1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) đề tài xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội ở việt nam hiện nay(5 phân hệ cơ bản của cơ cấu xã hội)

26 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xu Hướng Biến Đổi Cơ Cấu Xã Hội Ở Việt Nam Hiện Nay (5 Phân Hệ Cơ Bản Của Cơ Cấu Xã Hội)
Tác giả Đặng Thị Anh Thư, Đồng Văn Toàn, Bùi Huyền Trang, Bùi Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Thu Trang, Nông Huyền Trang, Hoàng Đình Tuyển, Lê Tường Vân, Nguyễn Đỗ Thảo Vi, Mai Anh Vũ, Nguyễn Thị Hải Yến, Phạm Hải Yến
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Liên
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Xã Hội Học Đại Cương
Thể loại Bài Thảo Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 3,6 MB

Nội dung

Đó là một đặc trưng của cơ cấu xãhội - giai cấp trong thời kỳ chuyển hóa, có sự biến đổi mạnh mẽ và sâu sắc các thànhphần xã hội, có sự phân hóa các tầng lớp xã hội trong quá ''''trình hình

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA MARKETING

BÀI THẢO LUẬN

HỌC PHẦN: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI

XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

(5 PHÂN HỆ CƠ BẢN CỦA CƠ CẤU XÃ HỘI)

GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY: NGUYỄN THỊ LIÊN

MÃ LỚP HỌC PHẦN: 2310RLCP0421

NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 12

Hà Nội, 03/2023

DANH SÁCH NHÓM 8

Trang 2

T HỌ VÀ TÊN NHIỆM VỤ

ĐÁNH GIÁ ĐIỂM CHỮ KÝ GHI CHÚ

1 Đặng Thị Anh Thư p1.1 & p1.2 B

3 Bùi Huyền Trang Lời mở đầu, kết

luận, p2.2.1 B

5 Nguyễn Thị Thu Trang p1.3.2 B+

6 Nông Huyền Trang p1.3.3 B

7 Hoàng Đình Tuyển p1.3.4 B

8 Lê Tường Vân p.2.2.2, p2.2.3, tài

liệu tham khảo B+

thuyết trình

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG I CƠ CẤU XÃ HỘI 6

1.1 Khái niệm cơ cấu xã hội 6

1.2 Các yếu tố chủ yếu của cơ cấu xã hội 6

1.3 Phân loại 7

Trang 3

8

8

9

10

CHƯƠNG II XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 11

2.1 Xu hướng biến đổi xã hội - giai cấp ở Việt Nam 11

11

13

13

2.2 Xu hướng biến đổi xã hội – dân tộc ở Việt Nam 14

14

15

15

2.3 Xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội - dân số ở Việt Nam 16

16

17

17

2.4 Xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội - lãnh thổ ở VN 18

18

20

21

2.5 Xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội - nghề nghiệp ở Việt Nam 21

21

22

23

KẾT LUẬN 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Sau 35 năm, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước trong công cuộcxây dựng và đổi mới Đất nước ta đã gặt hái được rất nhiều những thành tựu và sựthay đổi lớn về kinh tế, chính trị, văn hóa Đặc biệt, không thể không nhắc đến sựbiến đổi mạnh mẽ của xã hội trong thời gian qua Cũng vì sự biến đổi nhanh chóngnày đã và đang đặt ra những vấn đề gay gắt như biến đổi về cơ cấu giai cấp, dân số,lãnh thổ, nghề nghiệp đi cùng với đó là sự thay đổi về chuẩn mực đạo đức ở lốisống của giới trẻ, sự phân hóa giàu nghèo, lượng người lao động ở vùng nông thôn vàthành thị chênh lệch lớn hay sự bất bình đẳng giới

Nhận thấy sự biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam hiện nay mang lại cho chúng tanhững nhận xét đánh giá về đặc trưng của xã hội, phát hiện trình độ phát triển của xãhội và dự đoán về sự biến đổi xã hội Chúng tôi đã chọn đề tài thảo luận là “Xuhướng biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam hiện nay” để tìm hiểu về nguyên nhân và thực

Trang 5

trạng của sự thay đổi đó Từ đó, tìm ra những giải pháp để đưa xã hội phát triển theohướng tiến bộ, tích cực, hùng mạnh hơn, giảm thiểu những xu hướng tiêu cực, sailệch

CHƯƠNG I CƠ CẤU XÃ HỘI

1.1 Khái niệm cơ cấu xã hội

Trong xã hội học, cơ cấu xã hội là một phạm trù cơ sở cho việc nghiên cứu sựvận động, phát triển của các quá trình, hiện tượng xã hội của một hệ thống xã hội, và

là một trong những đối tượng nghiên cứu chủ yếu Cho đến nay, quan điểm về cơ cấu

xã hội của xã hội học cũng còn nhiều ý kiến khác nhau

Cơ cấu xã hội là mối liên hệ vững chắc của các thành tố trong hệ thống xã hội.Các cộng đồng xã hội (dân tộc, giai cấp, nhóm xã hội ) là những thành tố cơ bản Cơcấu xã hội là một khái niệm rộng không chỉ liên quan tới hành vi xã hội mà còn làmối tương tác giữa các yếu tố khác nhau của hệ thống xã hội Cơ cấu xã hội cũng baogồm cả các thiết chế gia đình, dòng họ, tôn giáo, kinh tế, chính trị, văn hóa, hệ thốngchuẩn mực giá trị, cũng như hệ thống các vị trí, vai trò xã hội…Cơ cấu xã hội có mốiquan hệ chặt chẽ, hữu cơ với các quan hệ xã hội Nó là tổng hòa những mối quan hệtương đối ổn định giữa các yếu tố cấu thành hệ thống xã hội

Tóm lại, có thể hiểu khái niệm về cơ cấu xã hội như sau: Cơ cấu xã hội là tổngthể các thành phần cấu thành xã hội và phản ánh mối liên hệ giữa các thành phần đó

1.2 Các yếu tố chủ yếu của cơ cấu xã hội

Trang 6

Từ quan niệm cơ cấu xã hội là tổng thể các thành phần cấu thành xã hội và phảnánh mối liên hệ, kết nối giữa các thành phần đó nên trong cơ cấu xã hội thường baogồm các yếu tố chủ yếu: Nhóm xã hội, vị thế, vai trò xã hội và thiết chế xã hội.

Là một tập hợp của những cá nhân được gắn kết với nhau bởinhững mục đích nhất định Những cá nhân có những hoạt động chung với nhau trên

cơ sở cùng chia sẻ và giúp đỡ nhau nhằm đạt được những mục đích cho mọi thànhviên Cần phân biệt với khái niệm đám đông người - tập hợp người ngẫu nhiên đơnthuần, không có mối liên hệ nội tại nào bên trong

Là một vị trí xã hội Mỗi vị thế quyết định chỗ đứng củamột cá nhân hay nhóm xã hội đối với xã hội xung quanh Mỗi vị thế gồm một sốquyền lợi và nghĩa vụ mà mỗi cá nhân nắm giữ phải thực hiện nó nếu không sẽ bịtrừng phạt hoặc bị xóa bỏ Mỗi người có thể có nhiều vị thế khác nhau trong xã hội.Tập hợp những vị thế rất phức tạp và có thể thay đổi Địa vị xã hội chỉ vị trí tươngđối trong phạm vi một cấu trúc xã hội hay cấu trúc nhóm

Một vai trò là một tập hợp các mong đợi, các quyền và nghĩa vụđược gắn cho một nhiệm vụ cụ thể Nhưng sự mong đợi này xác định các hành vi củacon người được xem như là phù hợp và không phù hợp đối với người chiếm giữ mộtđịa vị Vai trò xã hội của các cá nhân được xác định trên cơ sở vị thế xã hội tươngứng của họ Ở mỗi hoàn cảnh không gian và thời gian khác nhau, con người sẽ cónhững vai trò xã hội khác nhau Mỗi cá nhân có bao nhiêu mối quan hệ thì sẽ cóchừng đó vai trò xã hội Vai trò xã hội phát sinh theo nhu cầu cá nhân

Là hình thức cộng đồng và hình thức tổ chức của con ngườitrong quá trình tiến hành các hành động xã hội Thiết chế xã hội chính là các ràngbuộc được mọi cá nhân, nhóm cộng đồng và toàn thể xã hội chấp nhận và tuân thủ.Thiết chế xã hội có mối quan hệ tương tác rất chặt chẽ, sự thay đổi của thiết chế nàydẫn tới sự thay đổi của thiết chế khác Thiết chế xã hội có chức năng quy định hành

vi, đem lại sự ổn định cho các thành viên của xã hội, xác định phần lớn các vai tròcủa cá nhân mà xã hội chấp thuận để cá nhân nhận biết trong quá trình xã hội hóa,điều chỉnh và kiểm soát hành vi của các cá nhân, các nhóm xã hội để chúng phù hợpvới mong đợi của xã hội

1.3 Phân loại

a Khái niệm:

Cơ cấu xã hội - giai cấp là một hệ thống phức tạp tồn tại tương đối độc lập, gắnliền với sự tồn tại của xã hội là sản xuất ra của cải vật chất và các mối quan hệ xã hộicủa con người, nó là hạt nhân quyết định sự biến đổi của cơ cấu xã hội

b Đặc điểm:

Trang 8

- Tính chất xã hội chủ nghĩa: đó là biểu hiện ở sự lãnh đạc của Đảng Cộng sản,xác định hướng phát triển của cơ cấu - giai cấp là theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của dân, do dân và vì dân

- Cơ cấu xã hội - giai cấp còn phát triển chậm biểu hiện ở chỗ giai cấp nông dânchiếm một tỷ lệ lao động lớn trong dân cư

- Cơ cấu xã hội - giai cấp ở nước ta mang tính quá độ và tính đa dạng, thốngnhất Giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức còn chiếm tỷ lệ thấp, giai cấp nông dâncòn chiếm tỷ lệ cao Tính đa dạng được biểu hiện ở cơ cấu nhiều giai tầng, tính thốngnhất biểu hiện ở sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đó là một đặc trưng của cơ cấu xãhội - giai cấp trong thời kỳ chuyển hóa, có sự biến đổi mạnh mẽ và sâu sắc các thànhphần xã hội, có sự phân hóa các tầng lớp xã hội trong quá 'trình hình thành nền kinh

tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng xãhội chủ nghĩa có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu dângiàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh

a Khái niệm:

Cơ cấu xã hội - dân tộc là một phân hệ của cơ cấu xã hội, được hình thành bởi

sự phân định khác nhau về những đặc trưng cơ bản của các dân tộc trong cộng đồngquốc gia dân tộc

b Nội dung nghiên cứu:

- Quy mô, tỷ trọng phân bố và sự biến đổi số lượng, chất lượng của nhóm cưdân mỗi dân tộc

- Xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội trong nội bộ mỗi dân tộc, mối tương quan vớicộng đồng, sự tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau trong sự biến đổi về cơ cấu giữa cácdân tộc

- Mối quan hệ tác động qua lại giữa cơ cấu xã hội dân tộc và các phân hệ cơ cấu

xã hội khác

c Ý nghĩa:

- Tạo cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách, chiến lược để quy hoạch

và phân bổ lại cơ cấu dân cư, lực lượng lao động, ngành nghề, việc làm, các nguồn tàinguyên phù hợp với chiến lược phát triển chung

- Có chiến lược bảo tồn văn hóa và bản sắc dân tộc, xây dựng tình đoàn kết anh

em giữa các dân tộc, tích cực góp phần giữ vững an ninh quốc phòng, bảo vệ biêngiới quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ

Xã hội họcđại cương 100% (3)

2 Đặc điểm của biến đổi xã hội

Xã hội họcđại cương 100% (3)

3

Trang 9

a Khái niệm

Cơ cấu xã hội dân số là một phân hệ cơ bản của cơ cấu xã hội, nói lên quá trìnhphát sinh, phát triển, kết cấu và biến động của dân số của một quốc gia, một dân tộc,một vùng lãnh thổ Trong đó, nội dung và tham số chủ yếu để phân tích cơ cấu xã hộidân số qua các giai đoạn phát triển là: các kiểu tái sản xuất dân cư, mức sinh tử, tỉ lệgiới tính và cơ cấu xã hội – thế hệ

b Đặc điểm

Các đặc điểm và nội dung của cơ cấu xã hội và dân số bao gồm 3 yếu tố chính

đó là các kiểu tái sản xuất dân cư, mức sinh tử, tỉ lệ giới tính

- Một là, các kiểu tái sản xuất dân cư:

+ Kiểu cổ đại, diễn ra trong thời kỳ chưa có giai cấp với đặc trưng của chế độmẫu hệ

+ Kiểu truyền thống, diễn ra trong xã hội nông nghiệp và giai đoạn chủ nghĩa tưbản cổ điển, với đặc trưng hình thành và phát triển thiết chế gia đình gia trưởng theodòng phụ hệ

+ Kiểu hiện đại, xuất hiện do sự phá vỡ phong cách truyền thống và sự thừanhận quyền tự do cá nhân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, đời sống gia đìnhvới sự sinh sản hợp lý

- Hai là, mức sinh phản ánh mức độ sinh đẻ thực tế của một tổng thể dân cưtrong thời kỳ nghiên cứu Nó không những phụ thuộc vào khả năng sinh sản của mỗingười phụ nữ, mà còn phụ thuộc vào các nhân tố dân số, kinh tế và xã hội khác như:mức độ kết hôn, tuổi kết hôn, thời gian sống trong hôn nhân, số con mong muốn củacác cặp vợ chồng, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, địa vị của người phụ nữ, chínhsách của nhà nước và hiệu quả sử dụng các biện pháp tránh thai…

- Ba là, tỷ số giới tính khi sinh là số bé trai trên 100 bé gái trong tổng số trẻ sinh

ra sống trong kỳ báo cáo (thường là một năm) của một khu vực

a Khái niệm:

Cơ cấu xã hội - lãnh thổ là sự phân chia lãnh thổ chủ yếu thông qua đường ranhgiới về lãnh thổ thành hai khu vực đô thị và nông thôn Nông thôn và đô thị là sản

Trang 10

phẩm lịch sử của sự phân công lao động xã hội, vì vậy hai khu vực này có những đặctrưng của hệ thống xã hội.

b Phân loại: + Cơ cấu xã hội đô thị

+ Cơ cấu xã hội nông thôn

c Đặc điểm:

Gắn liền với cơ cấu kinh tế theo từng vùng lãnh thổ, với địa bàn cư trú của dân

cư các cộng đồng dân tộc, với bản sắc riêng về truyền thống và di sản văn hoá

a Khái niệm:

- Là sự phân chia xã hội thành các nhóm khác nhau về học vấn hay nghề nghiệp,qua đó thấy được sự khác biệt về trình độ học vấn và tính chất nghề nghiệp của conngười trong xã hội

- Cơ cấu nghề nghiệp phụ thuộc vào sự phát triển của lực lượng sản xuất vàtrình độ học vấn của người lao động Ngoài ra, còn phụ thuộc vào các yếu tố khácnhư giới tính, truyền thống ngành nghề của cộng đồng dân cư…

Trang 11

CHƯƠNG II XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Xu hướng biến đổi xã hội - giai cấp ở Việt Nam

Từ cơ cấu “hai giai, một tầng” ở giai đoạn bao cấp, sang giai đoạn đổi mới cơcấu này còn được bổ sung thêm nhiều tầng lớp và nhóm xã hội mới: đó là đội ngũ cácnhà doanh nghiệp, những tiểu thương, tiểu chủ (kể cả các chủ trang trại lớn), nhữngngười lao động làm thuê, những người Việt Nam lao động ở nước ngoài, v.v Ngoài

sự xuất hiện thêm nhiều giai tầng mới thì ngay trong các giai cấp, tầng lớp cơ bảnnhư công nhân, nông dân, trí thức cũng có sự phân hóa và biến đổi mạnh mẽ Hàmlượng công nhân có trình độ cao, tay nghề cao tăng một cách đáng kể Giai cấp nôngdân vẫn tăng mạnh về số lượng nhưng tỷ trọng trong cơ cấu dân số lại giảm Tầng lớptrí thức gia tăng nhanh chóng về mặt số lượng, đa dạng hóa trong cơ cấu nghề nghiệp,lĩnh vực hoạt động Điều này dẫn đến thay đổi trong cơ cấu nghề nghiệp, việc làm ởnước ta Lao động trong khối ngành dịch vụ gia tăng nhanh dẫn tới sự lớn mạnh củatầng lớp doanh nhân, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân Quá trình đổimới đất nước, mở cửa hội nhập vẫn sẽ diễn ra và được thúc đẩy trong tương lai nênvẫn có thể dẫn tới sự biến đổi xã hội - giai cấp

Từ một cấu trúc về cơ bản và phổ biến là ngang bằng nhau trước đổi mới (thờibao cấp) thì cho tới nay đã xuất hiện một xã hội có “cấu trúc tầng bậc” ngày càng rõràng; hình thành nên những giai - tầng xã hội khác nhau về thu nhập, mức sống, địa

vị kinh tế, hưởng thụ văn hóa, quyền lực chính trị và uy tín xã hội…Dưới sự biến đổi

rõ rệt của xã hội đã kéo theo biến đổi trên tất cả lĩnh vực:

+ Trước đổi mới Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng về kinh

tế - xã hội Đây là hậu quả của việc duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế tập trung,bao cấp Chính vì thế Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối đổi mới đất nước,trong đó lấy kinh tế làm trọng tâm Nền kinh tế mới sở hữu nhiều hình thức, nhiềuthành phần kinh tế, nhiều loại hình doanh nghiệp và hình thức kinh doanh Điều này

đã tạo động lực to lớn cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân Nắm bắt xu hướngtoàn cầu hóa, hội nhập kinh tế để tạo thành sức mạnh tổng lực của dân tộc Đời sống

Trang 12

vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao đáng kể Vị thế của nước nhà trêntrường quốc tế cũng được cải thiện rõ rệt.

+ Vị thế và vai trò của con người trong xã hội thay đổi căn bản Từ chỗ lệthuộc vào cơ chế cũ, giờ đây con người đã trở thành chủ thể thực sự trong các quan

hệ kinh tế, xã hội Từ chỗ luôn đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân, bây giờcon người đã quan tâm nhiều hơn đến bản thân, dung hòa lợi ích cá nhân với lợi íchtập thể Chuẩn mực văn hóa thời phong kiến, bao cấp vốn xem nhẹ yếu tố vật chất, đềcao yếu tố tinh thần nay đã được thay thế bằng việc ưu tiên các hoạt động vật chất

Do vậy, thúc đẩy quá trình lao động tạo ra của cải, vật chất, khao khát làm giàu chobản thân, gia đình, xã hội Chủ nghĩa bình quân thời bao cấp được khuyến khích chotính vượt trội, khuyến khích sự phấn đấu, cá tính riêng biệt của mỗi cá nhân.+ Biến đổi xã hội sau đổi mới còn làm nâng cao địa vị cũng ý thức người dân,đảm bảo ổn định xã hội, ổn định sự phát triển lâu dài của đất nước

+ Nhận thức được tầm quan trọng của việc mở rộng quan hệ quốc tế, Việt Nam

đã mở rộng quan hệ với nhiều quốc gia trên thế giới theo nguyên tắc bình đẳng, đôibên cùng có lợi

+ Sự biến đổi cơ cấu xã hội thúc đẩy kinh tế phát triển thế nhưng kéo theo sựphân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt Khoảng cách giàu nghèo ngày càng được kéo

xa, giữa nông thôn và thành thị, giữa miền xuôi và miền núi, giữa người lao độngchân tay và lao động trí óc Đó là nền tảng xuất hiện hai tầng lớp trái ngược nhau làtầng lớp xã hội ưu trội và tầng lớp xã hội yếu thế

+ Biến đổi xã hội cũng làm gia tăng mâu thuẫn xã hội Dù mới chỉ ở mức cục

bộ nhưng cũng đã tạo ra nguy cơ tiềm ẩn đối với sự ổn định xã hội Đó là mâu thuẫngiữa chủ và thợ, thế hệ trước và thế hệ sau, nhà đầu tư với những người dân bị mấtđất…

+ Cùng với việc mở rộng quan hệ quốc tế là việc du nhập văn hóa nước ngoàivào Việt Nam Cũng vì thế mà không thể tránh khỏi tình trạng sính ngoại, mất dầnbản sắc dân tộc

+ Kinh tế được thúc đẩy phát triển tập trung tỷ trọng khá lớn vào công nghiệp vàdịch vụ nền việc di cư của người dân đến các khu công nghiệp tập trung là không thểtránh khỏi Tình trạng này đã dẫn đến mất cân bằng về dân số giữa các khu vực vàmôi trường cũng bị ảnh hưởng rõ rệt

Trang 13

Có nhiều nhân tố liên quan đến việc biến đổi xã hội, điển hình như:

- Điều kiện tự nhiên: Thực tế cho thấy con người sử dụng những tài nguyênthiên nhiên còn lãng phí, không hiệu quả Ngoài ra mật độ phân bố, mức độ dồi dàocủa những tài nguyên thiên nhiên là khác nhau ở mỗi quốc gia nên buộc phải có sựthay đổi để mọi quốc gia có điều kiện phát triển

- Khoa học kỹ thuật và công nghệ cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến quá trìnhbiến đổi xã hội Ngày càng có nhiều phát minh ra đời hỗ trợ cho việc sản xuất của cải,vật chất, rút ngắn thời gian lao động, gia tăng sản lượng sản phẩm Đây cũng chính làtiền đề làm xuất hiện những tầng lớp mới và khiến cho những tầng lớp cũ có sự thayđổi

- Kinh tế: Trước đổi mới nước ta duy trì nền kinh tế tập trung, quan liêu, baocấp Chính chính sách kinh tế này đã làm thui chột ý chí lao động của đa số tầng lớplao động vì làm bao nhiêu cũng phải chia đều cho người khác Nhận thức được vấn

đề khi đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội trầm trọng, Nhà nước

đã tiến hành đổi mới đất nước và lấy kinh tế làm trọng tâm

- Biến đổi xã hội là một quá trình tất yếu đối với xã hội vì chủ thể xã hội ngàycàng đòi hỏi cần phải phát triển, chuyển biến để phù hợp với xu hướng phát triển toàncầu

Rõ ràng, cả hai mặt tích cực và tiêu cực đã, đang và sẽ còn tồn tại trong quátrình biến đổi cơ cấu xã hội ở mô hình đổi mới Đây không chỉ là vấn đề thực tiễn, màcòn là vấn đề lý luận, đòi hỏi phải giải quyết Sau đây tôi xin đưa ra một số kiến nghị

về giải pháp như sau:

- Rà soát và điều chỉnh những chính sách hỗ trợ kinh tế như: chính sách xóa đóigiảm nghèo, tạo công ăn việc làm, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giáo dục và đàotạo…

- Có chính sách thu hút, đào tạo, sử dụng, sắp xếp những lực lượng xã hội ưutrội, những cá nhân ưu tú, năng động, có trình độ năng lực lãnh đạo quản lý, năng lựcsản xuất kinh doanh vào những vị trí thích hợp để họ có thể phát huy tốt nhất tiềmnăng, trí tuệ của họ vào tiến trình phát triển kinh tế - xã hội

- Có chế độ đãi ngộ, thù lao xứng đáng cho những người lao động trí thức, viênchức hành chính

- Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông về xóa đói giảm nghèo, phòngchống tệ nạn xã hội

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w