Cho nên khi doanh nghiệp mong muốn nhận được nhiều tư vấn khác nhau nhưđăng ký quyền tác giả, đăng ký nhãn hiệu hoặc cả hai thường dẫn đến tình trạng cónhiều tranh chấp về cùng một logo
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Học kỳ 2 - Năm học 2021 - 2022
H VÀ TÊN : Tr n Tu n Ki t Ọ VÀ TÊN : Trần Tuấn Kiệt ần Tuấn Kiệt ấn Kiệt ệt
MSSV : 453648
L P : CLC.CB04-2-20 N16.TL4 ỚP : CLC.CB04-2-20 N16.TL4
HÀ NỘI, 2022
Trang 2MỞ ĐẦU
“Logo” là một phần không thể thiếu trong hoạt động xây dựng nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp, là một tài sản quan trọng ảnh hưởng đến các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, có thể coi logo như một thành quả đầu tư mà doanh nghệp cần phải mất rất nhiều gian và công sức để tạo dựng Logo xuất hiện với mục đích thỏa mãn đầy đủ những tiêu chí cần thiết của một chỉ dẫn mà người tiêu dùng mong muốn, đồng thời góp phần tạo lập vị thế của một doanh nghiệp trên thị trường trong thời điểm hội nhập quốc tế đang được thúc đẩy ở nước ta Tuy nhiên, việc bảo hộ pháp lý cho logo như thế nào là vấn đề còn nhiều tranh luận Pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể nào về việc bảo hộ logo dưới dạng là một đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ Cho nên khi doanh nghiệp mong muốn nhận được nhiều tư vấn khác nhau như đăng ký quyền tác giả, đăng ký nhãn hiệu hoặc cả hai thường dẫn đến tình trạng có nhiều tranh chấp về cùng một logo nhưng chưa được đăng ký với hai đối tượng sở hữu trí tuệ của hai chủ thể khác nhau Nhận thấy sự quan trọng của vấn đề này, em xin phép phân tích đề tài này qua bài tiểu luận kết thúc học phần với mục đích làm rõ những quy định của pháp luật Việt Nam về việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với logo của doanh nghiệp, qua đó liên hệ những bất cập, tồn tại của quy định pháp luật thực tiễn
Em xin chân thành cảm ơn thầy cô giáo đã dành thời gian cho bài làm của em!
NỘI DUNG
I Quy định của pháp luật về việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với logo của doanh nghiệp?
1 Khái niệm và đặc điểm của logo doanh nghiệp
1.1 Khái niệm về logo
Trên thực tế, trong tất cả các công ước quốc tế hay những văn kiện quan trọng
về SHTT nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng đều chưa hề đưa ra định nghĩa chung đối với logo Có thể coi logo không phải là một thuật ngữ pháp lý nên khi tìm hiểu về khái niệm logo phải xuất phát từ khía cạnh khác
Dưới góc độ ngôn ngữ, logo được diễn giải khá cụ thể trong nhiều tài liệu khác nhau Từ điển Oxford Advanced Learner’s Dictionary định nghĩa “logo” là một thiết
kế, một biểu tượng mà một công ty hoặc một tổ chức sử dụng làm một dấu hiệu đặc biệt Bên cạnh đó từ điển The Oxford Dictionary of Current English thì lại cho rằng
“logo” là biểu tưởng của một tổ chức được sử dụng trong tài liệu hiển thị của tổ chức
đó.1 Nhìn chung, thuật ngữ “logo” có thể được hiểu là một biểu tượng được thể hiện bởi tập hợp những ký tự, hình ảnh và màu sắc nhằm tạo nên một dấu hiệu với mục đích
1 Huỳnh Thanh Sơn (2020), “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với logo của các doanh nghiệp-Thực trạng và giải
pháp”Luận văn Thạc sĩ luật học, Chuyên ngành Luật Dân sự và tố tụng dân sự, Hà Nội
Trang 3nhận diện thương hiệu, hình ành của doanh nghiệp, góp phần tạo dựng vị thể của doanh nghiệp đó trên thị trường
1.2 Đặc điểm của logo
Từ các khái niệm trên có thể thấy đặc điểm chính của logo là dấu hiệu để nhận biết tổ chức mà nó đại diện, là căn cứ để phân biệt tổ chức đó với tổ chức khác Logo phải là một dấu hiệu có thể nhìn thấy được ( dưới dạng ký tự, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh hai chiều hoặc ba chiều,…) và được thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc khác nhau được gắn lên một sản phẩm, dịch vụ trong kinh doanh với một vai trò là phương tiện để phân biệt sản phẩm, dịch vụ của cá nhân, tổ chức đó với các sản phẩm dịch vụ khác
Bên cạnh đó logo còn mang đặc điểm là sản phẩm sáng tạo của cá nhân, tổ chức tạo ra nó Thiết kế logo là một công việc đặc thù, là tạo ra những dấu hiệu mang tính nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể Tác phẩm nghệ thuật đó chứa đựng những ý đồ của chủ sở hữu và được thể hiện qua sự sáng tạo và trình bày của người thiết kế ( bằng các phương tiện, công cụ vật chất khác nhau trên các chất liệu khác nhau).2
Như vậy, trong một logo tồn tại hai thuộc tính: tính phân biệt và tính sáng tạo
2 Quy định của pháp luật về việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với logo của doanh nghiệp
2.1 Khái niệm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với logo của doanh nghiệp
Dưới phương diện ngôn ngữ, “Bảo hộ” là hành động che chở, không để bị hư hỏng tổn thất “Sở hữu trí tuệ” là quyền sở hữu đối với sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại, được pháp luật bảo hộ như quyền tác giả, quyền sáng chế, phát minh,.v.v…
Dưới góc độ khoa học pháp lý, tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau đối với thuật ngữ “bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ” nhưng nhìn chung, “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ” có thể được hiểu là: Những hoạt động của nhà nước dựa trên những chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật nhằm mục đích quản lý, công nhận, bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đối với tài sản trí tuệ thuộc quyền sở hữu của họ.3
2.2 Đặc điểm về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với logo của doanh nghiệp
Đầu tiên, bảo hộ quyền SHTT mang tính chất quyền lực nhà nước: Tính quyền lực nhà nước ở đây thể hiện ở chủ thể thực hiện hành vi, và chủ thể ở đây chỉ có thể là nhà nước Điều này giúp phân biệt giữa hành vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và hành vi
2 Nguyễn Thị Tuyết Nga - Lê Văn Hợp - Pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho logo của doanh nghiệp (8/2019)
3 Huỳnh Thanh Sơn (2020), “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với logo của các doanh nghiệp-Thực trạng và giải
pháp”Luận văn Thạc sĩ luật học, Chuyên ngành Luật Dân sự và tố tụng dân sự, Hà Nội
Trang 4bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, vì đối tượng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có thể là Nhà nước hoặc chủ sở hữu tài sản trí tuệ
Tiếp đó là cách thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Chủ thể thực hiện hành vi là Nhà nước nên Nhà nước sử dụng quyền lực của mình để hoạch định và ban hành các chính sách, chủ trương, đường lối,… nhằm đưa ra các biện pháp giải quyết để ngăn chặn các hành vi vi phạm Một số hành vi có thể kể đến đó là: Việc ghi nhận và cho phép đăng ký bảo hộ đối với các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, xử lý và ngăn chặn các hành vi xâm phạm,
Cuối cùng, về mục đích bảo vệ Mục đích của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
là công nhận và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ, đồng thời ngăn chặn, chấm dứt các hành vi vi phạm đã, đang hoặc sẽ xảy ra
2.3 Quy định của pháp luật về việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với logo của
doanh nghiệp
Trong các văn bản quy phạm pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ không có quy định trực tiếp nào điều chỉnh việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với logo Tuy nhiên
có thể xuất phát từ tính phân biệt và tính sáng tạo của logo để xem xét, về bản chất, logo là sự kết hợp của tổng thể những hình khối, bố cục, đường nét và màu sắc tạo thành một dấu hiệu được dùng để nhận biết và phân biệt các đối tượng khác nhau Chính vì những nét đặc trưng này, theo quy định của pháp luật Văn bản hợp nhất Sở hữu trí tuệ năm 2019 hiện hành thì logo có thể được đăng ký bảo hộ theo hai cơ chế: Đăng ký nhãn hiệu theo quy định tại Điều 14, Khoản 6 Luật SHTT; hoặc Đăng ký bản quyền tác giả dưới dạng tác phẩm mỹ thuật ứng dụng theo quy định tại Điều 14, Khoản
1, Điểm g Luật SHTT
2.3.1 Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với logo của doanh nghiệp theo cơ chế
quyền tác giả
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam thì “quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.”4
Quyền tác giả là tổng hợp các quy định của pháp luật về những sản phẩm do tác giả, chủ sở hữu làm ra hoặc đang sở hữu nó nhằm xác lập và bảo vệ quyền tác giả, của chủ
sở hữu quyền tác giả, xác định các nghĩa vụ của chủ thể trong việc sáng tạo và sử dụng các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học
Hình thức thể hiện của logo là sự kết hợp của những ký tự, đường nét, màu sắc
và hình khối Đặc điểm này khiến cho logo trở thành một thiết kế mang tính sáng tạo,
mà bản chất quyền tác giả lại là bảo hộ cho những tác phẩm có tính sáng tạo nên logo
4 Khoản 2, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2019
Trang 5hoàn toàn đủ điều kiện được bảo hộ theo cơ chế quyền tác giả Mặc dù pháp luật hiện hành quy định cơ chế quyền tác giả bao gồm rất nhiều loại đối tượng bảo hộ nhưng bởi những đặc trưng riêng của nó khiến cho logo mang trong mình những đặc tính thẩm
mỹ, nghệ thuật khác với những tác phẩm viết hay tác phẩm âm thanh Do đó logo thường được bảo hộ dưới dạng tác phẩm nghệ thuật ứng dụng
Quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng bao gồm các quyền nhân thân và quyền tài sản theo Điều 19 và Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2019 Trong đó các quyền nhân thân, trừ quyền công bố tác phẩm, mãi mãi thuộc về tác giả; các quyền tài sản thuộc về chủ sở hữu tác phẩm mỹ thuật ứng dụng Tác giả cũng có thể đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm mỹ thuật ứng dụng nếu tự mình bỏ toàn bộ công sức và tài chính
để sáng tạo ra tác phẩm mỹ thuật ứng dụng Theo đó mọi hành vi như sao chép, sửa chữa, cắt xén… tác phẩm mà không được sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả sẽ bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả5 Trong trường hợp tác giả thực hiện việc thiết kế logo theo nhiệm vụ hoặc hợp đồng thiết kế xong chuyển giao cho một doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó được xem là chủ sở hữu quyền tác giả.6 Lúc này, tác giả sẽ được bảo hộ các quyền nhân thân, còn doanh nghiệp sẽ có các quyền về tài sản
Về ưu điểm của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với logo của doanh nghiệp theo cơ chế quyền tác giả, bản chất quyền tác giả với tác phẩm phát sinh kể từ ngày tác phẩm (logo) được hình thành Tuy nhiên, với chiến lược phát triển lâu dài thì chủ sở hữu logo nên đăng ký quyền tác giả tại Cục bản quyền tác giả nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo đảm quyền lợi của mình nếu có tranh chấp phát sinh sau này Ngoài ra, việc đăng ký bản quyền tác giả dựa trên sự tự nguyện, thiện chí trung thực của người đăng ký vì vậy sẽ dễ dàng được cơ quan Nhà nước cấp giấy chứng nhận Do không phải trải qua quy trình thẩm định khắt khe nên thời gian để cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả không mất quá nhiều thời gian (khoảng 15 ngày theo điều 52 Văn bản hợp nhất Luật SHTT năm 2019) Cuối cùng, thời gian bảo hộ theo cơ chế này khá dài, đối với tác phẩm là Logo có thời hạn là 75 năm kể từ khi tác phẩm công bố lần đầu Với tác phẩm chưa công bố trong 25 năm kể từ khi tác phẩm được định hình, thời hạn bảo hộ là 100 năm kể từ khi tác phẩm được định hình Hết thời hạn bảo hộ nói trên, tác phẩm thuộc về công chúng Bên cạnh đó các cá nhân, tổ chức sử dụng tác phẩm logo phải có trách nhiệm và nghĩa vụ tôn trọng quyền nhân thân của tác giả
Về phần nhược điểm, xuất phát từ cơ sở tự nguyện, cam kết của tác giả, hiện nay vẫn chưa có hệ thống quản lý cũng như tra cứu độ trùng lặp của logo Cơ chế bảo
hộ theo cơ chế quyền tác giả vẫn còn khá là lỏng lẻo Do quyền tác giả được xác lập
5 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2019
6 Tham khảo Điều 39,40,41 Luật Sở hữu trí tuệ 2019
Trang 6chưa mang tính tuyệt đối (vì có thể bị huỷ nếu có bên thứ ba chứng minh logo đăng ký
là sao chép) nên khâu thực thi, bảo vệ quyền chưa triệt để Các tranh chấp về bản quyền logo thường phải qua Toà Án với thủ tục và thời gian kéo dài nhưng kết quả vẫn chưa triệt để Tình trạng đạo nhái, sao chép logo còn diễn biến phức tạp gây khó khăn cho thương hiệu trong việc chứng minh Ngoài ra, khi được nhìn nhận dưới góc nhìn đối với tác phẩm, đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả chỉ bảo hộ dưới danh nghĩa tác phẩm mỹ thuật ứng dụng vì vậy nội dung trên tác phẩm không phải đối tượng được bảo
hộ độc quyền Nghĩa là có thể một bên thứ ba cũng có thể sử dụng nội dung chữ trùng, với cách bố trí, phối màu khác mà vẫn không vi phạm và khi đăng ký cũng được cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả
Ví dụ: Vụ kiện Apple - The Victoria School of Business
Trở lại với Apple, họ đã đệ đơn kiện trường học The Victoria School of Business vì họ sử dụng Logo gần giống với quả táo của Apple vào năm 2008 Rõ ràng
là Apple đang cho rằng họ là người duy nhất được sử dụng hình ảnh quả táo cho thương hiệu Chủ tịch trường đã nhấn mạnh đây là biểu tượng của sức khỏe và giáo dục sau khi ca sĩ Bing Crosby ra mắt bài hát “An Apple for the Teacher”
Vụ kiện đã kéo dài 3 năm cho đến khi trường phải nhượng bộ Trường đã đổi
tên thành Q College và thiết kế Logo mới.
2.3.2 Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với logo của doanh nghiệp theo cơ chế
đăng ký nhãn hiệu
Khoản 16 điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2019 quy định: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng
để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau” Theo đó, nhãn hiệu hàng hóa là một trong những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, là những dấu hiệu của một doanh nghiệp ( hoặc tập thể các doanh nghiệp) dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác Do đó, để có thể bảo hộ quyền SHTT đối với logo của doanh nghiệp theo cơ chế đăng ký nhãn hiệu thì doanh nghiệp sở hữu logo phải đảm bảo được các tiêu chí cụ thể: Đầu tiên là dấu hiệu có thể nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc là sự kết hợp của các yếu tố này, được thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc
Thứ hai là khả năng phân biệt, nhãn hiệu phải độc đáo và có thể phân biệt được giữa sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp này với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp khác Một nhãn hiệu không mô tả sản phẩm, dịch vụ có thể gây hiểu lầm hoặc vi phạm các trật tự và đạo đức xã hội
Trang 7Cơ chế để xác nhận quyền đó là Quyền sở hữu đối với Nhãn hiệu (logo) chỉ được pháp công nhận chỉ khi chủ sở hữu nhãn hiệu (logo) được cấp Giấy chứng nhân đăng kí nhãn hiệu, bắt buộc phải qua thủ tục nộp hồ sơ đăng ký Tại Việt Nam, các đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc thông qua các Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp
Về ưu điểm của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với logo của doanh nghiệp theo cơ chế đăng ký nhãn hiệu, đây được xem là cơ chế bảo hộ logo chặt chẽ nhất hiện nay, tính bảo hộ theo cơ chế này là tuyệt đối kể cả về cả hình thức và nội dung và đối với việc khai thác giá trị thương mại của logo Bên cạnh đó, chủ sở hữu được sở hữu độc quyền nhãn hiệu logo Từ đó, chủ sở hữu được độc quyền khai thác giá trị thương mại của logo, đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu Cuối cùng, văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là văn bản chứng nhận doanh nghiệp và sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp đó cung ứng là uy tín vì đã đăng ký và được bảo hộ với Nhà nước Từ đó, tạo lòng tin và
uy tín cho người tiêu dùng, nâng cao vị thế trên thị trường Đây cũng là cơ sở để xử lý các hành vi vi phạm về sở hữu trí tuệ khác như: Tên thương mại của doanh nghiệp; tên miền, website; Hoặc những hành vi khác lợi dụng đặt tên nhãn hiệu gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng Chỉ cần có giấy chứng nhận sở hữu là chủ sở hữu có quyền yêu cầu cơ quan chức năng xử lý các hành vi có dấu hiệu xâm phạm quyền của mình
Về phần nhược điểm, với cơ chế bảo hộ chặt chẽ như trên, để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cần trải qua quy trình thẩm định khó khăn và phức tạp Cục SHTT thẩm định hình thức của đơn đăng ký, sau đó công bố đơn đăng ký trên công báo sở hữu công nghiệp, sau đó thẩm định về nội dung nhãn hiệu trước khi quyết định
từ chối cấp Văn bằng bảo hộ hoặc quyết định cấp Giấy chứng nhận Thời gian xử lý có thể kéo dài đến hơn 12 tháng Với quy trình thẩm định gắt gao cộng thêm lượng đơn đăng ký khổng lồ nộp vào mỗi tháng, quy trình đăng ký nhãn hiệu thường kéo dài để đảm bảo khâu tra cứu, thẩm định được chặt chẽ Chưa kể việc xử lý hồ sơ là vô cùng lâu và mất nhiều chi phí Ngoài ra, thời hạn bảo hộ nhãn hiệu chỉ có hiệu lực 10 năm kể
từ ngày nộp đơn đăng ký Hết thời gian bảo hộ doanh nghiệp cần phải đăng ký gia hạn, tuy số lần gia hạn là không hạn chế nhưng lại có những bất cập về thời gian xử lý hồ sơ
và mất nhiều chi phí
Ví dụ: Vụ tranh chấp nhãn hiệu mì Hảo Hảo và mì Hảo Hạng
Ngày 26/1/2015, Acecook phát hiện sản phẩm Hảo Hạng của Asia Foods có kiểu dáng thiết kế bao bì gây nhầm lẫn với mì Hảo Hảo Cụ thể, kiểu chữ, hình tô mì, sợi mì tôm, màu sắc chủ đạo của bao bì tạo nên một tổng thể tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu Hảo Hảo đã được bảo hộ và Cục Sở hữu trí tuệ công nhận Cho rằng thiết kế mới đây của mì Hảo Hạng giống hệt với bao bì mì Hảo Hảo của mình,
Trang 8Acecook Việt Nam quyết định kiện ra tòa, yêu cầu bốn vấn đề: xác định hành vi vi phạm của Asia Foods, buộc chấm dứt vi phạm, Asia Foods đăng báo xin lỗi công khai trong ba kỳ, bồi thường thiệt hại gần 700 triệu đồng cho Acecook
Đầu tháng 2, Acecook Việt Nam gửi công văn khuyến cáo Asia Foods về hành
vi sản xuất kinh doanh hàng hóa vi phạm nhãn hiệu Sau đó, 2 bên nhiều lần làm việc với nhau nhưng không đạt được thống nhất Tại phiên tòa sơ thẩm, TAND tỉnh Bình Dương đã tuyên mì Hảo Hạng của Asia Foods có hành vi xâm phạm về sở hữu trí tuệ đối với mì Hảo Hảo của Acecook Do đó Asia Foods phải chấm dứt vi phạm, đăng báo xin lỗi công khai ba kỳ liên tiếp Tòa cũng tuyên Asia Foods bồi thường 80 triệu đồng chi phí luật sư cho Acecook
II Thực trạng và bất cập trên thực tế thường gặp của vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với logo của doanh nghiệp?
1 Thực trạng vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với logo của doanh nghiệp tại Việt Nam
1.1 Thực tiễn xác lập
Về vấn đề quyền tác giả, theo Cục Bản quyền tác giả đã tiếp nhận 8995 hồ
sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tính từ ngày 01/01/2021 đến ngày 10/12/2021, theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật7
Về vấn đề quyền sở hữu công nghiệp, theo Báo cáo thường niên Hoạt động sở hữu trí
tuệ 2020 của Cục Sở hữu trí tuệ, đã tiếp nhận đơn, 76.720 đơn đăng ký xác lập quyền
SHCN (tăng 1,3% so với năm 2019), bao gồm: 3.213 đơn kiểu dáng công nghiệp (KDCN); 55.579 đơn nhãn hiệu quốc gia và 9.251 đơn nhãn hiệu quốc tế đăng ký qua
Hệ thống Madrid; 22 đơn chỉ dẫn địa lý (CDĐL); và một số đơn ở lĩnh vực khác Đối với công tác xử lý đơn, 71.829 đơn đăng ký xác lập quyền SHCN (tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2019), bao gồm: 2.869 đơn KDCN; 51.311 đơn nhãn hiệu quốc gia và 10.191 đơn nhãn hiệu quốc tế đăng ký qua Hệ thống Madrid; 22 đơn CDĐL và một số lĩnh vực khác.8
Như vậy, ta có thể thấy các doanh nghiệp đang ngày càng quan tâm hơn đến việc xác nhận bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với logo
1.2 Thực tiễn sử dụng, khai thác
Đối với việc khai thác thương mại, các doanh nghiệp sẽ sử dụng logo liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ như sau Đầu tiên, chủ sở hữu có thể tự mình khai thác các
7 Lê Hương (2021), “Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022”, cục Bản quyền tác
giả
http://www.cov.gov.vn/tin-tuc/hoi-nghi-tong-ket-cong-tac-nam-2021-va-trien-khai-nhiem-vu-nam-2022 truy cập ngày 01/04/2022
8 Bộ Khoa học và công nghệ, Cục Sở hữu trí tuệ, “Báo cáo thường niên Hoạt động sở hữu trí tuệ năm 2020”, Nhà xuất bản Thanh niên
Trang 9quyền SHTT Thứ hai,chủ sở hữu có thể thực hiện chuyển nhượng quyền sở hữu đối tượng SHCN theo Điều 138-140 Luật SHTT 2019 Thứ ba chủ sở hữu có thể thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đối tượng SHCN theo Điều 141-144 Luật SHTT 2019 Theo thống kê của Báo cáo thường niên Hoạt động sở hữu trí tuệ 2020: tổng số đơn nhận được là 48 969, trong đó: chuyển nhượng đơn: 1.317; cấp lại văn bằng bảo hộ (VBBH): 1.989; gia hạn hiệu lực VBBH: 10.962; gia hạn đăng ký quốc tế: 4.196; sửa đổi VBBH: 7.617; duy trì hiệu lực VBBH: 11.000; chuyển nhượng VBBH: 2.494;
chuyển giao quyền sử dụng: 439 và các loại đơn khác Còn với số liệu năm 2019:
28.484 đơn yêu cầu, trong đó chuyển nhượng đơn: 867 đơn /1.273 đơn xác lập quyền (82 đơn trực tuyến); cấp lại/phó bản VBBH: 1.876 đơn (213 đơn trực tuyến); gia hạn hiệu lực VBBH: 5.411 đơn/10.245 VBBH (813 đơn trực tuyến); duy trì hiệu lực VBBH: 9.829 đơn (2.999 đơn trực tuyến); chuyển nhượng VBBH: 1.340 đơn/2.982 VBBH (120 đơn trực tuyến); chuyển giao quyền sử dụng VBBH: 198 đơn/417 VBBH (01 đơn trực tuyến) và các loại đơn khác
Thông qua số liệu trên, ta có thể thấy số lượng đơn yêu cầu trong năm 2020 cũng như các loại đơn bao gồm duy trì hiệu lực VBBH, gia han hiệu lực VBBH; chuyển nhượng VBBH, chuyển giao quyền sử dụng VBBH đã tăng cao hơn so với năm 2019 Điều này cho thấy các doanh nghiệp quan tâm hơn với việc khai thác thương mại đối với tài sản sở hữu trí tuệ; trong đó có cả logo doanh nghiệp
2 Bất cập trên thực tế thường gặp của vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với logo của doanh nghiệp
2.1 Chồng lẫn cơ chế quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp
Bảo hộ chồng lẫn quyền SHTT là hiện tượng cùng một đối tượng quyền SHTT nhưng căn cứ các quy định pháp luật có thể phát sinh hai hay nhiều loại hình quyền trùng lặp hay xung đột9 Cơ chế QTG và quyền SHCN là hai cơ chế độc lập Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, logo là một tài sản trí tuệ đặc biệt nằm trong khoảng giao thoa có thể đáp ứng hai cơ chế này cùng một lúc
Logo sẽ được bảo hộ theo cơ chế QTG đối với loại hình mỹ thuật ứng dụng và
cơ chế quyền SHCN theo KDCN và nhãn hiệu (đối với CDĐL thì sự chồng lẫn không quá đặc biệt) Điểm chung của ba đối tượng này là đều mang tính thẩm mỹ và ứng dụng vào đời sống Điều này sẽ xảy ra trường hợp xung đột giữa QTG và quyền SHCN
Ví dụ: Trong cùng một logo, anh A sẽ là chủ thể nắm QTG còn anh B là chủ thể nắm
quyền SHCN theo KDCN Anh A có quyền tài sản như quyền sao chép tác phẩm, phân phối nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm theo quy định tại điểm c, d khoản 1
9 Huỳnh Thanh Sơn (2020), “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với logo của các doanh nghiệp-Thực trạng và giải
pháp”Luận văn Thạc sĩ luật học, Chuyên ngành Luật Dân sự và tố tụng dân sự, Hà Nội
Trang 10Điều 20 Luật SHTT Còn anh B sẽ có quyền khai thác công dụng của sản phẩm được bảo hộ hoặc sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ theo điểm c, khoản 1 Điều 124 Luật SHTT 2019 Về cơ bản hai quyền này đều giống nhau vì đều liên quan đến khai thác thương mại logo, điều này dẫn đến sự chồng lẫn
2.2 Bất cập trong điều kiện bảo hộ với logo có cấu hình phức tạp
Đối với điều kiện bảo hộ, căn cứ theo khoản 1, Điều 74 Luật SHTT: “Nhãn hiệu
được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ.” Còn Khoản 2, Điều 74 Luật SHTT quy định những trường hợp nhãn hiệu
được coi là không có khả năng phân biệt : “ Hình và hình hình học đơn giản, chữ số,
chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này
đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu” (điểm a) hay
“Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch
vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến;” (điểm b) Như vậy, pháp luật SHTT chưa hoàn toàn có quy định về khả năng
phân biệt của các dấu hiệu như dấu hiệu hình ba chiều, màu, hình động Điều này dẫn đến những khó khăn nhất định trong việc bảo hộ logo dưới danh nghĩa nhãn hiệu nếu chủ sở hữu muốn lựa chọn những dấu hiệu này để bảo hộ nhãn hiệu
2.3 Bất cập trong trình tự, thủ tục xác lập quyền với logo cấu hình phức tạp
Vấn đề xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hình ba chiều quy định Điều 37 Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN hướng dẫn về đơn đăng ký nhãn hiệu
nói chung:“Đối với nhãn hiệu là hình ba chiều thì mẫu nhãn hiệu phải kèm theo ảnh
chụp hoặc hình vẽ thể hiện hình phối cảnh và có thể kèm theo mẫu mô tả ở dạng hình chiếu” Quy định này được xem là hướng dẫn trong việc cho thủ tục đăng ký dấu hiệu
hình ba chiều Tuy nhiên, chưa có những cơ sở pháp lý cụ thể cho thủ tục đăng ký cũng như thực thi quyền SHCN liên quan và tiêu chuẩn đánh giá đến các nhãn hiệu ba chiều
và nhãn hiệu màu Điều này dẫn đến những khó khăn nhất định trong việc thẩm định đối với những logo mang đặc điểm này
2.4 Bất cập liên quan đến tiêu chuẩn đánh gía
Căn cứ theo khoản 1, Điều 74 Luật SHTT 2019, cụm từ quy định “dễ nhận biết,
dễ ghi nhớ” hiện nay vẫn chưa được quy định cụ thể Pháp luật SHTT chỉ ra rằng
những hình học đơn giản không thuộc vấn đề bảo hộ nhưng chưa có quy định cụ thể liên quan đến hình học mang tính phức tạp, đa chiều Điều này phần nào góp phần gây khó khăn trong việc xác định quyền bảo hộ đối với doanh nghiệp Thêm nữa, cũng tại
quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 74 Luật SHTT quy định chữ số, chữ cái, chữ thuộc
các ngôn ngữ không thông dụng, có quan điểm cho rằng việc này sẽ phần nào gây cản