Thực trạng và đánh giá chính sách quản lý nhà nước đối với thương mại xã hội tại Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

Thực trạng chính sách quản lý nhà nước đối với thương mại xã hội ở Việt Nam hiện nay

Đánh giá chung về chính sách quản lý nhà nước đối với thương mại xã hội ở Việt Nam hiện nay

Trong buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Thương mại điện tử trên mạng xã hội trong ASEAN” diễn ra trước thềm sự kiện Vietnam Venture Summit vào cuối năm 2020, ông Vineeth Dhruvan, Tổng Giám đốc Starcom thuộc tập đoàn Publicis Groupe nhấn mạnh “TMĐT trên MXH đảm nhiệm vai trò giúp tăng tương tác và truyền tải thông tin sản phẩm từ người bán đến gần hơn với khách hàng tiềm năng, tạo dựng sự gắn kết giữa hai bên. Việc sử dụng các hình thức truyền thông qua KOL (key opinion leader - người có tầm ảnh hưởng) hay KOC (key opinion consumer - người tiêu dùng có tầm ảnh hưởng) cũng giúp DN đạt được lượng tương tác cao hơn và có nhiều khách hàng tiềm năng hơn” (Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, 2020). Kế hoạch tổng thể phát triển TMXH đưa ra một số mục tiêu khá tham vọng nhưng còn quá tổng quát như hình thành một số DN kinh doanh dịch vụ TMĐT lớn có uy tín trong nước và khu vực; nhiều hộ gia đình ở các thành phố có thể sử dụng phương tiện điện tử để thanh toán các dịch vụ như điện, nước, điện thoại, tivi, internet.

Còn thiếu nhiều quy định, như: thiếu các quy định cụ thể về xử lý tranh chấp khi thực hiện các giao dịch TMĐT; thiếu các quy định cụ thể về bảo vệ người tiêu dùng trong các giao dịch; chưa thừa nhận giá trị pháp lý của chứng cứ điện tử; thiếu các chính sách hỗ trợ và thúc đẩy các DN ứng dụng TMXH;. Nguồn lực thanh tra mỏng, tần suất các hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thấp, hiệu quả chưa cao, chưa có cơ chế giám sát trực tuyến các hoạt động trên môi trường điện tử; chưa có thanh tra chuyên ngành TMXH; nhiều quy định về mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực TMXH chưa đủ mạnh để răn đe, tạo ra sự tuân thủ tốt trong xã hội. Do TMXH là một lĩnh vực mới nên hiện nay trong cả nước có rất ít các đơn vị đào tạo chuyên sâu về nó, chính điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn nhân lực về TMXH của cơ quan QLNN ở cấp Trung ương và cấp địa phương, như: trình độ chuyên môn, năng lực và kỹ năng quản lý, kinh nghiệm thực tế.., từ đó đã ảnh hưởng đến hoạt động QLNN về TMXH.

Trong thời qua, các cơ quan QLNN đã triển khai nhiều biện pháp để đưa các văn bản quy phạm pháp luật đến với người dân và DN như tổ chức hội thảo, hội nghị để hướng dẫn trực tiếp, tuyên truyền phổ biến qua đài phát thanh, đài truyền hình, báo chí, cung cấp nội dung văn bản và thông tin liên quan lên các trang thông tin điện tử về quản lý chuyên ngành… Tuy nhiên, hiệu quả của các hoạt động này còn nhiều hạn.

Một số giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước đối với thương mại xã hội ở Việt Nam hiện nay

Định hướng phát triển thương mại xã hội trong thời gian tới

Từ kinh nghiệm của các quốc gia phát triển TMXH cho thấy, để phát triển TMXH thành công Chính phủ phải đóng vai trò người cung cấp các dịch vụ công trực tuyến ở mức độ cao nhất, đồng thời cũng phải đi tiên phong trong việc ứng dụng TMĐT vào các hoạt động. Mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa Việt Nam trong và ngoài nước thông qua ứng dụng thương mại điện tử; đẩy mạnh giao dịch, thương mại điện tử xuyên biên giới; Trở thành quốc gia có thị trường thương mại điện tử phát triển thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á. Thúc đẩy các nền tảng thương mại điện tử phát triển thông qua chuỗi giá trị, kết nối các nhà sản xuất lớn, các nhà phân phối vừa và nhỏ, các nhà bán buôn và các kênh thương mại bán lẻ, các công ty thương mại điện tử cùng cấu thành nên chuỗi cung ứng.

Đẩy mạnh phát triển sàn giao dịch thương mại điện tử nông thôn và dịch vụ hạ tầng bưu chính, chuyển phát tại địa phương, trong đó chú trọng việc triển khai nhiệm vụ thúc đẩy phát triển và sử dụng nền tảng số quốc gia; xây dựng và tổ chức triển khai chương trình thúc đẩy thương mại điện tử tại các vùng nông thôn có tiềm năng phát triển với hạ tầng bưu chính thuận lợi và nhiều nông sản, sản phẩm thủ công, mỹ nghệ độc đáo. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển thương mại điện tử thông qua báo giấy, báo điện tử, ấn phẩm, mạng xã hội và các hình thức khác, đặc biệt sử dụng hiệu quả hệ thống thông tin cơ sở tại địa phương và tổ công nghệ số cộng đồng để tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cho người dân và cộng đồng. Trước đây, một số mạng xã hội có bổ sung chức năng hỗ trợ hoạt động có yếu tố thương mại điện tử (như Marketplace của Facebook) nhưng chức năng này mới chỉ dừng lại ở khâu giới thiệu sản phẩm và cung cấp thông tin, chưa có chức năng đặt hàng trực tuyến, tuy nhiên, gần đây các mạng xã hội có xu hướng phát triển bổ sung các tính năng giao hàng, thanh toán như TikTok shop của Tik Tok hay Shop của Zalo.

Việc quản lý hoạt động thương mại xã hội cần có những khác biệt với các loại hình thương mại điện tử khác để phù hợp với bản chất của hoạt động này và có tính khả thi, góp phần thúc đẩy, phát triển nền kinh tế số đất nước, giúp bảo vệ quyền lợi, lợi ích của người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước đối với thương mại xã hội ở Việt Nam

Hợp tác quốc tế về thực thi bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như: chia sẻ thông tin xuyên quốc gia; hợp tác điều tra xuyên quốc gia; thực thi hỗ trợ thi hành án xuyên quốc gia; thu hồi tiền đền bù cho người tiêu dùng xuyên quốc gia; tham gia vào các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng toàn cầu. Tăng cường sự liên kết giữa nhà trường và DN trong đào tạo nguồn nhân lực TMXH, thường xuyên tổ chức các hội thảo, hội nghị để các cơ sở đào tạo và các DN gặp gỡ và hợp tác theo hướng DN đưa ra nhu cầu về số lượng, trình độ, các kỹ năng cụ thể và nhà trường đào tạo theo yêu cầu cụ thể. Ứng dụng đào tạo trực tuyến trong đào tạo về TMXH: khuyến khích các tổ chức đầu tư, phát triển công nghệ đào tạo trực tuyến phục vụ đào tạo về TMXH; Liên kết, phối hợp giữa các trường đại học, các DN và các cơ quan QLNN trong việc thiết kế nội dung, giáo trình phục vụ đào tạo trực tuyến về TMXH; Đề xuất các giải pháp hỗ trợ các bên liên quan nhằm đẩy nhanh hình thức đào tạo trực tuyến về TMXH cho các DN nhỏ và vừa bao gồm phổ biến tuyên truyền về lợi ích của đào tạo trực tuyến, hỗ trợ về vốn và các ưu đãi về thuế.

Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các quy định về bảo vệ người tiêu dùng trong TMXH theo các nội dung chủ yếu sau: Quy định về trách nhiệm về bảo vệ thông tin, về thu thập, sử dụng thông tin cá nhân của người tiêu dùng khi tham gia TMXH; Giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng giao kết trên website TMXH; Bổ sung những quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp. Theo đó, trước khi chuyển tiền ra nước ngoài thì tổ chức, cỏ nhõn trong nước phải gửi văn bản tới ngõn hàng bỏo cỏo rừ việc đó thi hành nghĩa vụ thuế cho giao dịch TMXH xuyên biên giới và ngân hàng chỉ chuyển tiền khi thấy có xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong nước. Quản lý các giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ tài chính góp phần giảm thiểu hậu quả xấu phát sinh trong giao dịch điện tử như trốn thuế, gian lận khi lập hóa đơn, chứng từ, hướng dẫn việc áp dụng Luật Giao dịch điện tử cho các hoạt động ngân hàng cụ thể, bảo đảm những điều kiện cần thiết về môi trường pháp lý để củng cố, phát triển các giao dịch điện tử an toàn và hiệu quả đối với hệ thống ngân hàng.

Nhưng còn một bộ phận lớn người dân Việt Nam không tin tưởng vào chất lượng hàng hoá và dịch vụ được giao dịch qua mạng, đặc biệt nhiều người cho biết họ không an tâm khi sử dụng phương thức thanh toán trực tuyến để mua hàng do họ cảm thấy giao dịch trực tuyến đầy rủi ro và dễ bị lừa đảo hoặc họ không biết cách mua hàng trực tuyến.