1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thảo luận quản lý nhà nước về kinh tế đề tài chính sách quản lý nhà nước đối với thương mại xã hội ở việt nam hiện nay

30 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chính Sách Quản Lý Nhà Nước Đối Với Thương Mại Xã Hội Ở Việt Nam Hiện Nay
Người hướng dẫn Ths. Nguyễn Thị Hương Giang
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại bài thảo luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 4,43 MB

Nội dung

MỞ ĐẦUHoạt động thương mại là hoạt động nổi bật hiện nay, có thể nói hoạt động nàyđóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển nền kinh tế của Việt Nam trong thời kìphát triển hội nhậ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ

ĐỀ TÀI CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI XÃ HỘI Ở

VIỆT NAM HIỆN NAY

Lớp học phần: 2230TECO1021

Nhóm thực hiện: 5

Giảng viên giảng dạy: Ths Nguyễn Thị Hương Giang

Hà Nội, 2022

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4

NỘI DUNG 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 5

1.1 Quản lý nhà nước 5

1.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước 5

1.1.2 Khái niệm quản lý Nhà nước đối với thương mại xã hội 6

1.2 Thương mại xã hội 6

Khái niệm về thương mại xã hội 6

1.1.2 Những đặc trưng cơ bản của thương mại xã hội 7

1.3 Chính sách quản lý nhà nước đối với thương mại xã hội 11

1.3.1 Vai trò và mục tiêu của các chính sách quản lý nhà nước đối với thương mại xã hội 11

1.3.2 Một số chính sách quản lý nhà nước về thương mại xã hội 13

Chương 2: Thực trạng chính sách quản lý nhà nước đối với thương mại xã hội ở Việt Nam hiện nay 13

2.1 Tổng quan về thương mại xã hội ở Việt Nam 13

2.2 Thực trạng chính sách quản lý nhà nước đối với thương mại xã hội ở VN hiện nay 15

2.2.1 Chính sách phát triển thương mại xã hội 15

2.2.2 Chính sách phát triển hạ tầng công nghệ cho TMXH 17

2.2.3 Chính sách kiểm tra, thanh tra thương mại xã hội 17

2.2.4 Chính sách phát triển lĩnh vực chuyển phát hàng hóa (logistics) phục vụ cho TMXH 18

2.3 Đánh giá chung về chính sách quản lý nhà nước đối với thương mại xã hội ở Việt Nam hiện nay 18

2.3.1 Ưu điểm 18

2.3.2 Nhược điểm 20

2.3.3 Nguyên nhân TMXH chưa phát triển 22

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước đối với thương mại xã hội ở Việt Nam hiện nay 23

3.1 Định hướng phát triển thương mại xã hội trong thời gian tới 23

Trang 3

3.1.1 Định hướng phát triển thương mại điện tử nói chung 23

3.1.2 Về việc định hướng phát triển thương mại xã hội nói riêng 25

3.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước đối với thương mại xã hội ở Việt Nam 26

3.2.1 Xây dựng chiến lược phát triển thương mại xã hội quốc gia 26

3.2.2 Hoàn thiện chính sách phát triển thương mại xã hội 26

3.2.3 Hoàn thiện pháp luật về thương mại xã hội 28

3.2.4 Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển thương mại xã hội 30

3.2.5 Hoàn thiện hoạt động thanh tra, kiểm tra về thương mại xã hội 30

3.2.6 Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về thương mại xã hội 30

3.2.7 Khuyến khích áp dụng phương tiện thanh toán trực tuyến 30

KẾT LUẬN 31

Trang 4

MỞ ĐẦU

Hoạt động thương mại là hoạt động nổi bật hiện nay, có thể nói hoạt động nàyđóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển nền kinh tế của Việt Nam trong thời kìphát triển hội nhập ngày nay, đặc biệt là thương mại xã hội Mục tiêu của thương mại

xã hội là tạo ra doanh số bán hàng và doanh thu hoàn toàn thông qua phương tiệntruyền thông xã hội, đồng thời đảm bảo trải nghiệm liền mạch và dễ dàng cho ngườimua sắm kỹ thuật số Bên cạnh đó có những cá nhân sử dụng việc phát triển của hoạtđộng thương mại để trục lợi, vi phạm pháp luật, để có thể giảm thiểu và khắc phục tìnhtrạng này cần phải nhờ tới sự quản lý nghiêm ngặt của cơ quan quản lý hoạt độngthương mại, từ đó có điều chỉnh để phát triển kinh tế

Trang 5

Theo quan niệm của các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý hiện nay: Quản lý là sựtác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người đểchúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và đúng với ý chí củangười quản lý.

Theo cách hiểu này thì quản lý là việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của xã hội nhằmđạt được một mục đích của người quản lý Theo cách tiếp cận này, quản lý đã nói rõ lêncách thức quản lý và mục đích quản lý

Như vậy, theo cách hiểu chung nhất thì quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lênđối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý Việc tác động theo cách nào còn tùythuộc vào các góc độ khoa học khác nhau, các lĩnh vực khác nhau cũng như cách tiếp cậncủa người nghiên cứu

Quản lý nhà nước

Theo Giáo trình quản lý hành chính nhà nước: “Quản lý nhà nước là sự tác động có

tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vihoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự phápluật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xâydựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN” (Giáo trình quản lý hành chính nhà nước, tập 1,trang 407)

Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước, được sửdụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội Quản lý nhà nước được xem

Trang 6

là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội và có thể xem là hoạtđộng chức năng đặc biệt Quản lý nhà nước được hiểu theo hai nghĩa.

- Theo nghĩa rộng: quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước, từhoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp

- Theo nghĩa hẹp: quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp

1.1.2 Khái niệm quản lý Nhà nước đối với thương mại xã hội

Quản lý Nhà nước đối với thương mại xã hội chính là quá trình nhà nước sử dụng cáccông cụ quản lý để tác động lên hoạt động thương mại trong môi trường mạng xã hộinhằm đạt được các mục tiêu phát triển thương mại xã hội đã đặt ra

1.2 Thương mại xã hội

1.2.1 Khái niệm về thương mại xã hội

Theo định nghĩa của Wikipedia, Social Commerce hay thương mại xã hội là một tậphợp con của thương mại điện tử (e Commerce) bao gồm các phương tiện truyền thôngmạng xã hội và nền tảng truyền thông trực tuyến nhằm mục tiêu hỗ trợ người dùng trongviệc tương tác và mua bán các sản phẩm trực tuyến

Nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu hơn, Social Commerce là tất cả những gì liên quanđến các nền tảng mạng xã hội (social networks) đặt trong bối cảnh mua sắm trực tuyến.Hiểu đơn giản hơn thì đó là sử kết hợp giữa SocialMedia (mạng xã hội) và eCommerce(TMĐT - thương mại điện tử) Lưu ý: nếu bán hàng thông qua các sàn như Shopee,Lazada thì sẽ gọi là E-commerce (thương mại điện tử)

Theo một khái niệm khác từ Investopedia, Social Commerce là việc sử dụng các nềntảng trực tuyến như Facebook, Instagram và Twitter để làm phương tiện quảng bá và báncác sản phẩm và dịch vụ

Trang 7

Ví dụ: Bà mẹ bỉm sữa livestream bán tã giấy trên Facebook Hot girl kem trộn bán son

trên Instagram Rồi KOL đặt link affiliate lên trên video của mình trên TikTok Tất cảnhững hoạt động đó đều là Social Commerce Khi khách hàng hài lòng với thương hiệucủa bạn, Social Media sẽ giúp họ dễ dàng hơn trong việc chia sẻ hay giới thiệu về thươnghiệu với những người bạn của họ Bằng một cách rất tự nhiên, Social Media là nơi tốtnhất để thông tin được lan truyền viral

1.1.2 Những đặc trưng cơ bản của thương mại xã hội

Social Commerce giúp quá trình bán hàng diễn ra thuận lợi, nhanh chóng hơn

khi quá trình tìm hiểu và mua sắm của khách hàng sẽ diễn ra ngay trên mạng xã hội Điềunày khác với hình thức Marketing thông thường đó là bỏ tiền chạy quảng cáo trên mạng

xã hội để thu hút khách hàng ghé thăm website của bạn

Social Commerce mang lại cho các thương hiệu để tạo ra những trải nghiệm thương mại đồng nhất và trực tiếp trong các kênh mạng xã hội Thay vì chuyển

hướng người dùng sang nơi khác (ví dụ: đến website hay nền tảng bán hàng của bạn),người dùng có thể thường xuyên xem xét và mua hàng ngay tại kênh mạng xã hội đó.Mặc dù Social Commerce đã tồn tại dưới hình thức này hay hình thức khác trong 15 nămqua, nhưng nó chỉ thực sự phát triển trong vòng 5 năm gần đây

Biến việc mua sắm trở thành một trải nghiệm không thể quên

Việc mua sắm trên Social sẽ mang đến cho người dùng khả năng tương tác hai chiều

đa dạng trên các nền tảng về E-commerce hiện nay Đơn cử, người tiêu dùng có thể dễdàng nhờ người bán tư vấn về sản phẩm/dịch vụ của mình một cách chi tiết thông qua cáchình thức như nhắn tin, video call hoặc xem thông tin chi tiết sản phẩm ngay trênMessenger hoặc Zalo OA của doanh nghiệp Không những vậy, nhờ vào các Fanpage bán

Trang 8

hàng mà người tiêu dùng còn được cung cấp những thông tin bổ ích, tips hướng dẫn liênquan đến vấn đề hiện tại của họ Tất cả sẽ cùng tạo nên một không gian độc đáo, nhữngtrải nghiệm khó quên mỗi khi mua sắm trên các nền tảng mạng xã hội.

Dễ dàng xây dựng dịch vụ chăm sóc khách hàng

Đối với các dịch vụ chăm sóc khách hàng truyền thống, Doanh nghiệp:

Thiết kế và sản xuất rất nhiều thẻ cứng, giấy tích điểm

Nhân viên tốn rất nhiều thời gian trong việc nhập liệu data vào hệ thốngKhông thể tracking, phân tích hành vi, thói quen của người tiêu dùngKết quả, Doanh nghiệp phải tiêu tốn rất nhiều chi phí, nhân lực và cả thời gian vào

một việc không mang lại quá nhiều giá trị cho người tiêu dùng Nhưng nhờ vào Social Commerce mà doanh nghiệp có thể dễ dàng tích hợp thẻ tích điểm Online, xây dựng

các hoạt động về khách hàng thân thiết và cả khả năng phân tích dữ liệu nhờ vào côngnghệ AI

Trang 9

Các nền tảng mạng xã hội còn cho phép Doanh nghiệp tương tác qua lại 2 chiềuthông qua các tính năng như chat, thả react hoặc bình luận vào các bài viết Từ đó, hỗtrợ doanh nghiệp tối đa trong việc cải thiện mối quan hệ giữa thương hiệu và kháchhàng.

Mang đến cơ hội cho bất kỳ ai trên thị trường

Social Commerce, một sân chơi dành cho bất kỳ ai ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới.

Chỉ cần bạn có một chiếc laptop hoặc Smartphone đã được kết nối internet là bạn đã

có thể khởi sự một doanh nghiệp cho riêng mình Nhưng các bạn phải trang bị đầy đủcho mình những kiến thức về Marketing, sales và chăm sóc khách hàng Mặc dù đâychỉ là Online nhưng tất cả mọi thứ đều được diễn ra như một công ty Offline

Với dữ liệu trên doanh nghiệp có thể thấy rằng, hầu như không có bất kỳ rào cảnnào ảnh hưởng đến việc Doanh nghiệp gia nhập hoặc sử dụng Social Commerce làmcông cụ để phát triển sự nghiệp kinh doanh của mình cả

Ưu điểm của thương mại xã hội

Giảm chi phí tiếp thị

Doanh số có thể mở rộng trên toàn quốc

Thúc đẩy khách hàng tiềm năng đến trang web của bạn (nếu có) và tăng sự pháttriển của đối tượng

Sự tham gia của khách hàng toàn diện hơn

Cơ hội nhận phản hồi của khách hàng

Cơ hội nghiên cứu thị trường về khách hàng của bạn

Giao tiếp hai chiều

Lòng trung thành và giữ chân khách hàng

Trang 10

Nhược Điểm

Phương tiện truyền thông xã hội cần giám sát hàng ngày

Cần chiến lược tiếp thị hoặc truyền thông xã hội rõ ràng

Cần quản lý sự hiện diện của phương tiện truyền thông xã hội để xem nhữnglợi ích thực sự

Có thể gặp phải phản hồi tiêu cực, rò rỉ thông tin hoặc hack

Rất nhiều đối thủ cạnh tranh

Thiếu tin tưởng

Không thể mở rộng do phương pháp quản lý kém

1.3 Chính sách quản lý nhà nước đối với thương mại xã hội

1.3.1 Vai trò và mục tiêu của các chính sách quản lý nhà nước đối với thương mại

xã hội

Vai trò của các chính sách quản lý nhà nước đối với thương mại xã hội:

Lập ra môi trường cạnh tranh bình đẳng hơn về thương mại

Môi trường thương mại và cạnh tranh về thương mại xã hội phụ thuộc vào nhiềuchính sách, luật pháp, thủ tục hành chính

Các thông tin, kế hoạch thương mại xã hội phải tuân thủ quyết định, chính sáchnhà nước, tránh tình trạng thủ tục hành chính rườm rà, thủ tục pháp lý không đầy

đủ, đồng bộ minh bạch tạo nên một vai trò rất lớn để cải tạo môi trường kinhdoanh nhất là trong môi trường kinh doanh biến đổi ngày nay

Nhà nước cần tạo lập cải thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệpthương mại xã hội thông qua quan hệ thương mại, sự giao lưu hàng hóa trongnước và quốc tế và thiết lập khuôn khổ pháp lý đầy đủ hơn, đồng bộ hơn, tiến bộhơn trong lĩnh vực thương mại xã hội

Nhà nước vừa ban hành chính sách, quyết định và cũng là người tổ chức, chịutrách nhiệm thực thi

Tóm lại, để tạo ra môi trường kinh doanh trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh ởmức độ cao như hiện nay, đòi hỏi nhà nước phải quản lý vĩ mô, đổi mới nhận thức tưduy, chính sách quản lý nâng cao năng lực, phẩm chất, điều hành lãnh đạo trongthương mại xã hội => môi trường cạnh tranh bình đẳng hơn, tốt hơn

Hỗ trợ doanh nghiệp và giải quyết mâu thuẫn trong tranh chấp thương mại xã hội

Trang 11

Các doanh nghiệp cần nhà nước hỗ trợ trong nền kinh tế, học cần 1 sự hỗ trợ nhấtđịnh Nhà nước bằng quyết định, trách nhiệm và khả năng của mình để hỗ trợ cácdoanh nghiệp phù hợp với quá trình phát triển của đất nước trong từng thời kỳ như

hỗ trợ về CSVC thật tốt, hoặc hỗ trợ về những xúc tiến thương mại tốt Giải quyết mâu thuẫn: nhà nước phải can thiệp, giải quyết 1 số mâu thuẫn trên thịtrường để cho thương mại xã hội ngày càng phát triển mạnh hơn, cần thiết hơn, làcông cụ quan trọng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc bán những sản phẩm dịch vụ Nhà nước phải dựa vào những chuẩn mực của luật pháp, những định chế cần thiết

để thực hiện cưỡng chế, thi hành luật trong giải quyết tranh chấp thương mại xãhội

Trong nền kinh tế thị trường, phần lớn các giao dịch được thực hiện dựa trên csht,chính vì vậy khi những định chế và quy định rõ ràng hơn là điều kiện cần thiếtgiúp cho tm nói chung và thương mại xã hội phát triển lành mạnh nhất

Điều tiết quan hệ thị trường về các hoạt động thương mại xã hội

Theo quy luật thị trường, các chủ thể kinh doanh luôn quan tâm đến việc bố trí,

di chuyển luật đến những nơi có thể phát triển sản xuất và thương mại thuận lợi,tìm kiếm lợi nhuận, tạo nên sự mất cân bằng cung cầu Chính vì vậy, cần điềutiết quan hệ về thương mại để hạn chế những nhược điểm, từ đó tăng trưởngkinh tế bền vững trong thương mại nói chung và thương mại xã hội nói riêng.Nhà nước hướng dẫn, khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện luật pháp,chính sách đảm bảo việc ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo lợi ích cho người tiêudùng

Nhà nước sử dụng nhiều công cụ, chính sách, các biện pháp khác để điều tiết thịtrường để khuyến khích thương mại xã hội phát triển bằng rất nhiều biện pháp

hỗ trợ tạo điều kiện tác động thị trường

Giám sát kiểm tra thực hiện mục tiêu phát triển thương mại xã hội

Quản lý nhà nước về thương mại xã hội bao giờ cũng hướng tới mục tiêu pháttriển kinh tế Vì vậy, thực chất quản lý nhà nước về thương mại xã hội là giámsát, kiểm tra phát hiện sai lệch, từ đó có những điều chỉnh

Các mục tiêu của thương mại mang tính chất bền vững bao gồm về chính trị,kinh tế, tmdt kiểm soát và điều chỉnh thực hiện mục tiêu phát triển thương

Trang 12

mại xã hội đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các ngành từ trung ương đến địaphương

Công tác kiểm tra giám sát cần hộ máy nhân sự phù hợp, có kỹ thuật có trangthiết bị, công nghệ tiên tiến mới phát hiện ra được những tồn tại

Mục tiêu của các chính sách quản lý nhà nước đối với thương mại xã hội là: mục

tiêu định hướng cho sự phát triển của thương mại xã hội, mục tiêu phát triển thươngmại xã hội, mục tiêu củng cố, bảo đảm dân chủ, công bằng cho mọi cá nhân và mọithành phần kinh tế thực hiện các hoạt động thương mại xã hội trong nền kinh tế.1.3.2 Một số chính sách quản lý nhà nước về thương mại xã hội

Chính sách phát triển thương mại xã hội

Chính sách phát triển hạ tầng công nghệ cho TMXH

Chính sách kiểm tra, thanh tra thương mại xã hội

Chính sách phát triển lĩnh vực chuyển phát hàng hóa (logistics) phục vụ choTMXH:

Chương 2: Thực trạng chính sách quản lý nhà nước đối với thương mại xã hội ở

Việt Nam hiện nay 2.1 Tổng quan về thương mại xã hội ở Việt Nam

Tại Việt Nam, TMĐT đang là một trong những ngành chứng kiến sự tăng trưởngbứt phá, đưa Việt Nam trở thành một trong các thị trường tiềm năng trong khu vực.Theo số liệu từ Sách trắng TMĐT Việt Nam năm 2020, tốc độ tăng trưởng của doanhthu TMĐT trong vòng 5 năm (2015-2019) luôn giữ ở mức cao, từ 23%-37% Doanhthu thực tế năm 2019 đạt 10,08 tỷ USD, chiếm 4,9% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa

và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, 2020)MXH ảnh hưởng trực tiếp tới sức mua của người tiêu dùng TMĐT Người tiêudùng đã hình thành thói quen tham khảo các nhận xét về sản phẩm trên các kênh trựctuyến và MXH là nơi được đa số người tiêu dùng lựa chọn để đọc nhận xét về sảnphẩm trước khi đưa ra quyết định mua hàng, với 56% người tiêu dùng lựa chọn địa chỉmua hàng trực tuyến dựa vào nhận xét trên các MXH, trang web TMĐT (Cục Thươngmại điện tử và Kinh tế số, 2020)

Về phía người bán, không ít DN đã nhận ra tầm quan trọng của công tác truyềnthông trên MXH, bởi có đến 49% các DN sở hữu website/ứng dụng di động sử dụng

Trang 15

qua mạng xã hội, bao gồm vấn đề quản lý và sử dụng thông tin cá nhân, chống thư rác

và quản lý thư quảng cáo thương mại, và xử lý tội phạm về thông tin cá nhân… Chính sách quản lý thuế: Trước đặc thù cũng như tính chất phức tạp của hoạt độngkinh doanh qua MXH, Tổng cục Thuế đã chủ động nghiên cứu đề xuất nhiều giải phápnhằm tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT qua mạng xã hộinói chung, kinh doanh qua MXH nói riêng Định hướng chung của cơ quan thuế là yêucầu người kinh doanh trên MXH cung cấp các thông tin cá nhân, mã số thuế… để cóthể kiểm soát chặt chẽ hơn hình thức kinh doanh này Tổng cục Thuế cũng đã thammưu với Bộ Tài chính ký kết thỏa thuận với Bộ Thông tin và Truyền thông về việc traođổi, cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý thuế đối với chủ thể cung cấp dịch vụviễn thông, quảng cáo trên mạng; các sản phẩm, dịch vụ phần mềm; các sản phẩm,dịch vụ nội dung thông tin số và các sản phẩm, dịch vụ thông qua các nền tảng sốtrong nước và xuyên biên giới Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế cũng đề xuất Bộ Tàichính xây dựng các chương trình hợp tác, phối hợp với Bộ Công an, Ngân hàng Nhànước Việt Nam về cơ chế kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý thuế

Để siết chặt quản lý thuế, cơ quan Thuế đã tiếp tục nâng cấp, xây dựng được hệ thống

cơ sở dữ liệu liên thông, tích hợp giữa hệ thống ngân hàng, các nhà cung cấp nền tảng

số để nắm bắt được đối tượng quản lý thuế, số giao dịch phát sinh, doanh số, số thuếphải nộp, nhất là đối với các giao dịch xuyên biên giới, giao dịch thương mại trên cácnền tảng số, kinh doanh qua mạng

2.2.2 Chính sách phát triển hạ tầng công nghệ cho TMXH

Hạ tầng công CNTT & TT đã và đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam; mạngthông tin quốc gia hiện đại phủ sóng cả nước, kết nối tới hầu hết các nước trong khuvực và trên thế giới MXH là hoạt động hàng ngày được thực hiện nhiều nhất trong sốcác hoạt động trực tuyến của người dùng Internet Việt Nam Cụ thể, số thời gian mộtngười Việt Nam từ 16 tuổi trở lên sử dụng MXH trung bình trong một ngày là 2,12giờ, xấp xỉ mức trung bình của toàn thế giới là 2,41 giờ (Statista, 2020) Với số ngườidùng tăng nhanh, Việt Nam được We are social & Hootsuite (2021) dự báo là mộttrong những nước có tốc độ tăng trưởng MXH cao nhất năm 2021 với tốc độ ước tính

là 20% Những tiến bộ vượt bậc trong công nghệ viễn thông với điểm nhấn là việctriển khai thương mại hóa công nghệ 5G năm 2020, tốc độ tăng trưởng trên được kỳ

Ngày đăng: 14/05/2024, 16:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w