến, đồng thời thu hút sự chú ý và đầu tư từ bên ngoài cho điểm đến du lịch. Đối với khách du lịch: Giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận thông tin mong muốn về điểm đến, marketing điểm đến du lịch giúp khách du lịch lựa chọn sử dụng các sản phẩm dịch vụ du lịch chất lượng hơn, nổi trội hơn Việc marketing điểm đến cũng thể hiện được

“phong cách” của khách hàng Đặc biệt, đối với điểm đến du lịch có mức chi phí cao và hướng đến tập khách hàng có thu nhập tốt hơn

7 Đối với doanh nghiệp du lịch: Tăng hiệu quả các chiến lược marketing của doanh nghiệp (các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi,…), để đạt được hiệu quả, họ định hướng mục tiêu và triển khai hoạt động nhằm đạt mục tiêu đó Định hướng sản phẩm marketing của doanh nghiệp mà doanh nghiệp đó hướng đến để phục vụ khách hàng

1.1.2 Tổ chức marketing điểm đến du lịch

Theo Burkait and Medlik (1981): “Tổ chức du lịch quốc gia (NTOs) và Tổ chức

Marketing điểm đến (DMOs) là một tổ chức du lịch trực tiếp chịu trách nhiệm liên quan đến lợi ích của một vùng địa lý như một điểm đến du lịch, có thể là một quốc gia, một vùng hay một địa phương nhất định hay một tổ chức du lịch được nhà nước giao quyền với trách nhiệm về những vấn đề du lịch ở mức độ quốc gia”.

Tại Việt Nam, khái niệm tổ chức marketing điểm đến du lịch thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch là tổng cục du lịch và các sở du lịch/ sở văn hoá thể thao du lịch của tỉnh/ thành phố

1.1.2.2 Vai trò của tổ chức marketing điểm đến du lịch

Một là, đề xuất, hoạch định và thực hiện các nỗ lực marketing, đánh giá hiệu quả chiến lược marketing điểm đến du lịch mang lại.

Hai là, điều phối các hoạt động của doanh nghiệp lữ hành; với cá nhân tư vấn, định hướng, xác định các khuôn khổ phạm vi hoạt động để đảm bảo ngành du lịch đúng hướng, đồng bộ với các chiến lược đề ra.

Ba là, phát triển các hình ảnh thành công và vận dụng chúng hiệu quả.

Bốn là, chọn đề xuất truyền thông phức hợp cho điểm đến du lịch để nhận diện, định vị hay phát triển cho điểm đến du lịch đó trong tâm trí khách hàng tiềm năng và gia tăng sự khác biệt.

Nội dung chủ yếu của marketing điểm đến du lịch

Nghiên cứu thị trường là hoạt động thu thập thông tin về thị trường và phân tích các dữ liệu thu được nhằm đưa ra những câu trả lời cho những vấn đề phát sinh trong kinh doanh Nghiên cứu thị trường bao gồm các nội dung sau:

- Phân loại nghiên cứu thị trường: định tính (dữ liệu sẵn có, thứ cấp); định lượng (dữ liệu sơ cấp, điều tra, khảo sát)

- Phương pháp nghiên cứu thị trường: phương pháp nghiên cứu tại bàn; phương pháp điều tra, khảo sát; phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp quan sát hành vi; phương pháp thử nghiệm trọng điểm.

- Chọn mẫu và quy mô mẫu: Chọn mẫu (chọn ngẫu nhiên, qui định số lượng, chọn mẫu theo mục đích) và quy mô mẫu (lý thuyết dung lượng mẫu có thể sử dụng để xác định đúng số lượng mẫu cần thiết).

- Ứng dụng của nghiên cứu thị trường: phân đoạn thị trường và xác định thị trường mục tiêu; thực hiện các hoạt động marketing phù hợp theo từng thị trường mục tiêu.

- Quy trình nghiên cứu thị trường:

Bước 1: Xác định mục tiêu

Bước 2: Lựa chọn phương pháp nghiên cứu

Bước 3: Chọn mẫu và thiết kế bảng hỏi

Bước 4: Thu thập thông tin thị trường

Bước 5: Tổng hợp và phân tích dữ liệu

Bước 6: Đánh giá thực trạng thị trường, nhận định xu hướng thị trường

1.2.2 Xác định thị trường mục tiêu

- Phân đoạn thị trường: Thực chất là việc chia thị trường thành các nhóm, mỗi nhóm có đặc trưng riêng Một đoạn thị trường là một nhóm hợp thành xác định được trong thị trường chung mà điểm đến có những đặc điểm có thể hấp dẫn và thu hút đối với họ Các căn cứ để phân đoạn thị trường là mục đích chuyến đi; khu vực địa lý; đặc điểm nhân khẩu học;… Về ý nghĩa, nó giúp tiết kiệm được chi phí marketing thu hút khách hàng thực sự quan tâm đến điểm đến Nhận biết được đặc điểm của từng nhóm khách hàng để triển khai hiệu quả các chương trình marketing

- Lựa chọn thị trường mục tiêu: Thị trường mục tiêu là một phân đoạn thị trường được điểm đến chọn để tập trung nỗ lực marketing có hiệu quả Việc đánh giá các đoạn thị trường mục tiêu: dựa trên mục đích (xem xét đặc điểm của mỗi đoạn thị trường, sau đó cân nhắc tính tương thích của điểm đến du lịch và quyết định lựa chọn phân đoạn thị

9 trường có lợi nhất); dựa trên căn cứ (quy mô và mức tăng trưởng của đoạn thị trường, mức độ hấp dẫn về cơ cấu của đoạn thị trường, mục tiêu và năng lực của điểm đến du lịch) Đối với phương án lựa chọn thị trường mục tiêu, bao gồm tập trung vào một đoạn thị trường (có hiệu quả cao, nhưng nhiều rủi ro); chuyên môn hóa chọn lọc (lựa chọn sản phẩm nhất định phục vụ cho một tập khách hàng nhất định, có khả năng sinh lời nhưng gặp rủi ro); chuyên môn hóa sản phẩm; toàn bộ thị trường.

1.2.3 Triển khai hoạt động marketing

- Phát triển sản phẩm thực chất là việc phát triển các loại hình du lịch dựa trên tài nguyên du lịch sẵn có; khai thác tốt các giá trị tài nguyên độc đáo, đặc sắc của điểm đến, tạo được khác biệt và phù hợp nhu cầu khách Nội dung phát triển sản phẩm: (1) Mời chuyên gia tư vấn và doanh nghiệp du lịch khảo sát lên ý tưởng phát triển các loại hình du lịch; (2) Mời gọi các nhà đầu tư, tạo điều kiện chính sách thu hút tham gia hình thành chuỗi giá trị sản phẩm du lịch phù hợp.

- Xúc tiến quảng cáo: Thiết kế website, ấn phẩm quảng cáo; quảng cáo; tuyên truyền; quan hệ công chúng (mời nhà báo, các trang báo chính thống viết bài);… Có một số vấn đề cần lưu ý về thiết kế website, cần tránh tình trạng trang web không cập nhật hoặc không phù hợp với thị trường mục tiêu Về quảng cáo, cần triển khai dưới nhiều hình thức (truyền hình, truyền thanh, sách, báo, áp phích, tờ rơi,…) Cần tuyên truyền thực hiện tổ chức các hội chợ, triển lãm, hội thảo lồng ghép vào để quảng bá điểm đến du lịch.

- Phân phối: Có thể cấp phép cho một/ một số doanh nghiệp du lịch khai thác, đưa đón du khách đến điểm đến du lịch; hoặc cho phép mọi doanh nghiệp du lịch đủ điều kiện khai thác điểm đến du lịch theo định hướng đã xây dựng.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH HỘI AN

Giới thiệu chung về tình hình du lịch tại Hội An

2.1.1 Khái quát chung về điểm đến du lịch Hội An

2.1.1.1 Vị trí địa lý và lịch sử hình thành

Hội An là một đô thị cổ nằm ở vùng hạ lưu ngã ba sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam

Hội An ra đời khoảng nửa cuối thế kỷ 16, vào thời nhà Lê Nơi đây từng là một thương cảng quốc tế hưng thịnh và sầm uất, với tên gọi Faifo, là nơi gặp gỡ của những thuyền buôn và thương buôn Trung Quốc, Nhật Bản và các nước phương Tây kéo dài suốt thế kỷ 17 và 18 Trước thời kỳ này, Hội An cũng từng có dấu tích của thương cảng Chăm Pa hay được biết đến với con đường tơ lụa trên biển Trải qua nhiều thăng trầm với các sự kiện lịch sử như giai đoạn Trịnh Nguyễn phân tranh, Hội An vẫn là bến cảng sầm uất với các dãy phố Nhật, phố người Hoa, Và sau khi chúa Trịnh chiếm được Quảng Nam, Hội An bị phá hủy hoang tàn chỉ còn để lại các kiến trúc tín ngưỡng Đến năm

1999, Hội An được ghi tên vào danh sách “Di sản văn hóa thế giới”, trở nên thu hút khách du lịch và nổi tiếng cho đến ngày nay

Một là, tài nguyên du lịch tự nhiên: Hội An vừa có đô thị gồm khu phố cổ và các khu đô thị mới; vừa có đồng bằng, vừa có biển, hải đảo tạo nên nguồn thiên nhiên dồi dào. Phần lớn diện tích tự nhiên của Hội An được bao bọc bởi hệ thống sông lớn nhỏ, mương lạch chằng chịt, những bàu, đầm, hói, vũng ao,… và những rừng dừa nước ngập mặn. Vùng đất Hội An là nơi “hội thuỷ” của các nguồn sông lớn ở xứ Quảng: sông Thu Bồn, sông Ô Gia/ Vu Gia, sông Chiên Đàn, sông Đế Võng Các nguồn sông này đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - văn hoá của cả xứ Quảng: là huyết mạch giao thông, là nguồn phù sa vô tận bồi đắp lên nhiều vùng đất trù phú, cùng với trữ lượng sản vật dồi dào Ông Nguyễn Chí Trung - Giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hoá Hội An nhận định: “Hệ thống sông ngòi chằng chịt tạo cho Hội An trở thành địa bàn đa dạng về hệ sinh thái và môi trường sống của con người cũng rất phong phú Trên cơ sở đó cũng tạo cho Hội An sự đa dạng về kinh tế, văn hoá, tôn giáo, tĩn ngưỡng ở vùng cửa sông ven biển đặc thù này Chỉ khoảng 60 km2 mà có đầy đủ các yếu tố của du lịch sinh thái, văn hoá”

Ngoài ra, Hội An còn sở hữu 7 km đường bờ biển, với bãi cát thoai thoải trải dài, trắng phau, nước trong xanh, tạo nên nhiều bãi tắm đẹp như bãi Cửa Đại, bãi biển An Bàng, bãi biển Hà My,… Cách trung tâm phố cổ 18 km về phía Đông là quần đảo Cù Lao Chàm - vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển thế giới có rừng và biển là tài nguyên sinh thái đa dạng Bờ biển có trên 300 loài san hô, có hải quỳ, hải sâm trên diện tích 311 ha thềm biển, hơn 500 loài cá, đặc biệt có cả loài chim yến sinh sống và làm tổ trong những hang vách đá Rừng trên đảo có độ che phủ trên 70% diện tích với nhiều loại gỗ quý và động vật. Hội An còn có khu rừng ngập mặn cửa sông ven biển khá đặc trưng, chủ yếu là hệ dừa nước và các loài đước, mắm, cùng nhiều loài nhuyễn thể sinh sống vùng nước lợ Hai là, tài nguyên du lịch nhân văn: Đô thị - thương cảng Hội An với hạt nhân phố cổ là di tích lịch sử, di sản văn hoá vô giá thuộc loại quý hiếm trên thế giới đã được chính phủ công nhận và xếp hạng Di tích quốc gia (năm 1985) Đến hiện tại, Hội An có khoảng 1.360 di tích, danh thắng Các di tích được phân thành 11 loại gồm: 1.068 nhà cổ, 19 chùa, 43 miếu thờ thần linh, 23 đình, 38 nhà thờ tộc, 5 hội quán, 11 giếng nước cổ, 1 cầu, và 44 ngôi mộ cổ Các kiến trúc nghệ thuật được chạm trổ, điêu khắc, trang trí khá công phu trên các bờ nóc, bẩy hiên, đuôi kèo, bài trí hoành phi, liễn đối bằng các Hán tự, đồ án văn hoá truyền thống Việt Nam hoặc có ảnh hưởng bởi văn hoá Trung Hoa, Nhật Bản. Các di tích kiến trúc nghệ thuật không chỉ chứa đựng những thông tin về giá trị lịch sử, văn hoá mà còn góp phần tăng thêm tính đa dạng, độc đáo của di sản văn hoá Hội An. Ngoài các di tích kiến trúc nghệ thuật, Hội An còn có số lượng lớn các di tích mộ táng (di tích mộ táng Xuân Lâm, di tích mộ táng An Bang, di tích mộ táng Hậu Xá I, II), di chỉ (di chỉ ruộng Đồng Cao, di chỉ Hậu Xá I), di tích khảo cổ (di tích khảo cổ học Bãi Làng, khai quật khảo cổ học dưới tàu đắm Cù Lao Chàm 1997 - 2000) và các di tích lịch sử cách mạng có giá trị văn hoá xưa (di tích nhà lao Hội An, di tích lịch sử cách mạng rừng dừa Bảy Mẫu,…).

Ngoài các di tích lịch sử - văn hoá, còn có các làng nghề truyền thống như: làng mộc Kim Bồng, làng chài Thanh Nam, làng rau Trà Quế, làng gốm Thanh Hà, làng dệt Mả Châu, làng đúc đồng Phước Kiều,… Cùng các lễ hội ở Hội An được xem là một phần không thể thiếu trong văn hoá truyền thống của người dân phố cổ Đến với Hội An, du khách sẽ có những trải nghiệm thật mới lạ và thú vị như: lễ hội đêm rằm phố cổ Hội An (lễ hội hoa đăng vào đêm ngày 14 âm lịch mỗi tháng), lễ hội trung thu Hội An (vào rằm tháng 8 âm lịch hàng năm), lễ hội Bà Thu Bồn (vào ngày 12 tháng 2 âm lịch hàng năm), lễ vía bà Thiên Hậu (ngày 23 tháng 3 âm lịch hàng năm),…

2.1.1.3 Tình hình kinh tế - xã hội

Năm 2019, kinh tế Hội An tiếp tục tăng trưởng và phát triển đều trên các lĩnh vực. Tổng giá trị sản xuất theo giá tăng 14.34% so với năm 2018, thu nhập bình quân đầu người đạt 53.1 triệu đồng, tăng 3.1 triệu đồng so với kế hoạch đề ra Đối với nhóm ngành du lịch - dịch vụ - thương mại: ngành du lịch tăng trưởng khá và tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của thành phố Hội An Tổng giá trị sản xuất toàn ngành ước đạt 8.563 tỷ đồng, tăng 15.56% so với cùng kỳ năm 2019 Thành phố đã xây dựng và phê duyệt phương án phát triển du lịch cộng đồng tại làng rau Trà Quế, xã Cẩm Hà và làng mộc Kim Bồng, xã Cẩm Kim; chương trình liên kết vùng Hội An - Điện Bàn - Duy Xuyên Thành phố đón được hơn 5.3 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế là 4 triệu lượt, tổng lượt khách mua vé tham quan khu phố cổ đạt gần 2.5 triệu lượt Tổng lượt khách lưu trú ước đạt xấp xỉ 2 triệu lượt, doanh thu ngành du lịch đạt 5.3 triệu đồng. Đối với nhóm ngành công nghiệp - xây dựng và nông, lâm, ngư nghiệp: nhóm ngành công nghiệp, xây dựng tiếp tục tăng trưởng ổn định, giá trị sản xuất ước đạt khoảng 2.6 tỷ đồng Nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp có giá trị sản xuất toàn ngành đạt 613.320 tỷ đồng, bằng 99.2% so với kế hoạch đề ra.

Văn hoá, thể thao, thông tin và truyền thông: các hoạt động văn hoá, văn nghệ diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu văn hoá của nhân dân. Các hoạt động lễ hội, sự kiện như: Liên hoan ẩm thực quốc tế, Giao lưu văn hoá Hội An - Nhật Bản, lễ hội đèn lồng Hội an tại thành phố Wernigerode (CHLB Đức),… được tổ chức chu đáo, chuyên nghiệp, huy động được các nguồn lực xã hội cùng tham gia Đặc biệt, thành phố đã chủ động phối hợp tổ chức nhiều hoạt động nhân kỷ niệm 10 năm Cù Lao Chàm được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, 20 năm Khu phố cổ Hội An được công nhận là di sản văn hoá thế giới Đối với phong trào thể dục - thể thao tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện Thành phố phê duyệt phương án thí điểm cải thiện an toàn giao thông cho xe đạp, kế hoạch phát triển giao thông xe đạp giai đoạn 2019 - 2025.

Hoạt động đối ngoại: quan hệ giao lưu hợp tác, kết nghĩa tiếp tục đi vào chiều sâu và đạt được nhiều kết quả thiết thực trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, môi trường UBND thành phố và các ngành đã tiếp đón trên 70 đoàn khách quốc tế đến liên hệ công tác và tham quan, học tập kinh nghiệm Các hoạt động trên góp phần trong công tác quảng bá, giới thiệu Hội An ra thế giới, huy động các nguồn lực quốc tế cùng tham gia phát triển kinh tế, xã hội của địa phương

2.1.1.4 Yếu tố cấu thành điểm đến du lịch Hội An

Một là, điểm hấp dẫn du lịch: Hội An có vô số điểm hấp dẫn khách du lịch, có thể thể kể đến: Chùa Cầu, hay còn gọi là cầu Nhật Bản, với lối kiến trúc độc đáo, kiểu mái che được làm bằng gỗ với các họa tiết trang trí mang đậm kiến trúc Nhật Bản Hội quán Phúc Kiến cũng là một trong những địa điểm tham quan hấp dẫn tại Hội An, được xây dựng từ thế kỷ 17, với kiến trúc mang những nét nghệ thuật của kiến trúc Trung Hoa. Công viên Ấn tượng Hội An tọa lạc giữa lòng trung tâm phố cổ Hội An mang tên Cồn Hến, được xem như là một “Hội An thu nhỏ” Hay Chợ Hội An là nơi bày bán đầy đủ các món ăn đặc sản Hội An - Quảng Nam, cùng những đồ thủ công mỹ nghệ Ngoài ra, còn rất nhiều những địa điểm hấp dẫn khác có thể tham quan, trải nghiệm khi đến với Hội An như làng gốm Thanh Hà, nhà cổ Tấn Ký, rừng dừa Bảy Mẫu, Thời điểm Hội An đẹp nhất là vào mùa khô, đặc biệt từ tháng 2 đến tháng 4, lúc này khí hậu vào xuân, chớm hè, thời tiết mát mẻ và nắng không quá gắt.

Hai là, giao thông đi lại/ khả năng tiếp cận điểm đến: Đối với giao thông tiếp cận điểm đến, du khách có thể đến du lịch Hội An bằng các phương tiện máy bay, tàu hoả hay xe khách Đối với máy bay, từ hai miền Bắc, Nam muốn du lịch Hội An, có thể mua vé bay đến Đà Nẵng rồi tiếp tục di chuyển bằng taxi hoặc xe bus đến Hội An Tàu hỏa cũng là một lựa chọn tương tự máy bay, du khách sẽ mua vé tàu hỏa đi Đà Nẵng, từ bến tàu sẽ bắt taxi hoặc xe bus đến Hội An Nếu không chọn đi bằng máy bay hoặc tàu hoả với chi phí cao thì du khách có thể lựa chọn đi xe khách đến thẳng Hội An mà không cần dừng chân tại Đà Nẵng Về giao thông nội bộ điểm đến du lịch Hội An, khách du lịch có thể di chuyển đến các điểm hấp dẫn bằng xe máy (có thể dễ dàng thuê tại khách sạn hơặc các điểm cho thuê xe máy); hai là xe đạp - một phương tiện được nhiều du khách lựa chọn nhất để tham quan phố cổ Hội An, vừa dạo quanh hóng mát vừa có thể cảm nhận nhịp sống bình yên của thành phố Lựa chọn tiếp theo là xích lô và cuối cùng là tàu, thuyền di chuyển trên sông Hoài hoặc sông Thu Bồn sẽ là một trải nghiệm đáng thử

Ba là, nơi ăn nghỉ: Trước hết khi đến du lịch Hội An, khách du lịch có thể dừng chân nghỉ ngơi với nhiều sự lựa chọn khác nhau Để trải nghiệm cảm giác sang trọng, hiện đại ở các khách sạn từ 3, 4 đến 5 sao tại Hội An như: Lasenta, Boutique Hoi An, River Suites Hoi An Hotel,… hay các homestay mang phong cách tối giản, cổ điển: Lemongrass Homestay, Heron House Hoi An, An Bang Beach Hideaway Homestay,… Du khách cũng có thể lựa chọn loại hình villa làm nơi ăn nghỉ nếu du lịch dài ngày như: Golden Peach Villa Hoi An, Le Pavillon Hoi An, Golden Bell Hoi An Boutique Villa, Tue Tam Garden

Villa, Bên cạnh các cơ sở lưu trú, khi đến với Hội An du khách sẽ được thưởng thức các món ăn đặc sản, với sự phục vụ tận tình, chuyên nghiệp ở hệ thống các nhà hàng tại đây. Nếu thích cảm giác truyền thống, cổ điển, du khách có thể lựa chọn: nhà hàng Vĩnh Hưng, nhà hàng Bông Hồng Trắng, nhà hàng Home Kitchen Hoi An, Các nhà hàng sang trọng như nhà hàng Cánh Buồm Trắng, nhà hàng Đào Tiên, sẽ là lựa chọn cho những vị khách muốn thưởng thức món ăn trong không gian đẹp mắt, hiện đại Ngoài ra, còn có loại nhà hàng bên sông như nhà hàng Sông Thu, nhà hàng Full Moon phục vụ cho những vị khách thích không gian thoáng mát, view sông nước trữ tình

Bốn là, các tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ: Đến với Hội An du khách được trải nghiệm các trung tâm chăm sóc sức khỏe & spa (La Spa, Citrus Health Spa, Aaron Spa Hoi An, ); cơ sở y tế (trung tâm y tế thành phố Hội an, bệnh viện đa khoa thành phố Hội An); các hệ thống ngân hàng (ACB, Sacombank, ); bảo tàng (Bảo tàng Văn hóa Dân gian Hội

An, Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh,…) và nhiều địa điểm giải trí, mua sắm, vui chơi khác. Các dịch vụ hỗ trợ cũng được phát triển để đáp ứng nhu cầu của khách hàng: “Trung tâm hỗ trợ du khách Quảng Nam” ra đời với mục đích tiếp nhận các yêu cầu, kiến nghị của du khách; liên hệ, phối hợp các cơ quan chức năng xử lý và kiến nghị các vấn đề về an ninh, an toàn và quyền lợi hợp pháp của du khách Đơn vị này cũng cung cấp miễn phí cho du khách những thông tin về văn hóa, lịch sử, thông tin về điểm đến du lịch; cung cấp các sản phẩm hữu ích như bản đồ, sách hướng dẫn; hỗ trợ, tư vấn các dịch vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách về ăn uống, nơi ở, vận chuyển, vui chơi giải trí,…

Năm là, các hoạt động bổ sung: Tại Hội An có các tiết mục biểu diễn dân ca, trò chơi bài chòi, dân ca bài chòi, nghệ thuật diễn xướng dân gian (hát múa bả trạo, hát múa sắc bùa, múa tứ linh, hò đưa linh); các hoạt động quảng bá di sản (lễ hội, hội thảo khoa học, trưng bày triển lãm,…) thu hút du khách trong và ngoài nước

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tại điểm đến Hội An

Thực trạng hoạt động marketing tại điểm đến du lịch Hội An

2.2.1 Hoạt động nghiên cứu thị trường tại điểm đến du lịch Hội An Để tiến hành nghiên cứu thị trường tại điểm đến du lịch Hội An, nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra bằng phiếu khảo sát với đối tượng khảo sát là khách du lịch đã từng đến du lịch tại Hội An Quy trình nghiên cứu thị trường cụ thể như sau:

Bước 1 Xác định mục tiêu: Thị trường du lịch tại Việt Nam nói chung và thành phố Hội An nói riêng có sự biến động liên tục Vì vậy, nhóm nghiên cứu tập trung làm rõ thị trường khách du lịch tại Hội An về đặc điểm, nhu cầu, xu hướng du lịch

Bước 2 Lựa chọn phương pháp nghiên cứu: Phương pháp điều tra, khảo sát và phương pháp thảo luận nhóm.

Bước 3 Chọn mẫu và thiết kế bảng hỏi: Nhóm tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên với số lượng mẫu là khoảng 100 khách đã được trải nghiệm du lịch tại Hội An

Bước 4 Thu thập thông tin thị trường:

Phiếu khảo sát thị trường khách tại điểm đến du lịch Hội An:

Câu 1: Giới tính của bạn:

Câu 2: Bạn là người nước nào: …

Câu 3: Bạn nằm trong độ tuổi nào?

Câu 4: Bạn đã từng đến du lịch tại Hội An mấy lần:

Câu 5: Bạn biết đến Hội An từ nguồn nào:

● Sách hướng dẫn du lịch

● Từ bạn bè, người thân

Câu 6: Lý do bạn chọn thành phố Hội An làm điểm đến:

● Muốn đi tham quan du lịch

Câu 7: Hình thức đi du lịch của bạn:

Câu 8: Các dịch vụ bạn sử dụng khi ở đây:

Câu 9: Bạn đánh giá chất lượng dịch vụ ở đây như thế nào?

Câu 10: Bạn đánh giá thái độ nhân viên phục vụ như thế nào?

Câu 11: Bạn sẽ quay lại du lịch tại Hội An chứ?

Bước 5 Tổng hợp và phân tích dữ liệu: Sau khi tiến hành điều tra, khảo sát, nhóm thu được kết quả như sau:

5.1 Tỷ lệ khách theo giới tính

Khách đến du lịch tại Hội An phần lớn là nữ giới chiếm 66.3%, nam chiếm 33.7%. Điều này có thể được giải thích bởi trang Rough Guides, nhà xuất bản chuyên về lĩnh vực du lịch ở Anh cho rằng, đây là một trong những xu hướng du lịch năm 2021; khi du khách nữ đi du lịch một mình sẽ có sự gia tăng về số lượng và điều đó, có nghĩa là số tour du lịch và điểm đến được hướng đến đối tượng khách hàng này sẽ tăng lên.

5.2 Tỷ lệ khách nội địa và quốc tế

Khách nội địa Khách quốc tế

Khách đến Hội An chủ yếu là dòng khách nội địa (chiếm 75%), lớn hơn rất nhiều so với khách quốc tế (chiếm 25%) Cho thấy sự tiềm năng của dòng khách nội địa đối với điểm đến Hội An, nhưng nhóm nghiên cứu đánh giá khách quốc tế là thị trường khách hàng mục tiêu của điểm đến Hội An Hội An đã tiến hành quảng bá, xúc tiến với nhiều những chương trình kích cầu du lịch nội địa diễn ra, điều này khiến du khách quyết định khám phá những địa điểm trong nước thay vì lựa chọn ra nước ngoài

5.3 Cơ cấu độ tuổi của khách du lịch

Theo kết quả thu được, khách đến du lịch Hội An ở nhóm tuổi dưới 25 tuổi và 25 - 45 tuổi chiếm tỷ lệ rất cao, độ tuổi từ 45 - 60 và trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ thấp Khách du lịch trẻ, có nguồn thu nhập ổn định, sẽ có nhu cầu tìm đến du lịch Hội An để trải nghiệm các dịch vụ du lịch

5.4 Số lần đến du lịch Hội An

Lần đầu tiên Trên 1 lần

Vì nhóm tiến hành nghiên cứu đối với đối tượng khách du lịch đã từng đến du lịch tại Hội An, nên đối tượng chưa lựa chọn Hội An để du lịch sẽ không thuộc đối tượng nhóm khảo sát Theo biểu đồ cho thấy, số lượng khách đến với Hội An lần đầu tiên chiếm tỷ lệ lớn (chiếm 61.4%) và chủ yếu là khách nước ngoài; khách đến Hội An trên 1 lần phần lớn là khách nội địa (chiếm 38.6%)

5.5 Nguồn tiếp cận thông tin điểm đến

Trên mạng Internet Sách, báo hướng dẫn du lịch Bạn bè, người thân Nguồn khác

Theo kết quả cho thấy, khách du lịch tiếp cận điểm đến Hội An bằng nhiều hình thức khác nhau, nhiều nhất là qua Internet (chiếm 50.5%), tiếp đến là nguồn thông tin truyền miệng, từ bạn bè, người thân (chiếm 31.7%) và qua sách báo truyền thanh (12.9%) Có thể thấy rằng Hội An đã thực hiện tốt truyền thông quảng bá du lịch trên nhiều phương tiện để cung cấp nguồn thông tin du lịch tới khách hàng

5.6 Lý do chọn Hội An làm điểm đến

Muốn đi thăm quan du lịch Công tác, công việc Thăm thân

5.7 Hình thức đi du lịch

5.8 Các dịch vụ sử dụng khi đi du lịch tại Hội An

Lưu trú ăn uống Vui chơi giải trí Ngân hàng, viễn thông Khác

5.9 Đánh giá chất lượng dịch vụ

Rất tốt Tốt Bình thường Kém Rất kém

5.10 Đánh giá thái độ nhân viên

Rất tốt Tốt Bình thường Kém Rất kém

5.11 Khả năng quay lại điểm đến

Chắc chắn Phân vân Không

Báo cáo khảo sát cho thấy, khách đến Hội An chủ yếu là để tham quan du lịch, vui chơi giải trí và thuộc độ tuổi trẻ dưới 25 là chủ yếu, với hình thức đi du lịch là tự túc một mình Khách đánh giá chất lượng dịch vụ và thái độ nhân viên phục vụ ở mức tương đối tốt và khả năng quay trở lại là rất cao Đối với phương pháp thảo luận nhóm, nhóm nghiên cứu trực tiếp trao đổi, bàn luận để đưa ra thêm các tiêu chí thuộc đối tượng khách du lịch, có thể nghiên cứu như yếu tố thu nhập, thời gian chuyến đi cũng góp phần trong việc cung cấp thông tin cho nghiên cứu thị trường Nhóm nghiên cứu nhận thấy do đối tượng khách nằm trong khoảng độ tuổi trẻ dưới 25 và từ 25 - 45 tuổi, là những người có nguồn thu nhập ổn định và khả năng chi trả, thanh toán cao Cùng với đó, nhu cầu du lịch của những đối tượng này rất đa dạng, chủ yếu là tham quan nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí nên thời gian cho chuyến đi ở mức trung bình, hoặc khá dài, bình quân khách lưu trú đạt 1.29 ngày/ khách

Bước 6 Đánh giá thực trạng thị trường, nhận định xu hướng thị trường:

Sau khi tiến hành khảo sát, đánh giá thị trường du lịch tại Việt Nam rất đa đạng với nhiều đối tượng du khách khác nhau, khách nội địa (từ nhiều vùng khác nhau đến, độ tuổi, nhu cầu, nguồn thu nhập không giống nhau); khách quốc tế (đến từ nhiều quốc gia khác nhau, có độ tuổi và mục đích khác nhau,…) Xét về xu hướng thị trường du lịch, theo Geogle Destination Insights, lượng tìm kiếm quốc tế về du lịch Việt Nam vẫn duy trì ở mức cao Theo báo cáo nghiên cứu thị trường du lịch Việt Nam do Ban Học Tập, Khoa

27 học & Thông tin thực hiện, các điểm đến của Việt Nam được quốc tế tìm kiếm nhiều nhất trong đó có Hội An và các quốc gia tìm kiếm bao gồm Mỹ, Singapore, Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, Thái Lan,… Nguồn cầu từ Mỹ nhiều nhất đến từ các bang California, Texas, New York, Washington, Illinois Nguồn cầu từ Hàn Quốc nhiều nhất đến từ Seoul và Gyeonggido Nguồn cầu từ Nhật Bản nhiều nhất đến từ Tokyo, Osaka, Fukuoka, Aichi, Kanagawa Lượng tìm kiếm du lịch Việt Nam từ thị trường Ấn Độ trong tháng 11 năm

2022 tăng khoảng 20% so với tháng 10 năm 2022 Nguồn cầu lớn nhất đến từ thủ đô Delhi và bang miền tây Maharashtra, trong đó thành phố Hội An là một trong những địa điểm được người Ấn tìm kiếm nhiều Như vậy, dựa vào sự nghiên cứu xu hướng thị trường sẽ giúp điểm đến du lịch Hội An thực hiện các bước tiếp theo là xác định được thị trường mục tiêu và triển khai hoạt động marketing du lịch hiệu quả

2.2.2 Xác định thị trường mục tiêu tại điểm đến du lịch Hội An

Thứ nhất là thị trường nội địa: Dịch Covid - 19 đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành kinh tế du lịch và làm thay đổi cơ cấu thị trường du khách của thành phố Hội An (Quảng Nam) nói riêng và Việt Nam nói chung Qua khảo sát của Hội đồng Tư vấn du lịch quốc gia (TAB) phối hợp với báo điện tử VnExpress (2020), hầu hết khách muốn đi du lịch ngay trong mùa hè này nằm trong độ tuổi từ 25 đến 55 Theo bà Phạm Thị Hồng Trang - Đại diện Tập đoàn Thiên Minh khu vực miền Trung, đây là đối tượng khách có điều kiện kinh tế ổn định, khả năng thanh toán cao nên Quảng Nam nhất là Hội An cần phải vận dụng chính sách kích cầu hợp lý để thu hút họ Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân thành phố Hội An - ông Nguyễn Văn Lanh chia sẻ, qua dự báo của Tổ chức du lịch thế giới (12/2022) là đến năm 2023 ngành du lịch toàn cầu mới phục hồi bằng mức năm 2019; trong đó thị trường khách nội địa sẽ hồi phục nhanh chóng, thành phố Hội An sẽ ưu tiên, chú trọng thu hút, đón đầu nguồn khách nội địa “Đây là thị trường trọng điểm, tập trung vào du lịch với mục đích nghỉ dưỡng, giải trí, thăm thân nhân ngắn ngày, sau đó là du lịch công vụ Trước mắt, Hội An sẽ lấy du lịch nội địa làm mũi nhọn và lâu dài; xem du lịch nội địa là thị trường có vai trò quan trọng Các chương trình kích cầu du lịch nội địa sẽ nhắm đến đối tượng người Việt Nam và cả những người nước ngoài đang sinh sống lâu dài tại Việt Nam Để thu hút khách nội địa, Hội An sẽ đa dạng hoá thị trường khách du lịch nội địa như khách theo đoàn, khách du lịch tự đi, khách nghỉ dưỡng theo gia đình, khách du lịch theo mùa, khách du lịch MICE, du lịch kết hợp với đám cưới, lễ kỷ niệm và tuần trăng mật, khách ưa thích nghỉ dưỡng biển, thưởng ngoạn biển, vui chơi

28 giải trí, khách từ các tỉnh, thành phố lân cận đi nghỉ cuối tuần,…” - Đại diện chính quyền thành phố Hội An chia sẻ thêm.

Như vậy, thị trường khách nội địa mục tiêu mà điểm đến du lịch Hội An hướng tới sẽ là người Việt Nam và những người nước ngoài sinh sống lâu dài tại Việt Nam trong độ tuổi từ 25 - 55, đó là những đối tượng khách có điều kiện kinh tế ổn định, khả năng thanh toán cao và có đa dạng nhu cầu, mục đích khi đến với Hội An

Thứ hai là thị trường quốc tế: Cuối tháng 1/2023, Hội An đã lọt vào top 25 điểm đến là “xu hướng nổi bật nhất năm 2023” do độc giả của Tripadvisor (nền tảng du lịch trực tuyến hàng đầu thế giới) bình chọn Trước đó ít ngày, Tạp chí du lịch Travel and Leisure (Mỹ) cũng đưa Hội An vào top 25 thành phố xinh đẹp nhất thế giới 2023 Có thể thấy từ trước đến nay, Hội An luôn là điểm đến “đắt giá” của khách quốc tế và ngược lại, khách quốc tế cũng là nguồn khách chủ lực, chiếm tỉ trọng lớn của Hội An Cụ thể, sáu tháng đầu năm 2023, Hội An đón hơn 1.88 triệu lượt khách thì có tới 1.48 triệu lượt khách quốc tế Vì vậy, có thể khẳng định được rằng khách quốc tế chính là thị trường mục tiêu của điểm đến du lịch Hội An.

Đánh giá chung hoạt động marketing tại điểm đến du lịch Hội An

2.3.1 Thành công và nguyên nhân

Hoạt động marketing điểm đến du lịch Hội An đã đạt được những thành công chung nhất định Trước hết, nó đã góp phần làm nổi bật điểm đặc trưng khác biệt, tạo lợi thế cạnh tranh cho Hội An so với các điểm đến du lịch khác Hình ảnh Hội An trong mắt khách du lịch trở nên cụ thể và rõ nét hơn - một thương cảng nhiều màu sắc, một điểm đến an toàn với du khách quốc tế, một điểm đến độc đáo, lý tưởng không chỉ qua các sản phẩm du lịch mà còn ở cách điểm đến tiếp cận khách hàng Vì vậy, mô hình chung đã

35 giúp việc kết nối Hội An và du khách trở nên dễ dàng hơn Đồng thời, việc thực hiện marketing du lịch đã tạo được sự kết nối giữa các chủ thể tham gia vào điểm đến du lịch Hội An: cơ quan quản lý, cộng đồng địa phương, các doanh nghiệp, đến khách du lịch Cụ thể, hoạt động marketing điểm đến du lịch phố cổ Hội An đã đạt được:

2.3.1.1 Thành công trong hoạt động nghiên cứu thị trường

Việc thực hiện nghiên cứu thị trường là bước quan trọng để có thể xác định được thị trường mục tiêu và triển khai hoạt động marketing Qua cuộc khảo sát nhóm thực hiện, có thể thấy:

- Du khách đến với Hội An chủ yếu thông qua nguồn thông tin Internet, thông tin truyền miệng (người thân, bạn bè, đồng nghiệp) và sách báo Vì vậy, có thể thấy Hội An đã làm khá tốt công tác quảng bá hình ảnh du lịch điểm đến với khách du lịch

- Khi được hỏi lý do chọn Hội An là điểm đến, phần lớn du khách lựa chọn với mục đích tham quan du lịch và hình thức du lịch tự túc chiếm tỷ lệ cao Một tín hiệu đáng mừng nữa đó là đa phần du khách đều lựa chọn quay trở lại Hội An Như vậy, có thể khẳng định khách biết đến Hội An như một điểm đến du lịch hấp dẫn chứ không chỉ là điểm đến dừng chân tạm thời

Việc phân đoạn thị trường như vậy đã giúp thành phố Hội An có những thông tin cụ thể, những phân tích rõ ràng để đưa ra các chính sách marketing riêng cho từng đối tượng. Nhờ vào việc nghiên cứu kĩ lưỡng các chính sách marketing cho từng đối tượng mà các điểm hấp dẫn của Hội An như Chùa Cầu, Hội quán Phúc Kiến, Công viên Ấn Tượng Hội

An, làng gốm Thanh Hà,… đã thu hút được lượng khách rất lớn Cụ thể, tổng lượng khách đến Hội An năm 2022 ước đạt 1.536 triệu lượt (khách quốc tế ước đạt 614 nghìn lượt, khách Việt Nam ước đạt 922 nghìn lượt) Khách tham quan khu phố cổ ước đạt 548 nghìn lượt, đạt trên 425% so với kế hoạch đầu năm; khách tham quan làng gốm Thanh Hà ước đạt 104 nghìn lượt, tăng 612% so với kế hoạch; khách tham quan khu rừng dừa Cẩm Thanh ước đạt 432 nghìn lượt, tăng gần 648% kế hoạch năm; khách tham quan Cù Lao Chàm khoảng 118 nghìn lượt, bằng gần 327% kế hoạch năm; khách tham quan làng rau Trà Quế (xã Cẩm Hà) đạt 4.500 lượt, bằng 263,2% kế hoạch Tổng lượt khách mua vé tham quan ước đạt 1.207 triệu lượt.

2.3.1.2 Thành công của xác định thị trường mục tiêu

Hội An đã thành công trong việc xác định thị trường và bước đầu thu hút được thị trường khách quốc tế, đặc biệt là tập khách chiếm cơ cấu cao như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ,… Đem đến hiệu quả kinh tế về du lịch tăng mạnh những năm gần đây

36 thể hiện tổng thu từ du lịch tăng liên tục và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu kinh tế của thành phố

2.3.1.3 Thành công trong triển khai các hoạt động marketing

Nhờ các hoạt động marketing mà các điểm hấp dẫn du lịch tại Hội An được nâng lên về chất lượng cung cấp dịch vụ Hệ thống cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống trên địa bàn đang dần đáp ứng nhu cầu của khách du lịch; các điểm vui chơi, giải trí đang được quan tâm đầu tư mở rộng Thu nhập của người dân từ các hoạt động liên quan đến du lịch cũng được cải thiện đáng kể so với trước Hiện nay, du lịch đã dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế của thành phố

Hoạt động triển khai phát triển sản phẩm du lịch mang lại nhiều lợi ích về mặt bảo tồn và phát triển cộng đồng Trước hết, nó góp phần bảo vệ các nguồn tài nguyên tự nhiên, văn hóa và lịch sử thông qua sự kết nối, tham gia của người dân trong cộng đồng. Thứ hai, thông qua việc tham gia vào các hoạt động du lịch và được giới thiệu về các di tích lịch sử của địa phương, người dân sẽ biết rõ hơn về lịch sử và truyền thống góp phần tạo dựng niềm tự hào, giá trị văn hóa địa phương.

Với những nỗ lực thực hiện đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá xây dựng thương hiệu du lịch Hội An, vị thế, hình ảnh du lịch thành phố Hội An đã được định hình Điểm đến đã lọt vào danh sách bình chọn của nhiều chuyên trang du lịch quốc tế Đặc biệt, đã được UNESCO công nhận là “Di sản Văn hóa thế giới” vào năm 1999, thì giá trị thương hiệu du lịch Hội An cũng được nâng tầm Hội An cùng với Huế, Đà Nẵng phát triển thành tour du lịch miền Trung hấp dẫn

Các hoạt động xúc tiến, quảng bá đã giúp du lịch Hội An phát triển khá nhanh, thu hút được hàng chục dự án từ nguồn vốn ngân sách, vốn xã hội hóa của các tổ chức, cá nhân phát triển du lịch Vào năm 2014, Hội An đã có một hội nghị kêu gọi đầu tư dịch vụ

Cù lao Chàm và 100 nhà đầu tư được mời tham gia đều là người địa phương Mặt khác, những hoạt động quan hệ công chúng đã trở thành là kênh thông tin hữu ích cung cấp thông tin, giới thiệu, quảng bá các hoạt động, sự kiện nổi bật thuộc các lĩnh vực văn hóa, thể thao, chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục của thành phố Tuyên truyền, quảng bá tiềm năng, thế mạnh trong phát triển, kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, thu hút đầu tư, giới thiệu con người, đô thị thương cảng tới bạn bè trong nước và quốc tế

2.3.1.4 Nguyên nhân của thành công

Có được những thành công như vậy là do Hội An đã rất chú trọng trong việc theo dõi tình hình, nghiên cứu thực tế nhu cầu của khách du lịch, sát sao trong khâu tổ chức các hoạt động marketing; không ngừng khai thác, nghiên cứu những thế mạnh để phát triển du lịch của thành phố.

Hội An luôn tập trung đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá hình ảnh, tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, các website, các mạng xã hội, nền tảng số; tích cực tham gia các hội chợ, hội thảo, các hội nghị xúc tiến và chuẩn bị tốt nhất các điều kiện phục vụ du khách Đồng thời, quan tâm phát triển sản phẩm du lịch dựa trên việc khai thác các giá trị di sản, văn hóa truyền thống một cách bền vững nhằm tạo ra những sản phẩm mang dấu ấn riêng của địa phương và phù hợp với nhu cầu của các thị trường khách, đặc biệt là khách nội địa.

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH HỘI AN Error! Bookmark not defined 3.1 Đề xuất về nghiên cứu thị trường

Đề xuất về xác định thị trường mục tiêu

Các ban ngành du lịch của thành phố cần xác định mục tiêu rõ ràng với số lượt khách đến cụ thể (bao gồm khách nội địa và quốc tế), doanh thu cần đạt được là bao nhiêu, để từ đó:

- Tập trung vào các thị trường thế mạnh mà ngành du lịch của thành phố đang hướng đến để tăng hiệu quả việc sử dụng các công cụ marketing cũng như tiết kiệm được ngân sách đầu tư.

- Cần có sự nhất quán và đồng bộ khi triển khai các thế mạnh du lịch của điểm đến, thể hiện nét đặc sắc mà Hội An có đối với du khách.

- Tăng cường quảng cáo và không ngừng nâng cao chất lượng để thu hút tập khách hàng.Quan tâm tới tập khách hàng hiện tại để tăng doanh thu và chú ý tới tập khách hàng tiềm năng để biến họ trở thành tập khách hàng hiện tại.

Đề xuất về triển khai hoạt động marketing

Về triển khai phát triển sản phẩm: ưu tiên phát triển các loại hình du lịch phù hợp, đặc thù các sản phẩm du lịch văn hóa có chất lượng cao Việc khai thác các tour tham quan khu phố cổ - quần thể di tích kiến trúc đô thị - Di sản văn hóa thế giới gắn với những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, làng quê, sông nước, làng nghề truyền thống phong phú, độc đáo; và sử dụng người dân địa phương làm thuyết minh viên cần được phát huy hiệu quả, có quy mô lớn, chất lượng cao có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới; đây là hướng đột phá để xây dựng du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố.

- Phát triển sáng tạo loại hình du lịch khác như các dự án cánh đồng sinh thái, ngôi làng hạnh phúc ở xã Cẩm Kim, khu du lịch Suối Tình - Cù Lao Chàm, khu dịch vụ thương mại

42 và ẩm thực biển ban đêm ở biển An Bàng, phường Cẩm An,… trở thành các khu du lịch đa dạng và đặc sắc.

- Phát triển du lịch MICE, đỉnh cao của hội họp, nghỉ dưỡng, khám phá đời sống đặc sắc, được triển khai tại những khu nghỉ dưỡng cao cấp ở Hội An (như khu nghỉ dưỡng Vinpearl Resort & Spa Hội An).

Về triển khai hoạt động xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch: cần đổi mới các nội dung thông tin quảng bá về điểm đến Hội An, trong đó tập trung vào quảng bá lợi thế, thế mạnh của du lịch Hội An về văn hóa lịch sử (di tích, làng nghề,…); môi trường du lịch (an ninh trật tự xã hội tốt, người dân địa phương thân thiện, môi trường sinh thái trong lành).

- Đa dạng hóa các kênh cung cấp thông tin cho du khách, chú trọng quảng bá trên internet và truyền hình Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (trực tiếp là trung tâm xúc tiến du lịch) phối hợp với Hiệp hội du lịch, các hãng lữ hành, các khách sạn/ resort, điểm đến/ khu du lịch, nhà hàng,… cần cập nhật thông tin kịp thời về các địa điểm du lịch, các sự kiện, lễ hội,… được tổ chức định kỳ trên địa bàn thành phố lên website của các đơn vị cũng như website của thành phố

- Bên cạnh đó, để tăng tính chuyên nghiệp, hấp dẫn và thống nhất trong thông tin đưa đến với du khách, ban quản lý điểm đến Hội An nên thuê một công ty tư vấn nước ngoài để đảm nhiệm các công việc này từ việc xây dựng một kế hoạch tiếp thị tổng thể đến việc thực hiện chi tiết như thiết kế website, xây dựng quảng cáo, như thế mới tạo dựng được hình ảnh riêng biệt và đặc trưng trong lòng du khách.

- Ngoài ra, tiếp thị thông qua sản phẩm truyền thống của địa phương cũng là một trong những công cụ quan trọng mà Hội An sẽ tập trung phát triển Với lợi thế là địa phương có nhiều sản phẩm nổi tiếng đã được người tiêu dùng nội địa đánh giá cao Hội An sẽ tập trung xây dựng và phát triển thương hiệu, hệ thống phân phối cho các sản phẩm này.

Về triển khai hoạt động phân phối: tăng cường phối hợp với các tỉnh duyên hải miền Trung hình thành một mạng lưới du lịch với các tuyến, điểm, tour du lịch phong phú, đa dạng; nghiên cứu triển khai thêm các tour/ tuyến du lịch kết hợp giữa du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và văn hóa Khuyến khích sự hợp tác, liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp khách sạn, lữ hành, kinh doanh du lịch của Hội An với các tỉnh duyên hải miền Trung nhằm hình thành các doanh nghiệp có quy mô lớn, thương hiệu mạnh.

- Bên cạnh đó, ban quản lý điểm đến Hội An cần thu hút và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, bằng công tác đào tạo và huấn luyện tại chỗ Nghiên cứu bổ sung những

43 hình thức đào tạo phù hợp và các dự án đào tạo quốc tế nhằm tăng số lượng, đạt chất lượng nguồn nhân lực du lịch đáp ứng nhu cầu phát triển Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: cần hoàn thiện hệ thống các cơ sở hạ tầng của địa phương và liên kết giữa các tuyến điểm du lịch, xây dựng hệ thống cơ sở lưu trú chất lượng cao, tăng cường đa dạng hóa các dịch vụ bổ sung.

- Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu: hiện nay, du lịch Hội An vẫn chưa có bộ nhận diện thương hiệu riêng của mình Các nhà quản lý cần khắc phục điều này nhanh chóng để tạo nét riêng cho du lịch của thành phố.

Ngày đăng: 16/05/2024, 16:06

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

5.7. Hình thức đi du lịch - bài thảo luận quản lý điểm đến du lịch đề tài phân tích nội dung marketing điểm đến du lịch thành phố hội an
5.7. Hình thức đi du lịch (Trang 24)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w