Thứ nhất, sự phục hồi của nền kinh tế làm cho nhu cầu các loại hàng hóa dịch vụ đều tăng cao, cộng với thiên tai, lũ lụt ở các tỉnh miền Trung lại càng làm tăng nhu cầu về lương thực, th
Tăng trưởng kinh tế
Năm 2010, kinh tế của Việt Nam tiếp tục có sự phục hồi nhanh chóng sau tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu Tốc độ tăng GDP theo các quý trong năm 2010 có sự cải thiện Tốc độ tăng GDP quý I đạt 5,83%, quý II là 6,4%, quý III tăng lên 7,14% và dự đoán quý IV sẽ đạt 7,41% Uớc tính GDP cả năm 2010 có thể tăng 6,7%, cao hơn nhiệm vụ kế hoạch (6,5%) thu nhập quốc dân bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 1.160USD Trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn phục hồi chậm chạp và trong nước gặp phải nhiều khó khăn, kinh tế Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao như trên là một thành công.
Đầu tư
Kinh tế phục hồi là một nguyên nhân quan trọng trong việc thúc đẩy đầu tư phát triển Nguồn vốn đầu tư toàn xã hội năm 2010 đã đạt được những kết quả tích cực Ước tính tổng đầu tư toàn xã hội năm 2010 đạt 800 nghìn tỷ đồng, tăng 12,9% so với năm
2009 và bằng 41% GDP Trong đó, nguồn vốn đầu tư của tư nhân và của dân cư dẫn đầu bằng 31,2% vốn đầu tư toàn xã hội, nguồn vốn đầu tư nhà nước (gồm đầu tư từ ngân sách nhà nước, nguồn trái phiếu Chính phủ, nguồn tín dụng đầu tư theo kế hoạch nhà nước và nguồn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước) bằng 22,5%, tăng 4,7% so với năm 2009. Những kết quả này cho thấy các nguồn lực trong nước được huy động tích cực hơn Về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tính đến hết tháng 11, cả nước thu hút được 833 dự án mới với tổng số vốn đăng ký đạt 13,3 tỷ USD, bằng 60% so với cùng kỳ năm 2009,trong đó vốn thực hiện ước đạt 10 tỷ USD, tăng 9,9% Mặc dù vốn FDI đăng ký có thấp hơn nhiều so với năm 2009 nhưng tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký lại cao hơn nhiều.Đây có thể được coi là điểm sáng trong thu hút FDI năm 2010 điểm này là đáng báo động về cả trước mắt cũng như lâu dài.
Lạm phát và giá cả
Năm 2010, diễn biến lạm phát phức tạp khi chỉ số giá tiêu dùng từ đầu năm đến tháng 8 ổn định ở mức thấp Tuy nhiên, từ tháng 9, lạm phát trở thành mối lo ngại khi CPI tăng mạnh và đến hết tháng 11 đã tăng 9,58%, vượt mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 8% của Quốc hội.
Lạm phát và giá cả của năm 2010 tăng cao xuất phát từ nhiều nguyên nhân Thứ nhất, sự phục hồi của nền kinh tế làm cho nhu cầu các loại hàng hóa dịch vụ đều tăng cao, cộng với thiên tai, lũ lụt ở các tỉnh miền Trung lại càng làm tăng nhu cầu về lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng… Thứ hai, giá của một số mặt hàng nhập khẩu của nước ta trên thị trường thế giới tăng lên do sự phục hồi của kinh tế toàn cầu làm tăng chi phí sản xuất của nhiều doanh nhiệp Thứ ba, việc điều chỉnh tỷ giá làm đồng tiền nội tệ mất giá làm cho chi phí nhập khẩu tăng lên đẩy mặt bằng giá nhiều hàng hóa tăng theo.Bên cạnh đó những nguyên nhân cơ bản gây ra lạm phát cao ở Việt Nam những năm trước vẫn còn Đó là sự thiếu kỷ luật tài chính trong đầu tư công và trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và tập đoàn lớn Do vậy, kích cầu đầu tư thông qua nới lỏng tín dụng cho các DNNN và tập đoàn cùng với thiếu sự thẩm định và giám sát thận trọng cũng góp phần kích hoạt cho lạm phát trở lại Sự điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước và sự gia tăng lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại ở những tháng cuối năm 2010 sẽ tiếp tục gây sức ép làm tăng lạm phát không chỉ những tháng cuối năm mà có thể cả trong năm 2011.
Tỷ giá
Trong nhiều năm trở lại đây, Ngân hàng nhà nước kiên trì chính sách ổn định đồng tiền Việt Nam so với đồng đô la Mỹ Diễn biến tỷ giá trong năm 2010 là khá phức tạp.Mặc dù NHNN đã điều chỉnh nâng tỷ giá liên ngân hàng hai lần vào tháng 2 và tháng 10,khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do luôn ở mức cao Tỷ giá chính thức có thời điểm thấp hơn tỷ giá trên thị trường tự do tới 10% Đến cuối tháng 11 năm 2010, tỷ giá trên thị trường tự do đã đạt mức 21.500 đồng/USD, về cuối năm tỷ giá càng biến động và mất giá mạnh, thị trường ngoại hối luôn có biểu hiện căng thẳng.
Những bất ổn về tỷ giá có nguyên nhân sâu xa từ những bất ổn về kinh tế vĩ mô đó là bội chi cao, nhập siêu lớn và hiệu quả đầu tư công thấp… làm cho cầu ngoại tệ luôn lớn hơn cung ngoại tệ Bên cạnh đó hiện tượng đầu cơ và tâm lý cũng gây áp lực mạnh mẽ lên tỷ giá Những bất ổn trên thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái đã tiếp tục gây ra những khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu Hơn nữa, đồng tiền mất giá còn ảnh hưởng đến lạm phát trong nước do giá hàng nhập khẩu tăng mạnh.
Thu chi ngân sách
Năm 2010, tình hình kinh tế trong nước chuyển biến tích cực đã tạo điều kiện để tăng thu ngân sách nhà nước Thu ngân sách nhà nước năm 2010 ước đạt 520.100 tỷ đồng, vượt 12,7% so với dự toán, tăng 17,6% so với năm 2009, và đạt tỷ lệ động viên vào ngân sách nhà nước là 26,7% Mặc dù tỷ trọng thu nội địa có tăng nhưng chiếm tỷ trọng không lớn (khoảng 60%) Việc chấp hành kỷ luật ngân sách không nghiêm, thất thu, gian lận, nợ đọng thuế, kể cả thuế nội địa và thuế xuất nhập khẩu còn lớn Số nợ thuế chờ xử lý (chiếm hơn 20% tổng số nợ thuế) tăng khá nhiều Tổng chi cân đối ngân sách nhà nước ước đạt 637.200 tỷ đồng, tăng 9,4% so với dự toán và tăng 9% so với thực hiện năm
2009 Bội chi ngân sách năm 2010 ước khoảng 117.100 tỷ đồng, bằng khoảng 5,95% GDP, giảm so với năm 2009 (6,9%) và cũng giảm so với kế hoạch đề ra (6,2%) Đó là những kết quả rất đáng khích lệ trong bối cảnh nền kinh tế vừa trải qua cơn suy giảm. Tuy nhiên, bội chi ngân sách vẫn còn cao (chưa về mức dưới 5% như đã duy trì trong nhiều năm) và là một trong những nhân tố góp phần làm gia tăng lạm phát Điều này cũng cảnh báo độ an toàn của ngân sách trong các năm tiếp theo nếu như không chủ động có các biện pháp cải cách để tạo nền tảng tăng nguồn thu cũng như tăng cường kỷ luật tài chính cho ngân sách.
Xuất nhập khẩu và cán cân thương mại
Năm 2010, xuất nhập khẩu khẩu của Việt Nam có nhịp độ tăng trưởng đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế của những nước vốn là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như
Mỹ, Nhật Bản, EU… vẫn phục hồi chậm chạp Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 ước đạt khoảng 70,8 tỷ USD, tăng 24,9% so với năm 2009 Xuất khẩu tăng là do sự đóng góp lớn của những mặt hàng công nghiệp chế biến cộng với sự phục hồi của kinh tế thế giới làm cho xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản được lợi về giá Vấn đề tồn tại lớn nhất của xuất khẩu đã bộc lộ trong nhiều năm qua là việc vẫn phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng khoáng sản, nông, lâm, thuỷ, hải sản, dệt may, da giầy… Hơn nữa, các mặt hàng công nghiệp chế biến vẫn mang tính chất gia công
Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2010 ước đạt 82,6 tỷ USD, tăng 19,8% so với năm
2009 Nguyên nhân chính của sự gia tăng nhập khẩu là do kinh tế có sự phục hồi làm gia tăng nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất (chiếm khoảng 80% cơ cấu nhập khẩu). Mặc dù cả kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu đều tăng, nhưng do tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu, nên nhập siêu năm 2010 giảm xuống chỉ còn khoảng 11,8 tỷ USD, chiếm 16,6% tổng kim ngạch xuất khẩu Như vậy, so với những năm gần đây cán cân thương mại đã có sự cải thiện đáng kể, thể hiện quyết tâm của chính phủ trong việc kiềm chế nhập khẩu những mặt hàng không cần thiết. Song mức nhập siêu vẫn còn cao cho thấy việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu vẫn còn chậm.
PHÂN TÍCH NGÀNH CAO SU TỰ NHIÊN VÀ DƯỢC PHẦM
NGÀNH CAO SU TỰ NHIÊN
2.1.1 Tổng quan về ngành cao su việt nam
Một số đặc điểm chung của ngành cao su VN
Cao su tự nhiên là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu liên tục đạt trên 1 tỷ USD/năm từ năm 2006 đến nay Hiện nay Việt Nam đang nằm trong top 5 các quốc gia có kim ngạch xuất khẩu cao su tự nhiên hàng đầu thế giới cùng với Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ Theo chiến lược phát triển cây cao su do Chính phủ đề ra, đến năm 2020 diện tích cao su phải đạt 800.000 ha với sản lượng khai thác đạt 1.200 ngàn tấn mủ Năm 2009 sản lượng xuất khẩu cao su đạt 726.000 tấn, cao hơn so với năm 2008 nhưng kim ngạch lại giảm 23% chỉ còn 1.199 tỷ USD Năm 2010 cả nước đã xuất khẩu 782,2 nghìn tấn cao su, trị giá 2,3 tỷ USD, tăng 6,95% về lượng và tăng 94,66% về trị giá so với năm 2009 Đưa cao su vào nhóm 13 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD
Nguồn cung cao su VN
Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam gồm 36 đơn vị thành viên tại Đông Nam
Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ Hiện tại có 5 doanh nghiệp trong ngành trồng và khai thác cao su đang niêm yết tại sàn HoSE
CTCP cao su Phước Hoà (PHR): là doanh nghiệp đứng đầu ngành
CTCP cao su Đồng Phú (DPR): đứng thứ 2 sau PHR
Nguồn cung cao su trong nước đang gia tăng đáng kể do diện tích trồng và sản lượng ngày càng mở rộng Bộ Nông nghiệp khuyến khích mở rộng quy mô trồng cao su, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế, xây dựng dây chuyền chế biến hiện đại và áp dụng kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến để nâng cao năng suất cây cao su.
Nguồn cầu cao su VN
Thị trường tiêu thụ cao su tự nhiên trong nước
Thị trường tiêu thụ cao su trong nước là khá khiêm tốn so với thị trường xuất khẩu khi chỉ chiếm từ 10-15% tổng sản lượng mủ cao su hàng năm Hiện nay chỉ có 3 doanh nghiệp lớn trong ngành cao su tự nhiên có nhà máy chế biến sản phẩm từ cao su là Công ty cao su Sao Vàng, Công ty cao su Miền Nam, Công ty cao su Đà Nẵng Các sản phẩm chủ yếu là: găng tay, săm lốp ô tô, băng chuyền và một số sản phẩm chuyên dụng trong y tế và điện.
Cầu cao su tự nhiên của Việt Nam trên thị trường quốc tế:
Năm 2009 do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhu cầu tiêu thụ cao su giảm làm cho giá xuất khẩu cao su cũng giảm sút theo
Tuy nhiên với đà phục hồi kinh tế và những chuyển biến tích cực từ đầu năm 2010 làm cho nhu cầu cao su trong năm 2010 tăng trở lại, kéo theo giá cao su cũng tăng theo.
Vì vậy mà sản lượng xuất khẩu những tháng năm 2010 tăng cao Năm 2010, mức tiêu thụ cao su thiên nhiên đạt khoảng 10,43 triệu tấn, tăng 8% so năm 2009 Điều này thể hiện sự phục hồi mạnh mẽ thị trường xuất khẩu cao su những năm tiếp theo Việt Nam hiện nay đang đứng thứ 6 về nguồn cung cấp, thứ 5 về khai thác và thứ 3 về xuất khẩu cao su so với toàn thế giới.
Sản phẩm cao su tự nhiên của nước ta được xuất khẩu sang 70 nước khác nhau. Trong đó các thị trường chính là Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản…Trong đó thị trường Trung Quốc là thị trường chủ yếu của Việt Nam Sản phẩm xuất khẩu chủ lực là SRV3L. Dấu hiệu không mấy khả quan của thị trường này làm cho chúng ta lo ngại và bị chi phối đối với thị trường này Chúng ta đang tìm hướng xuất khẩu sang các thị trường chủ lực khác và tìm kiếm thêm các thị trường tiềm năng khác.
Diễn biến giá của thị trường cao su VN
Cùng với xu thế chung của thị trường trên thế giới, giá cao su xuất khẩu của ViệtNam cũng theo đà tăng giảm của giá cao su thế giới và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới do có dấu hiệu khả quan về tình hình kinh tế thế giới sau khủng hoảng.Tuy nhiên chúng ta cũng phải cẩn thận với tình hình lạm phát của thị trường chủ lực
Trung Quốc trong năm 2011 và các năm sau để tìm biện pháp kích cầu cao su sang các thị trường khác nhằm gia tăng giá trị xuất khẩu cao su tự nhiên Chỉ có doanh nghiệp nào quy mô thị trường xuất khẩu ít phụ thuộc vào Trung Quốc mới thoát khỏi sự chi phối này.
2.1.2 Các yếu tố tác động đến ngành cao su Việt Nam
Các yếu tố tác động đến nguồn cung cao su trong nước
Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 của chính phủ Được nhận định là ngành chủ lực về xuất khẩu của Việt Nam Sự phát triển của ngành có ý nghĩ quyết định đáng kể đến nền kinh tế, nó là nguyên liệu đầu vào cho một số ngành công nghiệp trọng điểm trong nước, do đó ngành nhận được sự quan tâm của chính phủ trong việc chỉ đạo hoạch định chiến lược phát triển Vì vậy, Chính phủ đề ra quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 với những nội dung như sau: Đến hết năm 2010: Trồng mới đựơc 70000 ha để diện tích cao su cả nước đạt
650000 ha, sản lượng mủ đạt 800000 tấn Kim ngạch xuất khẩu đạt 1,6 tỷ USD Mở rộng công suất chế biến đạt 220000 tấn. Đến năm 2015: Trồng mới 150000 ha để diện tích cao su cả nước đạt 800000 ha, sản lượng mủ đạt 1,1 triệu tấn Kim ngạch xuất khẩu đạt 1,8 tỷ USD Mở rộng công suất chế biến trong 5 năm đạt 360000 tấn. Đến năm 2020: Diện tích cao su ổn định 800000 ha, sản lượng mủ đạt 1,2 tr tấn. Kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD
Với đà tăng này thì Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước sản xuất và xuất khẩu cao su lớn nhất trên thế giới.
Kế hoạch phát triển cây cao su của các doanh nghiệp trồng và chế biến cao su trong nước
Dự kiến đến năm 2020, Chính Phủ sẽ giao cho tập đoàn quản lí 520000 ha, trong khi quỹ đất cho trồng cao su không còn nhiều Để đạt được kế hoạch này, Tập đoàn đang xây dựng kế hoạch đầu tư sang các nước láng giềng là Lào, Campuchia, Mianma…xa hơn nữa là đầu tư sang Nam Phi Đây là những nước là chất lượng cũng như sản lượng mủ cao su khai thác khá cao khoảng 2 tấn/ha/năm.
Trong 5 năm qua, tập đoàn đã trồng mới 52.333 ha cao su trong đó 41.834 ha cao su được trồng tại Lào, Campuchia và vùng tây bắc Trong đó Lào đã trồng được 30000 ha, Campuchia được khoảng 2000ha Năng suất mủ bình quân đạt 1,8 triệu tấn/ha Dự kiến đến năm 2020, Việt Nam sẽ xuất khẩu 1 triêụ tấn mủ cao su Trở thành một trong những nước xuất khẩu cao su lớn nhất thế giới.
Các yếu tố tác động đến nguồn cầu cao su trong nước
Thị trường tiêu thụ nội địa
Qua cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua, nhìn lại chặng đuờng phát triển Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam thấy rằng, chúng ta đã bỏ ngõ qua thị trường tiêu thụ nội điạ Với chủ trương nội địa hoá và Người việt dùng hàng việt Tập đoàn đang ra sức rà soát lại thị trường trong nước để đẩy mạnh chiến dịch kinh doanh, chiếm lĩnh thị trường trong nước là tiền đề vững chắc cho sự phát triển Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển kinh tế, trong đó lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng luôn được Chính phủ quan tâm Với đà phát triển chung, nhu cầu về phương tiện đi lại, vận chuyển hàng hóa, vận hành khai thác nói chung và nhu cầu sử dụng các loại săm, lốp sẽ tiếp tục tăng.
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU TÂY NINH VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG
CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU TÂY NINH (TRC)
3.1.1 So sánh với một số cổ phiếu cùng ngành
So sánh một số chỉ số chung của 5 chứng khoán
TNC, DPR, HRC PHR và TRC ( năm 2010 )
Chỉ số Chung Ngành TNC DPR HRC PHR TRC
Giá trị vốn hóa (Tỷ
Nợ / Vốn chủ sở hữu 1,11 1,23 1,10 1,8 1,21
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (%) 97 29 13 16 31 111
( Nguồn : cophieu68.com) Nhận xét: Qua bảng trên, ta thấy về giá trị vốn hóa thị trường, công ty TRC đứng ở vị trí thứ 3 sau công ty CP cao su Phước Hòa (PHR) và công ty CP cao su Đồng Phú với gía trị vốn hóa là 1.905 tỷ đồng Điều này cho thấy qui mô của công ty so với các công ty trong cùng ngành cũng khá lớn.
Giá trị EPS chỉ đứng sau công ty DPR và cao hơn EPS của ngành Mặt khác tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sỏ hữu (ROE) thuộc hàng nhất nhì trong ngành Điều này cho thấy khả năng sinh lợi của công ty là rất cao.
Doanh thu thuần của công ty đem lại tỷ suất lợi nhuận sau thuế chỉ đứng sau Công ty CP Cao su Hòa Bình (HRC) Về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, công ty vượt trội so với các đối thủ cùng ngành và cả mức trung bình chung.
Từ các chỉ số cơ bản được phân tích ở trên, có thể thấy cổ phiếu TRC không chỉ mang lại lợi suất sinh lời cao mà còn đảm bảo mức độ an toàn đáng kể Việc đầu tư vào cổ phiếu này được đánh giá là một quyết định sáng suốt và có khả năng sinh lợi nhuận đáng kể cho các nhà đầu tư.
3.1.2 Vị thế công ty trong ngành
Tiền thân của Cao su Tây Ninh là đồn điền của người Pháp Công ty bắt đầu thành lập từ năm 1908 với 27 Ha đầu tiên tại Vên Vên và sau đó phát triển thêm lên đến 2.600Ha.
So với các doanh nghiệp cùng ngành, cao su Tây Ninh có quy mô tương đối nhỏ với diện tích vườn cây đang trong thời kỳ khai thác chỉ khoảng 5.839 ha nhưng hoạt động khá hiệu quả Nhờ sử dụng các biện pháp kỹ thuật trong chăm sóc cây và tay nghề của công nhân, mấy năm liền TRC đạt được năng suất khai thác cao nhất ngành Tỷ lệ chi phi giá vốn hàng bán doanh thu của công ty thấp hơn so với các doanh nghiệp như HRC, DPR hay PHRC.
Công ty đạt năng suất khai thác cao nhất so với các công ty niêm yết khác (năm 2007 đạt 2.350 kg/ha/năm so với trung bình ngành 1.800 kg/ha/năm, năm 2008 đạt 2.309 kg/ha/năm so với trung bình ngành 1.820 kg/ha/năm).
Năm 2009, Công ty Cổ Phần Cao Su Đắk Lắk đạt năng suất 2.238 tấn/ha, xếp thứ 2 trong Tập đoàn Công nghiệp Cao Su Việt Nam, chỉ sau Công ty Cổ Phần Cao Su Đồng Phú với năng suất 2.255 tấn/ha.
3.1.3 Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
Phân tích doanh thu , lợi nhuận:
Lợi nhuận gộp từ hoạt động KD 260.740 201.115 206.499 150.558
Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 186.483 176.622 192.627 137.213
Theo bảng trên, ta thấy giai đoạn 2006-2008, doanh thu và lợi nhuận công ty tăng lên Nhưng đến năm 2009 lại giảm mạnh Do các nguyên nhân chính sau: Diện tích khai thác có phần giảm nhẹ qua các năm, sản lượng tiêu thụ giảm, quý I và II năm 2009 kinh tế toàn cầu bị suy thoái trầm trọng làm giá cao su tự nhiên và giá dầu thô của thế giới giảm mạnh nên tác động đến giá cao su tự nhiên trong nước giảm.
Giai đoạn 4 quý gần nhất: ĐVT : Triệu đồng
Lợi nhuận gộp từ hoạt động KD 94,963 48,825 23,261 60,005 194,5 210 38,8
Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 75,969 56,686 19,028 59,949 134 298 31,7
(Nguồn: website www.cophieu68.com
Nhận xét: Doanh thu thuần và lợi nhuận trong quý 3 đã có sự tăng trưởng đáng kể là do giá bán cao su bình quân quý 3/2010 tăng 6 tháng đầu năm 2010, lợi nhuận sau thuế đạt 263,14 tỷ , tăng gần 1,8% so với cả năm 2009 Một con số quả thật rất ấn tượng
Tình hình tài sản – nguồn vốn
Các chỉ tiêu về tài sản & nguồn vốn của TRC từ năm 2006 đến 2009
Nguồn kinh phí và quỹ khác 21.911 25.626 9.423 60.968
(Nguồn: website cophieu68.com) Nhận xét: Tài sản ngắn hạn của công ty có xu hướng giảm hơn thời kỳ đầu Trong đó tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản ngắn hạn của công ty Nổi bật nhất là việc giảm một cách rất đáng kể các khoản phải thu ngắn hạn, điều này cho thấy khả năng quản lý tài chính của công ty ngày một chuyên nghiệp hơn Lượng hàng tồn kho có xu hướng tăng nhưng cũng không đáng kể.
Tài sản dài hạn tăng qua các năm nhưng cũng không đáng kể.
Kết cấu nguồn vốn ngày càng thiên về vốn chủ sở hữu, nợ ngày càng giảm làm tăng tính chủ động trong sử dụng nguồn tài chính của công ty Tạo niềm tin cho các nhà đầu tư hơn.
Giai đoạn 4 quý gần nhất
Các chỉ tiêu về tài sản & nguồn vốn của TRC trong 4 quý gần nhất ĐVT : Triệu đồng
Nguồn kinh phí và quỹ khác 3.921 6.741 8.365
Nhận xét : Trong quý 3, công ty vừa tăng nợ vừa tăng vốn chủ sỏ hữu Do công ty đang mở rộng kinh doanh theo các dự án đã đề ra nên nguồn vốn cần thiết cho hoạt động tăng lên.
Phân tích các tỷ số tài chính
Tỷ số phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn:
Tỷ số thanh toán ngắn hạn giai đoạn 2006-2009
9 Tỉ số thanh toán hiện hành (%) 99 126 324 253
Tỉ số thanh toán nhanh
(Nguồn: website www.vinabull.com) Giai đoạn 4 quý gần nhất:
Tỉ số thanh toán hiện hành (%) 249 287 19
Tỉ số thanh toán nhanh (%) 216 235 16
(Nguồn: website www.vinabull.com)
Khả năng thanh toán của công ty đang ở mức tốt, thể hiện ở mức tăng của các chỉ số thanh toán nhanh, thanh toán hiện hành và thanh toán tiền mặt theo từng năm Nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng này chủ yếu là do khoản nợ ngắn hạn của công ty đã giảm dần qua các năm.
Các chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động:
Vòng quay hàng tồn kho 13,67 13,78 14,74 8,78
Vòng quay tài sản cố định 1,93 1,57 1,76 1,37
Vòng quay tổng tài sản 0,49 0,43 0,74 0,61
(Nguồn: website www.vinabull.com) Giai đoạn 4 quý gần nhất:
Vòng quay hàng tồn kho 2,99 0,94 0,03 0,04
Vòng quay tài sản cố định 0,79 0,30 0,04 0,08
Vòng quay tổng tài sản 0,31 0,13 0,08 0,15
(Nguồn: website www.vinabull.com)
Nhận xét : So sánh chỉ số vòng quay phải thu qua từng năm từ 2006-2009, ta nhận thấy sự tăng lên đáng kể của chỉ số này cho thấy sự an toàn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng tăng lên Trong 4 quý gần nhất chỉ số này cũng tăng lên đều đặn.
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HẬU GIANG
3.2.1 Vị thế của công ty trong ngành
Dược Hậu Giang được được thành lập vào ngày 2/9/1974 Trãi qua quá trình phát triển lâu dài thương hiệu của công ty đã được khẳng định trên thị trường Năm 2004 là năm đầu tiên DHG thực hiện mục tiêu doanh nghiệp dẫn đầu ngành công nghiệp dượcViệt Nam Theo số liệu năm 2009, DHG đứng thứ tư trong thị trường dược phẩm ViệtNam Nhưng hiện nay, DHG đang đứng thứ ba trên thị trường Dược phẩm Việt Nam, chỉ sau 2 tập đoàn Dược phầm quốc tế là Sanofi-Aventis (Pháp) và GSK (Anh) Điều này có nghĩa là DHG đang là công ty dẫn đầu trong ngành Dược Việt Nam với giá trị sản xuất cũng như thị phần lớn nhất so với các công ty trong nước
3.2.2 Phân tích tình hình tài chính của công ty giai đoạn 2006 – 2010
Cấu trúc và sự biến động của tài sản
Tài sản dài hạn 153.297 268.421 298.255 309.504 372.146 Qua bảng số liệu ta thấy tổng tài sản của công ty tăng dâng qua các năm.
- Tài sản ngắn hạn tăng dần và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2009 Nguyên nhân do tiền và các khoản tương đương tiền tăng mạnh trong năm 2009.
- Tài sản dài hạn cũng tăng dần qua các năm, trong đó tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng tài sản
Cấu trúc vốn và sự biến động của nguồn vốn
Nguồn vốn chủ sở hữu
Mặc dù nợ phải trả có xu hướng tăng, trong đó nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, nhưng vốn chủ sở hữu cũng không ngừng tăng lên Đồng thời, qua biểu đồ cấu trúc nguồn vốn ta thấy, từ sau năm 2006 công ty sử dụng cấu trúc vốn với trên 50% là nguồn vốn chủ sở hữu, còn lại là nợ phải trả Điều này cho thấy cấu trúc vốn của công ty vẫn khá an tòan do nguồn vốn được huy động phần lớn từ các đợt phát hành cổ phiếu thành công
Các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận:
2 2.035.749 Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 86.911 127.858 149.430 408.040 436.051 Lợi nhuận trước thuế 87.060 128.312 145.025 409.590 431.912 Lợi nhuận sau thuế 87.060 128.312 128.862 357.071 379.014
(Nguồn: website www.cophieu68.com)
Biểu đồ phản ánh sự tăng trưởng của doanh thu và lợi nhuận
Doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế
Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy: Doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh qua các năm liên tục tăng lên trong giai đoạn 2006-2010 Doanh thu của công ty tăng lên cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng tăng trưởng Đặc biệt lợi nhuận năm 2009 tăng mạnh và vượt xa kế hoạch công ty đã đề ra (kế hoạch năm 2009 của công ty là lợi nhuận trước thuế đạt 280.000 triệu đồng)
Tỷ số phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn:
Tỉ số thanh toán hiện hành (%) 113% 232% 213% 252% 310%
Tỉ số thanh toán nhanh (%) 72% 153% 129% 188% 243%
(Nguồn: website www.cophieu68.com)
Biến động các tỷ số phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn
Khả năng thanh toán nhanh
Khả năng thanh toán hiện hành
Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành là chỉ số dùng để đo lường khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp Theo báo cáo tài chính, tỷ số này của công ty trong năm 2008 giảm nhẹ từ 2,32 xuống 2,13 so với năm trước Tuy nhiên, đến năm 2009, tỷ số khả năng thanh toán hiện hành đã có sự cải thiện đáng kể, tăng lên 2,52, cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty đã được cải thiện so với năm 2008.
2010 tiếp tục tăng lên 3,10 tăng so với năm 2009 là 0,58
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh năm 2006 thấp, chỉ đạt 0,72 Nhưng sang các năm tiếp theo đã tăng dần lên, trong năm 2008 có phần giảm nhẹ so với 2007 là 0,24 nhưng sau đó đã tăng trở lại Như vậy với số liệu qua các năm cho thấy, khả năng thanh toán của DHG luôn đảm bảo ở mức an toàn, tạo nên tính ổn định về tài chính cho công ty
Tỷ số phản ánh khả năng sinh lợi:
Tỉ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu thuần (%) 10,03 10,11 9,76 23,46 21,22
Biến động các tỷ số phản ánh khả năng sinh lợi
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu thuần
Qua bảng số liệu ta thấy, hiệu quả kinh doanh của DHG vảo năm 2009 tăng vọt so với năm 2008 ở tất cả các tỷ số khả năng sinh lợi, nguyên nhân là do lợi nhuận tăng mạnh trong năm 2009 Qua năm 2010, tỷ số khả năng sinh lợi có phần giảm nhưng không đáng kể, do lợi nhuận mặc dù vẫn tăng nhưng tỷ lệ tăng ít hơn hơn so với năm 2009 Tuy nhiên, xét trong toàn ngành thì hiệu quả kinh doanh của DHG vẫn là cao nhất và vượt xa các công ty niêm yết cùng ngành.
Giá trị và thu nhập trên cổ phiếu
Cổ phiếu DHG trên thị trường có giá trị cao và ổn định kể từ thời điểm công ty niêm yết EPS năm 2010 của DHG là 13.755 và hiện giờ đã lên đến 14.181, dẫn đầu các công ty Dược niêm yết.
Bảng so sánh một số chỉ tiêu cơ với các công ty Dược niêm yết
Chỉ số Chung Ngành DCL DHG DMC IMP OPC DVD TRA
3.2 3 Phân tích công ty theo mô hình SWOT ĐIỂM MẠNH
- Hệ thống phân phối sâu và rộng Sản phẩm có mặt tại 64/64 tỉnh thành cả nước và hầu hết các bệnh viện trên toàn ĐIỂM YẾU
- Danh mục sản phẩm của công ty có ít công thức độc quyền
- Mặc dù có chú trọng đầu tư nhưng doanh quốc
- Định hướng chiến lược rõ ràng, công cụ thực hiện chiến lược hiện đại
- Thị phần và hiệu quả kinh doanh lớn nhất ngành Dược Việt Nam nhiều năm liền và vượt xa các doanh nghiệp cùng ngành
- Đã thành lập trung tâm nghiên cứu khoa học độc lập với phòng nghiên cứu phát triển sản phẩm để tự nghiên cứu
Bước đầu đã tự sáng chế một số nguyên phụ liệu, phát triển nhóm sản phẩm có nguồn gốc đông dược thay thế nguyên liệu tân dược nhập khẩu. thu xuất khẩu vẫn chưa đạt như mong muốn
- Tỷ lệ tăng trưởng dần chậm lại trong năm
2010 do áp lực số tuyệt đối kết quả kinh doanh đã đạt được quá lớn
- Dân số VN đông và trẻ, chi tiêu tiền thuốc tiền thuốc ngày một tăng, đặc biệt ở phân khúc giá trung bình
- Thị phần thuốc sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng 50% nhu cầu điều trị của của người dân Việt Nam
- Chủ trương của Chính Phủ trong những năm sắp tới, thị phần thuốc sản xuất trong nước phải đạt từ 60% trở lên.
- Rào cản gia nhập ngành hiện nay còn cao đối với doanh nghiệp mới muốn tham gia sản xuất thuốc hoặc phân phối, do các tiêu chuẩn của ngành Dược Việt
Nam và Tổ chức Y tế thế giới.
- Gia nhập WTO, các doanh nghiệp
Dược Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn các nhà cung ứng có nguyên liệu giá hợp lý, chất lượng tốt.
- Giá bán sản phẩm dược chịu sự kiểm soát chặc chẽ của Nhà nước trong khi giá cả đầu vào gia tăng do lạm phát.
Do 80% nguyên liệu sản xuất là nhập khẩu, biến động tỷ giá ngoại tệ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành nguyên liệu, từ đó tác động đáng kể đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
- Cạnh tranh ngày càng gay gắt do Việt Nam gia nhập WTO nên không chỉ cạnh tranh trong nội bộ ngành và mà còn với các doanh nghiệp nuớc ngoài.
- Giá cổ phiếu và và hiệu quả kinh doanh ngày càng cao, tạo áp lực cho Ban quản trị về tỷ lệ tăng trưởng và giá trị công ty hơn nữa.
TỔNG QUAN VỀ TINH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM
1.3/ Lạm phát và giá cả 1
1.6/ Xuất nhập khẩu và cán cân thương mại 3
PHẦN 2 PHÂN TÍCH NGÀNH CAO SU TỰ NHIÊN VÀ DƯỢC PHẦM
2.1 NGÀNH CAO SU TỰ NHIÊN 5
2.1.1 Tổng quan về ngành cao su việt nam 5
2.1.2 Các yếu tố tác động đến ngành cao su Việt Nam 7
2.1.3 Triển vọng ngành cao su 9
2.1.4 Phân tích theo mô hình Porter’s 5 Forces 11
2.2.1 Tổng quan về ngành Dược Việt Nam 13
2.2.2 Phân tích theo mô hình Porter’s 5 Forces 15
2.2.3 Phân tích SWOT Ngành dược 16
PHẦN 3 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU TÂY NINH VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG
3.1 CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU TÂY NINH (TRC) 18
3.1.1 So sánh với một số cổ phiếu cùng ngành 18