đề bài giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi nước sạch giao thông ở địa phương việt nam

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
đề bài giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi nước sạch giao thông ở địa phương việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nguyên nhân là do quy trình quản lý chưa chặt chẽ, tínhchuyên nghiệp hoá chưa cao và đội ngũ cán bộ trong công tác quản lý các dự án xâydựng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.Từ với nhữn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNTTRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

GIẢNG VIÊN PHỤ TRÁCH: TS: BÙI ANH TÚ

Đề bài: Giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí dự án đầu tư

xây dựng công trình (thủy lợi, nước sạch, giao thông ) ở địa phương/Việt Nam?

Hà Nội, năm 2023

Trang 2

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, hạ tầng kỹ thuật, thủy lợi… ở ViệtNam, việc đầu tư xây dựng cơ bản là rất lớn Phát triển kinh tế hạ tầng là một trongnhững nhiệm vụ thiên chốt để phát triển kinh tế xã hội Nền kinh tế nước là nền kinhtế thị trường thì quản lý chi phí càng mang tính cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết.Hàng năm, nhà nước bố trí nguồn vốn ngân sách khá lớn dùng để chi cho đầu tư xâydựng, bên cạnh nguồn vốn ngân sách nhà nước còn có những nguồn vốn được huyđộng từ nước ngoài như vốn ODA, vốn vay từ ngân hàng thế giới nhằm xây dựng cơsở hạ tầng đồng bộ và hiện đại tạo nền móng cho phát triển kinh tế, đồng thời khuyếnkhích các tổ chức, các nhà đầu tư tham gia vào thị trường Việt Nam.

Các dự án đầu tư xây dựng cần phải đáp ứng yêu cầu về thời hạn, chất lượng,tiến độ trong phạm vi nguồn vốn được duyệt Công tác quản lý chi phí các dự án đầutư xây dựng công trình hiện nay rất phức tạp và luôn biến động trong điều kiên môitrường pháp lý, các cơ chế chính sách quản lý luôn thay đổi như ở nước ta hiện naydẫn đến chất lượng và hiệu quả quản lý các dự án đầu tư xây dựng còn nhiều hạn chếvà gặp nhiều khó khăn Nguyên nhân là do quy trình quản lý chưa chặt chẽ, tínhchuyên nghiệp hoá chưa cao và đội ngũ cán bộ trong công tác quản lý các dự án xâydựng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.

Từ với những kiến thức được học tập và cùng với kinh nghiệm thực tiễn trong

quá trình công tác, bản thân chọn đề tài tiểu luận: “Giải pháp tăng cường công tácquản lý chi phí các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi” với mục đích nghiên

cứu và tìm ra các giải pháp để tăng cường công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựngđối với các công trình nói chung và đối với công trình thủy lợi nói riêng.

2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

2.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý chi phí các dự án đầu tưxây dựng công trình thủy lợi Từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường công tác quảnlý chi phí các dự án đầu tư xây dựng chống thất thoát, lãng phí vốn đầu tư.

2.2.Phạm vi nghiên cứu:

Tiểu luận này nghiên cứu các mặt hoạt động có liên quan đến công tác quản lýchi phí các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

3 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện những nội dung nghiên cứu, tiểu luận này sử dụng các phươngpháp nghiên cứu sau: Phương pháp tổng hợp; Phương pháp đối chiếu với hệ thống vănbản pháp quy; Phương pháp tham vấn ý kiến

4 Kết cấu của tiểu luận

Chương 1: Tổng quan về dự án đầu tư xây dựng và quản lý chi phí đầu tư xâydựng công trình thủy lợi.

Chương 2: Cơ sở lý luận về quản lý chi phí đâu tư xây dựng công trình thủy lợiChương 3: Thực trạng và giải pháp tăng cường quản lý chi phí ĐTXD côngtrình thủy lợi hiện nay tại tỉnh Thanh Hóa.

Trang 3

B PHẦN NỘI DUNGI Cơ sở lý luận

1 Công trình thủy lợi, phân loại và phân cấp công trình thuỷ lợi

- Theo khoản 3 Điều 2 Luật Thủy lợi 2017 thì công trình thủy lợi là công trìnhhạ tầng kỹ thuật thủy lợi bao gồm đập, hồ chứa nước, cống, trạm bơm, hệ thốngdẫn, chuyển nước, kè, bờ bao thủy lợi và công trình khác phục vụ quản lý, khaithác thủy lợi.

- Nguyên tắc trong đầu tư xây dựng công trình thủy lợi theo Điều 15 Luật Thủylợi 2017 như sau:

+ Đầu tư xây dựng công trình thủy lợi phải tuân thủ pháp luật về đầu tư, xâydựng và quy định khác của pháp luật có liên quan.

+ Nhà nước đầu tư xây dựng công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trìnhthủy lợi lớn, công trình thủy lợi khó huy động các nguồn lực xã hội, hồ chứanước ở vùng khan hiếm nước;

+ Công trình thủy lợi kết hợp phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiêntai; công trình thủy lợi ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo,vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng bị ảnh hưởng lớn củabiến đổi khí hậu.

+ Tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi có trách nhiệm đầu tư xâydựng công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.

+ Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tưxây dựng hoặc hợp tác đầu tư xây dựng công trình thủy lợi theo hình thức đốitác công tư.

+ Việc xây dựng các công trình thủy lợi phải tính đến khả năng điều hòa, chuyển,phân phối, sử dụng nước giữa công trình thủy lợi và nguồn nước khác.+ Việc đầu tư xây dựng công trình thủy lợi phải được tính toán chặt chẽ các yếu

tố địa chất, địa chấn để bảo đảm an toàn cao nhất cho công trình và tính mạngcon người.

- Theo khoản 1, 2 và 3 Điều 16 Luật Thủy lợi 2017 quy định về phân loại vàphân cấp công trình thủy lợi như sau:

+ Phân loại và phân cấp công trình thủy lợi để phục vụ đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

+ Loại công trình thủy lợi được xác định theo quy mô, nhiệm vụ, tầm quan trọng, mức độ rủi ro vùng hạ du, bao gồm công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi lớn, công trình thủy lợi vừa và công trình thủy lợi nhỏ.+ Cấp công trình thủy lợi được xác định theo quy mô, nhiệm vụ, điều kiện địa

chất nền và yêu cầu kỹ thuật xây dựng công trình, bao gồm công trình thủy lợi cấp đặc biệt, công trình thủy lợi cấp I, công trình thủy lợi cấp II, công trình thủy lợi cấp III và công trình thủy lợi cấp IV.

Trang 4

2 Khái niệm chi phí đầu tư xây dựng công trình

Quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải đảm bảo các nguyên tắc quy định tại Điều132 Luật Xây dựng và khoản 50 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của LuậtXây dựng, phù hợp với từng nguồn vốn để đầu tư xây dựng, hình thức đầu tư, phươngthức thực hiện, kế hoạch thực hiện của dự án và quy định của pháp luật liên quan

Chi phí đầu tư xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mớihoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng công trình xây dựng.

Chi phí đầu tư xây dựng công trình được lập theo công trình cụ thể, phù hợpvới giai đoạn đầu tư xây dựng công trình, các bước thiết kế và các quy định của Nhànước.

Chi phí đầu tư xây dựng công trình được biểu thị qua chỉ tiêu: quản lý tổng mứcđầu tư, quản lý dự toán xây dựng công trình, quản lý định mức xây dựng, quản lý giáxây dựng công trình và quản lý giá trị thanh toán hợp đồng xây dựng, quyết toán vốnđầu tư khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng.

Tổng mức đầu tư bao gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồithường giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tưxây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng.

Dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết dự tính để đầu tư xâydựng công trình, được xác định theo tổng công trình, hạng mục công trình xây dựng.Dự toán xây dựng công trình được xác định ở bước thiết kế kỹ thuật đối với trườnghợp thiết kế 3 bước, thiết kế bản vẽ thi công đối với trường hợp thiết kế 2 bước và 1bước Dự toán xây dựng công trình là căn cứ để quản lý chi phí xây dựng công trình.

Dự toán công trình bao gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lýdự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng của côngtrình.

Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình là quản lý các chi phí phát sinh đểxây dựng công trình theo đúng thiết kế được duyệt, đảm bảo mục tiêu đầu tư và hiệuquả của dự án đầu tư với một ngân sách nhất định đã xác định trước

3 Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình của chủ đầu tư bao gồm:quản lý tổng mức đầu tư; quản lý dự toán công trình; quản lý định mức xây dựng;quản lý giá xây dựng; quản lý chỉ số giá xây dựng; quản lý đấu thầu; tạm ứng, thanhtoán, quyết toán hợp đồng; quyết toán vốn đầu tư.

3.1 Quản lý tổng mức đầu tư xây dựng

Tổng mức đầu tư (TMĐT) là toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự án đượcxác định phù hợp với thiết kế cơ sở và các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khảthi đầu tư xây dựng Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng gồm chi phí bồi thường, hỗtrợ và tái định cư (nếu có); chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án; chiphí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinhvà trượt giá.

TMĐT bao gồm: Chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí bồi thường, hỗ trợvà tái định cư; chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác vàchi phí dự phòng.

Trang 5

TMĐT được tính toán và xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựngcông trình.

TMĐT là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tưxây dựng công trình.

TMĐT được tính toán dựa trên 4 phương pháp:

- Xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở và các yêu cầu cầnthiết khác của dự án.

- Xác định theo suất vốn đầu tư xây dựng công trình.- Xác định từ công trình tương tự đã hoặc đang thực hiện.- Kết hợp 03 phương pháp trên.

Tổng mức đầu tư xây dựng điều chỉnh gồm phần tổng mức đầu tư không điềuchỉnh và phần tổng mức đầu tư điều chỉnh Các nội dung liên quan đến phần tổng mứcđầu tư xây dựng điều chỉnh phải được thẩm định theo quy định tại Điều 7 Nghị định10/2021/NĐ-CP Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư xây dựng điềuchỉnh thực hiện theo quy định về thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự án điều chỉnhtại Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Tổng mức đầu tư xây dựng đã phê duyệt được điều chỉnh trong các trường hợp sau:- Do ảnh hưởng của thiên tai, sự cố môi trường, địch họa, hỏa hoạn và các yếu tố bấtkhả kháng khác;

- Xuất hiện yếu tố mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án khi đã được chủ đầu tưchứng minh về hiệu quả tài chính, kinh tế - xã hội do việc điều chỉnh dự án mang lại;

- Khi quy hoạch xây dựng thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp tới dự án;

- Khi chỉ số giá xây dựng do Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố trongthời gian thực hiện dự án lớn hơn chỉ số giá xây dựng được sử dụng để tính dự phòng trượtgiá trong tổng mức đầu tư dự án được duyệt.

3.2 Quản lý dự toán công trình

Dự toán xây dựng công trình được tính toán và xác định theo công trình xâydựng cụ thể và là căn cứ để chủ đầu tư quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình Dựtoán công trình bao gồm: Chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chiphí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác, chi phí dự phòng của công trình Dự toánđược lập căn cứ trên cơ sở khối lượng công việc xác định theo thiết kế kỹ thuật hoặcthiết kế bản vẽ thi công Dự toán công trình trước khi phê duyệt phải được thẩm tra.

Căn cứ Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ Về quảnlý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định cụ thể như sau:

- Dự toán xây dựng công trình đã phê duyệt chỉ được điều chỉnh trong cáctrường hợp:

+ Điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng theo quy định tại Điều 15 Nghị địnhsố: 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021;

+ Thay đổi, bổ sung thiết kế nhưng không trái với thiết kế cơ sở hoặc thay đổicơ cấu chi phí trong dự toán kể cả chi phí dự phòng nhưng không vượt tổng mức đầutư xây dựng đã được phê duyệt;

Trang 6

- Dự toán xây dựng công trình điều chỉnh gồm dự toán xây dựng công trình đãđược phê duyệt cộng (hoặc trừ) phần giá trị tăng (hoặc giảm) Phần giá trị tăng (hoặcgiảm) phải được thẩm tra, thẩm định làm cơ sở để phê duyệt dự toán xây dựng côngtrình điều chỉnh.

Chủ đầu tư tổ chức xác định dự toán xây dựng công trình điều chỉnh làm cơ sởđể điều chỉnh giá hợp đồng, giá gói thầu và điều chỉnh tổng mức đầu tư.

Trường hợp chỉ điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí nhưng không làm thayđổi giá trị dự toán xây dựng đã được phê duyệt bao gồm cả chi phí dự phòng thì chủđầu tư tổ chức điều chỉnh.

Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng công trình điều chỉnh thựchiện theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

3.3 Quản lý định mức

Căn cứ Điều 21Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 Chủ đầu tưcăn cứ vào phương pháp xây dựng định mức theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng tổchức điều chỉnh đối với những định mức đã được công bố nhưng chưa phù hợp vớibiện pháp, điều kiện thi công, yêu cầu kỹ thuật của công trình, xây dựng các địnhmức chưa có trong hệ thống định mức đã được công bố hoặc vận dụng các địnhmức xây dựng tương tự đã và đang sử dụng ở công trình khác để áp dụng chocông trình.

3.4 Quản lý giá xây dựng và chỉ số giá xây dựng

Căn cứ Điều 24Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 Chủ đầu tưvận dụng chỉ số giá đã được công bố hoặc thuê các tổ chức tư vấn có đủ điều kiệnnăng lực xác định chỉ số giá xây dựng cho công trình xây dựng đặc thù mà chưacó trong chỉ số giá xây dựng được công bố để làm cơ sở lập, điều chỉnh tổng mứcđầu tư, dự toán xây dựng công trình, giá hợp đồng xây dựng.

3.5 Quản lý chất lượng đấu thầu

Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng yêu cầu của bên mời thầuđể thực hiện gói thầu trên cơ sở đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch vàhiệu quả kinh tế Thông qua công tác đầu thầu chủ đầu tư sẽ tìm được nhà thầuđáp ứng được các yêu cầu của gói thầu và có giá thành hợp lý nhất.

3.6 Quản lý chất lượng công trình

Một sản phẩm được coi là có chất lượng phải đảm bảo các tính năng, chỉtiêu, thông số kỹ thuật hay tính năng sử dụng của nó Quá trình quản lý chấtlượng dự án phải được liên tục trong suốt chu kỳ dự án từ giai đoạn hình thànhđến khi kết thúc dự án đưa vào quản lý sử dụng và là trách nhiệm chung của mọithành viên liên quan từ chủ đầu tư, nhà thầu, người hưởng lợi.

3.7 Quản lý chất lượng giám sát

Giám sát dự án là quá trình theo dõi, đo lường và chấn chỉnh việc thựchiện dự án đảm bảo cho các mục tiêu, kế hoạch của dự án được hoàn thành mộtcách có hiệu quả Vai trò của giám sát được thể hiện nhằm mục đích hoàn thiệncác quyết định trong quản lý dự án, đảm bảo dự án được thực hiện đúng kế hoạchvới hiệu quả kinh tế cao.

3.8 Quản lý tạm ứng, thanh, quyết toán hợp đồng

Trang 7

Chủ đầu tư căn cứ hợp đồng đã ký kết với các nhà thầu để tạm ứng, thanhtoán và quyết toán cho các nhà thầu khi nhà thầu bàn giao khối lượng công việchoàn thành được nghiệm thu cho chủ đầu tư và các hồ sơ yêu cầu tạm ứng, thanhtoán, quyết toán hợp lệ.

3.9 Quyết toán vốn đầu tư

Khi dự án hoàn thành, chủ đầu tư phải lập báo cáo quyết toán theo quy địnhcủa Bộ Tài chính Trong báo cáo phải xác định đầy đủ, chính xác tổng chi phí đầutư đã thực hiện; phân định rõ nguồn vốn đầu tư; chi phí đầu tư được phép tính vàogiá trị tài sản hình thành qua đầu tư dự án; giá trị tài sản không hình thành qua đầutư.

3.10 Quản lý thời gian, tiến độ thực hiện dự án

Để thực hiện được đúng tiến độ của dự án thì người quản lý dự án phải lậpđược tiến độ chi tiết của dự án, phân rõ trách nhiệm của từng thành viên thực hiệntừng hạng mục công việc cụ thể.

4 Khái niệm về quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Quản lý chi phí xây dựng là quản lý chi phí, giá xây dựng công trình sao chokhông phá vỡ hạn mức đã được xác định trong từng giai đoạn, là việc làm thườngxuyên, liên tục điều chỉnh những phát sinh trong suốt quá trình quản lý dự án nhằmbảo đảm cho dự án đạt được hiệu quả kinh tế , lợi ích xã hội được xác định nhưng tiếtkiệm được đến mức tối đa.

4.1 Nguyên tắc và phương pháp quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

Quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải đảm bảo các nguyên tắc tại Điều 132 LuậtXây dựng và khoản 50 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng,phù hợp với từng nguồn vốn để đầu tư xây dựng, hình thức đầu tư, phương thức thựchiện, kế hoạch thực hiện của dự án và quy định của pháp luật liên quan Quy định rõvà thực hiện đúng quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, của ngườiquyết định đầu tư, cơ quan chuyên môn về xây dựng; quyền và nghĩa vụ của chủ đầutư, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng, phù hợp vớitrình tự thực hiện đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Xây dựng.

Trang 8

Nhà nước ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luậtvề quản lý chi phí đầu tư xây dựng; quy định các công cụ cần thiết để chủ đầu tư vàcác chủ thể có liên quan áp dụng, tham khảo trong công tác quản lý chi phí đầu tư xâydựng, gồm: định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, suất vốn đầu tư xây dựng,chỉ số giá xây dựng; giá vật liệu xây dựng, giá ca máy và thiết bị thi công, đơn giánhân công xây dựng; thông tin, dữ liệu về chi phí đầu tư xây dựng các dự án, côngtrình xây dựng; các phương pháp xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng, đo bóckhối lượng, kiểm soát chi phí, định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, suất vốnđầu tư xây dựng, chỉ số giá xây dựng.

Các dự án, công trình xây dựng đặc thù áp dụng các quy định tại Nghị định quyđịnh chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng và các cơ chế đặc thùtheo quy định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ để xác định vàquản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Các dự án, công trình xây dựng phục vụ quốc phòng, an ninh, thẩm quyền, trìnhtự thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng trong Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xâydựng, Báo cáo kinh tế-kỹ thuật đầu tư xây dựng, thẩm quyền, trình tự thẩm định, phêduyệt dự toán xây dựng trong thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở thực hiệntheo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.

Dự án, công trình xây dựng thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia áp dụngnguyên tắc, phương pháp xác định chi phí đầu tư xây dựng quy định tại Nghị định nàyvà pháp luật có liên quan phù hợp với đặc thù về tính chất và điều kiện thực hiện côngtrình thuộc Chương trình.

Các dự án, công trình đầu tư xây dựng tại nước ngoài thực hiện quản lý đầu tưxây dựng theo các nguyên tắc quy định tại Nghị định quy định chi tiết một số nội dungvề quản lý dự án đầu tư xây dựng.

4.2 Nhiệm vụ quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình của các chủ thể

Căn cứ Nghị định số 10/2021NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chínhphủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, nhiệm vụ quản lý chi phí đầu tư xây dựngcông trình của các chủ thể được quy định cụ thể tại điều 36, 37, 38, 39 của Nghị định

4.3 Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình của chủ đầu tư

- Lập chi phí ĐTXD công trình bao gồm: lập tổng mức đầu tư; lập dự toán côngtrình xây dựng; định mức và giá xây dựng; hợp đồng trong hoạt động xây dựng; thanhtoán, quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.

- Nội dung cụ thể của các khoản chi phí như sau: Chi phí bồi thường, hỗ trợ vàtái định cư nằm trong tổng mức đầu tư; Chi phí xây dựng; Chi phí thiết bị; Chi phíquản lý dự án; Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; Chi phí khác; Chi phí dự phòng.

4.3.1 Quản lý chi phí trong giai đoạn chuẩn bị dự án

Bước 1: Kiểm tra sự phù hợp của phương pháp xác định tổng mức đầu tư Căncứ trên tính chất kỹ thuật của công trình, yêu cầu công nghệ, mức độ thể hiện thiết kếđể đánh giá Báo cáo chủ đầu tư có ý kiến với tư vấn nếu cần thiết.

Bước 2: Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý của tổng mức đầu tư bao gồm kiểm tratính đầy đủ các thành phần chi phí tạo nên tổng mức đầu tư Kiến nghị với chủ đầu tưvề bổ sung, điều chỉnh chi phí Lập báo cáo đánh giá để chủ đầu tư xem xét.

Trang 9

Bước 3: Lập kế hoạch chi phí sơ bộ tổng mức đầu tư

4.3.2 Quản lý chi phí trong giai đoạn thực hiện dự án

Bước 1: Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý của các dự toán các bộ phận công trình.Bước 2: Kiểm tra sự phù hợp dự toán bộ phận công trình, hạng mục công trìnhvới kế hoạch chi phí sơ bộ

Bước 3: Lên kế hoạch chi phí xác định giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu.Bước 4: Kiểm tra giá gói thầu và các điều kiện liên quan đến chi phí trong hồsơ mời thầu (HSMT).

Bước 5: Ký kết hợp đồng và giám sát thực hiện hợp đồng.

Bước 6: Kiểm soát thanh toán, quyết toán trong quá trình thực hiện hợp đồng.

4.3.3 Quản lý chi phí trong giai đoạn kết thúc đầu tư

Bước 1: Lập Báo cáo về các giá trị chi phí mà nhà thầu, chủ đầu tư cần phảithực hiện khi kết thúc.

Bước 2: Lập Báo cáo giá trị quyết toán cuối cùng của hợp đồng, lập các giảipháp giải quyết các phát sinh, bổ sung.

Bước 3: Lập Báo cáo cuối cùng về toàn bộ chi phí công trình So sánh với kếhoạch chi phí.

II Thực trạng

1 Đơn vị quản lý dự án

Các công trình thủy lợi thông thường được quản lý theo hình thức Ban quản lýdự án các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi cục thủy lợi, doanhnghiệp thủy lợi được người quyết định đầu tư giao nhiệm vụ

Đội ngũ cán bộ của Ban quản lý có trình độ chuyên môn khá cao, phần lớn cánkỹ sư đều có chuyên muôn về thủy lợi để phù hợp với đặc thù của một ban chuyên vềcác công trình thủy lợi.

Việc xác định TMĐT của công trình sửa chữa, nâng cấp còn nhiều hạn chế,kinh nghiệm của các cán bộ trong Ban được giao kiểm soát hồ sơ vẫn chưa tốt, việcphải thay đổi tổng mức đầu tư nhiều lần do phải điều chỉnh thiết kế, tính thiếu khốilượng, khớp nối giữa thiết kế mới và các công trình cũ vẫn chưa được quan tâm Nhưcác công trình giao thông có giải phóng mặt bằng, việc xác định tổng mức đầu tư cònnhiều thiếu sót như: xác định tỉ lệ đền bù, áp giá đền bù… còn nhiều hạn chế.

Đơn vị tư vấn thiết kế sau khi lập xong hồ sơ thiết kế - dự toán sẽ nộp cho BanQLDA tiến hành thẩm định trước khi trình lên các cấp có thẩm quyền phê duyệt BanQLDA tiến hành xem xét kiểm tra hồ sơ thiết kế - dự toán trên các phương diện:

-Xem xét dự phù hợp của nội dung thiết kế với nội dung của dự án đầu tư xâydựng công trình

-Sự phù hợp giữa khối lượng thiết kế và khối lượng dự toán.

-Tính đúng đắn của việc áp dụng các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chiphí, đơn giá, việc áp dụng các định mức, đơn giá, các chế độ chính sách có liên quanvà các khoản mục chi phí trong dự toán theo quy định.

Trang 10

-Xác định giá trị dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình, sao cho tổng dựtoán không vượt quá tổng mức đầu tư.

-Nếu kiểm tra hồ sơ thiết kế dự toán đạt yêu cầu Ban QLDA sẽ trình lên các cấpcó thẩm quyền phê duyệt.

2 Công tác kiểm tra hồ sơ

Trên thực tế công tác kiểm tra, kiểm soát hồ sơ thiết kế dự toán của Ban QLDAcòn nhiều hạn chế, vẫn còn để xảy ra những thiếu sót về kỹ thuật và khối lượng dẫnđến khi triển khai lập kế hoạch đấu thầu và tổ chức đấu thầu không phù hợp với thựctế thi công, phải điều chỉnh Tổng mức đầu tư của toàn bộ dự án gây ảnh hưởng trựctiếp đến tiến độ thực hiện dự án, như Dự án kênh Bắc sông Chu - Nam sông Mã thuộcDự án Hồ chứa nước Cửa Đạt, tỉnh Thanh Hóa), do công tác thiết kế khảo sát khôngsát với thực tế, hiện trạng, nền địa chất công trình nên đã phải điều chỉnh thiết kế,đồng thời với đó là điều chỉnh chi phí xây dựng

Vẫn còn các hiện tượng tiêu cực trong công tác đấu thầu Hiện nay các nhà thầuđược lựa chọn thông qua đấu thầu hoặc chỉ định thầu Tuy nhiên một số dự án cònmang tính hình thức, một số nhà thầu không đủ năng lực nhưng do mối quan hệ nàođó hoặc hồ sơ dự thầu không trung thực, cán bộ thẩm định hồ sơ không kiểm tra pháthiện kịp thời nên những nhà thầu đó đã được tuyển chọn để thực hiện dự án, dẫn đếndự án thực hiện không đảm bảo chất lượng và tiến độ đề ra, quá trình thi công phảithay đổi thiết kế, kéo dài thời gian thi công làm tăng chi phí của dự án cũng như chấtlượng dự án không đảm bảo theo hồ sơ thiết kế được duyệt Hiện tượng thông thầu docác nhà thầu tự dàn xếp nếu đơn vị chấm thầu không kiểm tra chặt hồ sơ, việc thôngthầu, “quân xanh, quân đỏ” cũng khó phát hiện

Tư vấn giám sát đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý chấtlượng thi công xây dựng công trình, công tác thanh quyết toán các đơn vị này vẫnchưa phát huy hết vai trò trách nhiệm của mình trong công tác giám sát xây dựng côngtrình, còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và tiến độ củacông trình xây dựng, như Dự án hệ thống thủy lợi sông Lèn là dự án thành phần củaDự án "Nâng cấp hệ thống thủy lợi sông Lèn (Thanh Hóa) và sông Hoàng Mai (NghệAn)” tư vấn giám sát lỡ là không bán sát công trình , thúc dục nhà thầu thi công đẩynhanh tiến độ, nhiều hạng mục công trình phải làm đi làm lại nhiều lần, ảnh hưởngđến tiến độ chung của dự án, thời gian kéo dài chi phí cũng bị lãng phí nhiều.

3 Công tác thanh toán, quyết toán

Công tác thanh, quyết toán khối lượng hoàn thành được thực hiện trên cơ sởbiên bản nghiệm thu thanh toán khối lượng hoàn thành kèm theo đầy đủ các hồ sơ thủtục đi cùng như: các biên bản nghiệm thu giai đoạn, các biên bản lấy mẫu thí nghiệm,kết quả thí nghiệm và kết quả kiểm định chất lượng xây dựng, biểu tính giá trị khốilượng hoàn thành Nhưng trên thực tế công tác quyết toán hoàn thành dự án còn rấtchậm, cho nên dẫn đến công tác này kéo dài, không bố trí được nguồn vốn để thanhtoán nợ đọng xây dựng cơ bản, gây nợ đọng kéo dài ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quảcủa vốn đầu tư xây dựng công trình và tình hình tài chính của các nhà thầu thi công.Trong các dự án của Ban QLDA được giao tổ chức thực hiện quản lý còn có nhiều dựán chậm quyết toán.

III Những giải pháp

Ngày đăng: 15/05/2024, 19:51

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan