Nói đến lịch sử văn minh nhân loại, người ta thường nghĩ đến những giá trị to lớn mà loài người đã đạt được trong thời đại ngày nay. Nhưng chúng ta cần phải nhìn nhận lại quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người, ngay từ rất sớm – thời cổ đại, loài người đã bước vào xã hội văn minh của mình, chính khu vực phương Đông chứ không phải là khu vực nào khác, những thành tựu văn minh rực rỡ đầu tiên của lịch sử nhân loại đã được hình thành và phát triển rực rỡ.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI MÔN: QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CĂN BẢN
BÀI THẢO LUẬN
Đề tài: Liên hệ học thuyết quản trị nhân lực phương Đông với doanh nghiệp cụ thể
Trang 2CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúcBIÊN BẢN HỌP NHÓM Ngày họp: 17/3/2020
Sinh viên vắng mặt: 0
Nội dung: Làm dàn ý và phân chia công việc cho các thành viên trong nhóm
Hạn nộp: 22h ngày 31/3/2020
Bảng phân chia công việc
1 18D100062 Lê Thị Huyền Anh Chương 3,I
2 18D100181 Mai Quỳnh Anh(Thư
ký)
Mở đầu, kết luậnChỉnh word + thuyết trình
3 18D100301 Nguyễn Thị Mai Anh Chương 2, II:1.3,1.4,1.5
5 18D100003 Trần Hoàng Anh Chương 3, III
6 18D100124 Vũ Chí Việt
Anh(Nhóm trưởng)
Làm Power PointChỉnh word
7 18D100304 Lê Thị Minh Ánh Chương II:1.6,1.7
8 18D100244 Trần Thị Nguyệt Ánh Chương 3, II
10 18D100006 Nguyễn Kim Chi Chương 2, II:1.1,1.2
Đánh giá: Các thành viên tham gia tích cực, hăng hái xây dựng bài, trách nhiệm trong việc nhận công việc được phân chia
Nhóm trưởng:
Vũ Chí Việt Anh
Lời mở đầu:
Trang 3Nói đến lịch sử văn minh nhân loại, người ta thường nghĩ đến những giá trị to lớn mà loài người đã đạt được trong thời đại ngày nay Nhưng chúng ta cần phải nhìn nhận lại quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người, ngay từ rất sớm – thời cổ đại, loài người
đã bước vào xã hội văn minh của mình, chính khu vực phương Đông chứ không phải là khu vực nào khác, những thành tựu văn minh rực rỡ đầu tiên của lịch sử nhân loại đã được hình thành và phát triển rực rỡ Trong những thành tự văn minh đó không thể không
kể đến sự xuất hiện các tư tưởng và học thuyết về quản trị Nổi bật trong các tư tưởng nàyphải kể đến đó là các học thuyết quản trị Phương Đông từ thời Xuân Thu – Chiến Quốc Ông tổ của các học thuyết này – người đặt nền móng đầu tiên cho các tư tưởng quản trị nhân lực là Khổng Tử – với trường phái “Đức trị”; và Hàn Phi Tử – tiểu biểu cho trường phái “Pháp trị”.Bên cạnh hai học thuyết đã có từ thời xa xưa ở Việt Nam còn phải kể đến
Tư tưởng của Hồ Chí Minh trong quản trị nhân lực
Nhóm 1 đã tìm hiểu các học thuyết và lựa chọn doanh nghiệp Toyata để thực hiện đề tài
“ Liên hệ thực tiễn việc áp dụng các học thuyết quản trị nhân lực phương Đông tại doanh nghiệp Việt Nam”
Dù đã rất nỗ lực và cố gắng, nhưng do hạn chế về thời gian, nguồn tài liệu và kiến thức còn hạn hẹp nên nội dung của đề tài không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy và các nhóm còn lại trong lớp để bài thảo luận được hoàn thiện hơn Nhóm xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận về học thuyết phương Đông
I Trường phái “Đức Trị”
1 Khổng Tử – cuộc đời và sự nghiệp.
Người có công sáng lập và phát triển trường phái “Đức trị” chính là Khổng Tử –một nhà hiền triết của Trung Hoa cổ đại Tư tưởng “Đức trị” được thể hiện rõ nét trong tác phẩm Luận ngữ – một trong những cuốn sách hàng đầu của bộ Tứ Thư (kinh điển của các nhà Nho)
Khổng Tử họ Khổng tên Khâu, hiệu là Trọng Ni, người ở ấp Trâu nước Lỗ.Ông sinh vào thời Chu Linh Vương năm thứ 21 (-551 TCN) và mất vào thời Chu Kính Vương
năm thứ 4 (-479 TCN), thọ 72 tuổi Khổng tử là người sáng lập ra đạo Nho mà giới nghiên cứu tư tưởng phương Tây gọi là phái Khổng học Ông là danh sư có ảnh hưởng rất lớn và – điều này mới là điều trọng yếu và duy nhất – là nhà giáo lập trường tư đầu tiên trong lịch sử trung Quốc
2 Quan điểm về con người.
Trang 4Với Khổng Tử đạo đức là gốc của con người, nói đến con người trước hết là nói đến đạo đức Đúng như thiên “Học Nhi” – sách Luận ngữ đã viết: “Làm người có nết hiếu, để thì
ít ai dám xúc phạm bề trên Không thích xúc phạm bề trên mà thích làm loạn thì chưa từng có Người quân tử chăm chú vào việc gốc, gốc mà vững thì đạo đức sinh ra Hiếu,
đễ là cái gốc của đức nhân…”
Khổng Tử đã đề ra những tiêu chuẩn về tài đức, về tư cách phẩm chất để thành người quân tử đáng được nắm quyền trị dân, nhờ đó tiếng quân tử không còn thuần tuý chỉ người cầm quyền như trước nữa, mà chủ yếu là có nghĩa chỉ người có đức dù họ cầm quyền hay không
Mặc dù coi trọng hiếu đức như vậy nhưng quan niệm của Khổng Tử không khắt khe, nghiệt ngã, một chiều mà rất đúng mực “Thờ cha mẹ, nên nhỏ nhẹ khuyên can; nếu thấy cha mẹ không theo ý mình thì vẫn cung kính mà không xúc phạm cha mẹ; tuy khó nhọc,
lo buồn nhưng không được oán hận” Có thể nói quan niệm này của Khổng Tử nếu đặt trong bối cảnh xã hội hiện đại vị tất đã lỗi thời mà vẫn gợi lên cho chúng ta nhiều suy nghĩ
Sau hiếu, đễ, nói đến “đức” là nói đến tính thiện Khổng Tử quan niệm: “Bản tính tốt chẳng phải học tập theo cổ nhân mà cũng tốt, nhưng không đạt được mức tinh vi của đạo” Người có “đức”, có tính thiện thì “thấy việc thiện thì vội vàng như đuổi theo không kịp, thấy việc bất thiện thì như nhúng tay vào nước sôi” Nhưng điều chủ yếu “đức” không phải chỉ là thiện đức mà là hành động Khổng Tử nói: “Biết (đạo lý) không bằng thích nó, thích nó không bằng vui làm theo nó” và “nghe được điều nghĩa mà không làm theo, có lỗi mà không sửa đổi đó là những mối lo của ta”
Như vậy, đức là lời nói đi đôi với việc làm đúng như Khổng Tử đã nói: “Người xưa thận trọng lời nói, sợ sẽ xấu hổ nếu nói mà không làm được” và “Người quân tử chậm chạp (thận trọng) về lời nói, mà mau mắn về việc làm”
Điều dễ nhận thấy là tuy Khổng Tử nói nhiều về “đức”, tin vào “đức” và đề cao về “đức” như vậy, nhưng ông cũng nhận thấy rằng, xã hội thời ông đang thiếu “đức” một cách nghiêm trọng Chính là thực tế xã hội và cuộc sống đã khiến ông phải buông ra những lời than thở: “Ta chưa thấy ai hiếu đức bằng hiếu sắc”, “Học ba năm mà không có ý cầu bổng lộc, dễ được mấy người?” và “Trung dung là đức cực đẹp vậy Từ lâu rồi, người ta
ít có đức đó” Có lần ông nói với Tử Lộ rằng: “… người biết đạo đức (nghĩa lý) ít lắm” Sống trong một xã hội “vô đạo”, loạn lạc như vậy, một xã hội mà đầy rẫy những cảnh phản loạn, tàn bạo, dâm bôn, đạo đức suy vi, phần nhiều giả dối, nói mà không làm, nhưng Khổng Tử với lòng yêu thương con người thắm thiết, vẫn tin ở con người, tin ở
Trang 5học thuyết của mình có thể cứu vớt cuộc đời Với ông: “Người ta không thể làm bạn với cầm thú; ta không sống chung với người trong xã hội này thì sống chung với ai? Chính làtrên cơ sở đó, mà Khổng Tử đã đề xuất đường lối “Đức trị” – đường lối trị nước bằng đạođức mang đậm dấu ấn độc đáo của ông Nguyễn Hiến Lê rất có lý khi nhận xét rằng:
“Khổng Tử là người đầu tiên nói nhiều nhất đến tư cách người cầm quyền, đến bổn phận
họ phải sửa mình, phải làm gương cho dân, phải giáo hoá dân Ông không tách rời đạo đức và chính trị, ông đã đạo đức hoá chính trị Và tất cả triết lý chính trị của ông gồm trong danh từ đức trị, mà danh từ này có nghĩa là người trị dân, phải trị dân bằng đức, chứkhông bằng bạo lực…
3 Quan điểm về quản trị nhân lực.
- Khổng Tử chủ trương trị người bằng đức là chính, nghĩa là để thu phục và dẫn dắt người khác, nhà quản trị phải tu dưỡng những đức tính cần thiết, chẳng hạn như: nghĩa, trí, tín, dũng, liêm… trong đó, đức nhân được đặt lên hàng đầu và là trung tâm: vì con người và từ con người
- Khổng Tử coi nhân là gốc, lễ là ngọn, nhân là mục tiêu, Khổng Tử chủ trương sử dụng phương thức chính danh Nếu danh không chính thì ngôn không thuận, ngôn không thuậnthì sự việc không thành, sự việc không thành thì lễ nhạc, chế độ không kiến lập được, chế
độ không kiến lập được thì hình phạt không trúng, hình phạt không trúng thì dân không biết đặt chân tay vào đâu
● Về tuyển chọn, bố trí và sử dụng nhân lực:
- Cần chọn người có trí, có tài chứ không dựa vào giai cấp, huyết thống
- Không được quá cầu toàn, cần phân biệt từng hạng người để đặt đúng chỗ, giao việc đúng người, trọng hiền đi liền với trừ ác
- Nhà quản trị cần hiểu biết người, đề bạt người chính trực lên trên người cong queo
- Khi đã trao quyền cho ai thì cần tin tưởng vào người đó
- Không sử dụng người xấu, người ác và người quân tử cần đấu tranh diệt trừ cái xấu, cái ác
● Về giáo dục - đào tạo:
- Giáo dục- đào tạo sẽ làm nền tảng, tác động và làm thay đổi bên trong con người
- Nhà quản trị cần biết làm gương để người dưới học tập
- Nhà quản trị phải luôn nắm giữ vai trò năng động, cách mạng phải hướng đến đáp ứng nguyện vọng của nhân viên
=> Nhà quản trị phải được chuẩn bị chu đáo để biết chủ động, sáng tạo, thông minh, đạo đức và luôn phải tự rèn luyện mãi
Trang 6● Về đãi ngộ nhân lực:
- Đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân và gương mẫu của nhà quản trị
- Trong thưởng phạt phải công tâm, không để tình cảm cá nhân chi phối
4 Ưu và nhược điểm của Trường phái Đức trị.
4.1 Ưu điểm:
- Nặng đức, nhẹ hình, khuyến khích người đời tu thân rèn đức theo mẫu người quân tử
- Quan điểm về bản chất con người là tốt: Nhân chi sơ tính bản thiện
- Thu phục được người khác bằng cái Đức của Nhà quản trị
- Đức trị tích cực tiêu diệt tận gốc cái “ác”, thực hiện “chặt đứt gốc rễ”, giải quyết vấn đề
từ căn bản quản lí mang tính chiến thuật và có hiệu quả trong một thời gian dài
4.2 Nhược điểm:
- Nội dung thuyết Đức trị có hạn chế là vị thế và vai trò của pháp chế và lợi ích kinh tế đối với xã hội không được coi trọng
- Thiếu tính răn đe trong quản trị nhân lực
- Trường phái Đức trị của Khổng Tử chỉ đề ra nguyên lý, không cụ thể hóa thành thao tác và quy trình
- Đức trị dựa vào giáo hoá, dựa vào tư tưởng để giải quyết vấn đề Như vậy, hiệu quả sẽ nhìn thấy chậm Nhất là hình thành đạo đức nếp sống lí tưởng, xây dựng quan niệm giá trị chung thì mất thời gian, quyết không thể một sớm một chiều
II Trường phái pháp trị.
1 Hàn Phi Tử – cuộc đời và sự nghiệp
Hàn Phi Tử (khoảng 280– 233 TCN) thuyết của Pháp gia và có tư tưởng mới về pháp trị Tuy thuộc tầng lớp quý tộc nhưng ông có tinh thần yêu nước, tiến bộ, trọng kẻ sĩ, trọng người giỏi pháp thuật, chê bọn quý tộc, cổ hủ, vô dụng Ông đã tiếp thu điểm ưu trội của
ba trường pháp “pháp”, “thuật”, “thế”để xây dựng và phát triển một hệ thống lý luận pháp trị tương đối hoàn chỉnh và tiến bộ so với đương thời Coi pháp luật là công cụ hữu hiệu để đem lại hoà bình, ổn định và công bằng, Hàn Phi đã đề xuất tư tưởng dùng luật pháp để trị nước Ông đưa ra một số nguyên tắc cơ bản trong xây dựng và thực thi pháp luật,như pháp luật phải nghiêm minh, không phân biệt sang hèn, mọi người đều bình
Trang 7đẳng trước pháp luật… Với những tư tưởng đó, học thuyết của Hàn Phi được người xưa gọi là“học thuyết của đế vương”.
2 Quan điểm về con người.
Hàn Phi quan niệm nhà vua cũng chỉ là người bình thường như bao người khác Cái làm cho đất nước trị hay loạn không phải là ông vua của nước đó ra sao, mà là nền pháp trị của nước đó như thế nào Hiện tượng Quản Trọng và Tề Hoàn Công thường được sử dụng như một ví dụ đắt giá cho tư tưởng này Các nhà Nho tôn quân, Hàn Phi cũng tôn quân, nhưng tôn quân theo một kiểu khác Ông viết: “Bọn nhà Nho đời nay nói với nhà vua lại không nói đến cái làm cho đời nay được trị mà nói đến công lao trị an ngày xưa, không hiểu rõ công việc phép quan, không xét kỹ cái tình hình của bọn gian tà, mà đều nói đến những chuyện truyền lại từ thời thượng cổ, ca ngợi công lao của các tiên vương Bọn nhà Nho tô vẽ lời nói, bảo: ‘Nghe lời nói của ta thì có thể làm bá vương’ Loại ngườinói như vậy cũng như bọn thày cúng, đồng cốt, vị vua có pháp độ không nghe Cho nên
vị vua sáng nêu lên những việc có thực, bỏ cái vô dụng, không nói chuyện nhân nghĩa, không nghe lời bọn học giả” Hàn Phi quan niệm pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất để đem lại hòa bình, ổn định và công bằng: “Bậc thánh nhân hiểu rõ cái thực tế của việc phải
và trái, xét rõ thực chất của việc trị và loạn, cho nên trị nước thì nêu rõ pháp luật đúng đắn, bày ra hình phạt nghiêm khắc để chữa cái loạn của dân chúng, trừ bỏ cái
họa trongthiên hạ Khiến cho kẻ mạnh không lấn át người yếu, kẻ đông không xúc phạm
số ít, người già cả được thỏa lòng, người trẻ và cô độc được trưởng thành, biên giới không bị xâm lấn, vua và tôi thân yêu nhau, cha con giữ gìn cho nhau
Sở dĩ tư tưởng chính trị của Hàn Phi đối lập với tư tưởng Nho gia là bởi ông có một quan niệm hết sức sâu sắc về thực tiễn Khác với Khổng Mạnh mượn đời xưa để phê phán đời nay hay lấy cái quá khứ được tuyệt đối hóa để đo hiện tại, Hàn Phi cho rằng, mọi suy nghĩ, mọi hành động, mọi lý luận phải đều được bắt nguồn từ chính thực tiễn của đất nước Các nhà Nho trên mây trên gió bàn việc chính sự chẳng qua chỉ như trẻ con nghịch đất, không thể đem lại hiệu quả thực tế: “Trẻ con đùa nghịch với nhau lấy đất làm cơm, lấy bùn làm canh, lấy gỗ làm thịt Nhưng chiều đến, thế nào cũng trở về nhà ăn cơm Cơm đất, canh bùn có thể đùa để chơi, nhưng không thể dùng để ăn Khen những điều truyền tụng từ thượng cổ, hùng biện mà không chắc chắn, nói chuyện nhân nghĩa của các tiên vương mà không biết sửa đổi nước, thì đó cũng đều là những điều có thể dùng để đùachơi chứ không dùng để trị nước”
Trong khi Khổng Tử cho rằng bản chất của con người là “thiện” thì Tuân Tử, một học tròcủa ông lại cho rằng bản chất của con người là “ác” Hàn Phi Tử là học trò của Tuân Tử cũng cho rằng con người có “tính bản ác” Tuân Tử nói đến tính ác để khuyên nhà cầm
Trang 8quyền dùng đức trị, uốn nắn lại tính cho dân, còn Hàn Phi Tử chủ trương dùng hình phạt
để ngăn ngừa những hành động của dân có hại cho nước Theo Hàn Phi Tử, chỉ có một sốrất ít thánh nhân có tính bản thiện, còn đại đa số vốn có tính ác: tranh nhau vì lợi, sẵn sàng giết nhau vì miếng ăn hay chức vị, làm biếng, khi có dư ăn rồi thì không muốn làm
gì nữa, chỉ phục tùng quyền lực Ông viết: “Thầy lang khéo mút vết thương, ngậm máu bệnh nhân đâu phải vì tình cốt nhục mà chỉ vì lợi Thợ đóng xe mong cho nhiều người giàu sang, còn thợ đóng quan tài mong có nhiều người chết Không phải là thợ đóng xe
có lòng nhân còn thợ đóng quan tài thì tàn nhẫn, chỉ vì người ta không giàu sang thì không mua xe, không chết thì quan tài không bán được Thợ đóng quan tài không phải là
kẻ ghét người nhưng có người chết thì anh ta mới có lợi”
Có thể thấy Hàn Phi Tử là người duy lý, duy lợi, theo chủ nghĩa thực dụng Song, ông có một trí tuệ sâu sắc, đã vì sự tồn vong của đất nước mình mà chịu cái chết bi thảm, tuy biếttrước đó là số phận chung của các Pháp gia có tài, có tâm, nhiệt thành yêu nước Đặc biệt,Hàn Phi Tử đã vượt xa thời đại mình khi nêu ra tư tưởng đấu tranh sinh tồn và giải thích nguyên nhân của sự nghèo khổ là do dân số tăng nhanh, vượt quá sự gia tăng của sản xuất
3 Quan điểm về quản trị nhân lực.
Hàn Phi Tử đưa ra ba khái niệm cơ bản trong quản lý – cai trị, đó là “thế” (quyền lực),
“pháp” (luật pháp) và “thuật” (phương pháp quản lý) Đây là ba vấn đề cốt lõi của quản
lý – cai trị, liên hệ khăng khít với nhau, trong đó “pháp” là yếu tố quan trọng nhất, có tínhquyết định
- Pháp phải công khai, công bằng, bình đẳng, bênh vực kẻ yếu và phải hợp thời Pháp phải dễ biết, dễ hiểu, dễ thực thi, phải thống nhất, cố định để ai ai cũng có thể hiểu và chấp hành theo
- Để ban hành và thực thi Pháp nhà quản trị cần có Thế Hàn Phi Tử đề cao thế, đặt địa
vị, quyền lực lên trên tài, đức
- Thuật bao gồm cách thức tuyển dụng, kiểm tra năng lực và tâm thuật là cách thức khôngcho người khác biết tâm ý thực của mình mới có thể dùng được người
Để thành công nhà quản trị cần có Pháo và Thế mang tính ổn định tương đối, rõ ràng, minh bạch nhưng Thuật phải bí mật, biến hóa tùy người, tùy việc và tùy thời
● Về chính sách dùng người: Hàn Phi Tử đề cao thuyết hình danh tức việc làm phải phù hợp với chức danh công việc, nhiệm vụ khác nhau đòi hỏi năng lực khác nhau, phải phát huy được sức lực và trí lực của người khác Không được nghe lời
Trang 9giới thiệu của người khác, mà phải đích thân xem xét người cần dùng có xứng đáng không vì người giới thiệu có thể vì tình riêng, tư lợi, muốn kéo bè đảng mà
đề cử hạng bất tài vô đức
● Về việc bổ nhiệm: Hàn Phi Tử chỉ rõ cần giao từ chức nhỏ rồi từ từ mới thăng cấp,không cho kiêm nhiệm Cần phân công công việc rõ ràng để mỗi người phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc mình làm
● Trong đánh giá nhân lực: Hàn Phi nêu rõ khi giao việc thì phải kiểm tra kết quả công việc và nhấn mạnh nhà quản trị phải có phương phá để nghe lời cấp dưới nói,xem lời họ nói có giá trị không, phải đánh giá nhiều mặt để biết tâm địa của họ, từ
đó mà tin tưởng giao nhiệm vụ và thông qua thực tế, lấy thực tiễn là tiêu chuẩn để đánh giá năng lực thực sự của họ
● Về đãi ngộ: Thưởng thì phải “tín” tức xác thực và tin tưởng và trọng hậu Phạt thì phải “tất” tức cương quyết và phải nặng Thưởng phạt phải công bằng theo đúng quy định, quy trình khách quan, rõ ràng
4 Ưu nhược điểm của Trường phái Pháp trị:
- Pháp trị là quản lý tính chiến thuật, có hiệu quả trong thời gian ngắn
- Khi xảy ra các mâu thuẫn nội bộ, pháp luật sẽ là công cụ tiết chế các mối quan hệ vào không gây ra tình trạng hỗn loạn
- Giúp nhà quản trị phát hiện và đạo tạo nhân tài dựa trên nguyên tắc thưởng phạt công bằng, tìm ra được những cá nhân có ích cho sự phát triển của tổ chức và xã hội
4.2 Nhược điểm:
- Quan điểm về bản chất con người quá cực đoan, độc đoán
- Tập trung quyền lực vào một cá nhân, Có thể gây ra sự ức chế tâm lý cho người bị quản trị
Trang 10- Chỉ nhìn thấy khía cạnh vụ lợi, mà còn không thấy được lý tưởng cao đẹp và sẵn sang
hi sinh vì lí tưởng của người có tâm có đức, phủ nhận Đức trị
- Đề cao, coi trọng vị thế của nhà quản trị và chủ yếu sử dụng các chế tài để cưỡng ép, răn đe
IV.Tư tưởng Hồ Chí Minh trong quản trị nhân lực.
1 Quan điểm của Người
Chủ tịch Hồ Chí Minh – anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, đã tiếpthu, kết tinh, phát triển một cách sáng tạo các di sản của cha ông cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn Các bài nói, bài viết và tấm gương của Người chính là chuẩn mực cho tư tưởng quản trị nhân lực Việt Nam hiện đại
Hồ Chí Minh kế thừa các tư tưởng quản trị nhân lực của các nhà thuyết gia phương Đông
và cả phương Tây Ở Người không có sự coi trọng “ đức” hơn hay pháp luật hơn trong quản trị nhân lực cũng như trong quản lý kinh tế xã hội Người học hỏi và kế thừa những giá trị tiêu biểu của Khổng Tử về việc lấy đức trị người nghĩa là để thu phục và dẫn dắt người khác nhà trị phải tu dưỡng những đức tính cần thiết như: nhân, trí, dũng, nghĩa và trước hết người quản trị cũng cần phải rèn luyện bản thân mình cả về mặt đạo đức và chuyên môn Đồng thời, Người cũng tiếp thu những tinh hoa trong tư tưởng quản trị của Hàn Phi Tử như quản trị phải quyền biến chứ không câu nệ sách vở, thời khác thì sự việc phải khác, trong mỗi trường hợp thì cần có những cách xử lý khác nhau Từ đây, Hồ Chí Minh đã cùng với những tư tưởng mới của chủ nghĩa Mác- Lê nin, Người đã xây dựng nên những tư tưởng mới và tiên bộ hơn về quản trị nhân lực nói riêng cúng như quản trị nhà nước xã hội nói chung Tư tưởng của Người có sự kết hợp của các học thuyết quản trịphương Đông, phương Tây và đặc biệt là những tiếp thu tinh tế của chủ nghĩa Mác-Leenin Tư tưởng Hồ Chí Minh trong quản trị có sự kết hợp cả yếu tố cứng là pháp luật
và các yếu tố mền dẻo là đạo đức
Điển hình như trong quản lý xã hội, quản lý nhà nước, tinh thần và phương pháp xuyên suốt và nhất quán trong tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa đạo đức và pháp luật Giữa đạo đức và pháp luật có mối quan hệ khăng khít với nhau Pháp luật bao giờ cũng là một biện pháp để khẳng định một chuẩn mực đạo đức nào đó nhằm biến nó thànhthói quen, nếp sống Chuẩn mực càng khó bao nhiêu, càng rộng, thậm chí trừu tượng, khóđịnh lượng bao nhiêu thì vai trò của pháp luật càng quan trọng bấy nhiêu Có lẽ, cũng do vậy, pháp luật được coi là đạo đức tối thiểu, còn đạo đức được coi là pháp luật tối đa Vì
có những vi phạm đạo đức mà pháp luật không thể xét xử nhưng con người vẫn không thoát khỏi sự trừng phạt của lương tâm, dư luận
Trang 112 Tư tưởng quản trị nhân lực của Người
2.1 Mục tiêu phát triển con người:
Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh vừa là động lực vừa là mục tiêu Đối với xây dựng con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh phải toàn điện về dạo đức, trí tuệ, bản lĩnh… văn hóa
- Trước hết là đạo đức, trong xây dựng con người Bác đặc biệt chú trọng đến đạo đức, xuyên xuốt tư tưởng của Hồ Chí Minh vấn đề đạo đức là gốc Xây dựng doanh nghiệp doanh nhân trong thời kỳ mới hàng đầu cũng phải là đạo đức Đạo đức hiểu theo nghĩa rộng tức là làm những việc vừa mang lại lợi ích cho dân tộc, đất nước, doanh nghiệp của mình và doanh nghiệp khác
- Thứ hai là trí tuệ, Bác không bao giờ tách đạo đức với năng lực trí tuệ Ngay từ khi nước nhà vừa giành được độc lập, Bác đã ra lời kêu gọi diệt giặc dốt và đặc biệt chú trọngđến giáo dục với mong muốn chúng ta học tập, phát triển trí tuệ để có thể sánh vai với
“cường quốc năm châu” Trong kỷ nguyên của toàn cầu hóa, của cách mạng khoa học kỹ thuật, doanh nghiệp doanh nhân nếu không có trí tuệ thì khó có thể cạnh tranh thành công
và sẽ gặp nhiều khó khăn khi phải giải quyết những vấn đề lớn
- Thứ ba là bản lĩnh Trong giai đoạn hiện nay phải có bản lĩnh chấp nhận những rủi ro
và dám vượt qua khó khăn Bản lĩnh con người Việt Nam trước đây chủ yếu là bản lĩnh đánh giặc, chống ngoại xâm còn bây giờ trên thương trường, doanh nhân cần phát huy được bản lĩnh làm giàu chính đáng cho mình và cho đât nước Hạn chế của chúng ta là xuất phát điểm thấp, có nhiều thiệt thòi vì vậy trong một số trường hợp, doanh nhân phải
có bản lĩnh để đối mặt với khó khăn, thậm chí lùi một bước để tiến hai bước Bản lĩnh ở đây cũng cần được hiểu theo nghĩa rộng hơn là dám chống lại những cái phản văn hóa, phản đạo đức, không nghĩ đến lợi ích toàn cục mà chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt
- Vấn đề thứ tư rộng hơn đó là văn hóa doanh nhân Mỗi doanh nghiệp cần xây dựng vănhóa cho doanh nghiệp mình trên nền nhận thức và hiểu biết chung về văn hóa Văn hóa doanh nghiệp không chỉ là xây dựng đời sống, lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh,phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa mà quan trọng hơn là phát huy và thực hành dân chủ Theo Hồ Chí Minh, dân chủ, sáng kiến, hăng hái, ba điều đó rất quan hệ với nhau Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến Những sáng kiến đó được áp dụng và khen ngợi thì những người đó thêm hăng hái Và khi tăng thêm sáng kiến và hăng hái thì khuyết điểm cũng bớt dần đi Trong văn hóa doanh nghiệp thì văn hóa doanh nhân là hạt nhân Bởi con người là gốc của doanh nghiệp Trong xây dựng
Trang 12văn hóa doanh nghiệp cũng cần chắt lọc tinh hoa trí tuệ nhân loại trong quá trình giao lưu, tiếp nhận.
2.2 Về công tác tuyển dụng, tuyển chọn
Người khẳng định vị trí và tầm quan trọng to lớn của việc tìm kiếm và lựa chọn người, luôn coi việc tìm kiếm, phát hiện nhân tài là khâu đầu tiên, là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu trong xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân tài bởi vì có phát hiện nhiều người tài mới có thể rộng đường sử dụng Chính vì “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”nên việc lựa chọn cán bộ phải tuân theo những tiêu chuẩn nhất định:
+ Phải có đạo đức cách mạng, phải tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với sự nghiệp cách mạng của nhân dân;
+ Có mối liên hệ mật thiết với nhân dân, hiểu biết nhân dân, luôn chú ý đến lợi ích của nhân dân;
+ Những người có thể phụ trách, giải quyết vấn đề trong hoàn cảnh khó khăn
+ Luôn giữ đúng kỷ luật
Có thể thấy, dù yêu cầu của lịch sử, nhiệm vụ của cách mạng, quyền lợi của nhân dân, ở mỗi thời điểm có thay đổi, tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn nhấn mạnh vào hai chữ Đức và Tài Bởi cán bộ có đức thì mới chí công vô tư trong cách làm việc và cán bộ cần có tài, đủ năng lực để lãnh đạo nhân dân
2.3 Về việc bố trí, sử dụng nhân lực
Một là, phải 'biết tùy tài mà dùng người".Người lãnh đạo phải xem xét, đánh giá để "biết
rõ cán bộ" Từ đó mới phát huy được tài năng và sở trường của họ
Hai là, "phải dùng đúng chỗ, đúng việc" Điều đó có nghĩa là, tùy từng nơi và tính chất công việc mà phân phối cán bộ cho đúng
Ba là, cần phải căn cứ vào tính chất, yêu cầu của nhiệm vụ, đức, tài, trình độ được đào tạovới khả năng, sở trường cán bộ để bố trí, sắp xếp Giữa đức và tài của người cán bộ phải coi đức là gốc
Bốn là, Người chỉ ra trách nhiệm của người lãnh đạo trong việc bố trí và sử dụng cán bộ
"Lãnh đạo phải khéo thì tài nhỏ hóa thành tài to Lãnh đạo không khéo thì tài to cũng hóa thành tài nhỏ" Người quản lý phải luôn luôn theo dõi, giúp đỡ cán bộ thực hiện công việc “ Bố trí người ngay thẳng lên trên người cong queo” - Quan điểm HcM cho biết
2.4 Về công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực
Trang 13Hồ Chí Minh yêu cầu nội dung đào tạo phải phù hợp với yêu cầu của thực tiễn và đối tượng đào tạo Đồng thời, trong việc đào tạo con người Hồ Chí Minh cũng cho rằng:
“Lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau”
Người nhấn mạnh: học để hành, nghĩa là để làm việc chứ không phải là để có bằng cấp,
để cho oai và để có chức này chức nọ Việc giảng dạy, học tập, đào tạo, huấn luyện phải gắn liền với nghiên cứu công việc thực tế, kinh nghiệm thực tế, “kinh nghiệm và thực tế phải đi cùng nhau”, “lý luận cùng thực hành phải luôn luôn đi liền với nhau” Ví dụ, trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh cần phải tạo ra môi trường “khiến cho cán bộ cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến”, “có gan phụ trách, có gan làm việc”; “khi đã giao việc cho cán bộ phải để cho cán bộ có quyền tùy cơ ứng biến mới có thể phát huy tài năng của họ, không nên sớm ra lệnh này, trưa đổi lệnh khác”
Theo Người có các hình thức đào tạo sau:
- Một là, tự đào tạo, bồi dưỡng Về hình thức này, có người có kế hoạch hẳn hoi, không qua trường lớp nhưng có ý thức học tập mọi lúc, mọi nơi, nhất là qua cả những thành công và qua cả những thất bại trong công tác để rút ra những bài học cho bản thân mình
- Hai là, được đào tạo, bồi dưỡng theo trường, lớp, theo bài bản có hệ thống
- Ba là, vừa được đào tạo, bồi dưỡng theo trường lớp, vừa được rèn luyện trong thực tế, vừa là quá trình tự đào tạo
Thứ ba, chú trọng đến chính sách thi đua khen thưởng
Chương 2: Thực trạng học thuyết QTNL phương Đông với doanh
nghiệp Toyota
I Giới thiệu về doanh nghiệp