1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI THẢO LUẬN QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH Đề tài Phân tích quy trình xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch Đà Nẵng

31 26 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KHÁCH SẠN – DU LỊCH  BÀI THẢO LUẬN QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH Đề tài: Phân tích quy trình xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch Đà Nẵng Giảng viên hướng dẫn: TS Đỗ Thị Thu Huyền Lớp học phần : 231TSMG292105 Nhóm thực hiện : Nhóm 8 Hà Nội, 2023 1 DANH SÁCH THÀNH VIÊN STT Họ Và Tên Phân công công việc Đánh Ghi giá chú 1 Nguyễn Hoàng Yến Nhi Lời mở đầu + Powerpoint 2 Trần Thị Lâm Nhi Chương 2 3 Trần Yến Nhi Chương 2 4 Trần Đức Nhuận Chương 1 + Thuyết trình 5 Đỗ Thị Hồng Nhung Chương 2 + Sửa nội dung chương 3 6 Nguyễn Thị Nhung Chương 2 7 Phạm Thị Nhung Chương 2 Hỗ trợ làm chương 2 + 8 Phan Quỳnh Như Kết luận + Sửa nội dung NT tổng thể bài thảo luận 9 Nguyễn Thị Thu Phương Chương 3 + Thuyết trình 10 Ninh Thị Ngọc Quỳnh Chương 1 + Sửa word TK 11 Mai Trung Hiếu Chương 3 2 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH 6 1.1 Các khái luận cơ bản về xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch .6 1.1.1 Khái niệm điểm đến du lịch 6 1.1.2 Khái niệm thương hiệu 6 1.1.3 Khái niệm thương hiệu điểm đến du lịch .6 1.1.4 Khái niệm xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch .6 1.2 Các yếu tố cấu thành thương hiệu điểm đến du lịch .7 1.2.1 Tên thương hiệu 7 1.2.2 Logo .7 1.2.3 Slogan 7 1.2.4 Các yếu tố khác 7 1.3 Quy trình xây dựng thương hiệu điếm đến du lịch .8 1.3.1 Thành lập các nhóm công tác .8 1.3.3 Tìm hiểu ý kiến phản hồi từ công chúng .8 1.3.4 Hình thành ý tưởng cốt lõi của thương hiệu .8 1.3.5 Kết nối hình ảnh và biểu tượng, thiết kế thông điệp 8 1.3.6 Truyền tải thông điệp và quảng bá 9 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TP ĐÀ NẴNG 10 2.1 Tổng quan về điểm đến du lịch TP Đà Nẵng .10 2.1.1 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên của TP Đà Nẵng .10 2.1.2 Cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch TP Đà Nẵng .11 2.1.3 Hoạt động du lịch của TP Đà Nẵng trong những năm gần đây .12 2.2 Thực trạng xây dựng thương hiệu du lịch Thành phố Đà Nẵng .13 2.2.1 Thành lập các nhóm công tác 13 2.2.2 Tiến hành nghiên cứu 14 2.2.3 Tìm hiểu ý kiến phản hồi từ công chúng 16 2.2.4 Hình thành ý tưởng cốt lõi của thương hiệu .17 2.2.5 Kết nối hình ảnh và biểu tượng, thiết kế thông điệp 18 2.2.6 Truyền tải thông điệp và quảng bá 21 2.3 Đánh giá thực trạng xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch của TP Đà Nẵng……………………………………………………………………………… 23 3 2.3.1 Ưu điểm .23 2.3.2 Nhược điểm .24 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH CỦA TP ĐÀ NẴNG 25 KẾT LUẬN 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO 29 4 LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng thương hiệu theo chiều hướng tích cực và độc đáo chính là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng giúp một điểm đến du lịch thu hút được nhiều sự quan tâm theo hướng tích cực từ cộng đồng du khách Một điểm đến du lịch có hình ảnh thương hiệu tốt luôn được coi là sở hữu chiếc chìa khóa vạn năng có thể mở được nhiều cánh cửa và nắm bắt được nhiều cơ hội tốt Một thương hiệu tốt giúp điểm đến du lịch tạo được sự tin cậy, lưu giữ những cảm nhận, ấn tượng tốt trong tâm trí khách du lịch, góp phần tạo động lực để họ quyết định đến tham quan điểm đến du lịch đó Một điểm đến du lịch khi sở hữu một thương hiệu mạnh và tích cực sẽ tốn ít công sức hơn và sử dụng ít nguồn lực hơn công việc quảng bá thương hiệu trên thị trường, bởi lẽ thị trường đã hiểu rõ và tin tưởng vào chất lượng của điểm đến này Đà Nẵng đã và đang trở thành trung tâm du lịch có sức thu hút mạnh mẽ, trở thành một trong những địa phương có ngành du lịch phát triển bậc nhất khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng và cả nước nói chung Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng đó cũng đặt ngành du lịch địa phương này vào những áp lực cạnh tranh mới với các mục tiêu lớn hơn, nâng tầm du lịch Đà Nẵng xứng đáng với tiềm năng vốn có, đưa Đà Nẵng lên một vị thế mới trong làng du lịch Việt Nam, sẵn sàng cạnh tranh với các địa điểm tương đồng trong khu vực và châu lục Vì vậy với mong muốn Đà Nẵng sẽ trở thành một trong những trung tâm du lịch, dịch vụ lớn của cả nước và khu vực, thành phố Đà Nẵng đã quyết định xây dựng nên thương hiệu du lịch Đà Nẵng Hiểu được tầm quan trọng của thương hiệu điểm đến du lịch, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài: “Phân tích quy trình xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch Đà Nẵng” Quá trình nghiên cứu và trình bày không tránh khỏi những thiếu sót, chúng em mong nhận được sự thông cảm và góp ý từ cô và các bạn để rút kinh nghiệm trong những bài thảo luận sau Nhóm 8 xin chân thành cảm ơn! 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH 1.1 Các khái luận cơ bản về xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch 1.1.1 Khái niệm điểm đến du lịch Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UN-WTO), đã đưa ra quan niệm về điểm đến du lịch: “Điểm đến du lịch là vùng không gian địa lý mà khách du lịch ở lại ít nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm du lịch, các dịch vụ cung cấp, các tài nguyên du lịch thu hút khách, có ranh giới hành chính để quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh để xác định khả năng cạnh tranh trên thị trường” Theo khoản 7 Điều 3 Luật Du lịch 2017: “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch được đầu tư, khai thác phục vụ khách du lịch” 1.1.2 Khái niệm thương hiệu Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: “Thương hiệu là một cái tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ hay tổng thể các yếu tố kể trên nhằm xác định một sản phẩm hay một dịch vụ của một (hay một nhóm) sản phẩm hay dịch vụ của một (hay một nhóm) người bán và phân biệt các sản phẩm (dịch vụ) đó với các đối thủ cạnh tranh” 1.1.3 Khái niệm thương hiệu điểm đến du lịch Theo UNWTO và ETC (2009): Thương hiệu điểm đến du lịch là hình ảnh thể hiện giá trị cơ bản bền vững của điểm đến thông qua những thuộc tính cụ thể của phân khúc thị trường mục tiêu Theo Hà Nam Khánh Giao (2011): Thương hiệu điểm đến du lịch là ngôn ngữ, biểu tượng, tên và các yếu tố thiết kế hoặc là sự kết hợp tất cả các yếu tố này tạo thành một hình ảnh duy nhất, nhất quán có thể sử dụng để nhận diện một điểm đến trong xúc tiến, quảng bá → Thương hiệu điểm đến du lịch là tổng hợp những nhận thức, cảm giác, thái độ của khách du lịch đối với điểm đến, cho phép khách du lịch xác lập một hình ảnh có thể so sánh điểm đến với những điểm đến khác 1.1.4 Khái niệm xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch Xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch được hiểu là một quá trình lựa chọn và kết hợp những thuộc tính hữu hình cũng như vô hình của điểm đến với mục đích tạo ra sự khác biệt của điểm đến du lịch so với các điểm đến khác; và nâng cao tính hấp dẫn, sức thu hút, tạo nên cảm xúc mạnh mẽ và sự ghi nhớ sâu sắc, đậm nét về điểm đến trong tâm trí của khách du lịch 6 1.2 Các yếu tố cấu thành thương hiệu điểm đến du lịch 1.2.1 Tên thương hiệu Tên thương hiệu chính là tên địa danh, là một trong các yếu tố đầu tiên khách hàng tiếp xúc khi cảm nhận một thương hiệu Điều này giúp tạo ấn tượng ban đầu của khách hàng về thương hiệu đó, giúp gợi những hình ảnh liên quan đến điểm đến đó Trong khâu thiết kế tên thương hiệu cần đảm bảo yêu cầu như: dễ nhìn, dễ thấy, phù hợp với sản phẩm đặc trưng, cốt lõi của điểm đến đó Dù chỉ là một từ hay một cụm từ nho nhỏ nhưng tên thương hiệu lại là một phần trong các yếu tố cấu thành thương hiệu, được coi là yếu tố quan trọng của bất cứ thương hiệu điểm đến du lịch nào Tên thương hiệu hay luôn giúp cho du khách có những ấn tượng tốt 1.2.2 Logo Biểu tượng của thương hiệu, một trong các yếu tố khách hàng tìm kiếm đầu tiên khi nhận diện thương hiệu Đó cũng là một trong những hình thức thể hiện bằng hình ảnh và là công cụ giúp cho mọi người có cái nhận biết ban đầu về thương hiệu một điểm đến Logo thường được thiết kế như sau: - Thiết kế đơn giản mang tính đặc trưng, giá trị cốt lõi của điểm đến: cảnh quan, văn hóa, tự nhiên, di sản … - Quan tâm đến màu sắc thiết kế, đây là yếu tố thể hiện giá trị tiềm ẩn của thương hiệu - Thu hút sự chú ý, bắt mắt, thiết kế với những đường nét rõ ràng và ấn tượng, độc đáo; có thể thể hiện dưới dạng màu sắc hoặc trắng đen, có thể chuyển thể thành các phông chữ cỡ nhỏ và lớn - Dễ nhìn, dễ thấy, đơn giản – điều này đồng nghĩa với tính độc đáo, ấn tượng mạnh và nhớ lâu, thiết kế hài hòa dễ cảm nhận đối với du khách 1.2.3 Slogan Slogan là một câu nói hay đôi khi chỉ đơn thuần là một cụm từ ngắn gọn dễ nhớ, gây ấn tượng giúp định vị trong tâm trí của khách hàng, làm rõ hơn giá trị cốt lõi của sản phẩm Là lời văn ngắn gọn, cô đọng nhằm thể hiện nhiệm vụ, sứ mạng của một tổ chức; phản ánh bản chất, lợi ích của sản phẩm và dịch vụ hướng tới khách hàng Khẩu hiệu có thể đứng độc lập hoặc đi liền với biểu trưng nhằm giải thích và tăng giá trị cảm nhận, ấn tượng và thu hút sự chú ý tới biểu trưng thương hiệu Những khẩu hiệu hay, có sức ảnh hưởng lớn khiến người đọc chỉ cần nghe thôi cũng có thể nhớ đến điểm đến đó là những khẩu hiệu thành công nhất 1.2.4 Các yếu tố khác Các hoạt động tiếp thị truyền thông, cảm nhận, hình dung của khách du lịch về điểm đến du lịch, giá trị của thương hiệu, ứng xử của các chủ thể tại điểm đến du lịch 7 và các yếu tố liên quan tạo nên nét tinh túy đặc sắc, khác biệt của sản phẩm du lịch cốt lõi tại điểm đến du lịch 1.3 Quy trình xây dựng thương hiệu điếm đến du lịch 1.3.1 Thành lập các nhóm công tác Thành lập các nhóm công tác với đại diện của Chính phủ, của các ngành kinh tế, giới nghệ thuật, Văn hóa - Giáo dục, truyền thông… Và lãnh đạo các nhóm công tác, họp bàn và phân chia nhiệm vụ cho các nhóm công tác 1.3.2 Tiến hành nghiên cứu - Xác định điểm đến được xem xét, cảm nhận và đánh giá như thế nào Xác định thị trường mục tiêu là khâu quan trọng đầu tiên trong quá trình xây dựng và quảng bá thương hiệu sau này Trên cơ sở đánh giá về mặt giá trị tài nguyên du lịch mang lại cho du khách là cảm nhận mức độ hấp dẫn của giá trị đó, có tạo dựng được hình ảnh chủ chốt hay không? - Nghiên cứu thị trường thông qua các chương trình điều tra, khảo sát và dựa trên những dữ liệu sẵn có Phân tích điểm đến cần hội tụ các nội dung sau: + Có khả năng lôi cuốn + Định vị tốt + Truyền đạt được chất lượng và sự nhiệt tình + Bộc lộ được nét độc đáo của điểm đến + Dễ nhớ + Đơn giản + Có khả năng chuyển thành tên miền trên web + Được chấp nhận bởi số đông 1.3.3 Tìm hiểu ý kiến phản hồi từ công chúng - Phát hiện ý tưởng về giá trị thực sự của điểm đến và khả năng xây dựng hình ảnh điểm đến - Nêu ý tưởng và tìm hiểu ý kiến phản hồi từ công chúng - Tư vấn với các lãnh đạo của điểm đến mà họ có ảnh hưởng trong những lĩnh vực quan trọng, các chuyên gia và cộng đồng 1.3.4 Hình thành ý tưởng cốt lõi của thương hiệu - Hình thành, xây dựng ý tưởng cốt lõi của điểm đến và phát triển ý tưởng để chứa đựng được sự ấn tượng, hấp dẫn, độc đáo của điểm đến - Nhận thức được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của điểm đến - Nhận thức được điểm mấu chốt của thương hiệu điểm đến 1.3.5 Kết nối hình ảnh và biểu tượng, thiết kế thông điệp - Kết nối các hình ảnh và ý tưởng về điểm đến 8 - Kết nối hình ảnh thông điệp và tái khẳng định những hình ảnh sử dụng trong thương hiệu - Thông điệp phải chứa đựng những nội dung, mục tiêu muốn đạt Thông điệp là tập hợp các thông tin (lời nói, hình ảnh, âm thanh, màu sắc ) muốn gửi đến người nhận tin Trong trường hợp lý tưởng, thương hiệu phải thu hút được sự chú ý, tạo được sự quan tâm, kích thích được mong muốn và thúc đẩy hành động 1.3.6 Truyền tải thông điệp và quảng bá - Khi đã sáng tạo được thông điệp thương hiệu, nó cần được sử dụng nhất quán ở các dạng quảng cáo nhằm nhanh chóng kết hợp thông điệp thương hiệu với các lợi ích của nơi đến Chỉ khi một nhãn hiệu được nhận ra một cách dễ dàng và gắn kết trực tiếp với điểm đến, những lợi ích sẽ được truyền đạt đến khách tham quan tiềm năng - Để khẳng định được thương hiệu trong tâm trí khách du lịch, thương hiệu cần tích hợp giới thiệu trong tất cả các phương tiện truyền thông bao gồm: + Kênh thông tin gián tiếp bao gồm: Các phương tiện truyền thông dưới dạng ấn phẩm (báo giấy, tạp chí, tập gấp, tờ rơi, sách mỏng, catalog ), phương tiện truyền hình, phương tiện truyền thông điện tử + Bầu không khí là môi trường hay hình ảnh điểm đến có khả năng sáng tạo ra và củng cố thiện cảm của khách hàng + Các sự kiện: liên hoan, lễ hội, họp báo 9 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TP ĐÀ NẴNG 2.1 Tổng quan về điểm đến du lịch TP Đà Nẵng 2.1.1 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên của TP Đà Nẵng - Vị trí địa lý: Đà Nẵng có vị trí địa lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế- xã hội, nằm ở trung độ của Việt Nam, trên trục giao thông Bắc- Nam, cách Hà Nội 765km về phía Bắc và thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam Với lợi thế về mặt địa lý và những tiềm năng, thế mạnh như cảng nước sâu, sân bay quốc tế, đường bộ, đường sắt thuận tiện, nguồn tài nguyên biển phong phú và đa dạng, đã đem đến cho Đà Nẵng nhiều điều kiện để phát triển trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn ở hiện tại và cả trong tương lai - Tài nguyên du lịch tự nhiên: + Địa hình, địa chất, địa mạo: Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ những đồng bằng hẹp Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, phần lớn ở độ cao 700 - 1.500m, là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và giữ vai trò bảo vệ môi trường sinh thái, kết cấu địa chất vững chắc thuận lợi cho việc bố trí các cơ sở công trình hạ tầng kỹ thuật + Khí hậu: Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt độ gió mùa, nhiệt độ cao và ít biến động Khí hậu mang đặc thù của khí hậu nơi chuyển tiếp giữa hai miền (Bắc và Nam) nhưng nổi trội nhất là khí hậu nhiệt đới của miền Nam Khí hậu có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô, nhiệt độ trung bình năm khoảng 25,90C + Tài nguyên biển: Đà Nẵng nổi tiếng với nhiều bãi biển đẹp nằm rải rác từ Bắc đến Nam như Nam Ô, Thanh Bình, Tiên Sa, Sơn Trà, Mỹ Khê, Non Nước trong đó có những bãi tắm được du khách biết đến như những nơi nghỉ ngơi, thư giãn, tắm biển lý tưởng nhất khu vực + Tài nguyên rừng: Rừng ở Đà Nẵng tập trung chủ yếu ở phía Tây huyện Hòa Vang, một số ít ở các quận Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn Tự nhiên đã ưu đãi cho thành phố Đà Nẵng các khu bảo tồn thiên nhiên đặc sắc như: Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà, Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà và Khu văn hóa lịch sử môi trường Nam Hải Vân + Cảnh quan du lịch tự nhiên: Đà Nẵng cũng có nhiều danh lam thắng cảnh như: Ngũ Hành Sơn, Bà Nà - Núi Chúa, bán đảo Sơn Trà, đèo Hải Vân, Suối Lương,… có giá trị lớn để phát triển các loại hình du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Đặc biệt, quần thể du lịch Bà Nà - Suối Mơ được ví là Đà Lạt, Sapa của miền Trung, cùng với “Nam 10 định vị và nhận diện du lịch Đà Nẵng; logo và slogan đóng vai trò quan trọng trọng việc quảng bá, xúc tiến và đưa hình ảnh du lịch thành phố này xuất hiện trong mắt du khách cũng như doanh nhân và các nhà đầu tư một cách bài bản, chuyên nghiệp hơn Sau khi công bố logo đã nhận được hơn 1000 phiếu bầu của công chúng, nhận được rất nhiều đánh giá tích cực Đa số thành viên Ban tổ chức đánh giá logo và slogan giải nhất rất có tiềm năng để phát triển hệ thống nhận diện thương hiệu cho du lịch Đà Nẵng Từ đó Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch đã mời các công ty truyền thông xây dựng chiến lược thương hiệu gắn với logo và slogan mới, đồng thời phối hợp với nhà thiết kế Đoàn Hải Tú tiếp tục hoàn thiện thiết kế logo cho phù hợp với nhu cầu quảng bá du lịch Đà Nẵng, đặc biệt nhắm đến thị trường quốc tế 2.2.4 Hình thành ý tưởng cốt lõi của thương hiệu - Nhận thức điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức của điểm đến: + Điểm mạnh: Đa dạng sinh học; Thiên nhiên tươi đẹp và hấp dẫn; Bãi biển đẹp, du lịch biển phát triển; Khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình; Nhiều di tích văn hóa - lịch sử; Hệ thống cơ sở hạ tầng nghỉ dưỡng cao cấp và các tiện nghi, dịch vụ đi kèm ; Sản phẩm làng nghề truyền thống (Đá Mỹ nghệ Non Nước, nước mắm Nam Ô, bánh khô mè…); Sự thân thiện của người dân, Môi trường an toàn, an ninh trật tự được đảm bảo tốt + Điểm yếu: Tính mùa vụ của du lịch biển; Công tác bình ổn giá vào mùa du lịch chưa thực hiện tốt; Chưa phát huy vai trò của các hiệp hội trong phát triển du lịch, quảng bá thương hiệu điểm đến du lịch Đà Nẵng + Cơ hội: Du lịch biển là xu hướng phát triển du lịch trong tương lai; Có nhiều xu hướng mới trong phát triển du lịch + Thách thức: Ô nhiễm đất, nước và không khí; Đà Nẵng nằm trong vùng chịu ảnh hưởng nhiều biến đổi khí hậu; Cạnh tranh điểm đến du lịch giữa các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và các điểm du lịch biển nổi tiếng ở Việt Nam - Điểm mấu chốt thương hiệu của Đà Nẵng: Đà Nẵng là điểm đến du lịch hài lòng du khách Đà Nẵng có môi trường biển sạch đẹp, thiên nhiên hài hòa, "môi trường phục vụ du lịch" tốt, con người thân thiện, thật thà làm nên "thương hiệu du lịch" Đà Nẵng - Phát triển ý tưởng để thấy được sự độc đáo điểm đến Đà Nẵng: Đà Nẵng với các yếu tố về thiên nhiên và con người không lẫn vào đâu được, chính điều đó đã tạo nên thương hiệu cho Đà Nẵng Từ những yếu tố đó, hình thành ý tưởng trong thiết kế biểu tượng, thông điệp gắn liền với Đà Nẵng Với logo, cần làm nổi bật được vẻ đẹp thiên nhiên và con người nơi đây để thấy được sự hòa quyện giữa thiên nhiên và con 17 người làm nên sự độc đáo hấp dẫn của điểm đến Với slogan, du khách tới Đà Nẵng không chỉ hài lòng mà còn phải cảm nhận được sự tuyệt vời của thành phố này Sự tuyệt vời đó không chỉ ở một khía cạnh ở thiên nhiên hay con người mà ở cả hai, cả con người và môi trường du lịch Đây cũng chính là sự độc đáo điểm đến du lịch Đà Nẵng 2.2.5 Kết nối hình ảnh và biểu tượng, thiết kế thông điệp Từ việc việc tìm hiểu ý kiến phản hồi từ công chúng Ban tổ chức cuộc thi “Logo & Slogan Du lịch Đà Nẵng”, đã tìm kiếm được bài thiết kế phù hợp nhất của nhà thiết kế Đoàn Hải Tú để phát triển hệ thống nhận diện thương hiệu điểm đến du lịch Đà Nẵng đáp ứng mong muốn của công chúng về hình ảnh du lịch Đà Nẵng: - Tên thương hiệu: Đà Nẵng- điểm đến du lịch có sự kết hợp giữa yếu tổ cảnh đẹp và con người Thương hiệu điểm đến du lịch Đà Nẵng từng bước được khẳng định, được các tạp chí, mạng xã hội uy tín thế giới bình chọn như: top 10 điểm đến hấp dẫn hàng đầu châu Á (từ năm 2013 đến 2016) do Tạp chí Smart Travel Asia bình chọn; top 10 điểm đến du lịch mới nổi bậc nhất ở châu Á năm 2014; top 10 điểm đến mới nổi sáng giá nhất thế giới năm 2015 do TripAdvisor (Mỹ) bình chọn Logo và Slogan du lịch Đà Nẵng - Logo: + Ý tưởng tạo hình chủ đạo của logo chính là cách điệu 2 chữ D và N, hai chữ cái đầu tiên của tên Đà Nẵng Đồng thời, để thể hiện ý tưởng về sự đa dạng và sức sống tươi trẻ của du lịch Đà Nẵng, các hình khối trong logo được kiến tạo từ những đường nét vươn lên khỏe khoắn và những màu sắc sống động + Logo được thiết kế với 5 hình khối trong logo tượng trưng cho 5 ngọn núi của Ngũ Hành Sơn Với danh hiệu “Nam thiên danh thắng”, Ngũ Hành Sơn là một trong những biểu trưng sâu sắc gợi nhắc về du lịch Đà Nẵng 5 hình khối với 5 màu chủ đạo đều là những gam màu tươi sáng mang đến cảm nhận về một thành phố trẻ, năng động Mỗi màu sắc lại thể hiện một đặc trưng của du lịch Đà Nẵng Màu xanh lá cây tượng trưng cho sự trong lành và gần gũi thiên nhiên Màu vàng là màu nắng chan hòa của 18 xứ nhiệt đới đang nhuộm lấp lánh trên sóng, trên cát biển Màu hồng và tím là vẻ đẹp của sự nồng hậu, thân thiện của người dân Đà Nẵng Và màu xanh dương, không gì khác hơn chính là gợi nhắc về một trong những bãi biển đẹp nhất hành tinh… + Bên cạnh những ý nghĩa rất rõ ràng, tạo hình của logo còn gợi lên hình ảnh của những cánh buồm căng gió Không chỉ là một hình ảnh đầy chất thơ về một thành phố biển, những cánh buồm đón gió làm sức đẩy để vươn ra biển lớn còn là biểu tượng của sức sống trẻ trung và ý chí vươn tới mạnh mẽ - Slogan: + “FantastiCity!” Slogan này là sự kết hợp giữa chữ “Fantastic” và chữ “city”, có nghĩa là thành phố tuyệt vời Vì có chung một chữ “C” nên hai từ được ghép lại thành một Việc chọn lọc từ ngữ trong slogan mang đến một slogan dễ hiểu, dễ cảm nhận và không bị hiểu sai nghĩa Cùng với dấu chấm than ở cuối, “FantastiCity!” chính là một nhận xét được thốt ra từ một người đang cảm thấy thích thú và hạnh phúc + Những nụ cười của chuyên viên hỗ trợ du khách, của các sứ giả du lịch, khi đón chào du khách chính là tấm lòng hiếu khách của người Đà Nẵng Mỗi hình khối, mỗi sắc màu, mỗi vẻ đẹp mà du khách cảm nhận khi đến với Đà Nẵng như đang hé nở một cánh hoa thiện cảm Để khi cảm nhận trọn vẹn nét đẹp của Đà Nẵng, giống như một đóa hoa đã bừng nở trong lòng, du khách có thể thốt lên lời ngợi khen “FantastiCity!” – “Tuyệt vời!” Nhìn tổng thể, những mảng màu kết hợp lại trong hình dáng một đóa hoa sắp nở Vừa biểu trưng cho một Đà Nẵng duyên dáng, đầy hứa hẹn; đây còn là đóa hoa bừng nở trong lòng du khách khi dừng chân ở nơi đây Để khi cảm nhận trọn vẹn nét đẹp của Đà Nẵng, giống như một đóa hoa đã bừng nở trong lòng, du khách có thể thốt lên lời ngợi khen “FantastiCity!”- “Tuyệt vời!” Cùng với dấu chấm than ở cuối, “Fantasticity!” chính là một nhận xét được thốt ra từ một người đang cảm thấy thích thú và hạnh phúc Đây cũng chính là triết lý mà du lịch Đà Nẵng cần hướng đến: Sự vui vẻ và hạnh phúc của du khách khi khám phá, trải nghiệm một thành phố tuyệt vời! - Các yếu tố khác: + Thái độ của khách du lịch đối với điểm đến: Khách du lịch luôn có một thái độ rất tích cực, và hài lòng khi đến du lịch Đà Nẵng Số liệu trong bảng 2.3 thu được từ khảo sát của “Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng năm 2017” cho thấy khách du lịch đánh giá điểm đến Đà Nẵng ở thang điểm tốt ở hầu hết các tiêu chí Họ thấy được Đà Nẵng là điểm đến hấp dẫn, thu hút, tài nguyên đa dạng, độc đáo, con người thân thiện, dễ mến 19 Bảng 2.3 Cảm nhận của khách du lịch về Đà Nẵng (Nguồn: Kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu Phát triển KT - XH Đà Nẵng - 2017) + Mức độ tham gia của cộng đồng dân cư địa phương: Sự tham gia, đồng thuận của du khách và người dân là điều rất quan trọng để phát triển thương hiệu điểm đến du lịch Đà Nẵng Điều này thể hiện ở sự mến khách, thân thiện, cởi mở của người dân nơi đây Đồng thời, mức độ tham gia của các hộ kinh doanh cũng tích cực như: Các chủ hộ kinh doanh cũng tự động thu gom rác tại địa điểm của mình, không còn trông chờ vào công nhân môi trường như trước đây Các hộ kinh doanh trên bãi biển đều ý thức được việc giữ gìn thương hiệu du lịch bãi biển Đà Nẵng và như vậy sẽ góp phần 20

Ngày đăng: 19/03/2024, 21:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w